CÔ GÁI ĐỒ LONG


Vô Kỵ đáp:
- Gian mưu của các bác đã bị tôi biết hêt, những mưu kế đó vô dụng rồi. Dù bác có bắt ép tôi đi Băng Hỏa đảo thì tôi cứ chỉ đông, nam, tây, bắc bừa đi để cho mọi người cùng chết cả, bác tưởng tôi không dám làm thế sao?
Trường Linh nghĩ thầm:
- Y nói cũng phải, bây giờ ta không nên giở mặt với y vội, hãy bảo con gái ta nghĩ cách khác đối phó.
Nghĩ đoạn y liền dùng sức đơn điền lớn tiếng nói vọng lên:
- Chúng ta ở đây bình yên cả, các người ở trên đó cứ yên tâm.
Tiếng nói của Trừng Linh làm chấn động sơn cốc và chỉ nghe xung quanh có tiếng vang dội trở lại:
- Các người cứ yên tâm.. các người cứ yên tâm.. .
Trường Linh sực nghĩ ra một điều:
- Ối chà, nguy tai. Ta không nên kêu gọi như vậy, nhỡ những tuyết hai bên sườn núi lở xuống thì sao?
Quả nhiên hai bên vách núi đã có tuyết lác đác rơi xuống.
Cũng may vì vách núi thẳng tắp không có tuyết nhiều mấy nên chưa gây nên tuyết băng, tuy vậy Trường Linh cũng không dám kêu gọi tiếp.
Y đưa mắt nhìn bốn phía xung quanh để xem địa thế, y thấy vách núi quá dốc không thể nào leo lên được nữa, mà bên dưới thì sâu không đáy. Dù xuống tới đáy thung lũng chắc cũng không có lối ra.
Y nhận thấy chỉ có cách duy nhất là men theo sườn núi bò lên, nên y liền nói với Vô Kỵ rằng:
- Chú em chớ có nghi ngờ vớ vẫn làm chi. Nói tóm lại tôi không bao giờ bắt chú em đưa đi tìm Tạ Tốn làm chi. Nếu quả thật có việc ấy thì tôi, họ Chu đây, sẽ bị muôn vạn mũi tên bắn chết và sau khí chết sẽ không có đất chôn.
Y thề nặng như vậy không phải là nói dối Vô Kỵ đâu, vì sự thật y biết có bắt ép Vô Kỵ cũng vô ích, đành chỉ có dùng kế dụ dỗ cho thằng nhỏ tự bằng lòng dẫn mình đi mới hy vọng.
Vô Kỵ thấy Trường Linh thề nặng như vậy mới hơi khoan tâm.
Trường Linh lại nói tiếp:
- Chúng ta cứ từ từ bò lên, chú đừng có nhảy xuống nữa nghe chưa?
Vô Kỵ đáp:
- Nếu bác không bắt ép tôi thì tôi tự tự làm chi?
Trường Linh gật đầu, lấy dao găm lột vỏ cây thành một sợi dây thừng, một đầu cột vào lưng mình.
Hai người cứ theo sườn núi từ từ leo lên.
Leo như vậy liệu có thoát hiểm không, chính Trường Linh cũng không sao biết được, nhưng chỉ thấy một cách là cứ thấy lối đi cứ việc leo lên thôi.
Vách núi rất dốc lại thêm tuyết phủ càng trơn tuột thêm, đã có hai lần Vô Kỵ trượt chân suýt té nhưng nhờ có Trường Linh giữ lại nên không việc gì.
Vô Kỵ không cám ơn Trường Linh chút nào, trong lòng còn nghĩ thầm:
- Ngươi chỉ biết lấy được con đao Ðồ Long chớ đâu có thực tâm cứu ta?
Hai người bò hàng nửa ngày, tay chân đầu gối đều bị sướt rỉ cả máu ra mà vẫn không bò đi được bao xa vì sườn núi quá dốc.
Trường Linh trong lòng kêu khổ thầm vì hai người vừa bò tới một chỗ núi bằng rộng chừng mấy trăm trượng, ba mặt là trời, một mặt là núi cao chót vót. Lúc này lên không được, xuống cũng không xong, nơi đây cây cối cũng không có, dã thú cũng không, lấy gì mà ăn? nơi đây chắc chết đói mất.
Thấy Trường Linh rầu rĩ, Vô Kỵ lại mừng rỡ vô cùng, vừa cười vừa nói:
- Bác Trường Linh, bác dùng bao mưu kế và hy sinh bao tiền bạc mà kết quả đi tới trên bàn đá này, bây giờ dù bác có được con đao Ðồ Long chăng nữa, liệu bác có làm gì được không?
Trường Linh quát mắng:
- Chú đừng có nói bậy nói bạ nữa.
Ăn hai nắm tuyết rồi vận khí, nghỉ ngơi trong giây lát, trong lòng Trường Linh nghĩ thầm:
- Tuy lúc này ta mỏi mệt thật, nhưng tinh lực ta vẫn còn, nếu ở đây có đói thêm một ngày nữa cũng chưa chắc đã nghĩ ra được cách thoát khỏi chốn nguy hiểm này .
Nghĩ đoạn y bèn đứng dậy nói tiếp:
- Nơi đây không có lối đi, chi bằng ta quay về lối cũ để tìm lối thoát vậy!
Vô Kỵ đáp:
- Chúng ta cứ ở đây chơi có hơn không? Hà tất phải quay về làm chi?
Trường Linh nghe Vô Kỵ nói như vậy càng tức giận thêm, nhưng y biết nếu còn dồn ép nữa thì thằng nhỏ thế nào cũng nhảy xuống vực sâu liền nên y đành phải dịu giọng mà khuyên bảo Vô Kỵ rằng:
- Thôi được, chú em hãy ở đây nghỉ ngơi một lát để tôi tìm đường thoát rồi quay trở lại rước chú em sau. Chú đừng có đi ra ngoài mép núi nhỡ lỡ chân ngã xuống thì nguy hiểm lắm đấy!
Vô Kỵ vừa cười vừa đáp:
- Tôi sống hay chết không dám làm phiền bác lo tới. Lúc này bác còn mơ mộng tôi sẽ dẫn bác đi Băng Hoa đảo nữa hay sao. Xin bác hãy dẹp ý nghĩ đó đi!
Trường Linh không trả lời, quay trở lại con đờng cũ, đi tới cạnh cây thông lớn mà hồi nãy y nhờ nó mà thoát hiểm. Y ngó về phía bên trái thấy đờng lên lại càng hung hiểm.
Một mình y đi không phải vướng víu tất nhiên phải nhanh hơn.
Vừa bò đi được nửa tiếng đồng hồ y đã tới một sườn núi. y thấy đằng trước không còn lối đi nữa.
Y thở dài đứng ngẩn người ra một hồi, chán nản vô cùng rồi quay trở lại chỗ cũ.
Vô Kỵ thấy mặt y rầu rĩ như vậy không cần hỏi cũng biết phía trước cũng không còn lối thoát rồi.
