TỔNG HỢP TRUYỆN NGẮN KINH DỊ

5 BÀI HÁT RÙNG RỢN CỦA VIỆT NAM ??

(1) ĐỪNG BỎ EM MỘT MÌNH.

Đừng Bỏ Em Một Mình được nhạc sĩ Phạm Duy phổ lại dựa trên bài thơ cùng tên của thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh. Bài hát nói về tâm tư của một cô gái còn trinh trắng đang van xin người yêu thương đừng bỏ rơi mình. Điều đáng sợ là những lời van lơn ấy lại đến từ... dưới "mộ trinh". Phần lời khiến người nghe rùng mình khi gợi liên tưởng đến hình ảnh tử thi dưới lòng đất đang dần mục ruỗng vẫn tha thiết "đừng bỏ em một mình" đừng bỏ em một mình, đừng bỏ em một mình.
Cùng một lũ côn trùng rỉa rúc thân mình. Kỹ thuật âm nhạc của những năm 1970 kết hợp với lời thơ, hợp âm và giọng hát của ca sĩ Lệ Thu như tiếng cầu xin nỉ non, thậm chí là oán thán: "Trời lạnh quá trời lạnh quá, sao đành bỏ em một mình" đang vang vọng từ một cõi hư vô.

_____________

(2) KHÔNG GIỜ.

Phạm Trần Phương từng gây sốt vì chất giọng phi giới tính trong chương trình "Sing My song" Không Giờ của nhạc sĩ trẻ Phạm Trần Phương từng gây sốt tại chương trình Sing My Song 2016 bởi giọng hát phi giới tính của chính tác giả. Thật ra bài hát chỉ hàm chứa nỗi cô đơn của một con người sống xa nhà đang đơn độc, lẻ loi và khao khát được quay trở về. Thế nhưng, điều đáng sợ nằm ở giai điệu và những hợp âm cùng giọng hát ma mị, thách thức bạn dám nghe ca khúc này vào lúc nửa đêm. Lời bài hát có nhiều hình ảnh liên tưởng ghê rợn:
"Lầm lũi trong căn phòng vắng, mưa rít qua tán cây đem hơi lạnh về bao vây, có tiếng thở dài của ai. Kìa góc nhà có ai đang nhìn qua đây, đến sờ vào đôi tay em gầy."

______________

(3) TUỔI HỒNG THƠ NGÂY.

Bài hát nổi tiếng này được cho là của nhạc sĩ Thanh Tùng, có rất nhiều lời đồn thổi rằng sự ra đời của ca khúc bắt nguồn từ bài thơ tình buồn được một người nhờ Thanh Tùng phổ nhạc.
Có nhiều giả thuyết được đặt ra, nhưng gây chú ý nhất là câu chuyện về chàng sinh viên bị người yêu bội hứa, nàng về quê lấy chồng khiến chàng đau đớn, tuyệt vọng. Chàng trai viết ra bài thơ thể hiện sự thống khổ của mình và sau đó thì tự k.ết liễ.u cuộc đời bằng cách nhảy xuống từ tầng 4 kí túc xá trường đại học.
Nhưng điều kinh hãi hơn cả, người bạn phát hiện và phát tán bài thơ này sau đó ít lâu đã bị tai nạn và bại não. Hai người bạn của chàng trai sau một năm ngày mất của anh hát ca khúc này để tưởng nhớ cũng gặp tai nạn giao thông mất mạng. Nhiều sinh viên cũng thường xuyên thấy những hiện tượng kỳ lạ hay tiếng đàn hát u sầu vang lên trong khu kí túc. Chưa rõ thực hư những câu chuyện này ra sao, đây có phải một ca khúc "bị ám" hay không vẫn là dấu hỏi lớn.

______________

(4) BẮC KIM THANG.

Bài đồng dao mà chắc đứa trẻ nào cũng từng nghêu ngao hát suốt tuổi thơ thực chất ẩn chứa một câu chuyện kinh dị phía sau. Đây đã trở thành nguồn cảm hứng để các nhà làm phim cho ra đời phim điện ảnh cùng tên mang yếu tố rùng rợn và tạo nên cơn sốt phòng vé năm 2019. Có nhiều nguồn tin đây là câu chuyện đã xảy ra từ rất lâu ở vùng sông nước miền Tây. Thuở ấy có hai anh chàng, một anh bán ếch và một anh bán dầu (loại dầu dùng để thắp đèn) chơi thân với nhau.
Một hôm, anh bán ếch trên đường về đi qua chiếc cầu khỉ cheo leo thì nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của hai con vật, đó là le le và bìm bịp bị sập bẫy. Anh bán ếch không ngần ngại cứu chúng. Vài ngày sau, le le cùng bìm bịp đến nhà anh bán ếch trả ơn bằng cách tiết lộ âm mưu của hai con ma ch.ết đuối dưới sông nơi chiếc cầu khỉ bắc qua. Chúng đang tính kế kéo chân anh bán dầu và anh bán ếch xuống sông để thế mạng cho mình, thời gian là bảy ngày tới khi hai anh đi làm.
Anh bán ếch mang câu chuyện kể với bạn nhưng bị anh bán dầu cho là vớ vẩn. Anh đành bày ra một cách, đó là ngày nào cũng lấy lý do sang nhà bạn nhậu để anh bán dầu say rượu không đi làm được. Nhưng đến ngày thứ bảy, khi anh bán ếch đã say bí tỉ thì anh bán dầu sực tỉnh và dậy đi làm. Đi qua cây cầu khỉ, anh bán dầu bị lũ ma da kéo chân ngã xuống. Anh bán ếch hay tin bạn c.hết nhưng chưa dám chạy ra sông khi trời chưa sáng, qua ngày hôm sau mới dám đến vớt xác bạn. Từ đó mới có hai câu hát nổi tiếng "Chú bán dầu qua cầu mà té, chú bán ếch ở lại làm chi? Con le le đánh trống thổi kèn, con bìm bịp thổi tò tí te tò te" chính là những lời ca khắc họa hình ảnh đám tang thê lương của anh bán dầu.

_____________

(5) RỒNG RẮN LÊN MÂY.

Có nhiều cách lý giải bài đồng dao này nhưng giải nghĩa đáng sợ nhất chính là Rồng Rắn Lên Mây ẩn dụ cho hiện tượng trùng tang. Câu hát "Rồng rắn lên mây, có cây núc nác" mô tả khung cảnh cúng trùng (hay giải trùng) của người Việt Nam xưa. Cả gia đình nối đuôi nhau đi quanh nấm mồ của người đã khuất, cây núc nác lại là đồ dùng không thể thiếu trong mỗi lễ cúng trùng tang. Tiếp theo là "Có nhà điểm binh" và hình ảnh "Thầy thuốc có nhà hay không" ám chỉ thầy cúng trùng. Đây là những người sẽ chỉ điểm và căn dặn người được nhập hồn phải chối bỏ tất cả những thứ được hỏi. Ví như hỏi nhà ở đâu, có con không, có cháu không,... thì đều phải chối như tôi không có nhà, không có con hay người thân. Nếu trả lời thật, quỷ trùng sẽ đến và bắt người thân đi. Những hình ảnh đuổi bắt trong trò chơi này cũng biểu thị việc quỷ trùng đang ráo riết đuổi bắt những người trong gia đình và người đứng đầu được cho là thầy cúng hoặc người đã khuất đang dang tay bảo vệ cho những người con sống khỏi quỷ dữ.

Bình luận

Truyện đang đọc