KIẾM VỐN LÀ MA


Hậu Điểu được dẫn đến ngoại quán của Kiếm Phủ, ở một nơi trong khu nhà giàu ở bên trong Cẩm Thành, hoàn cảnh u nhã, bày biện rất hợp lòng người, cách Kiếm Phủ cũng không xa; chỉ có một điều duy nhất khiến y than thở là cho đến bây giờ, y cũng không biết Kiếm Phủ rốt cuộc thuộc khu vực nào?Ngoại quán đều là những gian nhà đơn, không phải là xa xỉ, mà là đối với chức nghiệp tu sĩ thì tính riêng tư cực kì quan trọng, cuộc sống tu hành đều không thể cùng với người khác chung đụng, việc này không liên quan gì đến cảnh giới.Con đường tu đạo, xét đến cùng là con đường độc hành.Viện tử không lớn, đủ để luyện kiếm; phòng ở có hai gian, có chỗ để đả tọa.

Có thể nhìn ra, trên phương diện này Toàn Chân Giáo rất thực tế, ngoài duy trì những yêu cầu cơ bản của tu hành giả thì những thứ bày biện trang trí hết thảy đều không có, không so được với đạo quán mà y từng lưu trú ở Thần Đô An Hòa.Phải biết rằng, ở nơi này y có thân phận là chuẩn đệ tử; ở Thần Đô lại là tội nhân chờ tuyên phạt.


Cũng có thể thấy được về mặt tài lực hai bên có sự khác biệt.Lúc vào ở thì trời đã tối đen, xung quanh đình viện hoàn toàn yên tĩnh, cũng có không người quan tâm, nghĩ cũng phải, người ở đây chẳng qua là một người muốn gia nhập môn phái để đạt được tư nguyên tu hành mà thôi.Hậu Điểu rất hài lòng, đã đến bước này, y đã làm được chuyện của Xung Linh đạo nhân giao phó, kế tiếp là làm sao để đề cao bản thân mới là vấn đề duy nhất mà y phải cân nhắc.Sau khi làm xong bài tập đêm, y lấy ra miếng trúc giản mà Vương đạo nhân đã tặng, cái này chắc cũng là lựa chọn tiêu chuẩn của y sau khi chính thức nhập môn, bất quá bây giờ còn cách thời hạn đó một tháng, cũng không tính là phạm quy.Tu hành đến Dẫn Khí cảnh, đây có thể là thủ đoạn chân chính để qua lại tại thế giới tu chân, ở Đạo Môn thì có thể nếm thử các loại thuật pháp cơ bản nhất, còn ở Ma Môn như Toàn Chân Giáo thì kiếm thuật mới là phương hướng chủ yếu.Đương nhiên cũng không có tuyệt đối, trên thực tế mỗi đệ tử của Đạo Môn ai ai cũng vác theo trường kiếm, luyện tập kiếm thuật phòng thân cơ bản nhất; Toàn Chân Ma Môn cũng không phải là bỏ mặc thuật pháp, nhân thủ Toàn Chân nắm vững mấy cái thuật pháp nhỏ cũng là điều tất yếu, vẫn là câu nói kia, điểm chú trọng thì không giống nhau nhưng không phải là tuyệt đối.Có chính có phụ mới là chân lý của thuật pháp.Ba bộ kiếm thuật là: "Địch Đãng Trung Quân Kiếm" (Quét sạch trung quân, ngày xưa quân đội thường chia làm tam quân, coi cải lương hay nghe tướng lĩnh hay hô "Hỡi ba quân!", gồm tả quân, hữu quân và trung quân, hoặc thượng quân, hạ quân và trung quân, trong đó trung quân chính là quân chủ lực - Độc Hành Giả), "Nhạn Hồi Thập Tam Trảm" (Cái này cũng dễ hiểu hen, bộ kiếm thuật 13 chiêu chuyên để chém con chim nhạn, hehe đùa thôi chắc có lây tứ thế bay của con chim nhạn - Độc Hành Giả), "Thập Tự Khoái Kiếm" (Kiếm nhanh chém ra hình chữ thập - Độc Hành Giả).Y cũng tính là chuyên gia về đao pháp, đối với bộ đầu tiên trong ba bộ kiếm pháp này cảm giác tên thật hung ác.Căn bản không phải là Thái Cực Kiếm, Bát Quái Kiếm, Thất Tinh Kiếm, Du Long Kiếm các loại kiếm thuật của đạo gia có thể thực chiến cũng có thể dưỡng sinh; không hổ là Ma Môn, ngay cả kiếm thuật cơ sở cũng có chung đặc điểm, lấy sát nhân làm mục đích duy nhất.Đối với kiếm thuật, y cũng không xa lạ gì.


