ABOUT ROSE ABOUT YOU


Tôi tìm được nhà Tiểu Yến dựa theo địa chỉ cô ấy đưa cho, gõ cửa một lúc lâu nhưng không có ai trả lời, có lẽ Tiểu Yến không ở nhà.

Tôi chán nản ngồi trước cửa nhà cô ấy đợi cả buổi.
Từ khu dân cư bờ tây về nhà tôi hơi xa, nếu đã đến thì dù thế nào cũng phải gặp được cô ấy.
Quả nhiên khoảng năm, sáu giờ chiều cô ấy đã về.
Tôi nghe thấy giọng Tiểu Yến vang lên trong hành lang, hành lang tối tăm, ánh đèn màu vàng không đủ để chiếu sáng hành lang dưới màn đêm.
Nhưng không phải một mình cô ấy trở về mà còn có một người đàn ông, họ đang trò chuyện.
Tôi đứng lên, đi đến chỗ tay vịn cầu thang nhìn xuống dưới, người đàn ông kia trông trạc tuổi Hà Hữu Dân, chắc chắn nhiều tuổi hơn tôi và Tiểu Yến.
Ngay lúc đó tôi không nghĩ nhiều, chỉ xem người đàn ông kia là người trong nhà cô ấy.
Tiểu Yến và người đàn ông kia không có tiếp xúc thân mật, chỉ trò chuyện câu trước câu sau.
Cô ấy lên tầng bốn, khi cô ấy nhìn thấy tôi, tôi vẫy tay: “Tiểu Yến!”
Tiểu Yến kinh ngạc chốc lát, nhỏ giọng nói gì đó với người đàn ông kia, tôi đã nghe thấy, cô ấy bảo hắn hôm nay về nhà trước.

Người đàn ông kia cũng không dây dưa, nhìn tôi một cái rồi rời đi.
Đến lúc này tôi mới biết, đó không phải họ hàng của cô ấy.
“Ai vậy?” Tôi hỏi, Tiểu Yến lấy chìa khóa ra mở cửa, chúng tôi đi vào.

Tôi nhìn thấy bố trí trong nhà cô ấy, một phòng ngủ một phòng khách, hơn năm mươi mét vuông, một người ở vẫn thừa.
“Khách hàng thôi, anh ta đang theo đuổi tôi.” Tiểu Yến không kiêng kỵ với tôi, lúc nói cô ấy nhìn tôi, hình như đang chờ tôi đáp lại.
Tôi tránh khỏi ánh nhìn của cô ấy, giả vờ cười: “Tính cách của cô rất có sức hấp dẫn!”
Thật ra trong lòng hơi khó chịu, Tiểu Yến thích tôi, còn nói lời này với tôi, khiến tôi rất bối rối.
“Tốt thì làm được gì? Tôi cũng không thích anh ta.” Tiểu Yến nhún vai, “Căn này cũng được nhỉ?”
“Cũng được, xem ra công việc không tệ.” Tôi nói.
Tiểu Yến rót cho tôi chén trà: “Đúng, có lẽ chỉ có cậu có mối quan hệ này, tôi luôn được tăng lương, mới đầu làm quản lý sảnh, bây giờ sau khi quen với công việc, cấp trên lại cho tôi ngồi phòng làm việc, chắc lại tăng lương nữa.

Thật ra tôi cũng không làm tốt lắm.”
Tôi chưa từng nghĩ rằng Tiểu Yến có thể làm tốt trong khách sạn của Hà Hữu Dân, nhưng nghĩ thế nào thì Tiểu Yến cũng không phải cô gái thông minh, có thể thăng tiến một mạch đúng là kỳ lạ.


Nhưng chúng tôi đều không nói ra được lý do.
Sau đó chúng tôi lại trò chuyện, tôi về nhà vào đêm khuya, không ở lại nhà cô ấy.
Sau khi chia tay, tôi ở nhà cho hết kỳ nghỉ đông còn lại.

Bắt đầu đi học lại, tôi mới nhìn thấy Kỳ Cương ở trường.
Kỳ Cương gầy đi, khí chất cũng có gì đó không đúng.
Nhìn thấy tôi, cậu ta có vẻ thở phào nhẹ nhõm.

