NGUYỆT MINH THIÊN LÝ - LA THANH MAI

Nghe tiếng bước chân vang nơi hành lang, cung nhân đưa tới một thϊếp mời đính vàng niêm phong: "Đại Vương, trưởng sử nói bọn Triệu tướng quân đã bao Diệu Âm các, đợi ngài đến ạ!"

Lý Trọng Kiền tỉnh táo lại, nhận thϊếp mời.

Dao Anh nhếch miệng.

Tính Lý Trọng Kiền thích tận hưởng lạc thú trước mắt, cưỡi ngựa Chương Đài*, ngàn vàng mua nụ cười, thêm nữa còn chưa cưới chính phi, khi không chinh chiến ngoài kia thì thường xuyên yến ẩm cùng bộ hạ thâu đêm suốt sáng.

*dạo kỹ viện

Đàn ông Lý gia ai cũng tràn đầy tinh lực.

Đại quân khải hoàn, tiếp theo Lý Trọng Kiền không thể thiếu xã giao.

Dao Anh căn dặn anh: "Anh à, đừng để bụng trống uống rượu, dùng ít bánh canh trước khi uống nhé, còn nữa, uống ít rượu chút, uống nhiều hại người."

Hắn uống rượu là kiểu thả cửa ngàn chén, nhiều lần uống đến say không còn biết trời trăng.


Lý Trọng Kiền nghe nàng dặn dò, ngón tay cong lên, cười quệt chóp mũi nàng.

"Nhớ kỹ, thưa bà quản gia."

Dao Anh đưa hắn ra ngoài.

Lý Trọng Kiền đẩy nàng vào trong điện: "Đừng quản ta nữa, hôm nay em mệt mỏi cả ngày, nghỉ ngơi sớm đi. Mai anh mang về bánh Hồ nướng thịt dê Sùng Nhân phường mà em thích ăn nhất."

Mắt Dao Anh lúng liếng, thừa cơ ghé vào trên vai hắn đòi hỏi, nũng nịu nói: "Thêm bánh xốp ngàn tầng Chương bà ở tiệm trái cây đối diện tự làm nữa nhé."

Lý Trọng Kiền không chút nghĩ ngợi nói: "Được."

Giọng Dao Anh càng thêm ngọt ngào nhão nhoẹt: "Anh giúp em một bình Lục Nghĩ nữa, em thích rượu đục."

Lý Trọng Kiền nhíu mày.

Dao Anh đu cánh tay hắn, kéo dài giọng: "Anh, xin anh á!"

Lý Trọng Kiền cúi đầu vặn chóp mũi nàng: "Đừng hòng!"

Dao Anh bĩu môi.

Lý Trọng Kiền đối nàng chiều chuộng tuyệt đối, nàng muốn gì hắn cho nấy, riêng chỉ có điểm này quản rất nghiêm, ngay cả hộ vệ đều nghe lời hắn cảnh cáo, theo dõi rất sát sao.


Không cho phép nàng uống rượu.

Lần uống rượu trước đã là chuyện năm ngoái.

Hôm nay có rượu hôm nay say, cũng không biết bọn họ có thể sống đến bao lâu, thống thống khoái khoái uống chút rượu thì sao chứ?

Hắn uống rượu như nước, lại không cho phép nàng uống rượu.

Dao Anh tức giận buồn bực buông tay áo Lý Trọng Kiền, quay người đi vào.

Vừa bước hai bước, bên tai một tiếng cười khẽ, cánh tay kiên cố của Lý Trọng Kiền vòng tới, nhẹ nhàng nắm hông nàng.

Hắn quen dùng song chùy, lực khỏe như trâu, Dao Anh cả người bị xoay theo, đầu đụng vào phiến giáp mỏng trước ngực hắn.

Lý Trọng Kiền đỡ lấy Dao Anh, sờ lên cái đầu nhỏ trước ngực.

"Đúng là có cao thật."

Trước kia chỉ cao tới đầu hổ chỗ giáp ngực, giờ đã đến bả vai hắn.

Dao Anh lập tức chuyển giận thành vui.

Lý gia quận Ngụy là nhà võ tướng có tiếng, nhi lang cao lớn cường tráng, nữ lang cao gầy to lớn.


Ca ca Lý Trọng Kiền cao tám thước, Lý Huyền Trinh cũng dáng người mạnh mẽ. Nàng từ khi trổ mã luôn mong mình được cao hơn, mỗi lần Lý Trọng Kiền xuất chinh trở về liền lôi hắn đo xem mình cao tới đâu của anh.

