TIÊU SƠN TRÁNG SĨ

Hai năm sau.
Một hôm trời đông đã về chiều. Trên con đường thiên lý, một thiếu niên tráng
sĩ buông lỏng cương thong thả cho ngựa đi về phía Nam.
Vẻ mặt chàng buồn rầu, chán nản. Y phục chàng đầy bụi và bùn.
Đến phố phủ Lý Nhận, chàng dừng ngựa trước cửa một tửu quán, vào đó nghỉ
trọ một đêm để mai đi Nam Thành sớm.
Chàng đương ngồi nhắm rượn, đăm đăm suy nghĩ đến những sự biến cố của
một đời vô định thì Ở ngoài đường có tiếng ngựa hí.
Rồi theo đêm tối, theo luồng gió lạnh và hạt mưa phùn, một trang thiếu niên
tuấn tú quăng mạnh mình vào trong quán:
- Sắp rượn mau, bớ chủ quán? Ta vừa đói vừa rét đây?
- Dạ?
nghe giọng nói trong trẻo của khách mới đến người ngồi uống rượn phải
ngửng đầu trông lên, chừng sung sướng cười bảo tửu quán:
- Lấy chén, lấy đũa bát để công tử cùng ngồi uống rượn với ta cho vui.
Rồi chàng quay ra lể phép nói với người kia:
- Thưa công tử, công tử cho phép tôi được hầu công tử đêm nay.
Một cái mỉm cười đi theo liền với chữ "đệm" có biết bao nhiêu nghĩa, khiến
người mới đến hiểu ngay. Chàng lại gần thì thầm:
- Hiền huynh?
Người kia cũng thì thầm đáp lại:

- Hiền hữu.
Thì ra ngẫu nhiên Quang Ngọc và Nhị nương gặp nhau Ở tửu quán bên đường.
Cơm rượn xong, chủ quán thấy hai người thân mật với nhau liền hỏi:
- Thưa hai công tử ngủ riêng giường hay cùng chung một giường?
Nhị nương phá lên cười, đưa mắt liếc Quang Ngọc, rồi đáp:
- Ta không quen ngủ chung với ai bao giờ. Nhưng bác quán cứ đi ngủ trước,
để chúng ta bàn luận văn chương, nghe?
- Dạ.
Đêm đã khuya, hai người còn thì thầm nói chuyện. Nhị nương thuật với
Quang Ngọc công việc điều tra của nàng về tung tích Phạm Thái: nào chàng mê
man say đắm Quỳnh Như, náo Quỳnh Như tự vận vì chàng. Quang Ngọc lộ vẽ
căm tức trên nét mặt. Chàng hỏi:
- Vậy bây giờ Phạm Thái Ở đâu?
- Thưa hiền huynh, hai năm nay hắn đi biệt tích, chỉ lẻn về Thanh Nê có hai
lần: một lần đọc bài khốc vãn, một lần để nghêu ngao hát bài triệu linh bên mồ
người mệnh b ạc .
Quang Ngọc cười chua chát:
- Không ngờ Phạm Thái mà trẻ con được đến thế nhỉ ?
- Vâng, Phạm Thái cũng trẻ con như văn thờ của hắn.
Nhị nương mở khăn gói lấy đưa cho Quang Ngọc một tập giấy và nói tiếp:
- Đây, tác phẩm của anh chàng mê gái: mà ngu hữu đã sưu tầm được, tuy hãy
còn khiếm khuyết nhiều.
Quang Ngọc đọc sơ một lượt, rồi buồn rầu, giận dữ ném tập thơ xuống
giường. Nhị nương thở dài, hỏi:
- Hiền hữu định sao?
Quang Ngọc hỏi lại:
- Định cái gì?
- Việc đảng.
Quang Ngọc ngồi yên lặng giờ lâu, ngẫm nghĩ
- Vận chưa gặp? Khó lòng quá?
Rồi chàng báo cho Nhị nương biết rằng Trịnh Trực đã bị hành hình Ở Kinh
Bắc, Đình Phùng bị bắt giải về Phú Xuân. Tửu quán Bạch Phượng cũng đã đóng
cửa, vì các bạn đồng chí tan tác cả, để nơi hội họp kia phỏng có ích gì?
- Còn Lê Báo?
- Lê Báo vẫn nương náu Ở chùa Yên Tử trấn Hải Dương. Bây giờ hắn thành
thực mộ đạo Phật như một nhà chân tu vậy.
- Thế chúng ta?

- Chúng ta chờ đợi dịp để hành động. Hành động là phận sự của chúng ta.
Không hành động, thì đời chúng ta không còn có nghĩa gì nữa phải không hiền
hữu?
Nhị nương mỉm cười :
- Thưa hiền hữu phải lắm.
Quang Ngọc như mê man nói luôn:
- Hành động ? Hành động ?
Nhị nương nhìn chàng, buông một tiếng thở dài não nuột.
Sáng hôm sau hai người từ biệt nhau: Nhị nương ngược Bắc thành, Quang
Ngọc xuôi Nam thành hẹn một ngày kia sẽ hội ngộ.
Nhị nương kìm cương ngựa, hỏi với một câu:
- Nhỡ không hội ngộ?
- Cũng chẳng sao? Vì linh hồn chúng ta bao giờ cũng Ở bên nhau. Một người
trong bọn ta làm một việc trái vơói bổn phận, đã tưởng nghe rõ tiếng thống trách
của bạn đã tưởng nhìn thấy cặp mắt nghiêm nghị của bạn. Mà khi ta có việc đáng
thi hành ngay, ta đã tưởng trông thấy cái gật biểu đồng tình của bạn rồi. Vậy thì
chúng ta có Ở xa nhau đâu? Tình bằng hữu của chúng ta đã thành một sự thiêng
liêng.
Nhị nương chắp tay vái.
- Vâng, tình bằng hữu của đôi ta? ...
Rồi nàng rẽ cương quay đi.
Qua quãng đường gần một khuỷ sông Đáy, nàng văng vẳng nghe có ai hát
nghêu ngao. Kìm cương ngựa nhìn kỹ, nàng thấy ngồi dưới gốc đê bên bờ sông,
một anh chàng câu cá, đầu đội nón tre đan, vai khoác áo lá.
Cho ngựa thong thả bước tới gần, nàng dừng lại ngắm nghía: người câu cá đưa
hồ rượn lên miệng một hơi rồi ngâm:

Sống Ở dương gian đánh chén nhà,
Chết về âm phủ cấp kè kè,
Diêm vươngphán hỏi rằng: chi đó?
Be!
Nhị nương đoán chắc là Phạm Thái, nhưng vẫn yên lặng ngồi trên mình ngựa
để chờ xem anh chàng chán đời kia còn làm những trò gì nữa.
Thì Phạm Thái lại cất giọng ngâm:
Đưa lời cho tới cung mây,
Sau này xin gửi cho dây với cùng,
Túi thơ hồng trách ai se mối,
Đến nửa chừng bỗng mới dãn ra,
Căm thay một ả trăng già,
Trêu người chỉ mãi chẳng tha thế này.
Nhị nương giật cương ra roi phi thẳng.
Nghe tiếng động, người câu cá quay lại, cười lớn:
- Mời khách qua đường hãy dừng vó ngựa uống với ta một hớp rượn? Ha ha?
Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượn.
Nghĩ một lát, chàng lại nói:
- Ha ha? Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mỹ nhân.
Hết


Bình luận

Truyện đang đọc