HÔ HẤP LẦN THỨ HAI


Hô hấp lần thứ hai

Tác giả: Khúc Thủy Lão Sư

Chuyển ngữ: Andrew Pastel

23.

Ngày hôm đó, Bạch Đoạn vui vẻ kéo Lưu Triệu Thanh vào Tắc Thượng Giang Nam, tôi nhăn nhó bảo còn có việc cần làm, rồi phất tay áo rời đi.

Bạch Đoạn không bắt lại kịp.

Tôi buồn bực, nghĩ cái bộ dạng điềm đạm trưởng thành của anh tôi cũng chẳng lạ gì. Nhưng Trương Nguyên và Quách Nhất Thần biết tôi ngồi cùng một phòng và uống rượu với Lưu Triệu Thanh, thì tôi chết chắc rồi.

Tôi lái xe về nhà, hậm hực mở TV ngồi trên ghế sofa một mình. Đúng lúc đó, điện thoại tôi đổ chuông, lấy ra thì thấy là Lý Học Hữu gọi. Tôi nghĩ thầm Lý Học Hữu là Thái thượng lão quân, tôi không thể làm mích lòng được, nên nhanh chóng bấm nhận cuộc gọi. Vừa bấm nút, Lý Học Hữu đầu bên kia rống ầm ỹ: “Bạch Đoạn đâu? Tại sao không nghe điện thoại?”

Tim tôi như thót ra ngoài. Tôi chối đây đẩy, bảo tôi không bỏ Bạch Đoạn vào túi, sao tôi biết anh đang ở đâu.

Lý Học Hữu nói tôi đừng vờ vịt nữa, ông thấy tôi lái xe đi đoán Bạch Đoạn lúc tan tầm hôm nay rồi.

Tôi nói ừm, thầy thấy hết rồi à?

Lý Học Hữu nói ông không có thời gian để giải quyết vấn đề cá nhân của hai người, bảo tôi nói với Bạch Đoạn quay trở lại tăng ca ngay lập tức!

Tôi hỏi chuyện gì đã xảy ra?

“Công nhân nhảy lầu tự sát tập thể, nói Bạch Đoạn nhanh lên!” Lý Học Hữu nói xong thì dập máy.

Tôi mắng thầm trong lòng, gọi điện thoại cho Bạch Đoạn, quả nhiên không có ai trả lời, tôi đoán anh đang cắm mặt ở Giang Nam cầm micro hú hét rồi. Tôi miễn cưỡng cầm lấy chìa khóa xe và đi xuống lầu một lần nữa.


Khi tôi quay lại Tắc Thượng Giang Nam, Bạch Đoạn và Lưu Triệu Thanh quả nhiên đang thân thiết khoác vai ca hát, tôi không còn thời gian để quan tâm đến chuyện này, kéo tay Bạch Đoạn lên xe, đạp chân ga chở anh chạy ngay về bệnh viện.

Trên đường đi, Bạch Đoạn nói với tôi, anh biết tôi không vui, nhưng mọi chuyện đã qua lâu như vậy rồi, tôi không thể bỏ qua được sao?

Tôi nói không, chuyện này tôi không thể nhượng bộ được đâu, hoặc là anh giữ khoảng cách với Lưu Triệu Thanh, hoặc hai chúng tôi chia tay.

Bạch Đoạn nói Hạ Niệm Phi, em có thể đừng ương bướng như vậy được không? Cái vấn đề này có to tát lắm đâu?

“Có to tát lắm đâu?” Tôi cười lạnh một tiếng: “Vì hắn ta mà Quách Nhất Thần phải ngồi tù một năm, anh xem, có to tát lắm đâu nhỉ?”

Bạch Đoạn bĩu môi không nói gì, một lúc lâu sau mới hỏi tôi: Còn anh thì sao? Em có còn ghét anh không?

Tôi ngạc nhiên, nghẹn một lúc mới nói, anh thì khác.

Bạch Đoạn giận dỗi nói anh chẳng thấy rằng anh khác biệt chỗ nào.

Tôi nói Bạch Đoạn à, em đối xử thế nào với anh chẳng lẽ anh không nhận ra.

Bạch Đoạn nói anh không biết.

