LỘC ĐỈNH KÝ


Lần này Lục Tiên Sinh viết rất thong thả. lão viết xong gục gặc cái đầu , khẻ đọc lại một lượt.
Vi Tiểu Bảo chỉ nghe loáng thoáng những gì "Thần Long đảo". " Hồng giáo chủ" . . ." Thọ ngang thượng đế".
Những câu sau là: Bộ thứ nhất ở nơi nào, núi gì ? Bộ thứ hai ở nơi nào, núi gì ?
Gã đột nhiên tỉnh ngộ biết những câu này là chính gã đã bịa ra ở chùa Phổ Tế để bịp Uỷ Tôn giả .
Lúc đó gã chỉ lo thoát thân cho lẹ mà bịa chuyện. Ngờ đâu Uỷ Tôn Giả lại tin là thật về đảo tuyên dương ầm ỷ.
Gã lo thầm :
- Hôm ấy Uỷ Tôn Giả mời ta đến đảo Thần Long ra mắt giáo chủ ta nhất định không chịu. Dè đâu ma đưa lối qụỷ đưa đường, thuyền lại chèo tới đây.
Hiện giờ cơ sự đã bại lộ, vụ này đến tai Hồng giáo chủ. Lão mà nổi nóng đem ta cùng hảo tỷ tỷ quăng xuống hang rắn cho muôn ngàn con độc xà ăn thịt thì mảnh xương cũng chẳng còn.
Gã nghĩ đến bao nhiêu con rắn độc quấn lên mình bất giác sợ run bần bật.
Lục Tiên Sinh quay mình lại, vẻ mặt ra chiều đắc ý, mỉm cười nói :
- Vi công tử ! Công tử đọc được khoa đẩu văn trên bia đá là một điều đáng vui mừng đến cùng cực cho công tử, mà cũng là phước lớn cho Hồng giáo chủ ở bản giáo được trời sai thần đồng xuống đọc nổi cổ văn.
Vi Tiểu Bảo hắng giọng một tiếng đáp :
- Tiên sinh đừng chế diễu tại hạ nữa. Tại hạ nhắm mắt đọc bừa để lừa gạt đầu đà kia. Nay tiên sinh đã biết là giả dối thì chém chết tại hạ đi cho rồi ?
Lục Tiên Sinh cười đáp :
- Vi công tử hà tất phải quá khiêm như vậy ! Ðây là bài văn bia bằng cổ văn mà công tử thuộc lòng đọc ra bữa trước. Tại hạ chép thành một bản. Xin công tử chỉ điểm cho có chỗ nào sai trật không ?
Lão lên giọng rồi đọc :
- " Ðặc tiến Vệ quốc công Lý Tịnh, hữu lãnh quân đại tướng quân Túc quốc quân Trình trì Tiết, Quang Lộc đai phu Binh bộ thượng thư Tào quốc công Lý Vân, Từ Châu đô đốc Hồ quốc công Tần thúc Bảo ."
"Hội đồng trên ngọn Cẩm Tú, thấy phương Ðông ánh hồng quang rực rỡ rồi hiện ra những chữ vàng to bằng cái đấu giữa đám mây."
Bài văn như sau :
" Ngàn năm sau này, có nhà đại Thanh. phương Ðông có đảo tên là Thần Long. Giáo chủ Hồng mỗ, chịu ơn Hoàng thiên.
Ðức ra bốn biển, hiển hách uy linh. Hàng yêu phục quái, ngày một lên cao. Chân tay phò tá, mọi việc canh tân.
Nhân vật hưng thịnh, vĩnh hưởng phúc tiên. Thọ ngang Thượng đế, nhân thánh võ văn."
Lát sau, trên trời lại hiện ra những chữ xanh như sau :
- Trời ban cho Hồng Mỗ tám bộ Tứ thập nhị chương kinh :
Một bộ để ở chùa Ðằng Ma, núi Phục Ngưu, tỉnh Hà Nam.
Bộ thứ hai để ở am Thiện Tâm, núi Bút Giá tỉnh Sơn Tây
Bộ thứ ba để ở chùa Lăng Tiêu, trên núi Thanh Thành tỉnh Tứ Xuyên.
Bộ thứ tư để ở chùa Thiếu Lâm núi Tung Sơn tỉnh Hà Nam.