Kỳ Cương dẫn tôi đến nhà ăn, luôn miệng nói với tôi: “Đầu óc anh tôi thật sự có vấn đề, cứ ép tôi thi nghiên cứu sinh, người khác nghỉ là nghỉ, tôi bắt đầu đi học mới được nghỉ!”
“Tại sao phải thi nghiên cứu? Khó lắm đúng không, tôi không có ý định đó.”
Học kỳ này của năm ba đại học tôi xem như cố gắng học, vì Hà Hữu Dân không ở đây nên không có ai quấy rầy tôi.

Nhưng cũng chỉ cố gắng gần đạt tiêu chuẩn thôi, Kỳ Cương mới được loại tốt.
Nhưng nếu muốn thi nghiên cứu sinh, phải đạt xuất sắc trong xuất sắc.

Lúc đó cả nước chỉ tuyển mấy trăm nghìn nghiên cứu sinh mỗi năm, có thể học khoa chính quy đã giỏi lắm rồi, ai còn tiếp tục học lên, mọi người đều muốn nhanh chóng làm việc kiếm tiền.
Ngoài những người gia đình giàu có, chẳng hạn như Kỳ Cương.

Tôi cũng ghen tị với cậu ta, người ta bảo đi học tốt hơn đi làm.
“Vậy cậu cố lên, lúc nào thi?” Tôi hỏi cậu ta.
Kỳ Cương nói với tôi: “Bằng giờ sang năm.”
“Nhất định phải thi à?” Tôi nói, “Qua loa là được, thi không đậu cũng không ai trách cậu.”
Kỳ Cương và mấy miếng cơm, bỗng nhiên im lặng.

Lần đầu tiên tôi thấy cậu ta im lặng như thế, à không, có lúc nhìn thấy Kỳ Cương ở cạnh anh trai, cậu ta cũng im lặng như vậy, không thích nói chuyện.
Kỳ Cương nhanh chóng ăn hết cơm rồi nói với tôi: “Hết cách rồi, nhà chỉ có tôi và anh tôi, chắc chắn anh tôi quản lý công ty, nếu tôi không học thêm thì sẽ phải đi làm.

Khẳng định phải đến công ty anh ấy làm việc, ngày nào cũng phải đối mặt với anh ấy, khó chịu! Người trong công ty cũng sẽ nói xấu, dù sao tôi và anh ấy được cha mẹ nuôi, anh ấy xuất sắc còn tôi lại sống tạm bợ.”

Nghe cậu ta nói vậy, tôi biết Kỳ Cương đã hạ quyết tâm.
Đột nhiên Kỳ Cương tìm được mục tiêu và phương hướng của mình, còn tôi vẫn rất mê man.
Học kỳ hai của năm ba, trong trường bỗng dấy lên trào lưu.
Nhưng thật ra trào lưu này cũng không tính là đột nhiên dấy lên vào năm ba, chỉ là lúc tôi đang học năm nhất và năm hai không có ai nhắc nó với tôi.

Hóa ra rất nhiều sinh viên mỹ thuật gia đình giàu có đều ra nước ngoài, ở trong nước không có đất phát triển.

Một số người ở lại giống như tôi, có chút tiền nhưng không đủ để ra nước ngoài, song trình độ mỹ thuật không cao cũng chẳng thấp, lăn lộn hết hai năm này sẽ phải đi làm.
Bởi vậy cuộc sống đại học của tôi không còn ngày ngủ đêm chơi như mọi khi nữa, ít ai ra ngoài chơi với tôi, họ bận ra nước ngoài học lên cao, hoặc là bận việc học.

May mà trước khi tốt nghiệp có chút thành tích, sơ yếu lý lịch cũng xem như đẹp.
Tôi cũng đi học và gặp Hà Hữu Dân.

Sau khi Hà Hữu Dân không nhắc đến Tiểu Yến với tôi, mối quan hệ của chúng tôi lại thân thiết hơn.
Có đôi khi không có ý tưởng vẽ tranh, tôi sẽ đến tìm họa sĩ già mà trước đó anh ấy nói, cùng vẽ thực vật với ông, cuộc sống xem như cũng được.
Trong lúc đó Tiểu Yến đến tìm tôi vài lần, sau khi không làm quản lý ở sảnh, cô ấy đã chuyển đến văn phòng, thời gian làm việc cũng bắt đầu có quy luật, tám giờ đi làm, năm giờ chiều tan làm.
Cho nên cô ấy thường tìm tôi vào thứ sáu sau khi tan làm.
Tiểu Yến không thích mặc váy hoa nhí, chỉ mặc quần áo một màu.

