PHỐ CŨ

Nếu trong lòng không có ý đồ, chắc chắn Bang Tử sẽ tỏ ra ngay thẳng đoan chính. Đằng này vừa bị Trác Hạo bất ngờ dọa một cái, gã đã có tật giật mình, lắp bắp rặn mãi cũng không ra một câu hoàn chỉnh.

Tiếng động cơ xe rất to, Lục Vũ Thanh đoán chừng Trác Hạo về, muốn ra xem thế nào lại đúng lúc thấy anh giằng co với một người đàn ông lạ mặt.

“Anh Hạo.”

Lục Vũ Thanh chào anh trước nhưng bị phớt lờ, anh hất cằm nhìn người đàn ông kia: “Tao hỏi mày ở đây làm gì? Thích cục nóng của người ta à?”

Bang Tử há mồm, mặt biến sắc, ngoài mạnh miệng trong chột dạ: “Ra đây là cái cục nóng…”

“Ra ra cái đm mày, giả vờ giả vịt cái đếch gì? Hẳn là “Thì ra đây là cục nóng”, ngày nào mày cũng chiếm chỗ trong phòng khách cục thuế vụ mà còn không biết đây là cục nóng máy lạnh?” Trác Hạo vẫn nói năng không nể mặt ai như thường lệ.

Toàn người trẻ xài máy lạnh, chỗ này của bọn họ toàn các ông bà già lớn tuổi, rất hiếm nhà có lắp đặt điều hòa.

Siêu thị của Lục Vũ Thanh là cửa hàng lớn nhất ở chỗ này, có cả máy điều hòa công suất lớn. Ngoài ra còn có một cái ở dưới phòng khách cục thuế vụ, mấy ông cụ cơm nước xong sẽ chặn cửa vào chỗ làm việc của người ta mà hóng mát.

Lục Vũ Thanh không hiểu chuyện gì đang xảy ra, y đến chỗ Trác Hạo. Lúc đứng cạnh anh cũng bắt đầu quan sát tên đàn ông nọ.

Bang Tử bị hai người săm soi như bị nắm thóp, cả người cứng ngắc, nói chuyện cũng lên giọng ra vẻ: “Ý mày là sao? Tao nhìn tí thì việc gì đến mày? Mày thấy ban ngày ban mặt thế này tao có làm được cái trò cầm đi trước mặt nhiều người vậy được không?”

Bang Tử nói là “cầm” chứ không phải “trộm”, dẫu sao cầm không phải phạm pháp, càng không khó nghe như một chữ trộm ấy.

“Đương nhiên mày không ngu đến mức trộm vào ban ngày rồi, giờ mày vác mặt tới để nhìn ngó trước chứ còn con mẹ gì nữa.” Trác Hạo phiền nhất là có người cãi cọ với mình, “Sao? Trộm ở công trường bị người ta bắt nên muốn đổi chỗ khác?”

Công trường bị trộm sắt là chuyện không thể tránh khỏi, người đi đường tiện tay cầm về, thỉnh thoảng công nhân phụ hồ tự thâm hụt vào. Ăn trộm trong công trường mà bị bắt sẽ phạt nặng, chỉ có thằng Bang Tử thiểu não dám bày kế chôm chỉa, không bắt gã thì bắt ai.

Những người sống trên con đường này, âm thanh nói chuyện so độ lớn tiếng với nhau, vài ba câu là nóng đầu lên, người hóng hớt xung quanh cũng ngày càng nhiều. Lắm người còn lạ gì cái nết Bang Tử, mấy bà bác bàn bạc sôi nổi không biết nhỏ miệng, châm dầu vào lửa chỉ chỉ trỏ trỏ.

Bang Tử là thằng côn đồ gan nhỏ chứ không phải dạng liều mạng không ngán bố con thằng nào, một khi gặp người hung hãn dữ tợn hơn sẽ biết sợ. Dưới tình thế này gã không muốn đụng vào Trác Hạo, nhưng lắm người nhìn như vậy, sợ mất mặt, chỉ vào mặt anh: “Mẹ mày cái thằng ngậm máu phun người.”

