PHIÊU DIÊU - THẤT TIỂU HOÀNG THÚC

Tháng Ba tháng Tư, cỏ cây xanh tươi, chim hót vang trời, cổ trấn lại bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Thị trấn cũng lớn lên theo năm tháng, rêu phong là tóc, những vết lõm trên phiến đá là nếp nhăn của nó.

"Người Trong Mộng" chính thức bước vào giai đoạn quảng bá, truyền thông đăng tải hình ảnh tập luyện và tạo hình, trang phục, đạo cụ và thiết kế sân khấu tinh xảo khiến người xem không khỏi trầm trồ. Phong cách lần này rất khác so với những vở kịch lớn trước đây của đạo diễn Tôn, hiện đại, trẻ trung hơn, cách phối màu cũng táo bạo hơn.

Hành lang dài của Tây Lâu sắp được treo những tấm poster mới. Vài tháng trước, Trần Phiêu Phiêu còn là một vị khách lạ lẫm, giờ đây đã là người trong mộng.

Giới giải trí vốn họa phúc khôn lường. Những tranh cãi xung quanh Trần Phiêu Phiêu khiến cô trải qua phán xét, nhưng đồng thời cũng mang lại cho cô sự chú ý cao hơn. Cộng thêm danh tiếng của đạo diễn Tôn, "Người Trong Mộng" vừa mở bán đã nhanh chóng cháy vé. Trong giới kịch nói, thường chỉ có những vở kinh điển mới khó mua vé. "Người Trong Mộng" là một vở kịch không dựa trên IP có sẵn, nội dung chưa được biết đến, lại còn do diễn viên mới đảm nhận vai chính, việc đạt được thành tích như thế cũng khiến giới chuyên môn chú ý.

Đếm ngược năm ngày, đoàn bước vào buổi tổng duyệt cuối cùng với trang phục và hóa trang đầy đủ. Vở kịch được chuẩn bị từ lâu dần dần mở màn.

Màn một: Sự sống.

"Sự tha thứ của một người, bắt đầu từ khi sinh ra."

Cả khán phòng im lặng, ánh đèn tập trung, sau tiếng khóc của trẻ sơ sinh là một quầng sáng như sắp khóc, lẻ loi treo trên sân khấu.

Trần Phiêu Phiêu ngồi trên ghế gỗ đơn sơ, mặc quần áo giản dị, bắt đầu đoạn độc thoại bằng giọng nói yếu ớt.

"Từ khoảnh khắc mở mắt, tôi đã biết đến thế giới, nó độc đoán và chuyên quyền, không cần sự đồng ý của tôi mà mang đến cho tôi cả đau khổ và niềm vui. Tôi chào đón nó bằng nước mắt, từ khoảnh khắc tôi học được cách cười, tôi đã tha thứ cho thế giới."

Đôi khi Trần Phiêu Phiêu nghĩ, bố mẹ cô chắc từng yêu nhau thật lòng, chỉ không cẩn thận, tình yêu biến mất, để lại bằng chứng không thể xóa nhòa.

Trần Phiêu Phiêu là bằng chứng đó.

Họ không muốn đối mặt với Trần Phiêu Phiêu, như thể chán ghét chính người từng thề non hẹn biển năm xưa.

Bố cô có phần thản nhiên hơn, đàn ông luôn luôn đường hoàng, giỏi biến sự vô trách nhiệm của mình thành "trách nhiệm". Ông ta ít khi gọi điện cho Trần Phiêu Phiêu, thỉnh thoảng gọi cũng chỉ nếu thiếu tiền thì cứ tìm.

Như một nhân vật phụ trong game.

Ông ta còn quên mất Trần Phiêu Phiêu kiếm được nhiều tiền hơn cả đời mình, vẫn coi cô như một kẻ yếu đuối không có khả năng sinh tồn.

Đầu tháng 3, ông ta gọi điện đến, hỏi Trần Phiêu Phiêu sắp diễn vở kịch đó đúng không.

Trần Phiêu Phiêu đáp: "Vâng."

Ông nói: "Giờ em gái con thích theo đuổi thần tượng, nghe bảo có người nổi tiếng đến xem vở đó của con. Còn vé không? Cho nó một vé, bố cũng muốn đến xem con."

Câu cuối như là tiện thể, Trần Phiêu Phiêu nói nhỏ với phục trang rằng có thể siết eo lại thêm, rồi cười với người đầu dây bên kia, nói: "Con không còn vé dư đâu ạ, thực xin lỗi."