Vô Kỵ nghĩ thầm:
- Trong người ta có âm hàn cực độc, chữa mãi cũng không khỏi, đếm đốt ngón tay thì ngày hôm nay số mạng của ta cũng sắp kết thúc đến nơi, dù có chết ở đây hay đâu cũng vậy mà thôi. Nhưng bác họ Chu này có phúc không chịu hưởng chỉ vì tham tâm mà đến nỗi theo ta đến chỉn trên trời dưới tuyết này thật là đáng thương hại thôi .
Lúc đầu y rất ghét Trường Linh vì thấy Trường Linh dùng gian kế đánh lừa y cho nên y định sau khi thoát hiểm sẽ chế nhạo Trường Linh vài câu cho bõ tức.
Nhưng bây giờ y thấy không có lối thoát nữa mà Trường Linh thì rầu rĩ nản chí vô cùng nên y đã quên hết sự tức giận hỗi nãy, trái lại còn thương hại Trường Linh nữa là khác.
Y liền dịu giọng khuyên bảo Trường Linh rằng:
- Bác Trường Linh, tuổi bác như vậy cũng đã được hưởng các thứ vinh hoa phú quý rồi, lúc này dù bác có phải rời bỏ chốn trần tục này chăng nữa cũng không lấy gì làm ân hận cho lắm, hà tất bác phải rầu rĩ nh thế làm chi?
Sở dĩ Trường Linh vẫn chịu nhường nhịn Vô Kỵ là vì y vẫn còn mong dụ dỗ được thằng nhỏ đưa mình đi Băng Hoa đảo.
Bây giờ y thấy không còn hy vọng sống sót nên nghĩ thầm:
- Sở dĩ ta bị sa chân xuống chỗ tuyệt vọng này hoàn toàn vì thằng nhỏ này mà nên hết .
Y càng nghĩ càng tức giận vô cùng, hai mắt hầu như đổ lửa, giận dữ nhìn thẳng vào mặt Vô Kỵ.
Xưa nay Vô Kỵ thấy mặt Trường Linh lúc nào cũng hiền từ, nay đột nhiên thấy mặt y bỗng nhiên biến thành hung ác không khác gì dã thú, y sợ hãi vô cùng, vừa kinh hãi vừa kêu la đứng dậy quay đầu ù té chạy.
Trường Linh vừa đuổi theo vừa quát lớn:
- Làm gì có đường mà mi hòng tẩu thoát!
Y vừa quát vừa giơ tay ra đình chộp Vô Kỵ, quyết tâm dày vò Vô Kỵ một hồi cho dể cho thằng nhỏ sống dở chết dở chịu đựng đau đớn rồi mới ra tay giết chết sau.
Vô Kỵ vừa lướt về phía trước một bước bỗng thấy thấy vách núi bên trái hình như có một cái hang tối om, y không hề nghĩ ngợi chút nào, liền đâm đầu chui vào cái hang đó tức thì.
Chỉ nghe "xoẹt" một tiếng ống quần của Vô Kỵ đã bị Trường Linh chộp phải và xé rách.
Ðùi của thằng nhỏ cũng bị cào xước một miếng thật lớn.
Vô Kỵ cứ thí màng mà bò vào bên trong đồng thời tay trái y dùng thế Thần Long Bái Vĩ đánh ra một chưởng.
Tuy võ công của Trường Linh cao siêu hơn Vô Kỵ nhiều nhưng y cũng phải kiêng nể thế Thần Long Bái Vĩ này mà không dám đuổi sát thằng nhỏ.
Tuy vậy y vẫn khom mình bò vào đuổi theo.
Vô Kỵ cứ cắm đầu bò thẳng vào bên trong, bỗng nghe "bộp" một tiếng, trán của y đã va phải một mỏm đá.
Y thấy mắt nỏ đom đóm, đau đến tận tim, nhưng y biết lúc này Trường Linh đã giở mặt thì thế nào y cũng dùng thủ đoạn độc ác dể đối phó với mình.
Tuy y không sợ chết thật nhưng nếu bị Trường Linh giở thủ đoạn hạ độc thủ đánh gãy chân, gãy tay, vỡ sọ ra chết dần chết mòn thì y chịu sao nổi.
Vì vậy y cứ nhịn đau mà chui thẳng vào, chỉ mong thoát thân khỏi bàn tay độc của Trường Linh thôi.
Cũng may hang đá đó càng vào bên trong càng nhỏ lại.
Bò vào được mấy trượng Vô Kỵ thấy bên trong chỉ mình có thể chui lọt thôi.
Y biết Trường Linh to béo như thế không thể nào chui thêm vào được nữa nên mới bớt lo.
Y lại bò vào sâu thêm mấy trượng nữa, thấy đằng trước có ánh sáng, trong lòng mừng rỡ vô cùng lại càng cố sức bò nhanh hơn.
Trường Linh thấy hang quá nhỏ, không thể nào chui thêm được vừa lo vừa tức giận.
Y lớn tiếng kêu gọi:
- Chú em, đừng bò vào nữa! Tôi không đánh đập chú đâu!
Vô Kỵ khi nào chịu nghe lời y, vẫn cứ tiếp tục bò vào bên trong.
Trường Linh liền vận sức vào bàn tay đánh mạnh vào vách đá.
Ngờ đâu đá trong hang đá đó rắn vô cùng, y chỉ thấy bàn tay đau nhức nhối chứ không thấy vách đá suy suyển chút nào.
Y liền lấy con dao găm trong túi ra định đục rộng hang núi để chui vào đuổi bắt bằng được Vô Kỵ. Nhưng y chỉ đục được vài cái thì con dao đã gãy làm đôi liền còn vách núi chỉ có mấy vết sạt nhỏ thôi.
Y lại càng nổi giận thêm, liền vận sức vào hai vai rồi chui mạnh vào bên trong.
Quả nhiên người y chui sâu thêm được hơn thước nhưng y muốn tiếp tục chui thêm vào thì không thể nào chui thêm được nữa.
Không những y không thể chui vào được mà y cũng không ngờ vách đá lại đè chặt lấy ngực và lưng không sao thở được.
Trường Linh cảm thấy muốn tắt thở, khó chịu, muốn lùi trở ra nhưng người y đã bị kẹp chặt trong vách đá.
Lúc này y muốn tiến cũng không được mà thoát cũng không xong, sợ hãi đến mất vía.
Y dùng hết sức bình sinh đẩy mạnh vào vách đá, nhờ vậy mới lui ra được một chút.
Y thấy ngực đau rát vô cùng và xương sườn cũng đã bị gãy mất một cái rồi.
Lại nói Vô Kỵ bò thêm mấy trượng nữa thấy phía trước càng ngày càng sáng thêm.
Y bò thêm một quãng nữa đột nhiên thấy ánh sáng mặt trời chiếu lòa mắt.
Y nhắm mắt lại định thần giây lát rồi mới mở mắt ra nhìn, mới hay trước mặt là một thung lung mọc đủ các loại hoa muôn mầu muôn vẻ.
Y lớn tiếng hoan hô rồi chui ra khỏi hang đá.