Tôi nổi nóng, nói “Bạch Đoạn, anh có lương tâm không, anh chiếm bao nhiêu trong lòng em anh còn không biết nữa sao? Em còn chuyện gì không dám làm vì anh nữa? Em còn dám xúc phạm Khâu Vũ Sơn vì anh, chỉ muốn ôm anh vào lòng mà bảo vệ anh, muốn làm cho anh cười mỗi ngày, vậy mà cuối cùng anh nói vậy với em sao?”

Bạch Đoạn sa sầm mặt hỏi Khâu Vũ Sơn là thế nào?

Tôi ậm ừ, nói không có chuyện gì cả.

Bạch Đoạn nóng nảy nắm lấy tay tôi: Chuyện gì vậy? Tại sao em lại đi chọc giận ông ta?


Tôi liều mạng nắm chặt lấy tay lái, không hé răng.

Bạch Đoạn tức giận, hỏi tôi có chịu nói hay không?

Tôi đành ngượng ngùng lí nhí, nói rằng bệnh nhân bị sự cố là cha vợ tương lai của Khâu Vũ Sơn.

Bạch Đoạn sững sờ, hít một hơi: Giám định y khoa là do em làm?

Em … Bạch Đoạn run rẩy,  anh nắm lấy tay tôi lắc lắc, một lúc lâu sau, anh mới hỏi: Em không tin anh đến thế sao?

“Không, không phải là em không tin anh …” Tôi không phản bác được, không còn gì để nói.

“Tin anh mà đi tìm Hội đồng Giám định Y khoa?! Tin anh mà đi đối chọi lại Khâu Vũ Sơn?! Để anh nói cho em biết, nếu ai đó phát hiện ra kết quả thẩm định là giả, không chỉ anh mà cả em cũng sẽ bị liên lụy!” Bạch Đoạn tức giận đến cả người run lên, hít sâu mấy hơi, định thần lại một chút rồi nói tiếp: “Nếu đúng thật là trách nhiệm của anh thì sao? Anh dám làm dám chịu, vì trình độ của anh không đủ tốt, cùng lắm thì anh bị tịch thu giấy phép hành nghề thôi, anh còn trẻ anh có thể học sang một ngành khác, còn hơn là cứ ở lại bệnh viện rồi sau này lại phát sinh thêm sự cố.”

Đang nói chuyện thì đã đến cổng bệnh viện, Bạch Đoạn trừng mắt nhìn tôi một cái, rồi nhảy xuống xe, đóng sầm cửa lại bước đi.

Tôi gục đầu vào tay lái, cảm thấy mệt mỏi.

Nếu biết trước kết quả sẽ như thế này, tôi sẽ không sống chết mà làm. Mẹ nó thật là tự hành hạ bản thân mà.

Tôi đỗ xe và lên lầu, một nhóm đàn ông trung niên mặc quần áo công nhân chen chúc trong bệnh viện khóc lóc đến nháo nhào ở hành lang khoa cấp cứu. Một người đàn ông có lẽ là dẫn đầu nhóm nhân công đang tranh cãi với Tiểu Nhạn Bình về chuyện phẫu thuật: chúng tôi không phẫu thuật đâu, chúng tôi không có tiền. Không cần phải cứu chúng tôi, chúng tôi không có tiền trả viện phí.

Tiếu Nhạn Bình nói không được, mấy người không phải là người nhà, chỉ có người nhà mới được ký giấy đồng ý không chạy chữa.

Người đàn ông hét lên rằng người nhà của họ cũng không có tiền! Nếu có tiền thì còn nhảy lầu làm gì?!

Tất cả mọi người trong hành lang đều ngoái đầu nhìn lại.


Tôi vịn một cô y tá trẻ lại hỏi chuyện gì, y tá trẻ thở dài bảo cuối năm nhà thầu trốn mất, công nhân không có tiền nên nhảy lầu.

Tôi cũng căm phẫn góp vào hai câu, nói rằng những nhà đầu tư này thật độc ác, sớm muộn gì cũng bị quả báo.

Cô y tá nhỏ liên tục gật đầu đồng tình với tôi, nói lần này đúng ra không ngờ tới, chính là cái tòa Tân Hiệp Hòa đang xây ở phía nam thành phố chứ đâu. Công trình lớn như thế nhà thầu cũng là công ty lớn đi, vậy mà còn cắt xén tiền mồ hôi nước mắt của công nhân, đúng là chẳng có lương tâm.