Trước đây khi đối mặt với bố mẹ, Trần Phiêu Phiêu thỉnh thoảng sẽ gắt gỏng, nhưng chưa bao giờ nói những lời như "xin lỗi" hay "thực xin lỗi", cô luôn cho rằng cha mẹ nợ cô một lời xin lỗi. Đến hôm nay, cô mới hiểu, đôi khi câu "thực ngại quá" là sự thương hại của người bề trên, là sự mong đợi của người lớp dưới.

Cô không còn mong đợi gì ở bố mẹ, vì vậy cô có thể mỉm cười và nói - "Thực xin lỗi."

Còn mẹ cô, sau chương trình tạp kỹ đầy khó xử lần trước, ngày càng ít liên lạc với cô.

Cô vẫn thấy mẹ đăng ảnh du lịch, ảnh tập yoga trên mạng xã hội. Mẹ sẽ nhẹ nhàng chụp một bông hoa, nhưng lại phớt lờ sự nở rộ của con gái mình.

Giữa tháng 3, mẹ của Đào Tẩm đến Mặc Trấn chơi, có ghé qua Tây Lâu.

Bà mặc váy đỏ đen, khoe với Đào Tẩm chiếc khăn choàng mua ở khu du lịch. Bà đến vào giờ nghỉ trưa, Đào Tẩm không đi ăn, ở lại nhà hát cùng bà. Bà rất vui, nói: "Tẩm Tẩm con xem, cái này mẹ mua 128 tệ, mẹ thấy nó đẹp."

Đào Tẩm ngồi ở hàng ghế đầu của khán giả, nét mặt thư thái: "Lúc trước đồng nghiệp con cũng mua một cái, 35 tệ."

"Trời đất ơi." Mẹ cô thốt lên, rồi hỏi Đào Tẩm: "Không đẹp bằng của mẹ, phải không?"

"Vâng." Đào Tẩm mỉm cười.

Cô nhìn mẹ đang so đo những chi tiết nhỏ, bỗng cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.

Cô chưa bao giờ hỏi, tại sao hồi còn đi học, rõ ràng cô là thành viên của câu lạc bộ nhạc kịch, nhưng lãnh đạo nhà trường nói, để Đào Tẩm cũng dàn dựng một vở kịch, cùng với câu lạc bộ kịch tham gia triển lãm kịch nói của sinh viên.

Cô được chọn, còn câu lạc bộ kịch thì bị loại. Trong trường đồn thổi rằng cô đã chiếm mất suất của câu lạc bộ kịch, do phó chủ tịch câu lạc bộ kịch nói.

Chuyện này luôn làm Đào Tẩm day dứt. Song cô không hỏi mẹ, cũng không hỏi ai, vì mọi người chắc sẽ nói cạnh tranh công bằng, tác phẩm của Đào Tẩm vốn luôn xuất sắc.

Thậm chí khi bước chân vào con đường kịch nói, thỉnh thoảng nghe được mọi người khen, cô vẫn sẽ nghĩ, liệu lúc đó mình có thực sự cướp suất của người khác hay không, nói thẳng ra là cướp mất giải thưởng của người khác.

Cô làm việc chăm chỉ, muốn chứng minh bản thân đủ giỏi, nhưng vẫn chẳng đủ tự tin.

Có những cuộc đời sinh ra đã tỏa sáng, cũng có những cuộc đời sinh ra đã mờ nhạt.

Vì vậy, cô đến Anh, học tập ở một đất nước xa lạ hoàn toàn không ai quen biết, dần dần chữa lành sự yếu đuối không dám đối mặt của mình.

Cô ngẩng đầu nhìn mẹ đang đứng: "Con muốn hỏi mẹ một chuyện."

"Chuyện gì vậy?"

"Con theo con đường kịch nói, mẹ có ủng hộ không?"

Mẹ nhìn con gái, quấn chặt khăn choàng, một lúc sau, mỉm cười: "Mẹ mãi không hiểu, học tài chính nhưng sao làm kịch? Nếu giờ con hỏi mẹ thì không hiểu, mà bố con cũng chẳng hiểu đâu."

"Nhưng bố con ấy mà, muốn quản con, nhưng lại không nỡ, ông ấy sĩ diện lắm, sợ người khác nói ông ấy không cởi mở."

Xa Bắc Thành, cuối cùng mẹ nói nói ra vài lời thật lòng.