Dao Anh đưa tay so đỉnh đầu mình đến chỗ giáp ngực của Lý Trọng Kiền, thỏa mãn nhoẻn miệng khẽ cười, nhón chân lên tiếp tục so: "Em còn cao nữa nhé."

Lý Trọng Kiền vẻ mặt trêu chọc, duỗi hai ngón tay quơ quơ trước mắt nàng, ấn bờ vai nàng thấp xuống, để nàng trung thực đứng.

"Muốn cao thì phải ngoan ngoãn nghe lời ngự y, uống thuốc đúng giờ, không cho phép uống rượu."

Dao Anh khí khái khoát tay: "Không đụng là không đụng."

Nàng biết Lý Trọng Kiền là vì tốt cho mình.

Lý Trọng Kiền mỉm cười đưa mắt nhìn nàng đi vào, xoay người ra cung.

Đã đến giờ giới nghiêm, nhà nhà đốt đèn, bóng đêm mông lung, ánh trăng như bạc vẩy đầy xuống phố dài yên tĩnh, trên nóc cung điện cao thấp đan xen là một mảnh trời đêm vô ngần. Đầy sao lấp lóe, như khảm vạn vảy bạc.
Trưởng sử đã chờ từ sớm ngoài cửa cung, trong vắng vẻ bỗng nghe tiếng vó dồn dập ngựa hí, thúc ngựa lên đón.

Lý Trọng Kiền khoác áo bào trắng mỏng ngang vai, một ngựa lao vùn vụt mà ra.

Trưởng sử đuổi theo hắn, báo cáo mấy chuyện quan trọng, nói: "Đại vương, Từ Bưu mới cầu kiến, lão nô đã đuổi hắn."

Trong bóng đêm, đường nét gương mặt sáng lên của Lý Trọng Kiền như đao tạc: "Gã gặp ta làm gì?"

Dao Anh đã nhắc chuyện ban ngày rồi.

Trưởng sử nói: "Gã đến chịu đòn xin tội."

Lý Trọng Kiền cười lạnh: "Xin tội gì?"

Trưởng sử đáp: "Từ Bưu nói, gã cố tình vi phạm, đánh cướp nhà lương thiện, là tội thứ nhất, tội thứ hai, gã làm công chúa bị doạ."

Thất công chúa không thể thấy máu.

Lý Trọng Kiền kéo nhẹ khóe miệng: "Mất hai ngón tay, giọng điệu gã có oán giận không?"
Trưởng sử cười đáp: "Không ạ, sau khi Từ Bưu tỉnh rượu, không chỉ không một lời oán giận, còn cười lớn mấy tiếng, nói Thất công chúa không hổ là em cùng mẹ ngài, gã tâm phục khẩu phục. Từ Bưu từng lập được quân lệnh trạng, nếu không phải công chúa lưu tình, gã không phải mất ngón tay, mà là đầu trên cổ, tuy gã là kẻ thô kệch nhưng vẫn hiểu chút phân tấc."

Lý Trọng Kiền lạnh nhạt ừ, nói: "Coi như gã thức thời."

Trưởng sử hiểu, mạng Từ Bưu đã giữ được.

Nếu Từ Bưu đứt mất hai ngón tay mà dám phàn nàn công chúa, Lý Trọng Kiền tuyệt sẽ không giữ lại thứ tai hoạ này.

Mấy tên thân binh xách đèn xa xa rọi ở phía sau, từ chỗ sâu bức tường phường tối thui văng vẳng tiếng ca múa cười vui.

Trưởng sử nói tiếp: "Đại Vương, các cô gái bị cướp đã được đưa về nhà, Công chúa còn hạ lệnh tra rõ trong quân và quan tướng trong Vương phủ ai trái lệnh cấm, quấy rối bách tính..."
Ông ngừng lại, muốn nói lại thôi.

Lý Trọng Kiền không nhịn được nói: "Cứ nói."

Trưởng sử thở dài, thành khẩn nói: "Đại Vương, dưới trướng ngài như Từ Bưu, Lữ Hằng, Tôn Tử Nghi đều là hạng cỏ cây một chữ lớn không biết, cao ngạo không nghe lời, lỗ mãng ngang ngược, thường xuyên ngang nhiên trái lệnh cấm, trở ngại danh tiếng ngài, sao không nhân cơ hội này chỉnh đốn quân kỷ? Mượn chuyện Từ Bưu kinh sợ họ, để bọn họ bớt phóng túng một hai phần?"