Tôi sửng sốt, “Cô nói gì nói lại lần nữa cho tôi với?!”

Cô y tá bình tĩnh giải thích cho tôi toàn bộ câu chuyện về vụ công nhân nhảy lầu. Sau khi kể xong, cô ném thêm vào câu coi thường chủ đầu tư với tôi rồi bỏ đi ngay.

Tôi choáng váng, không phân biệt được phương hướng. Vội vàng móc điện thoại ra, thì thấy hết pin, tôi định chạy xuống lầu gọi điện thoại công cộng, nhưng lại không nhớ được số điện thoại của Tạ Cẩm Hòa. Tôi đứng trước cửa bệnh viện, suy nghĩ lung tung một hồi, cuối cùng lo lắng quá, tôi vào xe chạy thẳng đến hẻm Thạnh Lều.

Hôm nay là cái ngày quỷ quái gì thế này!

Ánh đèn rực rỡ ngoài cửa sổ dọc đường đi thoáng hiện như phù quang, tôi cố gắng tự nhủ không sao đâu, nợ lương đã là hiện tượng xã hội, lần này chỉ là một sự cố nhỏ, nếu tất cả tiền lương được trả trước tết âm lịch thì cũng không có vấn đề gì. Nhưng tôi biết chú Tạ là người như thế nào. Dù không có tiền, ông cũng không làm một việc bất lương là trì hoãn việc trả lương cho công nhân như thế; Tôi cũng biết mấy nhà thầu của Tân Hiệp Hòa, hợp đồng phát triển chung được ký kết rất rõ ràng, phân bổ dự án không thừa không thiếu lấy một xu. Lần trước cùng nhau ăn cơm, chú Tạ cũng đặc biệt nhấn mạnh, bây giờ các vấn đề Tam Nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) bên trên siết rất chặt, mấy chuyện thất đức như khất nợ nông dân công tuyệt đối không thể xảy ra, mấy ông kiến trúc công trường còn đấm ngực rất hùng hồn cơ mà, không thể nào lúc này lại xảy ra sự cố như vậy được.

Khi tôi lái xe đến công trường xây dựng Tân Hiệp Hòa ở hẻm Thạch Lều, chú Tạ trông có vẻ mệt mỏi, đang chỉ đạo một số người của mình lấy thứ gì đó ra khỏi giàn giáo. Bên cạnh chú Tạ là Chu Ngọc Hải, cũng giống chú Tạ, ông là một trong những cổ đông lớn nhất của quảng trường Tân Hiệp Hòa. Lúc này, hai người đang đứng đối mặt, thấp giọng nói chuyện, trông rất bất ổn.

“Chú Tạ, chú Chu!” Tôi nhảy ra khỏi xe gọi họ, “Có chuyện gì vậy ạ?

Chu Ngọc Hải nhìn thấy tôi, cười cũng không nổi: “Tiểu Hạ, nãy chú Tạ định gọi điện thoại thông báo cho cháu nhưng không gọi được.”

“Chuyện gì xảy ra vậy ạ?” Tôi nhìn chằm chằm vào mảnh vải bố màu trắng trên tay chú Tạ.

Chú Tạ không trả lời tôi, từ từ giũ mảnh vải ra, trên mảnh vải viết những chữ lên án xiêu vẹo bằng mực đen đặc: Trả lại tiền lương cho công nhân chúng tôi.

Tôi giương mắt nhìn cái lều ven công trường, đã chẳng còn ai ở đó.

“Người bên Dương Phong đâu rồi ạ?” Tôi đang nói đến nhà thầu của Tân Hiệp Hòa.

“Trốn rồi.” Chú Tạ ngơ ngác nhìn ta, “Niệm Phi, chúng ta xong rồi.”


Trước đây Tạ Cẩm Hòa đã nói với tôi rằng, trong thời đại kinh tế bong bóng này, bất động sản về cơ bản là một chiếc găng tay rỗng. Chuỗi vốn là hố tử thần của các nhà phát triển bất động sản. Một khi tài chính bị đứt, thì chắc chắn sẽ không thể ngóc đầu lên được.

Mà đây chính xác là trường hợp của dự án Tân Hiệp Hòa bây giờ.