Đào Tẩm chợt nhận ra, mẹ không sợ bố, mặc dù bà thường xuyên nói "bố con không vui", nhưng những gì mẹ muốn, chưa bao giờ không được.

Có lẽ đó cách mẹ ứng xử với gia đình.

Nhưng không quan trọng, Đào Tẩm có được câu trả lời mình muốn. Nếu bố mẹ không ủng hộ cô đi theo con đường này, thì lúc đó không có lý do gì họ lại nhét cô vào để cướp mất suất của người khác.

Cô mỉm cười: "Cảm ơn mẹ."

Mẹ nhướng mày, không hiểu.

Kéo tay Đào Tẩm, đi về phía khách sạn, bà không định ở đây, chỉ là nghỉ chân chút, xem môi trường sống của Đào Tẩm thế nào.

Trong đó yên tĩnh, dù sao sự náo nhiệt cũng ở bên căng tin. Hai người quẹt thẻ vào cửa, vừa ngồi xuống sô pha, mẹ cởi khăn choàng, thì thấy cửa phòng ngủ mở, Trần Phiêu Phiêu tóc tai bù xù bước ra, đang thoa kem dưỡng da tay.

Cả hai sững sờ, Trần Phiêu Phiêu liếc nhìn Đào Tẩm, rồi lại liếc nhìn dì, động tác thoa kem dưỡng da chậm lại.

Đây là lần đầu Trần Phiêu Phiêu gặp mẹ của Đào Tẩm. Dì được chăm sóc tốt, gương mặt toát lên vẻ quý phái, không giống Đào Tẩm lắm, khi cười mắt híp lại, tạo cảm giác dịu dàng như hoa như chim.

Mẹ Đào Tẩm dè dặt quan sát. Một cô gái nhỏ nhắn trắng trẻo, không cao lắm, chắc chưa đến 1m64, trông rất miền Nam, rất dịu dàng, rất trong sáng, tựa như hoa sen.

Mặc áo phông trắng và quần jean, vừa tháo, uốn lượn quanh cổ, ánh mắt nhìn Đào Tẩm có chút e lệ.

Đào Tẩm dừng động tác cầm ấm nước: "Sao không đi ăn cơm?"

"Không ạ," Trần Phiêu Phiêu vuốt tóc, liếm môi, lén nhìn mẹ Đào Tẩm, "Em về lấy viên vitamin."

Cô hối hận vì nói từ "về", trong lòng như có một con thỏ đang nhảy loạn xạ.

Có thể thấy rõ cô căng thẳng, hai má ửng hồng, xoa xoa khuỷu tay, không nói gì.

"Đây là?" Mẹ Đào Tẩm nhìn Đào Tẩm bằng ánh mắt dò hỏi.

"Trần Phiêu Phiêu." Đào Tẩm cầm ấm nước đi tới, tìm cốc để rót nước cho mẹ, "Phiêu Phiêu, mẹ chị."

Trần Phiêu Phiêu chào hỏi, mẹ Đào Tẩm gật đầu, vẫn nhìn chăm chú. Trần Phiêu Phiêu hơi lúng túng, thuận tay đưa cho Đào Tẩm chiếc cốc trên tủ đầu giường.

"Rửa chưa?" Đào Tẩm khẽ hỏi, quan sát sắc mặt.

"Không biết ạ," Trần Phiêu Phiêu cụp mắt nói, chiếc cốc xoay nhẹ trong lòng bàn tay, tìm cớ rời đi, "Để em đi rửa."

Đào Tẩm định đặt ấm nước xuống: "Để chị."

Hơi thở của hai người cùng phập phồng, nói những lời riêng tư không lớn tiếng, nửa kín nửa hở, sự mờ ám lan tỏa trong không khí.

Trần Phiêu Phiêu đưa tay, đưa cốc cho Đào Tẩm, nấp sau bóng chị, vành tai càng nóng hơn.

Đột nhiên nghe mẹ Đào Tẩm nói: "Phiêu Phiêu à, cái cốc này phải để con rửa đấy."

Đào Tẩm quay đầu lại, Trần Phiêu Phiêu cũng chưa kịp phản ứng, mẹ Đào Tẩm mỉm cười đầy ẩn ý, khóe miệng hiện lên một nếp nhăn mờ: "Con nói có đúng không? Nước cũng nên do con rót chứ."

Bà hất cằm, khoanh chân nhìn Trần Phiêu Phiêu, rất thân thiện.