Cửa hang đá đó cách mặt đất chừng hơn trượng, y chỉ khẽ nhảy một cái đã xuống tói mặt đất liền.
Y thấy dưới chân là những ngọn cỏ nhỏ, êm dịu vô cùng.
Mũi y thấy những mùi hoa thơm ngào ngạt, tai lại nghe thấy tiếng muôn chim đua hót, xung quanh trên cây nào cũng có đầy trái chín treo lủng lẳng.
Y thật không ngờ chui vào cái hang đá tối tăm mà lại tới được một nơi đầy hoa thơm, cỏ lạ, đẹp không khác gì động tiên như thế này.
Lúc ấy Vô Kỵ quên cả đau đớn, rảo bước chạy thẳng về phía trước.
Y chạy được hơn hai dăm đường mới thấy một tòa núi cao ngăn lối đi.
Thì ra thung lung xanh biếc này được bao vây bởi những ngọn núi cao chót vót, hình như từ thời Bành tổ tới giờ chưa có bước chân người tới đây vậy.
Những ngọn núi này vừa cao vừa dốc, thật người thờng không thể tới được.
Vô Kỵ mừng rỡ vô cùng, thấy trên mặt đất có bẩy tám con dê đang ăn cỏ.
Chúng trông thấy Vô Kỵ đi tới cũng không sợ hãi chỉn chạy tờ nào.
Y lại thấy trên cây cạnh đó có mười mấy con khỉ đang nhảy nhót chơi đùa một cách bạo dạn vô cùng.
Y đoán những loài thú dữ như hổ báo không thể nào vượt được núi cao như thế này để vào trong thung lung nên lũ dê rừng và khỉ kia mới bạo dạn như thế.
Y liền nghĩ thầm:
- Trời xanh tử tế với ta thật, xếp đặt cho ta được vào trong tiên cảnh này như vậy dù ta có chôn thân nơi đây cũng được mãn nguyện lắm rồi .
Nghĩ đoạn, y từ từ quay lại chỗ cửa hang thì nghe thấy Trường Linh ở bên trong nói vọng ra:
- Chú em Vô Kỵ ơi chú đã ra được ngoài đó rồi, chú đành để tôi một mình ở trong hang đá này sao? Chú không sợ tôi chết đói luôn ở đây hay sao?
Vô Kỵ lớn tiếng cả cười đáp:
- Ở đây thú lắm bác Trường Linh ạ!

Rồi y hái trái cây lạ để ăn.
Y chưa đưa tới mồm đã có một mùi thơm ngọt bay lên tận mũi rồi.
Trái cây đó ngon và còn giòn hơn đào, thơm hơn táo, mềm hơn lên.
Y ném một trái vào trong hang, mồm lớn tiếng nói:
- Bác Trường Linh, hãy nhặt lấy mà ăn đi!
Trái cây đó va vào hai bên vách đá, khi lăn tới trước mặt Trường Linh thì đã bị dập nát hết cả rồi nhưng Trường Linh vẫn nhặt lấy, ăn cả vỏ lẫn hột.
Ngờ đâu, ăn xong trái cây đó y càng thấy đói tợn liền lớn tiếng kêu gọi:
- Chú em ơi, hãy cho tôi thêm vài quả nữa đi!
Vô Kỵ đáp:
- Bụng bác xấu như vậy có chết đói cũng đáng lắm, nếu muốn ăn nữa thì cứ ra đây mà hái lấy!
Trường Linh vội trả lời:
- Người tôi to quá, không sao chui lọt qua cái hang này được.
- Bác hãy cắt đôi người thì chui ra được ngay.
Trường Linh nghe thấy Vô Kỵ nói như vậy liền nghĩ thầm:
- Mưu cơ của ta đã bại lộ, thế nào Vô Kỵ nó cũng bỏ mặc ta, để ta chết đói dần nó mới trả được mối thù ta đã lừa dối nó .
Nghĩ vậy y liền không thèm van lơn nữa mà lại lớn tiếng mắng chửi:
- Tên tiểu quỉ kia, dù trong động ấy có trái cây để cho mi ăn thật nhưng liệu có đủ cho mi ăn suốt đời không? Ta ở nơi đây tuy bị đói mà chết nhưng mi có hơn gì ta đâu, rồi mi cũng sẽ bị chết đói như ta vậy.
Vô Kỵ tha hồ cho Trường Linh mắng chửi.
Y ăn hơn mười trái cây lạ thấy bụng đã no liền nằm dài trên thảm cỏ nghỉ ngơi.
Một lát sau y thấy trong động có một làn khói tỏa ra.
Y ngạc nhiên vô cùng nhưng liền hiểu ngay.
Thì ra Trường Linh đã lấy cành cây khô đốt cháy đình dùng khói hun cho Vô Kỵ chết ngạt.
Nhưng y đâu có biết trong hang lại thông ra một thung lũng tiên.
Như vậy dù y có đốt nghìn vạn gánh củi cũng chả làm gì nổi Vô Kỵ, huống hồ y chỉ đốt có một đống cành cây nhỏ nhỏ thôi.
Vô Kỵ thấy vậy buồn cười vô cùng liền giả ví bị ngạt ho một hồi, làm như bị ngạt thở vậy. Trường Linh thấy vậy liền lớn tiếng nói:
- Chú em mau ra đây, tôi xin thề không giết hại chú đâu!
Vô Kỵ lại lớn tiếng kêu: "ối chà.." rồi giả như chết giấc, giây lát sau y liền bỏ đi nơi khác không thèm đếm xỉa tới Trường Linh nữa.
Vô Kỵ đi được hơn hai dặm, thấy trên vách núi có nớc tuyết tan chảy xuống thành một cái thác. Dưới ánh sáng mặt trời trông như một con rồng ngọc lớn, thật là tráng lệ. Nước thác ấy chảy xuống một cái đầm xanh biếc.
Không hiểu tại sao nước chảy xuống rất nhiều mà cái đầm ấy vẫn không sao đầy nổi.
Vô Kỵ đứng ngắm cảnh tiên ấy một hồi rồi y cúi xuống thấy chân tay mình mẩy bị bùn đất dính đầy, bẩn thỉu vô cùng do lúc chui qua hang núi mà nên.
Vô Kỵ liền cởi giầy vớ ra, thò chân xuống đầm đình rửa.
Ngờ đâu y vừa thò chân xuống nước vội kêu "ối" một tiếng rồi nhảy bắn lên liền.
Thì ra nước ở trong đầm đó lạnh như đá, chân y vừa nhúng vào đã đau nhức hơn nhúng vào nước sôi.
Y vội giơ bàn chân lên xem thấy da thịt đã đỏ hồng và sưng vù lên.
Nếu ngâm lâu chút nữa thì chân của y sẽ bị nứt da cũng nên. Y thè lưỡi lẩm bẩm nói:
- Lạ thực! Lạ thực...
Y sinh trưởng ở Băng Hoa đảo, những nước băng tuyết lạnh đến thế nào cũng đã dùng rồi, nhưng chưa hề thấy lạnh như nước trong đầm này bao giờ.