Mấy lời này trưởng sử đã muốn nói từ lâu.

...

Mấy đời Tạ gia nắm giữ Kinh Nam, tứ thế tam công*, dòng dõi có tiếng. Trong tộc nhân tài xuất hiện lớp lớp, con em đều là chi lan ngọc thụ, làm tướng làm tể**, văn võ đều tinh.

*nhiều thế hệ giữ chức quan cao.

**nhập tắc vi tương, xuất tắc vi tướng: ý tứ là xuất chinh làm tướng soái, vào triều làm Tể tướng
Đến thời tiền triều, phiên trấn cát cứ, quần hùng cùng nổi lên, thiên hạ chia năm xẻ bảy, Trường An dễ dàng thay đổi qua nhiều tay, ở đất Quan Trung sinh linh đồ thán.

Để đuổi dị tộc hung ác tàn bạo ra Trung Nguyên, mấy thế lực lớn của Trung Nguyên ngắn ngủi liên minh.

Kinh Nam lúc ấy không ngại, nhưng Thái gia Tạ gia vì nghĩ tới đại cục, dứt khoát dẫn con cháu trong tộc tiến Bắc chống địch.

Khi đó trong tộc tất cả già trẻ, khỏe mạnh, thanh niên ba đời đều không do dự dũng cảm tiến lên ra chiến trường, thiếu niên để tóc trái đào cũng không ngoại lệ.

Con cháu Tạ gia, đời đời kiếp kiếp đều là như thế.

Văn võ họ đều giỏi, từ nhỏ một bên học thi thư, một bên luyện võ nghệ, mười một mười hai tuổi đã theo cha anh chinh chiến sa trường, bảo vệ quốc gia, kẻ trước ngã xuống, kẻ sau tiến lên.
Danh vọng của Tạ gia không dựa vào quyền mưu giở trò, mà là do từng đời một, từng người con cháu anh dũng chiến đấu nơi sa trường, da ngựa bọc thây Tạ gia lấy về!

Lúc thái bình, Tạ gia lui về Kinh Nam, bảo vệ bá tánh.

Gặp loạn thế, binh sĩ Tạ gia lao ra chiến trường, tuyệt không hai lời.

Non sông tươi đẹp, một tấc không nhượng!

Một lần Tạ lão thái gia đi, mang tất cả con cháu kiệt xuất Tạ gia và quân đội tinh nhuệ, chỉ để lại gia tướng ở lại giữ Kinh Nam.

Mười vạn người.

Từ lão thái gia, Đại tướng quân, đại công tử, đến Tạ Thập Bát Lang quân mười một tuổi, từ lão binh trui luyện trải qua gió mưa bão tố, đến tiểu tốt mới nhập ngũ.

Một đi không trở lại.

Mười vạn anh linh, chôn xương tha hương.

Một trận thảm liệt quyết chiến bảo vệ Trường An, để Chu thị có thể chiếm cứ Quan Trung địa thế hiểm yếu nhất mấy châu.
Sau Chu thị xưng đế, Quan Trung thái bình, nhưng thế lực các nơi khác sớm tự lập Vương, thế cục rung chuyển.

Chờ Chu thị Mạt đế lên ngôi, thiên hạ đại loạn.

Trong loạn thế, Tạ gia tàn lụi mất đi quân đội chống đỡ, cả nhà quả phụ không chỗ nương tựa, thế lực thu nhỏ chỉ còn một huyện.

Đến thế hệ Tạ Vô Lượng, chi chính chỉ còn lại ông và Tạ Mãn Nguyện hai anh em nương tựa nhau.

Tạ Vô Lượng muốn theo gương tổ tông rong ruổi chiến trường, thu phục non sông, nhưng từ nhỏ ông ốm yếu nhiều bệnh, kéo không được cung, cưỡi không được ngựa.

Tạ Mãn Nguyện thì, lại là nữ lang.

Tạ Vô Lượng mở ra lối riêng, dùng hết sức kinh doanh sản nghiệp Tạ gia, dựa vào thủy lợi Kinh Nam phát triển thông suốt cùng các thế lực lớn khai triển thương mậu, rất nhanh giúp Tạ gia tích lũy tài sản thành phú khả địch quốc, còn trữ được lượng lương thực lớn trong loạn thế.
Lúc này, Lý tướng quân quận Ngụy ba mươi trận thắng hai mươi mốt lọt vào tầm mắt Tạ Vô Lượng.