Khi dự án Tân Hiệp Hòa mới được khởi động vào năm đó, chú Tạ và những người khác rất tuân theo các quy tắc của ngành, bao gồm thế chấp đất đai và các khoản vay. Ý tưởng cơ bản là chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập kế hoạch và bắt đầu, còn việc xây dựng quảng trường được giao trực tiếp cho nhà thầu. Chú Tạ và những người khác cầm mảnh đất ở hẻm Thạch Lều kia để thế chấp mượn nợ mục công trình đang xây dựng dở dang với ngân hàng, hai năm sau sẽ dùng tiền đầu tư trả nợ gốc và lãi. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ giấy trắng mực đen viết tên chủ đầu tư, một khi dự án Tân Hiệp Hòa không trả được tiền vay thì ngân hàng sẽ chỉ quy trách nhiệm cho chú Tạ chứ không thu tiền của nhà thầu. Lúc ấy, hợp đồng mà Dương Phong và chú Tạ đã ký là dự án công trình Tân Hiệp Hòa sẽ do nhà thầu Dương Phong phụ trách, với khoản đặt cọc trước 20%, giới hạn hai năm và bồi thường gấp đôi nếu vi phạm hợp đồng. Để tránh việc nhà thầu làm đầy túi riêng, chú Tạ, một người đàn ông già đời, thậm chí còn tự mình định giá nguyên vật liệu, nhưng bây giờ vô dụng rồi, tất cả đều đã bị tên khốn Dương Phong kia lấy đi hết.

Chú Tạ run run đưa tôi đi xem tiến độ dự án, cơn tăng huyết áp suýt tái phát: Tiến độ dự án của Dương Phong đã bị trì hoãn. Có lẽ hắn đã lên kế hoạch ôm tiền bỏ trốn từ lâu.

“Quản giáo làm ăn cái gì không biết nữa!” Chu Ngọc Hải cởi mũ ném mạnh xuống đất.

Khoản vay của ngân hàng sẽ hết hạn trong nửa năm nữa, không thể thu hút thêm đầu tư với tình trạng của Tân Hiệp Hòa hiện tại. Vài trăm triệu kinh phí thiếu hụt trở thành điều đáng lo ngại nhất.

Tình hình bây giờ thật sự đúng là ‘tứ bề thọ địch’. Tạ Cẩm Hòa như tóc bạc hết chỉ qua một đêm: “Niệm Phi, xin lỗi, lần này chú Tạ của cháu có thể thật sự phá sản rồi, không thể giúp được gì cho cháu nữa.”

Tôi cũng an ủi ông, nói rằng tiền đầu tư của tôi chỉ là một khoản nhỏ, ông nên tập trung lo lắng cho việc trước mắt, có thể gỡ gạc được khoản nào thì hay khoản đó.

Tạ Cẩm Hòa thở dài một tiếng, thật lâu cũng không nói gì.

Tôi cảm thấy thật sự mệt mỏi, cả về thể chất và tinh thần, nhưng lại không muốn nghỉ ngơi. Tôi chầm chậm lái xe lòng vòng trên đường vành đai, nghĩ 20 triệu, 20 triệu đã mất hết rồi. Mẹ cực khổ vất vả lắm mới để lại 20 triệu, cho tôi đủ cuộc sống ấm no, nhưng tôi lại tiêu hết sạch. Biết là thế, nhưng so với khoản đầu tư hơn 100 triệu nhân dân tệ của Lao Xie thì 20 triệu tệ của tôi chẳng là bao.

(20 triệu tệ = 60 tỷ vnd, 100tr tệ = 300 tỷ vnd)

Trời về khuya, gió bắc thổi hơi lạnh, tôi cứ ngơ ngác lái xe thẳng về phía trước, trên đường đi ngang qua khách sạn Phù Sơn do mẹ tôi góp vốn, sống mũi tôi chợt cay xè.

Mẹ ơi, con nhớ mẹ, con rất nhớ mẹ.

Tôi nghẹn ngào trong gió bắc ảm đạm, cuối cùng bật khóc một mình.



Note: Kiến thức về kinh tế của mình là âm vô cực nên mình chỉ edit theo raw chứ cũng….không hiểu gì, có bị sai chỗ nào mong các cao nhân chỉ giáo…

./.


Bình luận

Truyện đang đọc