Bộ thứ năm để ở chùa Chân Võ trên núi Võ Ðương tỉnh Hồ Bắc.
Bộ thứ sáu để ở chùa Gia Diệp trên núi Không động tỉnh Tứ Xuyên.
Bộ thứ bảy để ở Mộc Vương Phủ huyện Côn Minh tỉnh Vân Nam.
Bộ thứ tám để ở Phủ Bình Tây Vương tỉnh Vân Nam.
Bọn Tịnh này kính cẩn chép vào bia đá để lại về sau."
Lục Tiên Sinh đọc xong hỏi :
- Tại hạ đọc có trật chữ nào không ?
Vi Tiểu Bảo hỏi lại :
- Ðây là bia đá từ đời nhà Ðường, sao lại có Bình Tây Vương Ngô Tam Quế ?
Lục Tiên Sinh đáp :
- Ðức Thượng đế thông minh trí tuệ, chẳng điều gì là không biết . Ngài đã biết đời sau có Hồng giáo chủ thì dĩ nhiên cũng biết có tên Ngô Tam Quế.
Vi Tiểu Bảo cười thầm gật đầu đáp :
- Tiên sinh nói phải lắm.
Gã tự hỏi :
- Không hiểu hắn làm trò quỷ gì đây ?
Lục Tiên Sinh lại hỏi :
- Ðã là văn bia thì không thể đọc sai chữ nào được. Tuy Vi công tử được trời ban trí tuệ hơn người, nhưng theo ý kiến của tại hạ thì đây cũng là thánh linh cảm động phù hộ cho, nên mới đọc được khoa đẩu văn tự. Sau này gặp lúc thảng thốt, biết đâu mình chẳng nhận lầm. Vậy hay hơn hết là Vi công tử học thuộc lòng bài văn bia này để phòng khi giáo chủ tuyên triệu, có thể đọc trơn như cháo chảy. Hồng giáo chủ mà vui dạ ngài sẽ ban thưởng rất nhiều.
Vi Tiểu Bảo đột nhiên tĩnh ngộ nói :
- Té ra là thế ! Té ra là thế !
Bây giờ gã mới hiểu Uỷ Tôn Giả cùng Lục Tiên Sinh đã bẩm báo với Hồng giáo chủ là có thằng nhỏ đọc được văn tự trên bia đá. Nhất định Hồng giáo chủ sẽ tuyên triệu gã vào tra hỏi.
Không ngờ câu chuyện hoàn toàn giả dối. Lục Tiên Sinh sợ Hồng giáo chủ hạch tội, mới làm ra bài văn bia giả để gạt lão.
Lục Tiên Sinh nói :
- Bây giờ tại hạ đọc câu nào. Vi công tử cũng đọc câu ấy cho thuộc lòng kỳ cho đến lúc không còn chữ nào sai trật nữa mới thôi.
Ðoạn bắt đầu đọc : " Năm Trình Quan thứ hai, tháng mười, ngày giáp tý, Việc xảy ra đến thế này, Vi Tiểu Bảo chẳng học cũng không được. Huống chi gã học thuộc để đến gặp Hồng giáo chủ lại là một chuyện thú vị cho gã.
Vi Tiểu Bảo liền đọc theo.
Vi Tiểu Bảo thiên tư thông tuệ mà bảo gã học thuộc thiên đoản và mấy trăm chữ nguyên là chuyện dễ. Có điều bài văn này có nhiều thứ chữ lắt léo, ý nghĩa mơ hồ khó hiểu, gã đành theo Lục Tiên Sinh đọc hết lượt này tới lượt khác May Lục Tiên Sinh là người nhẫn nại và lúc này trong lòng thư thái, lão không ngại khó khăn, hết lòng dạy gã học.
Vi Tiểu Bảo phải đọc ba mươi mấy lần mới thuộc không còn chữ nào sai trật.
Tối hôm ấy gã ngủ ở nhà Lục Tiên Sinh . Sáng hôm sau gã cùng Phương Di ăn cơm xong liền học lại.
Lục Tiên Sinh nghe gã đọc đã nhớ hết thì trong lòng rất hoan hỷ.
Lão lại lấy bút viết bài văn bia theo lối khoa đẩu văn để dạy Vi Tiểu Bảo nhận mặt chữ.