Tạ gia có tiền, có danh vọng, có lương thực, thiếu tướng, thiếu binh.

Lý gia có tướng, có binh, thiếu lương thực, thiếu tiền, thiếu danh vọng.

Lý Tạ hai nhà thông gia, sinh ra Lý Trọng Kiền.

Tạ Vô Lượng biết muội muội Tạ Mãn Nguyện đơn thuần ngây thơ, bèn đem cháu trai Lý Trọng Kiền về cạnh tự mình nuôi dạy.

Lúc bé Lý Trọng Kiền, thông minh cơ trí, thấu hiểu lễ nghi, tuổi nhỏ phong thái đã bất phàm, văn có thể xuất khẩu thành thơ, võ có thể nâng lên kim chùy trăm cân.

Người trong họ Lý thị ai không khen Lý Trọng Kiền?

Chính vì Lý Trọng Kiền thiên tư thông minh hơn người, rất được trưởng bối Lý thị yêu thích, mới có chuyện tranh thế tử.

Lúc ấy ngay cả Lý Đức cũng không có cách nào đưa ra lựa chọn giữa Lý Huyền Trinh và Lý Trọng Kiền, chỉ kéo dài thời gian sắc lập thế tử.
Sau Đường thị chết đi, Lý Đức sắc lập Lý Huyền Trinh làm thế tử.

Tạ Vô Lượng mưu tính sâu xa, lập tức lấy đi cặp kim chùy của Lý Trọng Kiền, không cho phép hắn tập võ nữa, muốn hắn toàn tâm toàn ý ra sức học hành thi thư, sau này làm một hiền quan trung với quân vương, bảo vệ bách tính.

"Hổ Nô, tuyệt đối nhớ kỹ cho cậu, trong mạng con có hung, tội lỗi quá nặng, nếu một lòng nghiên cứu thi thư, có thể bình an đến già, còn một khi theo võ, e sống không quá ba mươi tuổi."

"Hổ Nô, con nhớ kỹ, không được theo võ!"

Lý Trọng Kiền lập lời thề độc.

Ba năm sau, Tạ gia diệt môn. Lý Trọng Kiền vẫn tuân theo nguyện vọng của Tạ Vô Lượng, tiếp tục khổ tâm nghiên cứu sách vở. Mãi đến năm Lý Dao Anh năm tuổi, hắn không thể không vi phạm lời thề lập trước mặt cậu, bỏ văn theo võ.
Dù là hắn biết trả giá bởi sống không qua ba mươi.

...

Trưởng sử nhìn Lý Trọng Kiền lớn lên.

Ông nhìn thấy lúc Lý Đức sắc lập Lý Huyền Trinh thành thế tử, Nhị công tử sáu tuổi chỉ cười một tiếng cho qua, vùi đầu nghiên cứu sách vở.

Nhìn cả nhà Tạ gia cả nhà oanh liệt rồi, Nhị công tử chín tuổi lau khô nước mắt, quay lại Lý gia, tự mình chăm sóc đứa em gái nhỏ chưa thể đi bộ Lý Dao Anh.

Lại nhìn Nhị công tử mười một tuổi hai mắt đỏ như máu, cắn răng đập ra những cú nặng nề, hai tay be bét đầy máu nắm lên cây kim chùy mang đến bất hạnh cho mình trong chú định.

Người đời đều nói Lý Trọng Kiền gϊếŧ người như ngóe, hành vi phóng túng.

Ngài bị coi thường, dân chúng chán ghét, bị đồng ngũ khinh bỉ, bộ hạ Thái Tử giễu cợt.

Lính xin gia nhập với ngài đều là tam giáo cửu lưu Thái tử chướng mắt.
Tỷ như Đỗ Tư Nam mưu sĩ xuất thân nghèo hèn cũng dám công khai nói: Nhị lang Lý gia, ngốc như vậy. Ta khinh thường kết bạn.

Trưởng sử hận đau đớn đến rút cả tim.

Họ nào hiểu được, Nhị hoàng tử từ bé đã đọc sách nhiều đến vậy, do Tạ Vô Lượng tài học có một không hai tự mình dạy dỗ, sao là người lỗ mãng không hiểu chuyện gì được?

Nhị hoàng tử vì thứ gì mà không tình nguyện chỉnh đốn quân vụ?

Vì thứ gì sa vào tửu sắc?

Vì thứ gì hoàn toàn không để ý thanh danh?

Gió đêm trong mát lạnh lẽo, bầu trời đầy sao.