Còn một điều lạ hơn nữa, tuy nước trong đầm lạnh như vậy mà tại sao lại không bị đóng băng?
Y biết trong nước ở đây chắc có chất gì lạ nên lui ra xa hai bước.
Bỗng nghe mấy tiếng "ộp ộp" liền có ba con nhái cực lớn, mình đỏ như máu từ trong đầm nhảy ra.
Thân mình những con nhái này to gấp bốn năm lần những con nhái thường.
Chúng vừa lên khỏi mặt nước, từ người chúng liền có một luồng hơi, tựa như băng tuyết bốc lên.
Vô Kỵ thấy những con nhái đó kỳ dở như vậy, lòng hiếu kỳ thúc đẩy liền tiến lên định bắt lấy một con đểnh chơi.
Y rón rén bước tới, nhanh tay vồ luôn một con.
Tay của y vừa đè trúng con nhái đó đã thấy một luồng hơi ấm áp truyền qua cánh tay chạy thẳng vào trong người y.
Ngờ đâu con nhái đó rất hung ác, dùng sức duỗi mạnh một cái đã thoát khỏi bàn tay của Vô Kỵ rồi quay lại cắn chặt lấy tay Vô Kỵ không chịu nhả.
Vô Kỵ cả kinh vội dùng tay trái lôi kéo.
Không ngờ răng con nhai đó vô cùng sắc bén, bám chắc vào thịt của y nên y kéo mãi mà không sao gỡ nó ra được.
Y sợ kéo mạnh thì cả một miếng thịt ở cánh tay sẽ bị con nhái dứt đứt ra.
Ðang lúc Vô Kỵ không biết sử trí ra sao thì hai con nhái kia nhanh như điện chớp đã nhảy lại cắn luôn vào hai chân y.
Y kinh hoảng vô cùng, dồn sức vào năm ngón tay trái, bóp mạnh bụng con nhái đỏ đang cắn tay minh.
Y bỗng thấy bàn tay nóng hổi và dính đầy máu tươi.
Lúc này y mới biết những con nhái này chuyên hút máu những sinh vật khác để sống cho nên người chúng mới đỏ như máu và chúng mới có thể sống được trong đầm nước giá lạnh kia.
Y lại lấy chân lần lượt dẫm chết hai con khác rồi mới từ từ kéo răng chúng ra khỏi người.
Y thấy những vết răng của ba con nhái vẫn còn in sâu vào thịt mình nên trong lòng vừa sợ hãi vừa tức giận vô cùng.
Y chỉ ba con nhái chết mắng chửi:
- Nhái kia! Mi dám hà hiếp ta phải không? Chó dữ đã cắn ta, cả mi, một con nhái nhỏ như vậy mà cũng cắn ta nữa sao? Ðằng nào ta cũng đang đói, để ta ăn thịt các ngươi xem các người còn bắt nạt được ta nữa hay không?
Y trông thấy ba con nhái đỏ béo mập nghĩ rằng thịt chúng chắc phải ngon lắm liền nhặt ít cành cây khô, rồi móc túi lấy đá lửa ra để nhóm nướng ba con nhái ấy. Nướng được một lát mùi thơm đã bốc lên ngào ngạt.
Vô Kỵ biết thịt nhái đã chín, không cần nghĩ xem chúng có độc hay không, xé ngay một cái dùi, đưa lên mồm nhai ngấu nghiến.
Y thấy thịt những con nhái đó ngon lạ thường.
Y cảm thấy không có thứ thịt nào thơm ngon cho bằng nên chỉ trong nháy mắt y đã ăn hết cả ba con.
Nửa tiếng đồng hồ sau, Vô Kỵ thấy trong người nóng ran như lửa thiêu.
Hơi nóng từ trong bụng phát ra, chạy rần rật lan ra khắp tứ chi.
Rồi y cảm thấy dễ chịu vô cùng, tựa như đang được ngâm mình trong bồn nước ấm vậy. Hóa ra loại nhái đỏ này là giống vật kỳ lạ nhất trên thế gian này. Chúng sinh sống ở những nơi vô cùng giá lạnh, nhưng lại chí dương, bằng không làm sao chúng sống được ở những nơi lạnh như thế.
Nếu là người thường chỉ ăn một con, cũng đổ máu mồm, tai, mũi ra mà chết ngay tức thì. Nhưng may thay cho Vô Kỵ bị Huyền Minh Thần Chưởng đánh trúng, trong người tích tụ rất nhiều âm độc nên thành ra dĩ độc trị độc. Chất nhiệt độc của thịt nhái thì tiêu tan hết còn hơi hàn độc trong người y cũng giảm bớt rất nhiều.
Ngẫu nhiên gặp may như vậy Vô Kỵ vẫn không rõ nguyên ủy, chỉ thấy mình mẩy mỏi mệt, hai mắt buồn ngủ thôi.
Nhưng y sợ trong lúc ngủ say, những con nhái khác từ trong đầm nhảy ra hút máu mình nên gắng gượng thức tỉnh đi rời xa cái đầm ấy.
Nhưng y chỉ đi được một dặm thì không còn cố nổi nữa liền nằm lăn ra bãi cỏ, nhắm mắt ngủ ngay.
Ðến lúc Vô Kỵ thức tỉnh y đã thấy mặt trăng ở trên đỉnh đầu rồi.
Y biết lúc này đã nửa đêm, cảm thấy trong bụng vẫn còn hơi nóng cho nên biết loài nhái đỏ rất bổ cho y.
Vừa rồi y ngủ được một giấc khá lâu, trong người tâm thận tương giao, thủy hỏa tương tế khiến tinh thần y sang khoái vô cùng.
Y giơ chân, duỗi tay thây sức lực của mình dồi dào hơn trước rất nhiều liền ngồi xuống để vận khí.
Y muốn dồn hơi nóng đó chạy khắp người qua các kinh mạch thử xem nhưg y chỉ thử được giây lát đã thấy mặt mũi tối tăm, đầu óc choáng váng, mồm buồn nôn đành ngừng vận khí, thở dài một tiếng rồi tự nói:
- Ta tưởng đã may mắn ăn được những con nhái chí dương đó là ta có thể vận hơi nóng đó qua kinh mạch để chữa khí lạnh trong người. Nhưng âm độc của Huyền Minh Thần Chưởng độc như thế ta làm sao mà chữa được!
Cũng may y đã coi thường việc đó rồi nên cũng không thất vọng cho lắm.
Ðến trưa ngày hôm sau, y cảm thấy đói liền bẻ một cành cây khá dài, thọc vào trong đầm nước.
Khuấy vài cái đã thấy có ba bôn con nhái đỏ cắn dính vào cành cây liền.
Vô Kỵ liền lấy đá đập chết mấy con nhái đó rồi nhúm lửa lên nướng, trong lòng nghĩ thầm:
- Nhất thời ta chưa thể chết được thì cũng phải giữ lại một chút lửa mồi .
Nghĩ đoạn y liền lấy ít tro phủ lên đống than đủ để cho lửa khỏi tắt.