Trong phút chốc, Trần Phiêu Phiêu cảm thấy lông tơ sau gáy dựng đứng, cô trao đổi ánh mắt với Đào Tẩm, mím môi cười.

"Hôm nay mẹ phải về rồi," mẹ Đào Tẩm nói, "Không xem được buổi biểu diễn của hai đứa, uống một cốc nước nóng của hai đứa vậy."

Đào Tẩm đặt ấm nước lên bàn, ngón tay vuốt ve vai Trần Phiêu Phiêu, rồi lại nâng lên cọ nhẹ vào má, sau đó mới đưa cốc sang.

"Cần chị đi cùng em không?" Cô khẽ hỏi.

"Không cần đâu, chỉ rửa cái cốc thôi mà." Trần Phiêu Phiêu vén tóc ra sau tai, nhận lấy.

Đào Tẩm thấy Trần Phiêu Phiêu đi, ngồi xuống bên cạnh mẹ, hàng mi rũ xuống không nói gì.

"Lúc thì chạy đến bệnh viện, lúc thì chạy đến cục thuế, lúc thì chạy đến khách sạn," mẹ Đào Tẩm xoa cánh tay hơi mỏi, nói nhỏ nhẹ, "Cũng có người quen nhìn thấy đấy, phải không?"

Nói đến đây là dừng, bà không định nói thêm gì, uống xong cốc nước này, bà cũng phải về Bắc Thành rồi.

Bà không thích gia đình lục đục, bố Đào Tẩm càng không thích, họ không nhắc đến chuyện đó với nhau, giả vờ như không có chuyện gì xảy ra.

Thiên hạ thái bình, đó là bài học cả đời của bà.

Sau khi mẹ Đào Tẩm về, bà ngoại được đón đến, vui vẻ chờ đợi buổi biểu diễn đầu tiên.

Bà rất thích không khí và cảnh sông nước ở Mặc Trấn. Bà nói với Trần Phiêu Phiêu, trước đây ở quê cũng có nhà ngói, cũng là cổ trấn, nếu không chuyển lên thành phố thì bây giờ bà cũng sống trong căn nhà như thế này.

Bà ngoại thỉnh thoảng lại chống tay xem người ta giặt quần áo bằng chày trên bậc thang, thỉnh thoảng lại đến quầy hàng nhỏ trước quán cà phê xem người dân địa phương đan đế giày. Bà nói tiếng phổ thông không sõi, hỏi người lái thuyền rằng loài chim nước trên thuyền gọi là gì. Người ta nói mấy lần bà cũng không nghe rõ, không nhớ nổi, hôm sau lại hỏi tiếp.

Mọi người trong đoàn làm phim rất yêu quý bà. Trần Phiêu Phiêu nói, dùng từ ngữ trên mạng thì bà ngoại là một "cây hài".

Bà cũng xem Trần Phiêu Phiêu diễn tập, thấy cảnh hôn thì nhăn mặt "Trời đất ơi", thở dài. Đào Tẩm đứng bên cạnh khoanh tay cười, cười, cô nói với bà ngoại: "Trước đó con bảo cắt rồi nhưng Phiêu Phiêu không chịu."

"Nó không chịu gì?" Bà ngoại trợn mắt, "Trời, nó nhất định phải hôn à?"

"Vâng," Đào Tẩm mím môi, mắt ánh lên ý cười, gật đầu, "Nhất định phải hôn cơ."

"Bà thấy nó đáng bị đánh đòn." Bà ngoại nói chắc nịch.

Ánh đèn tối dần, Trần Phiêu Phiêu đang chuẩn bị trên sân khấu giật mình, không hiểu sao bà ngoại lại không vui, nhìn Đào Tẩm một cái, hiểu ra ngay.

Cô nhìn hai người đang đứng cạnh nhau, một người chống tay hậm hực, một người khoanh tay mỉm cười, rất khác, nhưng cũng rất giống nhau.

Nhớ lại lời thoại cuối màn một -

"Điều quyến rũ của cuộc sống, nằm ở những khả năng."

"Chúng ta sẽ gặp những người cha mẹ như nào, người yêu như nào, người thân như nào, bạn bè như nào, tất cả đều đáng để mong chờ."

"Hoa nở vì được mong chờ, nên mới đặc biệt đáng yêu, con người cũng vậy, chị và em đều vậy."

Màn một, kết thúc.

Bình luận

Truyện đang đọc