Cô ấy nói người trong phòng làm việc đều mặc như vậy, mặc váy sẽ bị phụ nữ lớn tuổi nói là không đứng đắn, không giống làm công việc nghiêm túc.
Trước đó làm việc ở sảnh, đồng nghiệp đều là những cô gái trẻ tuổi, ngược lại không ai nói gì.
Một ngày thứ sáu nào đó của tháng 5, cô ấy tan làm và đến trường tìm tôi như đã hẹn.

Tôi nhìn thấy Tiểu Yến  mặc một chiếc áo màu trắng gạo và một chiếc quần jean ống rộng, không trang điểm, trên mặt có tàn nhang, giống như mọi lần đến tìm tôi.
Cô ấy không trang điểm cũng có sự hấp dẫn khi không trang điểm, chỉ bớt đi nét nữ tính, tôi vẫn thích cô ấy mặc váy hơn.
“Không mặc váy không trang điểm cũng không xinh xắn đến vậy.” Tiểu Yến thường xuyên nói câu này, tôi luôn cảm thấy công việc của cô ấy không vui.
Tôi an ủi: “Cô thế nào cũng đẹp!”

Tiểu Yến chỉ hơi cười một cái, nhếch khóe miệng lên rồi hạ xuống rất nhanh.
Ngày đó cô ấy rất im lặng ít nói, chúng tôi đi dạo một vòng dọc bãi tập của học viện mỹ thuật, không trò chuyện gì.
Cuối cùng trước khi chia tay cô ấy mới nói lời trong lòng với tôi: “Phí Bạch, rốt cuộc cậu có thể hẹn hò với tôi không?”
“Chắc là không thể.

Tôi nhỏ quá, vẫn đang đi học, sớm quá.” Tôi đáp.
Có sớm hay không, nhỏ hay không đều không phải lý do, lý do là Hà Hữu Dân.

Tôi chưa cắt đứt liên lạc với Hà Hữu Dân, cũng không cắt được.
Tôi biết nói vậy sẽ khiến Tiểu Yến đau lòng.
Quả nhiên Tiểu Yến hít sâu một hơi, gật đầu: “Vậy được, có lẽ tạm thời chúng ta không thể gặp nhau nữa.”
Tôi sững sờ một lát, nói được.
Kể từ khi đó, sau tháng 5 năm 2002 tôi đã không gặp Tiểu Yến hơn một năm, cũng chưa từng liên lạc.
Cuối tuần sau ngày đó, tôi đến tìm Hà Hữu Dân như trước kia, sau cuộc mây mưa tôi đã kể chuyện này cho anh.
“Cậu nghĩ sao?” Hà Hữu Dân bình tĩnh hơn tôi tưởng, tôi cho rằng anh ấy sẽ giáo dục tôi một phen nữa.

Anh ôm tôi, bàn tay dày rộng vuốt ve trên lưng tôi, rất thoải mái: “Vợ tương lai của cậu chạy theo người khác rồi?”
“Hả?” Tôi ngờ vực, “Cho nên anh biết Tiểu Yến đã quen người khác?”
Hà Hữu Dân cười một tiếng, chỉ hộp thuốc lá trên bàn sau lưng tôi: “Lấy cho tôi một điếu.”
“Anh đừng hút thuốc trước mặt tôi, hôi lắm!” Tôi vẫn đưa cho anh ấy.
“Không hút, tôi ngậm hết cơn thèm là được.” Anh cười nói, “Tiểu Yến là nhân viên của tôi, sao tôi không biết?”
“Anh có mấy trăm nhân viên, chẳng lẽ biết hết? Chuyện nhỏ nhặt này.”
“Tôi đã nói rồi, cô ấy không phải cô bé.

Vất vả làm ngoài xã hội lâu như vậy, cũng đã đến tuổi phải kết hôn.