Y nghĩ đến Trường Linh, có lẽ lúc này đói lắm, thương hại liền hái mấy trái cây ném cho Trường Linh.
Mấy ngày hôm sau, Vô Kỵ đang mải đắp một cái lò thì bỗng nghe thấy có tiếng kêu của một con khỉ. Tiếng kêu có vẻ đau đớn lắm.
Y lần theo tiếng kêu đó, chạy tới cạnh đầm nước thấy một con khỉ nhỏ đang kêu la nhảy nhót.
Thì ra lưng nó đã bị ba con nhái đỏ cán chặt và đang hút máu.
Trong đầm lại còn có hai con nhái nữa đang định nhảy ra cắn theo.
Vô Kỵ phi thân chạy tới, tay phải nắm lấy con khỉ xách ra cách đầm nước thật xa rồi đập chết ba con nhái đỏ.
Y thấy ngón và cổ tay phải của con khỉ đã bị một con nhái cắn đứt.
Con khỉ đau đớn kêu "chít chít" liên tục.
Vô Kỵ nghĩ thầm:
- Ta ở nơi đây một thân một mình không có bạn buồn tẻ vô cùng. Bây giờ có con khỉ này làm bạn cũng được khuây khỏa phần nào đây
.
Nghĩ đoạn y liền bẻ hai cành cây, ghép vào cổ tay và kiếm ít thuốc sống, nhai nát đắp vào vết thương cho con thú.
Tuy nhiên trong thung lũng này muốn kiếm đủ các vị thuốc cũng rất khó khăn.
Mấy vị thuốc mà Vô Kỵ đã kiếm được chưa chắc đã được linh hiệu cho lắm nhng nhờ y băng bó và nối xương rất khéo léo nên chỉ sáu bẩy hôm sau vết thương của con khỉ đã lành lặn rồi.
Con khỉ biết ơn y, ngay ngày hôm sau liền hái rất nhiều trái cây tươi đem đến cho y.
Có lẽ no còn cho những con khác hay nên vài ngày sau Vô Kỵ đã trở thành thầy lang của đa số khỉ và vượn nơi đây.
Vượn khỉ bị bệnh cũng tương tự như người vậy.
Chúng có mụn nhọt thì Vô Kỵ rịt thuốc hút mủ, khi chúng bị ngã thì Vô Kỵ dùng thuốc chỉ huyệt và băng bó cho.
Tuy hơi bận rộn nhưng Vô Kỵ rất thích thú nghĩ thầm:
- Ta học được y thuật chữa cho người thật không bằng chữa cho thú vật vì ít nhất loài thú không biết phản trắc, trái lại chúng còn biết ơn, đem thức ăn đến cho ta nữa .
Vô Kỵ sống cuộc đời như vậy được hơn một tháng, ngày nào cũng nướng nhái đỏ ăn nên chất kịch độc trong người đã giảm dần.
Hôm đó trời mới sáng tinh sương, y vân còn chưa thức giấc bỗng thấy có một bàn tay lưới rờ vào mặt.
Y giật mình thức tỉnh trợn mắt ra nhìn thấy có một con vượn trắng to gần bằng người ngồi ở bên cạnh, tay ẳm con khỉ nhỏ.
Con khỉ đó chính là con khỉ bị nhái cắn đã được Vô Kỵ chữa khỏi.
Con khỉ nhỏ luôn mồm kêu chít chít chỉ tay vào bụng con vượn trắng.
Vô Kỵ đã ngửi thấy mùi hôi thối thấy trên bụng con vượn trắng có đầy máu mủ chảy ra.
Y thấy bụng con thú đó có một cái nhọt rất lớn liền vừa cười vừa nói:
- Ðược! Ðược, khỉ con, thì ra mày lại đem bệnh nhân đến đây cho ta xem mạch phải không?
Con vượn trắng liền chìa tay ra, trong lòng bàn tay nó có một trái bàn đào to bằng quả bưởi, cung kính đưa cho Vô Kỵ.
Vô Kỵ chưa hề thấy trái bàn đào nào lại to như thế nghĩ thầm:
- Hồi xưa, lúc mẹ ta còn sống có kể chuyện cho ta nghe ở dãy núi Côn Luân có một nữ tiên gọi là Vương Mẫu chuyên trồng đào, bầy tiệc đào tiên cho quần tiên tới dự. Tuy chuyện đó không phải là chuyện thật nhưng trên núi Côn Luân là nơi xuất sứ của bàn đào thì quả đúng là sự thật .

Nghĩ đoạn y vừa cười vừa nói tiếp:
- Ta không thu tiền chữa bệnh, dù không có trái đào tiên này thì ta vẫn chữa cho mi như thường.
Nói xong, y rờ tay vào bụng con vượn trắng, khẽ nắn bóp mấy cái, liền giật mình kinh hãi.
Thì ra cái mụn nhọt ở trên bụng con vượn trắng to bằng cái đấu, sờ tay vào thấy nó cứng vô cùng.
Vô Kỵ đã đọc rất nhiều sách thuốc nhưng chưa thấy có cuốn nào nói tới loại mụn to như thế này bao giờ.
Y nhận thấy nếu cái mụn đó mà hóa mủ thì sợ không còn có thể nào mà chữa cho nổi.
Y lại thăm mạch cho con vượn thấy mạch của nó không lấy gì làm nguy hiểm cho lắm.
Y gạt lông con thú sang hai bên để tìm kiếm miệng cái mụn.
Y càng ngạc nhiên và kinh hãi thêm khi thấy cái mụn đó vuông chằn chặn như miệng một cái hộp.
Bốn bề lại có những đường chỉ khâu.
Như vậy hiển nhiên là đã có tay người nhúng vào chứ không sai.
Con vượn này tuy khôn ngoan thật nhưng nó cũng không thể nào tự khâu cho mình như vậy được.
Vô Kỵ xem xét kỹ cái mụn mới biết là do trong mụn có chứa một vật.
Chính vật gồ lên ấy làm lâm nguy huyết mạch khiến chúng không lưu thông đều được, khiến cho trong bụng con vượn cứ thối mãi không khỏi.
Vậy muốn chữa cái nhọt này thì phải lấy vật được khâu vào trong bụng con thú ra mới mong chữa được.
Nói đến dùng dao mổ cắt những vết thương hay mụn nhọt thì Vô Kỵ đã được Hồ Thanh Ngưu truyền dạy rồi.
Y muốn mổ bụng con thú ra để lấy vật được díu trong bụng nó nhưng không nỗi lúc ấy y không có dao và cũng không có đủ thuốc nên không sao mổ cho con thú được.
Ngẫm nghĩ giây lát y liền lượm một hòn đá nhọn, mài cho thật sắc, dùng làm dao mổ bụng cho con vượn.
Con vượn đó đã già lắm và rất tinh khôn.
Nó biết Vô Kỵ sẽ chữa bệnh cho nó nên tuy bụng đau nhức nhưng nó cúng cố chịu đựng không dẫy dụa chút nào.
Vô Kỵ cắt hai đường chỉ bên phải và phía trên ra rồi lật da bụng con vượn lên xem.