Bang Tử nóng máu lên, ưỡn ngực huých vào người Trác Hạo. Lục Vũ Thanh thấy vậy, bước lên chắn trước mặt anh, miễn cưỡng đặt tay lên vai Bang Tử: “Có chuyện thì từ từ nói, đừng động tay động chân.”

Trác Hạo cũng không phải cô nương yếu liễu đào tơ gì, không cần ai phải ra mặt hộ. Anh cáu giận lên, ngẩng đầu nhìn thấy Lục Vũ Thanh đứng ra còn thấy hơi chướng mắt. Anh hơi gạt tay y ra, nắm ngón tay Bang Tử vặn ngược về sau: “Mày bố đời với ai?” Bang Tử gào khóc thẳng người dậy.

Mắt thấy sắp chuyển thành đánh lộn, lại trước cửa tiệm của Lục Vũ Thanh, Trác Hạo cũng là ra mặt giúp y, y không thể cứ tiếp tục ngồi yên, ôm lấy tay anh: “Anh Hạo, bỏ đi.”

Y quay đầu nhìn Bang Tử: “Không có chuyện gì thì đi mau.”

Lục Vũ Thanh để ý Trác Hạo không cựa mình ra, thận trọng gỡ tay anh.

Có Lục Vũ Thanh đứng ra giảng hòa, Bang Tử vừa thấy Trác Hạo buông tay đã tông người nhanh chân chạy biến.

Người hóng ồn ào xung quanh vẫn chưa đi, mấy bà mấy ông khoái nhất là cảnh tượng thế này. Trác Hạo vung tay ra, phiền nhiễu quét đám người đi: “Bu đông làm gì? Không có chuyện gì làm à?”

Đám đông to nhỏ tản ra khắp nơi, lúc này Trác Hạo mới cúi xuống mở cửa, nghe tiếng cửa cuốn ồn ào, anh cầm bông vải vứt dưới đất vô nhà bật đèn, vừa quay đầu đã thấy Lục Vũ Thanh theo sau.

“Cậu cũng không có gì làm?” Trác Hạo phiền cái tính này của Lục Vũ Thanh lắm rồi, dính người thế là làm sao, cứ như con nít còn bú sữa mẹ vậy.

Trác Hạo hung hăng nhưng rất nhiệt tình, mà không biết vì sao lại không muốn người ta nhìn ra sự nhiệt tình ấy.

“Anh Hạo, cảm ơn anh.”

Trác Hạo ngẩn người, sắc mặt căng thẳng hơi dịu đi, nhưng lời nói vẫn rất cứng rắn: “Cảm ơn tôi cái quái gì? Tôi giúp gì cậu?”

Lục Vũ Thanh rõ là người có ăn học, khả năng diễn đạt rất mạnh: “Anh tốt thật.”

Trác Hạo lại chỉ thấy y kiểu cách, chậc lưỡi một tiếng, còn chưa mở miệng đã bị Lục Vũ Thanh ngắt ngang.

“Em biết vừa rồi anh giúp em, vừa rồi em cản lại cũng vì sợ anh đánh nhau. Dù sao cũng không có bằng chứng, nếu tên kia thật sự làm gì chúng ta có camera theo dõi.”

Trác Hạo thích mềm không thích cứng, thái độ Lục Vũ Thanh mềm mỏng như vậy anh cũng không tiện không nể mặt, dừng lại một lúc lâu mới vạch cho y xem khu chợ này ghê tởm đến mức nào. Đôi khi cách giải quyết đàng hoàng với bọn cực đoan là quá lịch sự, còn không biết cảm kích. Còn với Trác Hạo, chỉ cần thằng như Bang Tử bị anh bắt được sẽ phải làm tí chuyện riêng tư.