Lão theo thứ tự bài văn bia bịa đặt. Câu đầu là " Duy Trinh Quan nhị niên. . ."
Vi Tiểu Bảo phải học mặt chữ khoa đẩu kêu khổ vô cùng. Khoa đẩu văn tự kéo nhằng kéo nhịt, hình trạng nhiều chữ không khác nhau mấy mà bắt gã phân biệt, lại viết ra từng chữ thì thật là giết người.
Bản tính Vi Tiểu Bảo là con người hiếu động. Gã phải ngồi yên một khắc cũng đã khó rồi. Bây giờ chỉ bảo gã viết mười chữ từ nhất đến thập cũng là khó khăn, chứ đừng nói chuyện bắt gã học khoa đẩu văn.
Thực ra bài văn khắc trên thạch kệ ý nghĩa khác hẳn, chứ có ăn thua gì đến bài văn mới tạo ra.
Lục Tiên Sinh cũng chẳng biết một chữ nào về khoa đẩu văn. Hắn chỉ đếm số chữ trên tờ giấy mà Uỷ Tôn giả đã phóng lại ở trên thạch kệ, rồi lão làm một bài khác đúng bấy nhiêu chữ để thay vào. Mục đích của lão chỉ cốt làm cho Hồng giáo chủ vui lòng về bài văn bia, còn nguyên văn bài đó khắc trên đá lão chẳng cần biết họ nói cái gì.

Bài văn khắc trên thạch kệ và bài văn viết ra dĩ nhiên có hàng trăm chỗ sơ hở.
Tỷ như câu : "Duy Trinh Quan nhị niên" ( Năm Trinh Quan thứ hai ) thì chữ nhị là chữ thứ tư, chữ nhị chỉ có hai nét mà chữ thứ tư trên khoa đẩu văn có đến mười tám nét, bất luận thế nào cũng chẳng thể nói là chữ nhị được.
Chữ thứ ba ở khoa đẩu văn chỉ có ba nét mà bảo là chữ quan" chằng chịt đến mấy chục nét thì thật là phi lý hết chỗ nói.
nhưng muốn đặt một bài để che dấu cho kín đáo đối với bài văn khắc trên bia đá thì dù Lục Tiên Sinh có tài giỏi đến đâu trong lúc thảng thốt cũng chẳng thể làm ngay được .
Hồng giáo chủ là một tay đại trí tuệ thì bài văn bia giả này khó lòng che mắt y được.
Lục Tiên Sinh cũng biết thế, nhưng đại nạn lâm đầu, lão đành tạm thời lấp liếm được chút nào hay chút ấy, nếu không may mà xảy ra tai vạ thì cũng đành phải chịu.
Hôm ấy Lục Tiên Sinh dạy Vi Tiểu Bảo nhận chữ, tiến bộ rất là chậm chạp. từ sáng đến trưa gã mới nhận được tám chữ khoa đẩu văn. May mà lối chữ này vốn dĩ kỳ hình quái trạng nên dù Vi Tiểu Bảo viết khó coi đến đâu cũng không làm cho người ta rếch mắt. Nếu viết lối khải thư thì một đứa nhỏ chưa từng viết chữ bao giờ, bắt đầu vạch chữ ra, ai coi vào cũng nhận thấy ngay điều trá nguỵ.
Buổi chiều Vi Tiểu Bảo học thêm được bảy chữ, đến tối lại thêm được sáu chữ nữa .
Thế là cả thảy trong ngày gã học được hai mươi mốt chữ. Vi Tiểu Bảo không ngớt kêu trời như bọng. Mấy lần gã liệng bút đi không chịu học.
Lục Tiên Sinh lúc thì hăm doạ, lúc thì lừa gạt. Có lúc lại kêu Phương Di đến ngồi bên, gã mới gắng gượng chịu ngồi học.
Lục Tiên Sinh vừa dạy vừa lo lắng. Trong lòng lão lúc nào cũng phập phồng sợ Hồng giáo chủ bất thình lình gọi vào chất vấn. Nếu bài văn bia này Vi Tiểu Bảo chưa học xong đã bị tuyên triệu, lòi sự giả dối ra thì dĩ nhiên cái đầu gã không giữ vững được ở trên cổ mà toàn gia Lục Tiên Sinh cũng khó lòng thoát chết.