Y thấy trong bụng con vượn có một cái bọc vải dầu, y càng ngạc nhiên vô cùng nhưng chưa mở cái bọc đó ra vội, để sang một bên trước rồi lại lo khâu bụng con vật lại. Không có kim chỉ y phải lấy răng con nhái đỏ làm kim. lấy sợi vỏ cây làm chỉ.
Y dùng răng con nhái đỏ xuyên thủng lỗ, luồn sợi vỏ cây vào rồi thắt nút ngay lại.
Miễn cừơng lắm y mới khâu được lại cái bụng con thú.
Vì vậy y phải mất nửa ngày mới làm xong.
Con vượn tuy rất khỏe nhưng lúc này nó cũng đau đến nỗi nằm yên không cử động chút nào.
Vô Kỵ đem cái bọc vải dầu đi ra đầm nước rửa sạch máu rồi mở ra xem.
Thì ra trong cái bọc vải đó có ba cuốn kinh thư mong mỏng.
Nhờ có tấm vải dầu bọc kỹ nên để trong bụng bấy nhiêu lâu mà vẫn không hề suy suyển chút nào.
Trên bìa sách có viết mấy chữ hình dáng cong queo nên Vô Kỵ không hiểu đo là những chữ gì.
Y vội mở những cuốn kinh đó ra xem, thấy bên trong đều là văn tự quái dị, nhưng mỗi hàng chữ đó đều được chú thích bằng một hàng chữ hán nho nhỏ.
Vô Kỵ định thần xem mấy trang đầu mới hay những dòng chữ đó đều dùng để dạy người ta luyện khí công.
Y từ từ đọc, đột nhiên trống ngực đập mạnh vì trong đó có hai hàng chữ mà hình như y đã được đọc ở đâu rồi.
Y cố nhớ lại mãi mới nhớ ra được lào Thiếu Lâm Cửu Dương Công mà mình đã học được ở Thiếu Lâm Tự.
Nhưng khi y tiếp tục đọc thì ở bên dưới lại không giống.
Y thuận tay giở mấy trang sau ra xem lại thấy có mấy dòng kinh hoảng văn rất quen thuộc.
Y nhận ngay ra đó chính là Võ Ðang Nội Công Tâm Pháp mà cha y đã truyền cho y hồi hãy còn nhỏ.
Y vội đóng cuốn kinh hoảng thư đó lại suy nghĩ:
- Kinh thư này là kinh hoảng thư gì mà trong lại có cả Thiếu Lâm Cửu Dương Công và Võ Ðang Nội Công Tâm Pháp như thế ?
Nghĩ tới đó y sực nhớ ra lúc Trương Tam Phong thái sư phụ dắt y lên chùa Thiếu Lâm chữa bệnh có kể cho y nghe một câu chuyện như sau:
- Sư phụ của thái sư phụ là Giác Viễn đại sư, học được Cửu Dương Chân Kinh, trước khi viên tịch có đọc lại kinh văn của cuốn chân kinh đó. Lúc ấy có thái sư phụ y cùng với Quách Tường nữ hiệp và Vô Sắc Ðại sư của Thiếu Lâm Tự. Ba người đứng cạnh đó lắng nghe, mỗi người ghi nhớ được một phần vì thế võ công của Võ Ðang, Nga Mi và Thiếu Lâm ba phái tiến bộ rất nhiều. gần trăm năm nay ba phái được nổi danh trên võ lâm là thế. Chẳng lẽ đây lại là bọ Cửu Dương Chân Kinh đã bị người ta lấy trộm đi chăng?
Phải, thái sư phụ ta nói: Cửu Dương Chân Kinh giết hại chú ở trong một cuốn kinh tên là Lăng Già. Có lẽ cuốn kinh này là Lăng Già Kinh cũng nên còn những chữ hán ghi chú nhỏ này là Cửu Dương Chân Kinh đây. Nhưng tại sao lại được khâu ở trong bụng con vượn như thế này ?
Hóa ra cuốn chân kinh đó quả nhiên là Cửu Dương Chân Kinh, còn tại sao lại được giấu ở trong bụng con vượn như vậy thì lúc bấy giờ không một ai được biết hết.
Nguyên chín mươi năm về trước, Tiêu Tương Tử cùng Doãn Khắc Tây lẻn vào trong chùa Thiếu Lâm lấy trộm đực cuốn chân kinh hoảng này, Giác Viễn Ðại sư hay biết liền đuổi theo chúng tới đỉnh núi Hoa Sơn.
Tới đó chúng không còn cách nào chạy thoát thân được. Nhân nhìn thấy một con vượn ở gần đó, Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây nghĩ ra đực một kế, liền mổ bụng con vượn, díu bộ kinh hoảng văn vào bên trong rồi khâu lại.
Sau đó Giác Viễn, Trương Tam Phong và Dương qua ba người đuổi tới khám xét người chúng không tìm thấy cuốn chân kinh đó liền buông tha.
Chúng đem con vượn xuống núi. Sự mất còn của Cửu Dương Chân Kinh trở thành một nghi án rất lớn trong võ lâm gần một trăm năm nay.
Sau Tiêu Tương Tử với Doãn Khắc Tây đem con vượn đó lên Tây Vực, . Vì chúng nghi ky lẫn nhau, người nào cũng sợ người kia giết mình hay học được võ công trước mình nên không ai dám mổ bụng con vượn lấy kinh đó ra cả.
Rốt cuộc đi tới đỉnh núi Thần Phong trong dãy Côn Luân chúng cùng giở âm mưu ra giết hại lẫn nhau. Thế là cả hai tên gian tặc đó đều bị giết chết và cuốn kinh thư vẫn còn nằm trong bụng con vượn đến tận ngày hôm nay.
Ðúng ra võ công của Tiêu Tương Tử giỏi hơn Doãn Khắc Tây một bực nhưng vì ở trên núi Hoa Sơn y đã bị Giác Viễn đại sư đánh trúng một quyền trong người đã bị trọng thương nên tới khi hai người trở mặt y đíu với Doãn Khắc Tây bị đối thủ giết chết trước.
Lúc Doãn Khắc Tây sắp chết có gặp Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Ðạo. Bởi lương tâm cắn rứt nên y nhờ Hà Túc Ðạo nói cho Giác Viễn đại sư hay cuốn kinh thư đang ở trong bụng con vượn.
Nhưng lúc y nói thần trờ đã mê sảng nên lời nói không được rõ ràng cho lắm.
Hà Túc Ðạo nghe y nói "Kinh ở trong hầu" mà lại nghe thành "Kinh ở trong đầu".
Sau đó Hà Túc Ðạo có giữ lời hứa tới chùa Thiếu Lâm nói lại cho Giác Viễn đại sư nghe lời nói ấy, nhưng Giác Viễn đại sư không hiểu "Kinh ở trong đầu" là gì.
Cũng vì cuộc gặp gỡ này mà Hà Túc Ðạo đã gây nên một cuộc phong ba rất lớn trên Thiếu Lâm Tự. Trong võ lâm mới có thêm hai phái Võ Ðang và Nga Mi là thế.