“Chờ đến lúc camera nhà cậu quay lại được cục nóng đã bị người ta tháo đi quách rồi, cậu cầm cái đó đến đồn công an, công an tìm được nhà Bang Tử, nhốt người mấy ngày. Cái thằng Bang Tử này không có việc làm đàng hoàng nữa chứ nói chi đến tiền bạc, tiền là từ cha mẹ mà ra, nhà có có mỗi một người lao động, cha thì một nửa tàn phế, mẹ quét đường kiếm chút tiền sinh sống. Cậu mà tới đó một lần sẽ thấy lòng đồng cảm dâng lên muốn giúp đỡ bọn họ, nhà đó không cảm ơn, ngược lại còn trách móc cậu đưa con trai người ta vào đồn.”

Lục Vũ Thanh im lặng hé môi, y chưa từng nghĩ câu chuyện lại quanh co rắm rối như thế, lầm bầm: “Đúng là khó khăn quá…”

“Khó khăn thì khó khăn, nhưng cha mẹ biết nuôi mà không biết dạy. Kẻ khó có mà đầy ngoài kia, nhưng đâu phải ai cũng như Bang Tử. Nghèo đói phải đi trộm đi cắp, nói nhăng nói cuội như này rồi nếu tôi thấy không vừa mắt ai, có phải cầm dao đi chọc một cái cũng được đúng không?”

Đây là lần đầu tiên Trác Hạo nói với Lục Vũ Thanh nhiều đến vậy, bình thường anh cứ y như ông già lười mở miệng, nói nhiều ngại phiền.

Ban đầu Trác Hạo cảm thấy Lục Vũ Thanh là người suy tính rất cẩn trọng. Nhưng có lẽ anh đã lầm, Lục Vũ Thanh cẩn thận đều vì dựa trên nền tảng hài hòa đẹp đẽ thành lập sẵn, tư duy dĩ hòa vi quý* trong làm ăn của y quá phiến diện.

*Dĩ hòa vi quý: Coi điều đầu tiên, quan trọng nhất trong giao tiếp là mềm mỏng hòa nhã.

Y nghĩ có camera thì có thể thực hiện công lý, nhưng y không hề biết đầu đường cuối hẻm còn bao nhiêu thành phần quấy phá. Nếu không trở thành “người xấu”, tức bạn đã cho người khác cơ hội trở thành “người xấu”.

Trác Hạo nhìn Lục Vũ Thanh một lượt: “Tôi không tốt chút nào, cậu mới là người tốt. Giọng như con gái, da dẻ người ngợm thì trắng bóc, nhìn cậu cứ như thiếu nữ xinh xắn không ra khỏi cửa nửa bước, đọc ba bốn quyển sách nên thấy chỉ cần trao đi chút tình yêu là thế giới sẽ trở nên tươi đẹp hoàn hảo. Cậu ở cửa hàng đâu phải để làm từ thiện, thái độ tốt cũng phải tùy người chứ? Thôi bỏ đi, cậu có quan niệm kinh doanh của cậu, cậu làm gì cũng là chuyện của mình cậu, không liên quan đến người ngoài như tôi.”

Một tràng chữ nghĩa ùn ùn kéo đến. Sau câu quên đi đó, Lục Vũ Thanh bắt lấy cổ tay Trác Hạo: “Anh từng giúp đỡ gia đình Bang Tử, đúng chứ?”

Trác Hạo nhất thời cứng họng, thằng nhóc Lục Vũ Thanh này biết nắm trọng điểm không vậy.

Anh không tính là giúp đỡ gì, dù sao gia cảnh anh cũng không khá khẩm gì cho cam, tiền dành dụm đều dồn cả vào cái tiệm này, nói chung cũng đủ cho một người no bụng, cả nhà không phải chịu đói.

Mẹ Bang Tử quét đường trước nhà Trác Hạo, lúc quét còn nhặt cả mấy chai nước rỗng. Bà ăn mặc chắp vá rách nát, đôi tay tê cóng mỗi lần đông đến nhìn hết sức đáng thương.

Nếu bệnh nghèo có thể chữa được, vậy thứ đồng cảm không đáng một cắc ấy cũng chẳng cần tràn ra.

“Cậu biết đói nghèo đáng sợ thế nào không?” Trác Hạo hỏi ngược lại y như thế.