Nhưng việc này nóng nảy cũng không xong. Lão càng mong gã thuộc cho mau thì trái lại gã học càng chậm tiến bộ. Trong đầu óc gã nhét đầy những con nong nóc, dường như chúng đang bò lúc nhúc làm gã khó chịu, thật là khó nhớ.
Vi Tiểu Bảo học mấy ngày đã nhận ra được bài văn bia hơn một trăm chữ.
Ðồng thời những vết thương rắn cắn trên mình hắn cũng đã khỏi hẳn.
Bỗng bên ngoài cửa có tiếng người quen thuộc hô hoán :
- Lục Tiên Sinh ? Giáo chủ tuyên triệu Vi công tử vào tương kiến.
Người này chính là Uỷ Tôn Giả .
Lục Tiên Sinh nét mặt xám ngắt, tay run lẩy bẩy. Ngọn bút lông chấm đầy mực đánh rớt xuống vạt áo.
Uỷ Tôn Giả tiến vào thư phòng.
Vi Tiểu Bảo cười hỏi :
- Uỷ Tôn Giả ? Sao bữa nay Tôn Giả mới đến ra mắt tại hạ ? Tại hạ chờ Tôn Giả đã lâu lắm.
Uỷ Tôn Giả thấy vẻ mặt Lục Tiên Sinh ra chiều khiếp sợ, hắn biết ngay có chuyện lôi thôi to.
Uỷ Tôn Giả không trả lời Vi Tiểu Bảo .Miệng hắn lẩm nhẩm như để mình nghe :
- Ðáng lẽ ta phải biết trước là ngươi nói nhăng nói càn, mà ta u mê thiên địa, những muốn lập đại công. E rằng công danh chẳng được chỉ tổ tự rước họa vào thân, không chừng mất mạng đến nơi.
Lục Tiên Sinh cười lạt nói :
- Tôn Giả bất quá chỉ có một mình trơ thân cụ. Còn lục mỗ một nhà tám miệng đều bị uổng mạng cùng đi với Tôn giả một chuyến, mới là điều đáng xót xa !
Uỷ Tôn Giả buông tiếng thở dài nói :
- Ðây chẳng qua là số mạng xui nên. Cái đó kêu bằng kiếp vận, do thiên định an bài, muốn trốn lánh cũng không thoát được .
Hắn ngừng lại một chút rồi nói tiếp :
- Dù không xảy ra vụ này, chưa chắc giáo chủ đã để chúng ta sống thêm ít ngày.
Lục Tiên Sinh đưa mắt ngó Vi Tiểu Bảo rồi đáp :
- Khi bọn này được lệnh triệu, chúng ta già rồi thì chết cũng phải chứ chẳng còn cách nào nữa.
Giọng của y đầy vẻ bất bình.
Uỷ Tôn Giả thở dài nói :
- Cũng có thể gã còn nhỏ tuổi cao hứng nghĩ ra được những chuyện ly kỳ.
Lục Tiên Sinh trợn mắt lên nhìn Vi Tiểu Bảo đáp :
- Nhỏ thì nhỏ cũng một vừa hai phải thôi chứ . Có lý nào lại đi quá trớn như thế ?
Vi Tiểu Bảo nghe hai người đối đáp chẳng hiểu ra làm sao.
Uỷ Tôn Giả lại nói :
- Lục huynh ? Việc đã đến thế này thì Lục huynh cùng tiểu đệ sinh tử có nhau, chia sẻ hoạ phúc. Bậc đại trượng phu coi chết như về, có gì đáng sợ ?
Vi Tiểu Bảo vỗ tay reo :
- Uỷ Tôn Giả nói phải lắm . Ðã là anh hùng hảo hán thì sợ cóc gì ? Tại hạ còn coi thường thì các vị có việc gì mà lo ?
Lục Tiên Sinh cười lạt nói :
- Thằng lỏi con đã chẳng biết trời cao đất dầy, thì việc tầy đình gã cũng coi là thường. Khi biết sợ thì đã chậm mất rồi.
Lục Tiên Sinh ngơ ngẩn một lúc rồi tiếp :
- Uỷ Tôn Giả ? Xin Tôn Giả hãy chờ một chút, tại hạ vào dặn tiện nội mấy câu.