Nếu không kết hôn cũng phải quen bạn, tìm được người thích hợp thì cưới.

Cậu không cưới thì cũng có người muốn cưới, điều kiện của cô ấy không tệ.” Anh ấy phản đối, nhét điếu thuốc chưa châm lửa trong miệng vào miệng tôi, “Cậu cũng phải kết hôn, tôi cũng thế.

Chỉ là sớm hay muộn thôi.”
Tôi cắn đầu thuốc lá bằng giấy, đắng ngắt, bỗng nhiên lại rất muốn cười.


Tôi cười ha ha vài tiếng: “Phiền bỏ mẹ! Nếu không hai chúng ta kết hôn đi, bớt gây tai vạ cho những cô gái khác.”
“Trong lòng tôi cậu không khác gì con gái.” Hà Hữu Dân nói đùa, anh cười, tôi cũng cười, nhưng tôi luôn có thể cảm nhận được tình cảm trong mắt anh, mặc dù chỉ là lời nói đùa nhưng người nghe sẽ để tâm.
Tôi nói: “Nếu đã là con gái, vậy anh gây tai vạ cho tôi, tôi không có ý kiến gì.”
“Được.” Hà Hữu Dân lại ôm tôi hôn môi.
Cuối tuần thế này gần như là trạng thái bình thường của tôi trong học kỳ hai năm ba, có vẻ tôi là người tình giới hạn cuối tuần của anh ấy.

Chỉ cần Hà Hữu Dân không cần làm việc, chúng tôi sẽ gặp nhau, làm tình, trò chuyện đủ thứ, nhưng không yêu đương.
Lúc nghỉ hè, Hà Hữu Dân đến Hong Kong một chuyến, sau khi trở về anh ấy cũng dẫn tôi đi làm thẻ Hong Kong, tương tự hộ chiếu.
Trên xe, anh ấy mở một đĩa nhạc, tôi nghe người bên trong hát, giọng hát không thể quen thuộc hơn được nữa, là ca sĩ hát bài “Tình rực cháy”, tên là Hoàng Khải Cần.

Tôi đã nghe đi nghe lại đĩa kia vô số lần, nhưng mãi không mua được đĩa CD khác của Hoàng Khải Cần.
“Đây là bài gì?” Tôi hỏi.
Hà Hữu Dân vui vẻ nói: “Đã lâu không gặp của Hoàng Khải Cần, cậu biết tại sao tôi muốn dẫn cậu đến Hong Kong không?”
“Đã lâu không gặp” và “Tình rực cháy” mang lại cho tôi cảm giác hoàn toàn khác nhau.

Nhất là khi hát đến câu “Con người ngày càng hoài niệm mỗi ngày mỗi tháng”, dường như đang hát về cảnh một đôi người quen cũ lâu ngày không gặp, sau khi gặp lại thì nói ra nỗi lòng với nhau, không còn cảm giác buồn bã mà là hoài niệm.
Hà Hữu Dân rất vui, cười cong cả khóe mắt.

Tôi nhìn ra được anh ấy rất thích các bài hát của Hoàng Khải Cần.
“Tại sao?” Tôi hỏi, “Đừng vòng vo nữa!”
“Chậc, cuối năm tôi dẫn cậu đến xem buổi hòa nhạc của anh ta, cậu còn nhớ Hào Kim chứ, ông chủ chạy đến Hong Kong sống rồi, lấy cho tôi hai vé.

Đây là buổi hòa nhạc của Hoàng Khải Cần, tôi chưa từng nghe, cũng là lần đầu tiên nghe, anh ta đã nhiều năm không xuất hiện!”
“Thì ra là thế!”
Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Hà Hữu Dân không câu nệ, anh ấy luôn hát theo CD trong xe, bài hát trong CD dường như phát không hết.

Hà Hữu Dân tiếp tục mãi, tôi cũng tiếp tục nghe, sau cùng tôi cũng hát.

Cuối cùng chúng tôi có thể cùng hát một bài hát mà anh ấy thích, thay vì bài “Chủ nghĩa xã hội là tốt”.

Khi đó tôi thực sự hy vọng con đường này mãi mãi không đi đến cuối cùng, “Đã lâu không gặp” có thể tuần hoàn tiếp..


Bình luận

Truyện đang đọc