Thực tế thì mỗi người tu đạo đều không xa lạ gì với kiếm, đối với binh khí mà nói, kiếm ở tu chân giới chính là binh khí đệ nhất không cần phải tranh cãi, số người sử dụng kiếm chiếm 9 phần, số người sử dụng các loại binh khí khác chiếm 1 phần, đó là tình hình thực tế ở tu chân giới.Có thể dùng để đánh lui địch, còn thể hiện phong cách, đi dọc tam sơn ngũ nhạc, ngoại trừ bội kiếm ra y không chọn được cái nào; không thể vác theo khai sơn đao, hoặc là đại chùy hay là độc cước kim nhân (hình như cái vũ khí này có trong "Võ lâm phong thần bảng" thì phải, là một bức tượng người có một chân - Độc Hành Giả) chẳng hạn.

Thế thì giống cái gì?Kiếm có thể phổ biến, bởi vì cái thanh nhã của nó, cùng với tu hành rất xứng đôi; nhưng ở Toàn Chân Giáo thì cũng không thấy thanh nhã một tí ti nào, mà là khai thác vô hạn cái hung lệ của nó.Đây là đi lệch hướng? Hay là con đường chính đạo? Cũng không ai biết.Hậu Điểu giỏi sử dụng đao cũng không phải bởi vì một lòng gửi gắm vào đao, mà là lựa chọn tất yếu của hình tập thế gia, muốn chấn nhiếp bọn đạo phỉ, kẻ hung ác, dùng kiếm thì không thích hợp, đao thì tương đối chấn nhiếp được nhân tâm, đây là truyền thống chốn công môn.Đương nhiên, mấy cái gọi là truyền thống này chỉ là đối với dân gian mà thôi, tại tu chân giới, truyền thống là một chuyện khác.Y đối với kiếm thì không xa lạ, đao và kiếm cũng bất quá là sự khác biệt đối với trọng tâm của binh khí cùng với một cái chú trọng về cách sử dụng thôi, một đại gia đao pháp nhất định có thể sử dụng kiếm, kiếm pháp tông sư đương nhiên cũng có thể múa đao, hoàn toàn không có khác biệt về căn bản.Trừ phi đổi thành trường thương thì phải bắt đầu lại từ đầu.


Y cảm thấy may mắn, may mà Toàn Chân Giáo không phải là Ma Thể Môn, nếu như đổi thành đại thương đại xoa, đại bổng thì đúng là lo đến chết luôn.Dưới Thông Huyền thì việc nắm vững binh khí cực kì trọng yếu.