Một lúc sau Lục Tiên Sinh trở ra thư phòng, trên mặt hãy còn ngấn lệ.
Uỷ Tôn Giả biết y vừa vào từ biệt vợ con, đau lòng đến phải phát khóc. Lão liền gượng cười nói:
- Tiểu đệ liệu việc như thần, đã biết trước sẽ có ngày hôm nay, nên không lấy vợ sinh con để khỏi bận rộn thê nhi.
Lục Tiên Sinh phẩn nộ giơ tay lên. Gan bàn tay ẩn hiện màu xanh biếc.
Vi Tiểu Bảo sợ hãi "ối" lên một tiếng.
Lục Tiên Sinh từ từ hạ tay xuống, hằn học nói :
- Cả chuyện này cũng mảng mà nói giỡn ư ?
Uỷ Tôn Giả nhăn nhó cười đáp :
- Xin lỗi Lục huynh. Tiểu đệ lỡ lời ? Xin Lục huynh cho tiểu đệ một viên Ðộc long hoàn.
Lục Tiên Sinh gật đầu.
Y móc trong bọc một chiếc bình sứ, mở nút đổ ra mấy viên thuốc hoàn màu hồng, nói :
- Thứ thuốc hoàn uống vào là tắt thở ngay. Nếu chưa phải lúc nguy nan tối hậu thì đừng có uống vào mà chết .
Uỷ Tôn Giả đón lấy viên thuốc cười nói :
- Ða tạ Lục huynh ? Bạn đầu đà này không coi rẻ tính mạng đâu.
Vi Tiểu Bảo lúc ở trên Ngũ Hành Sơn đã mắt thấy Uỷ Tôn Giả chiến đấu với Thập bát la hán chùa Thiếu Lâm , oai phong lẫm liệt, mà xin thuốc trữ sẵn để đề phòng khi Hồng giáo chủ xử tội là tự sát liền, gã mới biết tình trạng cực kỳ nguy ngập, không khỏi sinh lòng sợ hãi.
Ba người vừa bước ra ngoài cửa, Vi Tiểu Bảo vẳng nghe tiếng khóc xụt xùi trong nội đường, liền hỏi :
- Phương cô nương không đi ư ?

Uỷ Tôn Giả cười đáp :
- Ngươi còn nhỏ tuổi thế này mà đã là giống đa tình. Trên Ngũ Ðài Sơn có ả Song Nhi , tới đây đã có Phương cô nương.
Lão tay trái ôm Vi Tiểu Bảo lên quát :
- Ði thôi !
Rồi lão rảo bước đi lẹ về phía Ðông. Chỉ trong nháy mắt lão đã tăng gia tốc chạy nhanh hơn cưỡi ngựa.
Lục Tiên Sinh đi bên lão, nét mặt vẫn buồn rười rượi. Y sóng vai đi ngang với Uỷ Tôn Giả , không thụt lùi lại chút nào và cũng không có vẻ gì mệt mỏi.
Bây giờ Vi Tiểu Bảo mới biết con người văn nhược thư sinh này võ nghệ không phải tầm thường.
Bỗng gã cất tiếng hỏi :
- Uỷ Tôn giả ? Lục Tiên Sinh ? Hai vị trong mình đã mang võ công thượng thặng, bản lãnh cao cường, thì làm gì phải sợ Hồng giáo chủ ? Các vị. . .
Uỷ Tôn Giả đưa tay bịt miệng gã, nổi giận quát :
- Ở trên đảo Thần Long này mà ngươi dám thốt ra những lời đại nghịch vô đạo đến thế ư ? Phải chăng ngươi không còn muốn sống nữa ?
Vi Tiểu Bảo bị lão bịt miệng cơ hồ nghẹt thở, tức quá mắng thầm :
- Con mẹ nó ! Hồng giáo chủ là cái đếch gì mà hắn sợ thế ? Còn tự xưng là anh hùng hảo hán thế nào được ? Ta tưởng hắn không bằng con chó con mèo .
Ba người đi lên ngọn núi phía Ðông hòn đảo.
Ngọn núi này cao chót vót. Ba người đi một lúc thì đã thấy ở phía xa xa mấy toà nhà trúc dựng lên trên đỉnh núi.
Uỷ Tôn Giả ôm Vi Tiểu Bảo trèo lên dốc.