Tuấn mã cao lớn từ từ đi dưới ánh trăng lờ mờ, Lý Trọng Kiền rủ mắt, hững hờ vỗ vỗ tọa kỵ, không nói gì.

Trưởng sử đau xót nói: "Đại Vương, dù huyết mạch Tạ gia đã đứt, nhưng khí khái vẫn còn, ngài kế tục Tạ gia, không thể bôi xấu danh tiếng Tạ gia chứ!"
Lý Trọng Kiền bỗng nhiên quay đầu.

Ánh mắt sắc bén như đao.

"Đừng nhắc Tạ gia trước mặt ta!"

Trưởng sử dọa đến khẽ run rẩy.

"Hồ bá cho rằng, ta nên làm như thế nào?"

Trong mắt phượng dài hẹp của Lý Trọng Kiền đầy ý hung ác, tiếng nói lại rất bình tĩnh.

"Ta nên giống Thái tử, chỉnh đốn quân vụ, mời chào năng nhân dị sĩ, tìm hỏi danh sĩ hiền giả, chiêu hiền đãi sĩ, đối tốt với bộ hạ, lung lạc lòng người, làm một hiền Vương người đời tán thưởng phải không?"

Trưởng sử trong lòng đồng ý, nhưng không dám lên tiếng.

Lý Trọng Kiền cười một tiếng: "Hồ bá, bác đừng quên, chỉ chút nữa ta đã thành thế tử."

Trưởng sử sửng sốt.

Một lát sau, trưởng sử kịp phản ứng, chợt thấy rùng mình.

Lý Trọng Kiền thản nhiên nói: "Nếu như ta thật làm như vậy, sẽ chỉ chết sớm hơn, chết nhanh nữa."
Chỉ thiếu chút nữa ngài trở thành thế tử, lại là cháu ngoại Tạ gia, vẻn vẹn vậy thôi, Lý Huyền Trinh sẽ không buông tha cho kẻ uy hϊếp như ngài.

Huống chi giữa họ còn có cái chết của Đường thị.

Còn có cha họ, một đế vương sát phạt quyết đoán, tâm tư khó dò, lý trí đến gần như vô tình.

Thân phận có đổi, ngài cũng sẽ như thế.

Từ một khắc Tạ gia bị hủy diệt, Lý Trọng Kiền đã hiểu, mình sống không được bao lâu.

Chết có gì đáng sợ? Hắn không sợ chết.

Chỉ sợ chết được không đủ oanh liệt.

Trăng lưỡi liềm chẳng biết trốn trong tầng mây tự khi nào, ánh sao ảm đạm nhẹ chiếu.

Lý Trọng Kiền ngẩng mặt lên, ánh sao lấp lánh rơi vào đáy mắt.

Hắn nhớ tới hộp ngọc đưa cho Dao Anh, khóe miệng từ từ nhoẻn, không kiềm được mỉm cười.

Sống không chỗ nhận, chết cũng không sợ. Nhưng nếu hắn chết, Tiểu Thất làm sao?
Lý Trọng Kiền sợ.

Nên hắn muốn trước khi ngày đó đến, có thể tìm được người che chở cho Tiểu Thất.

Lý Trọng Kiền thu lại ý nghĩ, thúc ngựa nhanh một chút. Hắn ra cung không phải là để mua vui, Trịnh Tể tướng đang ở Diệu Âm các chờ hắn. Mau chóng định hôn sự cho Tiểu Thất, hắn mới có thể an tâm xuất chinh.

Trưởng sử theo sát sau lưng Lý Trọng Kiền, nước mắt tuôn đầy.

Ông đã rõ điểm then chốt.

Nhị hoàng tử biết mình hẳn phải chết, nên mới cà lơ phất phơ, cam chịu.

Trưởng sử không cam lòng!

Tạ gia nhiều đời trung liệt, con cháu đời đời đẫm máu sa trường, binh sĩ hi sinh vì nước, huyết mạch chi chính duy nhất cuối cùng Tạ Vô Lượng thủ thành mà chết, trước khi chết sai bộ hạ cắt đầu mình giao cho quân địch, chỉ vì bảo toàn bách tính.

Trăm năm khí phách, không hỗ với Quân vương, không thẹn với thái bình trong họ.
Càng không thẹn với Lý thị!

Cuối cùng lại rơi vào kết cục như vậy.

Nếu Tạ gia vẫn còn, Thánh nhân làm sao dám đối đãi Quý phi và Nhị hoàng tử như thế?

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi