ÁI QUẢ TÌNH HOA


Đúng như sự tiên liệu của Phi, Tố Tố rất chuyên cần học. Mỗi ngày nàng học hai giờ Pháp văn, một giờ Anh văn đối thoại. Ngoài giờ đó thì nàng dạo chơi và chuyện trò, có lúc nàng đọc sách và viết thự Nàng ít khi một mình đi ra ngoài.
Một tuần lễ, Khưu viện trưởng đến thăm bịnh nàng một lần, lâu dần nàng cũng bớt sợ về cách chữa trị bằng y khoa.
Từ ngày Phi và Tố Tố bàn việc hôn nhân của chàng một lần, nàng đối đãi chàng rất thân thiết, chàng cũng không hề nhắc đến vấn đề tình yêu của nàng. Nàng rất đồng ý với quan điểm và hành động của Phị Ngoài giờ học ra, nàng ít khi khuấy phá chàng, nàng để cho chàng có thì giờ học thêm. Tuy nàng cố gắng học hỏi, nhưng xét thấy trí nhớ mình rất kém.
Nàng ít hay đi ra ngoài một mình, chỉ đến ngày cuối tuần em trai nàng về nhà, cả ba người cùng lấy xe đi du ngoạn Đài Bắc, xem điện ảnh, xem vũ hội, nghe ca hát, sau đó đưa em nàng trở lại trường học.
Trong gia đình xem bịnh trạng của nàng đều tỏ vẻ lạc hoan, thấy tâm tánh nàng đã trở nên bình thường, cơ thể càng mạnh khỏe. Nếu tình trạng đó tiến dần, thì không bao lâu nàng sẽ mạnh lành như cũ.
Riêng Phi không tin bịnh nàng đã giảm như người trong gia đình. Chàng đã tiếp xúc rất nhiều với nàng, chàng không thể hiểu theo người nhà nàng đã hiểu. Mỗi tuần ít lắm cũng có hai ngày chàng bầu bạn với nàng đi du ngoạn Đạm Thủy. Tự nàng đến thùng thư bỏ thư gửi cho Cơ Thực. Một lần gởi thư bằng đường hàng không, chính nàng bỏ vào thùng thư, khi nghe tiếng bao thư rớt xuống đáy thùng nàng mới yên lòng.
Có lần nàng hứa với chàng cùng đi đến công ty hàng không dân sự để tiếp xúc với ông giám đốc là Khương Lao để hỏi thăm về tin tức của Cơ Thực. Dĩ nhiên ông này biết rất nhiều về nàng, nên ông ta không bao giờ nói thật.
Cũng may trừ ông Khương Lao ra, nàng không hề hỏi thăm tin tức của chàng với người thứ hai. Nàng cũng không điều tra họ về vấn đề này. Bởi nàng tin rằng Cơ Thực làm biếng viết thư, nàng chỉ ước mong sao biết được chàng bình an nơi hải ngoại thì vui rồi.
Do những cớ đó, Phi không hề thỏa ý. Chàng chẳng tin như những người khác được, chàng suy nghĩ, nếu muốn trị tuyệt căn bịnh của nàng, thì phải đem việc Cơ thực đã chết cho nàng biết, như thế mới trừ tuyệt căn bịnh được. Như một người mang bịnh nặng, trước hết phải dùng một liều thuốc cho cực mạnh, sau đó sẽ từ từ điều trị.
Đương nhiên gia đình nàng không muốn làm như vậy. Khưu viện trưởng cũng nói, muốn trị tuyệt gốc căn bịnh của nàng thì chỉ còn có cách đó, nhưng ông cũng không dám làm như thế.
Phi đã nghĩ kỹ phương pháp trị bịnh cho nàng là phải làm như vậy, nên chàng tìm cơ hội quyết tâm thực hiện cho được. Phi không dám làm bạo là vì hai mẹ con của Tố Tố đều mang bịnh đau tim. Nếu rủi xẩy ra điều gì thì trách nhiệm của chàng rất lớn.
Nhưng chàng phải theo ý định, quyết tâm tiến hành cho được. Trước nhất chàng tìm cách cho nàng hiểu biết sự thật về tai nạn phi cợ Chàng sẽ lén đi tìm những trang báo cũ nói về vụ tai nạn phi cơ, nghiên cứu tường tận mọi chi tiết.
Vấn đề tai nạn phi cơ đã đăng trên báo rất rõ ràng, chuyện xẩy ra tại phía nam Đào Viên, ngày đó vùng Tân Trước, Đào Viên và Đài Bắc khí hậu rất tốt. Nhân đó, báo chí loại bỏ vấn đề phi cơ bị tai nạn do thời tiết gây ra. Lần tai nạn phi cơ này, có thể là do người trong phi cơ gây ra, hoặc làm sai đường bay cố định, vấn đề này thường xẩy ra. Nhưng trải qua nhiều lần kiểm soát lại, cũng không phát hiện ra sự kiện gì. Vả lại từ Đài Trung đến Đài Bắc phải mất trên hai chục phút, mấy phi trường trên đường bay cũng không được tin tức báo hiệu.
Chuyến phi cơ ngộ nạn này, người sống sót duy nhất là Trương Lập Dân, anh ta cũng nhận là tai nạn phi cơ do trách nhiệm của anh, anh ta còn nhận phi cơ ngộ nạn là do anh ta lái thay cho phi công chánh là Lục Cơ Thực. Anh ta bị thương, ký ức hoàn toàn mất hẳn, nhưng bao nhiêu đó cũng đủ chứng minh sự thật. Trương Lập Dân cũng thường tự trách, cho rằng trách nhiệm hoàn toàn do anh ta.
Một sự kiện khác là gần địa phương Đào Viên, khí hậu thường hay thay đổi, do khí hậu bất thường nên đưa đẩy phi cơ đụng vào núi. Sau khi Trương Lập Dân được cứu sống, anh ta chỉ tỉnh táo trong một thời gian ngắn, anh ta thú nhận và gánh chịu trách nhiệm tất cả. Nhưng sau đó, tâm trí trở nên bất thường mất hẳn trí nhớ, mọi việc gì anh ta cũng không quan tâm đến. Công việc tìm hiểu cũng do đó mà bị gián đoạn.
Tuy Phi chỉ gặp Trương Lập Dân chỉ một lần, nhưng chàng còn nhớ rất rõ. Chàng cũng kết luận rằng, vấn đề chữa trị căn bịnh cho Tố Tố không liên can gì với Trương Lập Dân, vấn đề tìm thêm sự thật, anh ta cũng không giúp ích gì thêm. Trái lại, nếu Tố Tố biết rõ sự thật thì còn cho rằng Cơ Thực chết rất oan, lại làm tăng thêm sự đau khổ cho nàng đối với cái chết của Cơ Thực. Đồng thời chàng phát giác ra sự học hành của nàng khi nhớ khi quên không chừng đổi. Nếu cho nàng biết sự thật, có thể thay đổi tâm tính nàng được hay không? Chàng chưa dám khẳng định.
Vấn đề chính yếu là nếu cho nàng biết rõ sự thật thì tác dụng nó sẽ ra sao? Trái lại trở khéo thành vụng cũng chưa biết chừng. Hoặc tính theo như phần đông trong gia đình, để cho nàng xuất ngoại thay đổi hoàn cảnh, có thể nàng lãng quên những gì đã nuôi dưỡng trong lòng.
Nghĩ đến đó Phi vô cùng thất vọng, nếu tính suông như mọi người, thì chàng đến đây có giúp ích gì cho nàng? Vai trò của chàng còn thua một thằng hề trên sân khấu, chỉ tô điểm thêm cho vỡ kịch thôi, chớ không thay đổi được gì cả. Chàng còn lưu lại đây để làm gì? Thêm gây cho người ngoài hiểu lầm nữa là khác?
Chàng quyết định đi tìm Hoàng Thiên Phú để bàn định nhớ giải quyết những sự khốn khó của mình. Chàng không muốn gặp Khưu viện trưởng, vì hai vị lão nhân tỏ ra đã thỏa ý với công tác của chàng đang thực hành. Khưu viện trưởng cũng hài lòng việc chàng lưu lại đây để có nhiều giờ rảnh mà học thêm, chàng khỏi bận rộn với bịnh nhân hằng ngày nơi bịnh viện. Thỉnh thoảng cho Phi biết tình hình tại y viện mà thôi.

Thời gian rất chóng, phút chốc đã một tháng qua.
Trong tháng nầy, có một ngày tâm trí của Tố Tố không an, nhưng nàng không phát lên cau có, vẫn lễ độ đối với Phị Chỉ có điều tinh thần và trí nhớ của nàng rất chóng quên, không hứng thú trong sự học tập. Trong lúc sự tình của nàng như thế, chàng không ép nàng học, mà hướng dẫn nàng đi Đài Bắc xem điện ảnh, hoặc đi rong suốt ngày.
Mùng 4 tháng tư là ngày sinh nhật của Tố Tố. Bà Hùng thấy tâm tánh con gái có phần khả quan, bà mời một số khách khứa đến chúc hạ cho nàng. Tố Tố không mấy thích đông đảo, nhưng nàng chẳng dám trái ý mẹ, nàng chỉ mời hai bạn học gái đến dự, Khưu viện trưởng và Hoàng Thiên Phú cũng được mời trong buổi lễ này.
Tánh Tố Tố rất vui vẻ, nàng lựa một ít dĩa nhạc trẻ đem lên lầu để vui chơi với các bạn. Phi và Phú cùng nghe nhạc với họ. Khưu viện trưởng và Hùng xưởng trưởng cũng với một số nhân viên cao cấp trong sở dự tiệc dưới lầu.
Tại công xưởng có phái đến một người trù phòng lo nấu nướng, nhưng bà Hùng không tin tưởng, nên chính bà thường xuyên ở dưới nhà bếp. Không khí trong gia đình tràn ngập niềm vui, mấy tháng qua rồi chưa từng được vui như vậy. Mọi người đều vui nhộn lên vì căn bịnh của Tố Tố đã bớt nhiều. Họ cùng đem lễ vật đến chúc mừng nàng. Đến chiều, mọi người đều ngồi bao quanh bàn ăn, nào uống rượu mừng, ăn bánh khánh chúc. Họ cùng cất chén mời nhau, để chúc mừng ngày sinh nhật hai mươi hai tuổi của Hùng Tố Tố.
Phi rất lo ngại cho Tố Tố phải mỏi mệt, bởi từ ngày nàng thọ bịnh đến nay, chưa hôm nào nàng phải tiếp khách đông và suốt ngày thế này. Bà Hùng cũng biết con mình không thường uống rượu, nhưng vì khách mời ép trong vấn đề khánh chúc, nên nàng phải uống hết hai lỵ Phi lo ngại, bởi rượu đối với cơ thể nàng rất có ảnh hưởng.
Tố Tố ăn rất ít, tinh thần của nàng không tập trung tại bàn tiệc dường như nàng có hẹn chờ đợi ai. Từ chiều đến tối, nàng có vẻ chờ đợi ai? Không ai hỏi thăm nàng, cũng không ai biết nàng chờ ai.
Bữa tiệc tối nay, mọi người đều vui vẻ, không ai để ý đến Tố Tố. Bỗng nhiên chuông cửa reo vang. Tố Tố đứng dậy muốn ra mở cửa. Nhưng lão Vương đã đứng dậy trước. Khi lão Vương trở vào, trên tay lão cầm một phong thự Tố Tố lật đật hỏi:
- Tin của ai vậy?
Lão Vương lập tức trả lời:
- Tin hạn chế của xưởng trưởng.
Lão Hùng tiếp phong thự Tố Tố đứng nhìn ngẩn ngợ Ngồi cạnh bên nàng là một bạn học gái kéo tay nàng ngồi xuống. Nhưng nàng không ngồi, bỗng nhiên rú lên khóc. Thực khách đều hướng mắt về gương mặt của nàng, không ai biết tại sao nàng khóc?
Bà Hùng lộ vẻ kinh hoàng đứng dậy, bước đến dỗ con gái, hai cô bạn học cũng đứng dậy bước đến đỡ nàng. Nhưng, nàng cũng không chịu nín, vội vã bước đi lên lầu.
Mọi người có mặt đều không ăn uống gì được nữa. Kẻ nói thế này người nói thế khác về nguyên nhân nàng khóc. Có thể họ nghi ngờ nhiều chuyện nhưng họ không tiện nói ra. Bà Hùng và hai cô bạn học cùng theo nàng lên lầu. Khách khứa đều buông đũa, không ai ăn uống được nữa. Hùng xưởng trưởng bình tĩnh mời khách ăn uống tiếp, nhưng mọi người không hẹn mà cùng một ý như nhau.
Lão Hùng cầm phong thư như tự nói với mình:
- Có lẽ tại phong thư này có gì nó chẳng vừa ý?
Lão Khưu nhét thuốc vào ống bíp quẹt lửa lên châm đốt, lão liếc nhìn lão Hùng nói:
- Không phải Tố Tố vì bức thư có gì chẳng phải. Nhưng nó rất khó chịu là phong thư đó không phải của nó. Anh không chú ý lúc nó dùng cơm tại đây mà mãi ngó động tĩnh bên ngoài sao?
Nghe đến đây lão Hùng mới hiểu rõ, ông ta quào lia vào chiếc đầu sói đoạn thở dài. Phú ngồi cạnh bên Phi nhỏ giọng:

- Tố Tố tưởng đâu là thư hoặc lễ vật của Lục Cơ Thực gởi cho nàng. Rốt cuộc lại không phải nên nàng khóc chớ gì.
Phi gật đầu nói:
- Tôi cũng nghi như vậy, nên có đôi phần cảm động.
- Cảm động việc gì?
- Tôi hoài nghi con đường chúng ta đang đi đã lầm? Nội việc này chứng minh chúng ta đi vào nẻo chết.
Phú trề môi hướng vào hai lão, sau đó chàng khẽ nói:
- Ý kiến của Phi nên nói lại cho hai vị nghe đi.
- Tôi sợ thuyết không trôi, bởi những người tuổi lớn thường không dám mạo hiểm.
- Sao Phi không thử xem, để mãi chạy theo tuyệt lộ sao.
- Phú muốn tôi đem ý kiến này nói với hai vị?
Phú gật đầu tỏ vẻ đồng ý nói:
- Nếu gặp phải ý kiến trái ngược nhau, thì Phi tự mình tiến hành lấy, không mạo hiểm làm thế nào thành công được.
Phi suy nghĩ, giải pháp của chàng chắc có người ngăn trở. Chàng phải phí nhiều thời gian để xét kỹ lại. Việc này Phú nói rất đúng, nên mạo hiểm còn hơn đi lầm vào tử lộ.
Phú lại hỏi tiếp:
- Phi không dám quyết tâm sao?
- Không phải vậy đâu, có nhiều nguyên nhân phức tạp, không phải chỉ có quyết tâm đơn thuần như mình tưởng.
Phú cười cười nói:
- Tiểu Lê, chú mày phạm một lầm lỗi, làm một y sĩ đặc biệt phải lạnh nhạt như tiền, không cho phép cảm tình với bịnh nhân. Phi còn chờ hỏi thăm căn bịnh của Tố Tố nữa có ích gì. Cái bướu độc mà chẳng cắt đi thì sau này sẽ có hại đến thân thể.