Uỷ Tôn Giả cùng Lục Tiên Sinh chạy rất lẹ mà cũng mất một lúc lâu mới lên tới đỉnh núi.
Bỗng thấy bốn thiếu niên áo xanh khoác tay nhau đi tới. Tên nào lưng cũng đeo trường kiếm.
Bốn thiếu niên đều vào cỡ hai chục tuổi. Thiếu niên mé tả cười hỏi :
- Bạn đầu đà ! Thằng nhỏ này lên đây làm chi ?
Uỷ Tôn Giả buông Vi Tiểu Bảo xuống đáp :
- Giáo chủ có lệnh dụ gọi gã lên hỏi việc.
Lại thấy ba thiếu nữ áo hồng từ mé Tây đi tới. ả nào cũng lưng đeo trường kiếm. Chúng vừa cười ha hả vừa tiến lại nghinh tiếp.
Một ả cất tiếng hỏi :
- Bạn đầu đà ? Có phải thằng nhỏ này là con tư sinh của lão không ? Thị nói rồi đưa tay lên bẹo má Vi Tiểu Bảo một cái.
Uỷ Tôn Giả nghiêm trang đáp :
- Cô nương nói gĩn rồi ? Gã nhỏ này được giáo chủ lão nhân gia tuyên triệu lên hỏi một việc trọng yếu.
Một thiếu nữ khác mặt tròn cũng mặc áo hồng bẹo má bên phải Vi Tiểu Bảo cười hỏi :
- Thằng nhỏ này tướng mạo ngộ nghĩnh, đúng là con tư sinh của Bạn đầu đà . Ðầu đà muốn chối cũng không được.
Vi Tiểu Bảo bị bọn thiếu nữ chọc ghẹo trong lòng tức giận vô cùng, liền la lớn:
- Tại hạ là con tư sinh của cô đấy ? Cô đi tư thông với Bạn đầu đà rồi đẻ ra tại hạ.
Bọn thiếu nữ đều ngẩn mặt ra một chút rồi nổi lên tràng cười hô hố.
Thiếu nữ mặt tròn, hai má đỏ hồng vì bẽn lẽn, thị ngoác miệng thoá mạ :
- Thằng quỷ con ? Thằng lỏi chết băm chết vằm này. . .
Thị vung tay đánh liền.
Vi Tiểu Bảo nghiêng đầu né tránh.
Lúc này lại thêm mười mấy thanh niên nam nữ chạy đến xúm vào chế diễu thiếu nữ mặt tròn. Thị vừa thẹn thùng vừa tức giận, vung chân đá mạnh vào đít Vi Tiểu Bảo .
Vi Tiểu Bảo lớn tiếng la :
- Trời ơi ! Má ơi ? Sao má lại đánh con ?
Bọn thiếu niên cười vang.
Ðột nhiên mấy tiếng chuông "boong boong" vang lên. Lập tức mọi người nghiêm chỉnh lắng tai nghe. Hơn hai chục thanh niên nam nữ chạy vào trong nhà trúc .
Uỷ Tôn Giả tuyên bố :
- Giáo chủ tập họp giáo chúng để ban huấn từ.
Lão nhìn Vi Tiểu Bảo nói :
- Khi hội kiến giáo chủ, ngươi đừng có nói nhăng nói càn.
Vi Tiểu Bảo thấy lão cực kỳ xao xuyến mà bọn nam nữ thiếu niên đối với lão cực kỳ vô lễ, gã không khỏi sinh lòng tội nghiệp cho lão, liền gật đầu luôn mấy cái.
Lại thấy bốn mặt tám phương đều có người chạy về phía căn nhà trúc.
Mấy người xuyên qua dấy hành lang rồi trước mặt hiện ra một toà đại sảnh.
Toà đại sảnh này rất rộng có thể chứa được hàng ngàn người.
Vi Tiểu Bảo trước ở Hoàng cung tại Bắc Kinh đã từ lâu được trông thấy nhưng toà đại sảnh lớn, nhưng toà đại sảnh này cũng khiến cho gã sinh lòng kính trọng.
Từng đoàn thiếu niên nam nữ mặc quần áo ngũ sắc chia ra đứng ở năm phương vị, bọn nam thiếu niên mặc áo bốn màu xanh, trắng, đen, vàng. Còn bọn thiếu nữ đều mặc áo hồng. Nam nữ thiếu niên chia thành từng đội, mỗi đội chừng độ trăm tên.
