TRẦN NHẠC XUYÊN VIỆT - LINH GIÁC TỬ

Suốt bữa ăn, hầu như chỉ có Thẩm Phong Ý nói chuyện, sau khi giới thiệu xong Trần Nhạc, y liền kể về lễ hội mùa thu ở kinh thành.

Vì Nhất Phẩm Trà Lâu tham gia dự thi, Thẩm Phong Ý cũng tham gia từ đầu, nên y biết không ít những chuyện thú vị ít người biết đến.

Khi Thẩm Phong Ý đang nói một cách say sưa, thì Sầm Hứa là người chịu trách nhiệm giúp y bày biện đồ ăn, rót nước, từ đầu đến cuối không nhờ ai khác.

Hạ Cương tỏ ý, cậu ta đã quen tình trạng thất nghiệp này rồi.

Sau đó họ nói đến chuyện của Minh Đức Trà Lâu.

Tiếp theo Trần Nhạc bày tỏ suy nghĩ “cá mặn” (không màng tiến thủ) của mình với Thẩm Phong Ý.

Mặc dù Sầm Hứa và Thẩm Phong Ý đều hơi ngạc nhiên trước suy nghĩ không cầu tiến của Trần Nhạc, nhưng cũng có chút ghen tị với việc Trần Nhạc có thể dễ dàng nói ra điều đó.

Bởi vì thân phận của Sầm Hứa và Thẩm Phong Ý, hai người họ phải gánh vác những trọng trách không hề nhẹ.

Sau đó, mọi người bắt đầu thảo luận về chủ đề “làm thế nào để trả lại cho Trần Nhạc một cuộc sống ‘cá mặn’ yên bình”.

Với sự mưu lược của Thẩm Phong Ý và sự chỉ dẫn của Sầm quân sư “giá trị ngàn vàng”, họ nhanh chóng đưa ra một kế hoạch.

Kế hoạch này nói thẳng ra là: Nhất Phẩm Trà Lâu sẽ tuyên bố rộng rãi rằng Trần Nhạc đã là người của Nhất Phẩm Trà Lâu, ai dám đụng vào người của Nhất Phẩm Trà Lâu thì cút.

Đây là một phương pháp đơn giản mà thô bạo nhưng lại là một cách rất hiệu quả. 

Khi Trần Nhạc rời khỏi Nhất Phẩm Trà Lâu, đã gần đến giờ hẹn với Dương Lực. Hắn vội vã đi về phía nhà của Dương Lực. 

Khi Trần Nhạc đến nhà Dương Lực, Dương Lực đã chuẩn bị sẵn rượu và thức ăn trong sân, chỉ chờ Trần Nhạc tới.

Hai người ngồi xuống ăn uống vui vẻ, nhưng thật ra người uống thực sự chỉ có Dương Lực, từng ly từng ly uống cạn.

Dương Lực là một tiểu bộ đầu, nhưng kiến thức khá rộng, hai người bàn chuyện trời đất, khi đến lượt Trần Nhạc thì hắn chỉ nhấp một ngụm nhỏ.

Thứ nhất là vì Trần Nhạc không quen với mùi vị của rượu cổ, cảm giác hơi thô vì thiếu quy trình chưng cất hoàn chỉnh.

Thứ hai là vì Trần Nhạc vốn không phải người thích uống rượu, tửu lượng cũng không tốt. Lần này là do Dương Lực nhiệt tình mời, Trần Nhạc từ chối không được nên mới nhận lời.

Nói Trần Nhạc uống một ly là say thì hơi quá, nhưng khoảng ba ly là đúng.

Vì vậy, khi Trần Nhạc rời khỏi nhà Dương Lực, dù chỉ nhấp một chút nhưng hắn cũng có chút ngà ngà say. Hơn nữa hắn cũng lỡ mất chuyến xe về thôn.

Trần Nhạc đành phải ngồi trên chiếc xe lừa của thôn bên tốn thêm một xu để người đánh xe đi thêm một đoạn đường, để hắn xuống trước cổng thôn là được.

Chiếc xe lừa lọc cọc đi, mưa bụi nhỏ rơi lất phất, rơi trên mặt nước chỉ tạo ra những gợn sóng lăn tăn.

Gió nhẹ mang theo hơi lạnh, thổi qua hàng liễu bên đường, lướt qua má người, hơi lạnh nhưng cũng mang đến hương thơm ẩm ướt và sức sống vô hạn cho đất trời.