- Tôi rõ điều đó.

- Nếu Phi cần tôi việc gì, mình sẵn sàng giúp một tay.
- Cám ơn, lời nói của Phú làm tôi hăng hái hơn. Chỉ có điều khó xử, không biết cơ hội nào để đến y viện mà tìm anh.
- Hay lắm, mình sẽ chờ đợi Phi.
Khưu viện trưởng phì phà ống bíp, nhìn hai chàng hỏi:
- Hai cậu đang bàn chuyện gì đó?
Hai chàng sắp đứng lên, Khưu viện trưởng ra hiệu bảo ngồi xuống. Phú liếc Phi nói:
- Chúng tôi đang bàn căn bịnh của cô Tố Tố.
Khưu viện trưởng nhìn Phi hỏi:
- Phi rất hiểu rõ căn bịnh của Tố Tố, vậy theo cách Phi điều trị thế nào?
Phi trông thấy đôi mắt khích lệ của Phú, chàng quyết định nhân cơ hội này mà nói rõ ý kiến của mình:
- Theo sự hiểu biết của tôi cũng như anh Phú, bịnh tình của cô Tố Tố không bớt hơn trước là bao nhiêu.
- Theo ý các cậu thì sao?
- Nên cho cô ấy biết sự thật, điều đó sau này dễ điều trị hơn bây giờ.
Lão Khưu nhỏ nhẹ lắc đầu nói:
- Đó là biện pháp tốt, nhưng nó không được chu đáo lắm.
Phi và Phú nhìn nhau không nói gì. Lão Khưu nói tiếp:
- Có lẽ hai cậu không đồng ý với tôi, nhưng làm thầy thuốc cũng như một vị tướng cầm binh ra trận, bất đắc dĩ mới chiến đấu tại chiến trường mà mình chưa nắm vững tình hình. Trừ khi mình xét cho thật kỹ, không giải pháp nào có thể thay vào được. Cơ thể của Tố Tố chịu không nổi sự kích động nặng nề, cũng như cô ta đã mang chứng đau tim, xẩy ra chuyện gì sẽ gây thêm hậu quả tai hại điều đó cần xét lại cho thật kỹ lưỡng.
Hai chàng cũng vâng dạ, viện trưởng lại nói tiếp:
- Công tác của Phi tại đây rất hay, hy vọng Phi cứ tiếp tục. Nếu cơ thể của Tố Tố được mạnh khỏe, giữa mùa hè này sẽ theo ba má mà xuất ngoại. May ra nhờ hoàn cảnh mới biến đổi mà tinh thần nó sẽ lần lần khôi phục như tình trạng cũ. Nếu trong thời gian dự định mà tâm tánh nó có biến đổi điều gì, tôi sẽ xét lại đề nghị của hai cậu.
Khưu viện trưởng nói xong, cũng là lúc bà Hùng từ trên lầu đi xuống. Bà hướng về mọi người nói:
- Thật tôi cam thất lễ cùng quí khách.

- Tố Tố hiện giờ ra sao đó chị?
- Nó khóc một lúc rồi ngủ đi. Không chuyện gì ngoài vấn đề giữa nó với thằng Cơ Thực. Nó nói trước đây nửa tháng nó có viết thư cho Cơ Thực hay, nay là ngày sinh nhật của nó, đồng thời cũng tin rằng, Cơ Thực sẽ gởi tặng vật. Nhưng chờ từ sớm đến tối không được tin.
Hùng xưởng trưởng nói:
- Chúng mình nghi là nguyên nhân đó, thật đúng.
Bà Hùng hướng sang lão Khưu hỏi:
- Có bác Khưu nó tại đây, tôi xin hỏi một việc, chúng ta có thể mua một mớ đồ tặng phẩm, nhờ người khác mang đến gởi cho nó, nói là tặng phẩm của Cơ...