Ở đầu đằng kia, giữa toà đại sảnh đặt hai cỗ ghế trúc. Tuy là ghế trúc nhưng chạm trổ rất tinh vi. Trên ghế trải nệm gấm.
Hai bên thị lập mấy chục vừa nam vừa nữ. Người nhỏ tuổi trạc ba mươi, người già chừng sáu,bảy chục tuổi. Bọn người này không đeo binh khí.
Trong tòa đại sảnh tụ tập đến năm, sáu trăm người mà không một tiếng động, cả tiếng ho hắng cũng không có.
Vi Tiểu Bảo mắng thầm trong bụng:
- Mẹ kiếp ? Họ làm gì mà khệnh khạng như Hoàng Ðế lâm triều ?
Sau một lúc lâu tiếng chuông "boong boong " nổi lên chín lần. Trong nội đường có tiếng bước chân lạo xạo.
Vi Tiểu Bảo thầm nghĩ :
- Chắc là lão quỷ giáo chủ ra đây.
Ngờ đâu chỉ thấy mười hán tử lối ba chục tuổi cũng mặc quần áo năm màu chia ra đứng hai bên ghế, mỗi bên năm người.
Lại một lúc nữa một hồi chuông vang dội, tiếp theo là mấy chiếc ngân linh đều tấu lên .
Mọi người trong sảnh đường đều quỳ móp cả xuống đồng thanh hô :
- Giáo chủ hưởng phúc trọn đời, thọ ngang Thượng đế.
Uỷ Tôn Giả kéo áo Vi Tiểu Bảo ra hiệu cho gã quỳ xuống.
Vi Tiểu Bảo đành quỳ xuống theo. Gã liếc mắt ngó trộm thấy một nam, một nữ từ trong nôi đường bước ra, ngồi vào ghế trúc.
Tiếng ngân linh lại vang lên, cử tọa từ từ đứng dậy.
Người đàn ông tuổi đã già, chòm râu bạc chùng xuống trước ngực. Trên mặt đầy vết sẹo, da mặy nhăn nheo, Tướng mạo cực kỳ xấu xa hủ lậu.
Vi Tiểu Bảo lẩm bẩm :
- Chắc lão này là giáo chủ rồi ?
Người đàn bà là một thiếu phụ nhan sắc cực kỳ xinh đẹp, chừng hai tám, hai chín tuổi. Miệng tủm tĩm cười đầy vẻ hấp dẫn.
Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm :
- Người đàn bà này so với Hảo tỷ tỷ còn có phần xinh đẹp hơn.
Một hán tử ở mé tả cầm tờ giấy xanh cất cao giọng nói :
- Tại hạ xin kính đọc lời bảo huấn của Hồng giáo chủ oai vang lừng bốn biển, tiếng dậy khắp tám phương.
Gã ngừng lại một lúc rồi dõng dạc đọc :
- Kim đan biến hoá diệu vô cùng . Ðao lý huyền vi ai hiểu rõ ?
Bao nhiêu người trong sảnh đường liền đọc theo :
- Kim đan biến hoá diệu vô cùng . Ðao lý huyền vi ai hiểu rõ ?
Vi Tiểu Bảo nghe mọi người đồng thanh đọc sợ quá giật nẩy mình.
Hán tử áo xanh đọc tiếp :
- May gặp minh sư chỉ điểm khám phá mầu nghiệm bên trong. Trước hết dạy ta : Thủ định huyền quan, ngồi xếp bằng điều thân vận khí, bỏ điều tạp niệm, trấn tĩnh tâm thần. Sau dạy ta : Cổ đông tốn phong, chuyển vận thuỷ hỏa. Giữ bền tinh khí,
ổn định nguyên dương. Ta lại thấy nước Hoàng hà cuồn cuộn ngược dòng. Tử Dũng Toàn qua ốc Lư chuyển đến Nê Hoàn , qua Minh Ðường vào đến Hoa Trì. Thán thủy chướng lên đổ xuống trùng lâu, chảy vào giáng cung thẳng đến đan điền.
Ðó mới là luyện xong căn bản, rồi từ đây tuổi thọ liên miên . . ."


Bình luận

Truyện đang đọc