Còn về phần con vượn thì nó cũng gặp may lắm.
Nó ở trên dãy núi Côn Luân, chuyên hái đào tiên để ăn.
Nên từ đó đến giờ hơn chín mươi năm nay vẫn khỏe mạnh như thường.
Lông trên mình nó từ đen đã biến thành trắng như tuyết rồi.
Lúc ấy cuốn kinh thư ở trong bụng làm cho nó đau bụng luôn luôn và mụn nhọt trên đó cứ khi khỏi khi đau.
Ngày hôm nay, nó lại may mắn được Vô Kỵ mổ bụng lấy kinh văn ra cho.
Với con vượn như vậy là nó đã lại gặp được một sự may mắn lớn lao.
Nhưng những chuyện dĩ vãng khúc khuỷu như thế thì Vô Kỵ nghĩ làm sao cho ra được.
Trong khi y nghĩ ngợi liền cầm lấy trái đào của con vượn trắng tặng cho lên ăn.
Y thấy thơm ngon vô cùng, còn ngon hơn cả những trái cây vô danh ở trong thung lung này nữa, ăn xong quả đào tiên đó y thấy bụng đã lưng lưng liền nghĩ thầm:
- Năm xưa thái sư phụ đã nói: nếu ta học được Cửu Dương Thần Công của Võ Ðang, Thiếu Lâm và Nga Mi ba phái thì những khí âm độc ở trong người ta sẽ hết ngay. Nhưng Cửu Dương Thần Công của cả ba phái đó đều thoát thai từ Cửu Dương Chân Kinh hết. Nếu cuốn kinh văn này quả thật là Cửu Dương Chân Kinh thì ta cứ theo sách mà học còn hơn là học thần công của ba môn phái kia. Ðằng nào ở trong thung lũng này ta cũng không có việc gì để làm hết, thì ta cứ theo kinh này mà luyện tập vậy, dù ta có đoán sai đi chăng nữa, và bộ kinh này không có lợi gì cho ta, thậm chí có hại đi nữa thì cực lắm chết cũng là thôi .
Thế là từ đó trở đi y cứ theo ba cuốn kinh văn đó mà luyện tập thần công.
Vô Kỵ sợ trong lúc ngủ say bị bọn khỉ vượn lấy trộm nghịch xé mất sách nên y phải lấy ba hòn đá thật lớn đè lên hai cuốn thứ hai và thứ ba còn tay thì cầm cuốn thứ nhất.
Trước hết y đọc đi đọc lại vài ba lần cho thật thuộc lòng rồi theo phương pháp trong sách mà luyện tập.
Y nghĩ thầm:
- Dù ta có học được hết thần công va xua đuổi được những hàn khí âm độc ra khỏi tạng phủ nhưng ta bị giam giữ ở trong thung lũng này dù võ công của ta có cao siêu đến đâu cũng không thể nào thoát ra được. ở trong thung lũng này ta còn có rất nhiều thì giờ, ta cứ thong thả mà luyện tập cũng không muộn .
Y đã có ý định như vậy nên càng luyện tập càng tiến bộ nhanh chóng vô cùng.
Chỉ trong bốn tháng ngắn ngủi như vậy mà y đã luyện được hết cuốn kinh thứ nhất rồi.
Năm xưa Ðạt Ma Tổ Sư viết hai cuốn Cửu Âm Chân Kinh và Cửu Dương Chân Kinh võ học kỳ thư, một âm một dương, tương hỗ tương thành, tương sinh tương khắc, không phân biệt cao thấp hơn kém gì hết. Nhưng võ công ở trong cuốn Cửu Dương Chân Kinh thì chú trọng dùng khí, bảo vệ tính mạng của con người còn cuốn Cửu Âm Chân Kinh thì chú trọng chiến thắng khắc địch.
Về mặt nội công thì Cửu Dương Chân Kinh hơn Cửu Âm Chân Kinh, còn về thế võ kỳ ảo và biến hóa nhanh chóng thì Cửu Âm Chân Kinh lại hơn.
Năm xưa vợ chồng Trần Huyền Phong lấy trộm được quyển hạ Cửu Âm Chân Kinh tụ tập các thức võ công kỳ diệu mà trong cuốn Cửu Dương Chân Kinh không có đã gây nên bao phong ba bão táp trên giang hồ.
Nhưng nếu luyện thành công Cửu Dương Chân Kinh thì bất cứ võ công kỳ lạ huyền ảo đến đâu cũng không thể nào đả thương được.
Vô Kỵ luyện xong cuốn kinh văn thứ nhất, y bấm đốt ngón tay tính ngày giờ, nhận thấy ngày mà Thanh Ngưu bảo y chết vì hơi độc trong người phát tán đã qua lâu rồi.
Nhưng y chỉ thấy người khỏe mạnh, chân khí toàn thân lưu thông như thường không có vẻ gì là đang có trọng bệnh cả.
Khi xưa hơi hàn độc thỉnh thoảng làm y lâm nguy bây giờ hai ba tháng rồi y mới cảm thấy có một lần thôi nhưng rất nhẹ.
Lúc này y đã biết cuốn kinh thư đó dù không phải là Cửu Dương Chân Kinh thì cũng rất có ích cho sức khỏe của mình. Hơn nữa y lại thường thường ăn những con nhái huyết, trong người càng thấy ấm áp thêm.
Ngoài ra con vượn trắng cám ơn y đã chữa khỏi bệnh cho nó nên nó thường đem Bàn đào lớn đến cho y ăn.
Cho tới khi y đã luyện đến cuốn thứ hai thì y thấy hơi hàn độc trong người đã mất hẳn.
Ðúng ra lúc này nếu y còn tiếp tục ăn nhái huyết thì thế nào cũng sẽ trúng độc chí dương nhưng vì y đã luyện thành công một nửa Cửu Dương Thần Công, hai lại được ăn thứ Bàn đào dở chủng đó luôn nên không sợ chất độc nào làm hại hết.
Thịt nhái huyết có tính chí dương như vậy lại càng tăng thêm công lực Cửu Dương Thần Công cho y.
Hàng ngày Vô Kỵ ngoài việc luyện Cửu Dương Thần Công ra thì đùa rỡn với khỉ vượn.
Nhưng khi y hái được trái cây vẫn thường chia cho Trường Linh nên y vô lo vô lự, tự do tự tại sống một cuộc đời sung sướng như tiên vậy.
Riêng có Trường Linh sống ở đình đài nho nhỏ, lên không được, xuống cũng không xong, y cảm thấy một ngày lâu tựa một năm vậy.
Ðến mùa đông băng tuyết phủ đầy núi, gió rét thấu xương càng khốn khổ thêm.
Vô Kỵ luyện đến cuốn kinh thứ ba đã không sợ nóng lạnh gì nữa.
Y muốn tắm thì nhảy xuống đầm nước lạnh.
Y không thấy lạnh chút nào vì trong người y chân khí lưu động tự nhiên sinh ra một sức mạnh để chống đỡ lại giá rét bên ngoài.