Khưu viện trưởng lắc đầu nói:
- Không nên đâu, tôi rất hiểu dụng ý của chị, chị muốn mỗi lần như vậy là để cho Tố Tố đừng thất vọng, nhưng biện pháp đó kết quả không mấy tốt, chúng tôi đang tính biện pháp.
Vấn đề của Tố Tố được êm xuôi không gây cho khách phiền hà gì vì ai cũng biết Tố Tố còn bịnh. Sau đó khách từ từ cáo biệt ra về. Phú kéo Phi đi cùng đường để giảng:
- Tôi không ngờ lão thấy mình lại dùng biện pháp "cưa tên" thật ngoài ý liệu của mình.
- Biện pháp gì gọi là biện pháp "cưa tên"?
- Phi không nghe ý của ông ta nói, mà cứ tìm cách đưa Tố Tố xuất ngoại thì coi như ông không còn lo gì cho Tố Tố nữa.
Phi nghe Phú nói chàng tức cười tiếp lời:
- Đừng tìm những điều không tốt của thầy mình. Nếu đổi anh lại là viện trưởng, chắc anh cũng không dám đem vợ con của người bạn thân mà thí nghiệm biện pháp khác như là đánh cuộc vậy.
- Nào, chú mầy chưa chánh thức làm rể nhà họ Khưu, cũng nên thay cho nhạc gia mà tính chuyện này đi.
- Đừng lo, chúng ta còn nhiều dịp thuyết phục ông ta mà, ông chẳng đã nói, nếu tình hình có biến đổi thì ông sẽ xét kỹ với chúng ta sao?
- Vậy thì chúng ta phải chờ đợi.
- Ngày mai tôi đến tìm Phú để nghiên cứu lại điều đó.
Đưa khách ra về xong, Phi trở vào vấn an vợ chồng lão Hùng rồi trở về phòng chàng. Thường thường chàng lợi dụng thời gian rảnh rang để viết thư, đọc sách, hoặc tùy hứng viết một vài đoạn đoản văn. Nhưng hôm nay, chàng suy nghĩ rất nhiều, đầu óc quay cuồng.
Phi nghĩ đến ý kiến của Khưu viện trưởng, của Hoàng Thiên Phú, rồi lại nghĩ đến bịnh Tố Tố có thể biến trạng, không phải chàng nghĩ cách chữa bịnh quá bạo, nhưng chàng không đồng ý tiêu cực để chờ xem phương pháp của Khưu viện trưởng. Chỉ một lần Tố Tố hành động nghịch thường là chàng không vừa lòng với biện pháp thụ động của mình. Tất cả bịnh trạng của nàng đều do tình yêu Cơ Thực mà ra. Nếu không gạt bỏ sự hy vọng ấp ủ trong lòng nàng, chắc chắn bịnh của nàng không bao giờ khỏi.
Chàng cảm thấy lời phê bình của Hoàng Thiên Phú về chàng rất có lý. Người y sĩ phải lạnh nhạt không được phép dùng cảm tình để trị bịnh. Nếu dùng cảm tình, thì các phương pháp và điều cấm kỵ sẽ không giữ tròn lương tâm nhà nghề được.
Chàng không thể phủ nhận sự lưu tâm của mình đối với Tố Tố. Có thể vượt ra ngoài lương tâm của một y sĩ, vị sự lưu tâm như vậy, chàng không muốn nàng phải kéo dài nỗi thống khổ. Nhưng muốn giải trừ những thống khổ đó mà chữa bịnh liều lĩnh, sợ e như lời Khưu viện trưởng đã nói: đánh giặc không nắm vững chiến trường. Nhưng không nắm vững chiến trường rồi phải chịu thua giặc hay sao? Dầu cách nào cuối cùng cũng phải mạo hiểm mà thí nghiệm. Chàng nghĩ cho đến nửa đêm, tuy đã quyết định liều lĩnh thực hành, nhưng phải làm sao tìm người hợp tác.


Bình luận

Truyện đang đọc