Anh biết rõ Lục Vũ Thanh là người có chút của ăn của để, chỉ có người dư tiền mới cẩn thận từng tí. Còn những người không có cơm mà ăn cả ngày đêm lẫn ba bữa cơm đều lo làm việc, không dư đâu thời gian lo chuyện khác. Thế nên Lục Vũ Thanh không thật sự hiểu được ý nghĩa của câu “Non cùng nước tận nên điêu dân”.”

Sơn cùng thủy tận ra điêu dân (穷山恶水出刁民): Sơn cùng thủy tận chỉ nơi hẻo lánh tận cùng, của kế sinh nhai đồng nhất với sự bế tắc, không lối thoát và tuyệt vọng. Cả câu có nghĩa nơi tận cùng, nghèo nàn bế tắc tạo nên những con người ngu dốt thiển cận.

Tiệm Trác Hạo thường có mấy thùng giấy không cần dùng, thấy mẹ Bang Tử nhặt giấy vụn đáng thương, anh nhiều lần để cho mẹ Bang Tử. Lâu dần, việc tốt ấy trở thành chuyện đương nhiên.

Khi Trác Hạo tiện tay để cho người khác, mẹ Bang Tử tỏ ra không vui, còn kháy khịa: “Trước đây anh cho tôi sao bây giờ lại quay sang cho người khác, không muốn cho thì nói đại đi, còn phải vờ vịt ra vẻ tốt bụng.”

Thái độ thế này Trác Hạo đã gặp thấy từ lâu rồi, nhiều người nói chuyện không biết nghĩa lý phép tắc. Trác Hạo cũng chỉ tự trách bản thân không khống chế được thứ đồng cảm rẻ rách này.

Lục Vũ Thanh không biết phải nói thế nào, y vừa chuyển đến con phố đây, muốn hòa nhập tất phải chịu thua thiệt. Nhưng y không biết về góc độ ấy, những gì Trác Hạo nói y hiểu cả, với ai y cũng giữ thái độ rất tốt, đặc biệt là với người lớn tuổi. Ấy thế, có một số người già không biết thế nào là đủ.

Từ khi có tiền lệ là bác gái lần trước, rất nhiều ông bà mua đồ mở ra rồi sau đó tìm đủ mọi lý do trả hàng. Lục Vũ Thanh không biết từ chối người khác, đặc biệt là ông bà lớn tuổi.

“Ừm, anh nói có lý, nhưng em sợ làm người ta khó chịu.”

Y thừa nhận lời Trác Hạo, điều này làm anh có hơi không phản ứng kịp. Giống như Trác Hạo đang dạy một nhóc cún nhỏ đánh nhau. Bé cún chẳng những không chịu sủa bậy mà còn bày ra vẻ đáng thương níu chặt lấy, hỏi Trác Hạo có phải đánh nhau thì xấu lắm không.

Giọng Trác Hạo nhỏ đi nhiều: “Mấy người đó còn không sợ, cậu sợ cái gì. Cậu cứ khách sáo vậy để chi? Bộ mấy người đó muốn mời cậu ăn cơm hả?”

“Cảm ơn anh Hạo.”

Lại nữa, Trác Hạo phiền cái kiểu này muốn chết. Anh xua tay, hơi thiếu kiên nhẫn: “Thôi đừng có rề rà với tôi nữa, cậu muốn làm gì thì làm đi.”

Lục Vũ Thanh thoáng đưa mắt nhìn chỗ vải bông thì bị Trác Hạo gọi tên, y đáp: “Em tới lấy tô đưa anh.”

Trác Hạo ngẩn người, ban nãy vừa nghĩ mình ăn cơm của người ta rồi, không nên giảng dài dòng, hết nói nổi.

Anh lấy cái tô thủy tinh đã rửa sạch cất trong tủ chén ra, biết Lục Vũ Thanh lắm tật, lại sợ người ta chê nên giải thích: “Tôi rửa bằng nước rửa chén đấy, cậu chưa chịu thì tôi rửa thêm lần nữa.”

Lục Vũ Thanh vội vàng lắc đầu: “Không rửa cũng không sao mà.”

Lần cuối cùng Trác Hạo nghe câu này, có lẽ là vài năm trước

Bình luận

Truyện đang đọc