Độ dài: 32 chương
Lượt xem: 2352
Tác giả: Lâm Ngữ Đường Thể loại: Ngôn Tình Giới thiệu: Mùa xuân năm 1944, khi viếng Tây An ( Trường An) ở miền Tây Bắc Trung Hoa, một anh bạn thích khảo cổ nhất định rũ tôi đi thăm ngôi cổ mộ của thân phụ Võ Hậu. Anh đề cập đến những kiệt tác bằng đồng hình ngựa và hình các vật khác tại khu vực cổ mộ do chính anh khám phá ra. Khu vực này cách xa thành phố hàng năm sáu chục cây số và không nằm trên lộ trình thông thường của du khách, nên thực tế không ai biết tới. Sự hăng hái của bạn tôi làm tôi vui lây, và chúng tôi khởi hành bằng xe hơi. Những cánh đồng phía Tây Bắc Tây An chạy dài xa tắp, lô nhô những lăng tẩm của các vị vua đời trước (kể từ đời nhà Chu) cao hàng mấy chục thước đã đổ nát theo thời gian và người dân địa phương cũng hoàn toàn quên lãng. Trước mắt chúng tôi chỉ còn những gò đất vàng trơ trụi nằm rải rác đó đây, hoặc quây quần lại trên một vũng đất rộng làm cho khung cảnh càng trở nên thê lương, bát ngát... Tôi không nhớ rõ con đường đã đưa chúng tôi tới khu vườn của ngôi cổ mộ, nhưng tính ra phải đi mất khoảng hai tiếng đồng hồ. Khi tới khu mộ đài hình chữ nhật dài khoảng hai trăm thước, rộng khoảng một trăm thước, và trông thấy những tượng thú bằng đồng, tôi thực sự kinh ngạc. Trước kia, Võ Hậu với dụng tâm lập ra một triều đại riêng, đã biến phụ thân bà thành "Hoàng đế" dù ông ta đã chết. Bà được gọi là Võ Hậu vì đã từng làm Hoàng Hậu, và nếu lúc đó bà mãn nguyện với danh vị này thì đã chẳng có gì để nói. Ở trên thềm, những còn ngựa bằng đồng còn nguyên vẹn và lớn như ngựa thật, dưới ánh nắng trông láng bóng và óng ánh sắc vàng chen lẫn màu xanh của rêu phong. Vì không chuyên môn nên cả tôi lẫn bạn tôi đều không hiểu rõ ý nghĩa của nhưng bức tượng, nhưng vẽ đồ sộ và những nét tinh xảo của những bức tượng ấy đủ cho người ta thán phục. Sự xa hoa lảng phí chính là đặc điểm của kinh đô Trường An thuở trước. Đây là dịp duy nhất tôi được biết tới vị Nữ Hoàng kỳ lạ đã thống trị Trung Quốc vào hậu bán thế kỷ thứ bảy. Mười năm trước đây, tôi bắt đầu góp nhặt tài liệu về tiểu sử và các việc làm của người đàn bà phi thường này, nhân vật độc nhất vô nhị trong lịch sử cổ kim. Bản thảo đầu tiên hoàn tất vào năm 1956. Sự vô luân cũng như óc thông minh tột chúng của bà đã làm tôi say mê. Trong suốt mười năm, tôi có dịp nghiền ngẫm và kiểm điểm lại những hành động của bà, những hành động có lúc làm tôi phải rùng mình, có lúc lại làm tôi thích thú. Tôi không thể tìm thấy một người đàn bà thứ hai nào tương tự trong lịch sử Tây Phương. Trước khi vào truyện, tôi mượn lời của một vương tước tên là Lập kể lại câu chuyện theo quan điểm của ông. Ông chính là cháu nội của vua Đường Cao Tôn; nhưng có lẽ không phải cháu ruột của Võ Hậu. Dù sao ông cũng lớn lên giữa triều nội và biết rõ mọi việc trong cung cấm. Ông có một đám thê thiếp đông đảo và có chừng sáu mươi người con. Theo lịch sử, các con ông đều tầm thường. Vì các giai thoại về Võ Hậu có vẻ thiếu thực tế và khó tin, tưởng cũng nên nhấn mạnh ở đây rằng tất cả các nhân vật cũng như nhưng diễn biến của câu chuyện, kể cả các mẫu đối thoại, đều đi sát với lịch sử đời Đường. Các dữ kiện đều căn cứ vào hai bộ "Đường Thư" chính thức viết về triều đại nhà Đường. Một bộ viết vào thế kỷ thứ X và một bộ viết vào thế kỷ thứ XI. Bộ thứ nhất có nhiều giá trị về mặt khảo cứu hơn. Trong khi bộ thứ hai là bản tu chỉnh của bộ thứ nhất, văn từ gọn gàng và thanh nhã hơn. Cả hai bộ đều có một đặc điểm: Phần lớn công trình biên soạn (150 tập trong số 200 tập của bộ củ, và 150 tập trong số 225 tập của bộ mới) đều là sự góp nhặt kỷ lưỡng về thân thế của các nhân vật thời đó với đầy đũ những nét bi thảm, những biến cố bất ngờ và cả những lời đối thoại. Để có thể tạo nên một bức hoạ với đầy đũ chi tiết rõ ràng về nữ nhân vật kỳ lạ của truyện này, thiết tưởng chỉ có thể dựa vào thân thế các nhân vật, các bản phổ hệ của các đời vua, và các đoạn đặc biệt nói về lễ nghi, âm nhạc, phục sức, các bộ lạc ngoại chủng, về địa dư, thiên văn và thuật số. Dĩ nhiên chúng ta sẽ không để ý tới các giai thoại về mối tình của bà với nhà sư mất trí, hay việc bà hạ chỉ ra lệnh cho loài hoa phải nở về mùa đông, vì các giai thoại này đều có trong các tiểu thuyết phổ thông, không căn cứ vững chắc trên sử liệu. Trái lại, chuyện bà sủng ái hai gã đẹp trai họ Trương, bắt họ dồi phấn thoa son như con gái, rồi cho ở chung trong khuê phòng, là chuyện có ghi trong lịch sử và là nguyên nhân đưa các giấc mộng của bà đến chỗ tan vỡ.
Danh sách chương
- Chương 1-1
- Chương 1-2
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Chương 22
- Chương 23
- Chương 24
- Chương 176
- Chương 177
- Chương 178
- Chương 179
- Chương 180
- Chương 181
- Chương 182