Răng của những con nhái huyết tuy sắc bén thật nhưng lúc này cũng không cắn nổi y nữa. Nước trong đầm lạnh buốt như thế cũng không làm gì nổi y.
Nhưng cuốn Cửu Dương Chân Kinh này càng luyện trở về sau càng thấy khó vô cùng.
Y tập luyện chậm hơn trước nhiều nên cuốn thứ hai y phải mất trọn một năm mới luyện xong.
Cuốn sau cùng y phải luyện hơn hai năm mới hoàn toàn thành công.
Nửa đêm ngày hôm đó Vô Kỵ giở đến trang cuối cùng của cuốn chân kinh mà luyện tập, trong lòng nửa mừng rỡ nửa cảm thấy hoang mang.
Y lọt vào thung lung này đã được hơn bốn năm Từ một thằng nhỏ đã trở thành một thanh niên thân hình khá to lớn.
Trong bốn năm nay không biết thế giới bên ngoài biến đổi như thế nào y ở bên trong luyện thành công Cửu Dương Thần Công.
Trong những ngày giờ đó thỉnh thoảng y cũng theo lũ khỉ leo lên vách núi, đứng trên cao nhìn xuống phía xa.
Với công lực của y bây giờ muốn đi ra khỏi thung lung này không phải là chuyện khó nhưng y thấy người đời nham hiểm, xảo trá.
Hễ nghĩ tới những chuyện dĩ vãng là y rùng mình sợ hãi.
Y thường nghĩ thầm:
- Ta hà tất phải đi ra bên ngoài tìm kiếm những sự phiền não đó làm gì? Chi bằng ta sống cho hết đời ở thung lũng thần tiên này có hơn không ?
Vô Kỵ đào một cái hốc ở vách núi sâu đôi ba thước, rồi lấy miếng vải dầu bao Cửu Dương Chân Kinh cùng cả cuốn Y Kinh của Y tiên Hồ Thanh Ngưu và cuốn Ðộc Kinh của Vương Nạn Cô lại, dấu vào trong rồi lấp lại.
Làm xong chàng còn dùng ngón tay viết lên trên vách đá mấy chữ thật lớn: "Nơi chôn kinh của Trương Vô Kỵ"
Trong lúc chàng luyện tập thần công chỉ chăm chú vào mấy cuốn kinh thư không cảm thấy buồn tẻ chút nào, bây giờ chàng đã luyện thành môn Cửu Dương Thần Công đó rồi, không có việc gì làm nữa nên cảm thấy buồn chán vô cùng liền nghĩ thầm:
- Lúc này bác Trường Linh có tới hãm hại ta, ta cũng không sợ gì hết chi bằng ta sang bên đó nói chuyện với y cho đỡ buồn có hơn không?
Nghĩ đoạn chàng liền khom người chui vào trong hang núi.
Lúc chàng vào thung lũng chàng mới có mười lăm tuổi, thân hình còn bé nhỏ.
Bây giờ đến khi đi ra thì chàng đã là một thanh niên mười chín tuổi rồi.
Thân hình chàng còn vạm vỡ cao lớn hơn người thường nữa nên không sao chui lọt cái hang động đó được nữa.
Chàng vội nín hơi vận Xúc Cốt Công lên (Thần công rút cho khớp thu nhỏ lại).
Chỉ trong thoáng cái người của chàng còn thu nhỏ hơn cả khi xưa nên chàng chui qua cái hang đó một cách rất dễ dàng.
Lúc ấy Trường Linh đang ngồi tựa bên vách đá ngủ gật.
Y đang mơ thấy trong nhà có thết tiệc, kẻ hầu người hạ tấp nập, thân bằng cố hữu xu nịnh khiến y cảm thấy oai phong sung sướng vô cùng.
Y đột nhiên cảm thấy đầu vai có người vỗ mấy cái.
Y giật mình thức tỉnh vội mở mắt ra nhìn liền thấy một cái bóng đen vừa cao vừa gầy đang đứng trước mặt.
Y đứng dậy, vẫn còn chưa hoàn hồn lớn tiếng hỏi:
- Ngươi... Ngươi là...
Vô Kỵ mỉm cười đáp:
- Bác Trường Linh! Bác không nhận ra được tôi hay sao? Tôi là Trương Vô Kỵ đây mà.
Trường Linh vừa kinh hãi vừa mừng rỡ vừa nổi giận.
Y hậm hực nhìn Vô Kỵ hồi lâu rồi mới lên tiếng hỏi:
- Sao? Chú em đã cao lớn như thế này rồi à? Hừ! Sao bấy nhiêu lâu chú không sang đây nói chuyện với tôi? Tôi đã van lơn chú mãi mà chú vẫn cứ bỏ mặc tôi một mình ở ngoài này?
Vô Kỵ mỉm cười nói:
- Tôi sợ vào đây lại bị bác đánh đập!
Trường Linh bỗng nhiên giơ tay phải ra giở môn cẩm nã thủ túm chặt đầu vai Vô Kỵ quát hỏi:
- Thế sao hôm nay chú không sợ ...
Y đột nhiên cảm thấy bàn tay nóng hổi, cánh tay rung động rất mạnh.
Y vôi buông tay ra thây ngực vẫn còn đau ngầm.
Y sợ hãi vội lui về phía sau ba bước ngẩn người ra nhìn Vô Kỵ rồi hỏi tiếp:
- Chú... Chú...Ðây là môn võ công gì thế?
Sau khi luyện thành công Cửu Dương Thần Công ngày hôm nay lần đầu tiên Vô Kỵ mới sử dụng tới.
Chàng thấy oai lực của nó tuyệt luân.
Trường Linh là một cao thủ hạng nhất trong võ lâm mà bị thần công của chàng chấn động nhẹ một cái mà đã phải buông ra.
May mà chàng mới sử dụng có một thành công lực thôi, nếu chàng sử dụng toàn lực chắc chắn tay của đối thủ phải bị chấn động gãy luôn.
Chàng thấy Trường Linh có vẻ sợ hãi trong lòng khoái chí vô cùng vừa cười vừa hỏi tiếp:
- Thế nào? Môn võ công của tôi có khá không?
Trường Linh lại hỏi:
- Môn võ công đó tên là gì vậy?
Vô Kỵ đáp:
- Tôi cũng không được biết, có lẽ là môn Cửu Dương Thần Công cũng nên.
Trường Linh giật mình kinh hãi vội hỏi tiếp:
- Sao chú lại luyện tới mức thành công môn đó được Vô Kỵ không giấu giếm liền kể chuyện mình chữa bệnh cho con vượn trắng như thế nào, thấy trong bụng nó có mấy cuốn kinh rồi theo mấy cuốn kinh đó luyện tập như thế nào kể hết lại cho Trường Linh nghe.
Trường Linh nghe Vô Kỵ kể như vậy vừa tức giận vừa đố kỵ, trong lòng nghĩ thầm:
- Ta chịu khổ sở ở trên ngọn núi cao chót vót này bốn năm trời mà thằng nhỏ thì lại luyện được thành công môn thần công kỳ ảo nhất thiên hạ


Bình luận

Truyện đang đọc