Lúc này họ không thể sử dụng pháp thuật không hạn chế, pháp lực có hạn, thủ đoạn nghèo nàn, cho nên cần có binh khí để bổ túc sự thiếu hụt trong chiến đấu, cảnh giới càng thấp thì càng phải như thế.Ví dụ như Dẫn Khí kì của Hậu Điểu, nếu như y chiến đấu thì cũng lấy binh khí làm chủ, thỉnh thoảng mới xuất ra pháp thuật; đến Tích Cốc, Liên Kiều có thể thuật pháp là chủ yếu, thỉnh thoảng mới xuất một chiêu lực phách Hoa Sơn (kiểu như rình rình chém một đao cực mạnh - Độc Hành Giả).Đại khái là như vậy.Kiếm của y là do mấy vị đại gia ở Giang Hữu Trấn tặng, chưa nói là thần binh, nhưng cũng là loại thượng đẳng trong phàm khí; con mọt sách kia còn thổi phồng, còn làm hẳn một bài thơ khen trên trời có dưới đất không có, làm như y là kẻ ngốc vậy.Còn nói cái gì chôn dưới đất, rượu chôn dưới đất tự nhiên tinh khiết, còn kiếm chôn dưới đất chỉ có bị sét thôi; kiếm tốt chân chính phải bỏ thêm những tài liệu đặc thù trân quý mà chỉ ở thế giới tu chân mới có, như vậy thì lại có cái giá khác rồi, mấy con quỷ nghèo ở Giang Hữu có thể không trả nổi.Thanh kiếm này chỉ có một điểm duy nhất khiến y hài lòng đó là nặng, đây là một thanh trọng kiếm, đối với một người quen với trọng lượng của đao như y mà nói thì tương đối phù hợp, quá nhẹ lại không quen, luôn có cảm giác như là đang cầm cọng rơm vậy.Y không nóng lòng luyện chiêu thức, mấy thứ giống như chiêu thức này chỉ có những người mới học mới luyện mới xem trọng mà thôi, chứ đó không phải là trọng điểm.Trọng điểm là, đâm thẳng, bổ xuống, hất ...nếu ngươi mỗi ngày làm những động tác cơ bản này hàng ngàn hàng vạn lần và sau đó nắm giữ thuần thục, xem lại chiêu thức bất quá là dệt hoa trên gấm mà thôi.Đối thủ cũng không phải là đầu gỗ, để yên cho ngươi đánh từng chiêu từng chiêu theo bí kíp à? Tất cả đều cần tùy cơ ứng biến, y trên đao pháp có chút thành tựu nên trên phương diện này rất có kinh nghiệm, không cần người khác dạy.Đối với y mà nói thì điểm khó nhất chính là làm sao đem linh lực yếu ớt trong thể nội bám lên lưỡi kiếm, đây mới là sự khác biệt lớn nhất giữa kiếm của tu sĩ và kiếm của phàm nhân.Linh lực của Dẫn Khí cảnh không dễ khống chế, bởi vì đan điền trống trơn, những linh cơ kia đều đi tẩm bổ cho thân thể, huyết nhục, cốt cách, để huy động thì độ khó không nhỏ, cần y không ngừng thích ứng.Hay là phải nhanh chóng đột phá Dẫn Khí kì, bằng không khi xuất môn đụng phải nguy hiểm thì với thực lực của bản thân đúng là thực đáng lo ngại; y rất hiểu rằng, đối thủ của bản thân ở tương lai cũng không có khả năng là mấy tên phàm nhân bình thường nữa, đối thủ giờ thay đổi rồi.Sau khi trải qua cảm giác hơi không thoải mái lúc ban đầu, y rất nhanh quen thuộc với phương pháp đâm chém của kiếm, đây chính là ưu thế của người hay mò mẫm đao kiếm, tiếp theo chính là vấn đề thuần thục, nếu không phải là y thì chỉ có nước chăm chỉ mà luyện tập thôi.Nhưng bây giờ y còn chưa làm được vung kiếm ngàn vạn lần, cứ mỗi lần mang theo cương khí (chữ này không dịch là khí cứng được vì chữ cương này chỉ có trong đạo giáo mới dùng nghĩa là hung thần, cương trong thiên cương địa sát, hồi xưa cứ ngô nghê nghĩ cương khí là khí cứng mới hài - Độc Hành Giả), chỉ vung lên được chừng 100 lần là nội khí hết sạch, đây chính là sự chênh lệch nội tình; trên trường kiếm cũng không xuất ra kiếm khí, 1 thốn cũng không xuất, chỉ có thể bảo trì cương khí lưu chuyển bên trong kiếm, khiến kiếm càng trở nên sắc bén, càng trở nên kiên cố.Tất cả đều phải từ cơ sở đi lên.Y cũng biết với thực lực như mình có lẽ trong mắt hàng xóm là một tên đụng phải đại vận, cho nên rất ít khi ra khỏi cửa, cũng không đi bắt chuyện làm quen, thế giới này rất thích bợ đỡ, hà tất phải đi tìm rắc rối.


(Chắc tác muốn nói người ta nghĩ nv9 nhất thân nhì thế, nên tìm cách tiếp cận nịnh hót để hòng đi cửa sau, à không, nói thẳng là hối lộ đi cho dễ, chứ nói đi cửa sau thì gay lắm - Độc Hành Giả)Liên tiếp mấy ngày, đa số thời gian là ở trong đình viện tăng cường bản thân, đối với sự bố trí của thành thị mới này cũng không quan tâm, nỗ lực hoàn thành tích lũy ban đầu.23 tuổi rồi, thời gian quả thực rất cấp bách, nếu không thì lấy cái gì để đối phó với mưa gió sau này?...Thiên địa phong trần tam xích kiếm,Giang hồ tuế nguyệt nhất thiên thi.Tòng thử Hậu lang khước quy lộ,Cẩm Tú chính đương động đãng thời.*Có lấy 2 câu (2 cầu đầu) trong bài "Tặng biệt Mã Khiêm thúc hiến sử" của Vương Y cuối triều Nguyên đầu Minh.Dịch nghĩa:Trong trời đất phong trần có kiếm dài ba thước,Những năm tháng giang hồ có một tập thơ.Từ đó cu họ Hậu mất đi đường về,Đang lúc Cẩm Tú (đại lục) rối ren..


Bình luận

Truyện đang đọc