Mưa bụi dường như hút lấy âm thanh, cộng thêm việc trời mưa nên ít người ra đường hơn bình thường, khiến cho khung cảnh xung quanh yên tĩnh hơn hẳn.

Trần Nhạc ngồi trên xe cũng gật gù buồn ngủ, trong đầu suy nghĩ lung tung.

Họ Sầm, hình như là họ hoàng thất, Sầm Ngọ Ngôn, Sầm Hứa, Sầm Vương gia. 

Trần Nhạc nghĩ đến đây, đột nhiên tự làm mình tỉnh dậy, cơ thể cứng đờ, nhìn chằm chằm phía trước một lúc, rồi mới từ từ thả lỏng lại.

Khi xe lừa sắp đến cổng thôn Thanh Hà, Trần Nhạc thấy một bóng dáng mờ ảo. 

Hắn nhìn không rõ, người đó cầm một chiếc ô giấy dầu, một tay cầm đèn lồng, dường như đang ngóng cổ nhìn về phía đường thôn.

Khi xe đến gần, Trần Nhạc mới phát hiện ra người đứng đó là Tô Dương.

Tô Dương có lẽ đã lạnh, một nửa tay thu vào trong tay áo, khi nhận ra người ngồi trên xe là Trần Nhạc, cậu vui mừng chạy tới, miệng còn gọi “phu quân”. 

Đèn lồng trong tay Tô Dương chao đảo, cậu còn bước nhỏ chạy qua hai vũng nước.

Trần Nhạc thấy Tô Dương chạy đến, khi xe dừng lại, hắn cũng vội nhảy xuống xe.

Tô Dương vừa vặn dừng lại trước mặt Trần Nhạc, nhón chân lên, giơ ô lên che đầu Trần Nhạc: “Anh về rồi.” Nụ cười của hắn ngọt ngào.

Trần Nhạc một tay đỡ lấy cơ thể Tô Dương đang nghiêng tới, tay kia nắm lấy tay cầm ô của cậu: “Chạy nhanh thế làm gì, anh có nón lá, em cầm ô đi.” 

Chưa kịp nói gì thêm, đã nghe thấy giọng nói già nua mà vui vẻ vang lên từ phía sau: “Chàng trai, đây là phu lang của cháu à.”

Trần Nhạc nhẹ nhàng đẩy tay Tô Dương, để ô che trên đầu Tô Dương, rồi mới quay người lại: “Đúng vậy, đây là phu lang của cháu. Đại gia, đây.”

Trần Nhạc móc ra hai đồng xu đưa cho lão đánh xe.

Lão nhận lấy, bỏ vào túi trước của mình: “Haha, thật giống người nhà tôi lúc còn trẻ, ông ấy cũng từng chạy đến đón tôi như thế này. Tôi bảo đừng đến cổng làng đợi tôi, ông ấy không nghe, haiz, tuổi trẻ thật tuyệt.”

Tô Dương nghe thấy lời của lão, một tay cầm ô đặt nhẹ lên vai, tay kia vuốt nhẹ tay cầm của đèn lồng.

Tô Dương hơi ngượng ngùng, nhưng vẫn mỉm cười gật đầu với lão, như thể đang chào hỏi, cũng như đồng tình với những gì lão vừa nói.

“Thật tuyệt.” Lão vừa nói vừa xoay đầu xe lừa lại, rồi chầm chậm đi về hướng cũ.

Khi Trần Nhạc nhìn thấy lão đã đi xa, hắn mới quay người lại, bước đến chỗ Tô Dương: “Em đứng ở đây bao lâu rồi, có lạnh không? Vừa nãy anh sờ tay em, sao lại lạnh thế này, đợi lâu lắm rồi à?”

Trần Nhạc nắm lấy một tay của Tô Dương, nắm chặt rồi từ từ vuốt ve, như muốn xua đi cái lạnh từ tay Tô Dương.

Một tay lấy ô của Tô Dương, Trần Nhạc nhìn kỹ Tô Dương, thấy quần áo của cậu đã thấm đẫm hơi nước, gấu áo còn ướt một mảng, có lẽ là do nước từ vũng nước bắn lên. 

Trần Nhạc cũng không đợi Tô Dương trả lời: “Đi, chúng ta về nhà rồi nói chuyện.”

Trần Nhạc nắm tay Tô Dương, đi phía sau cậu, hơi chếch về một bên, che ô về phía Tô Dương, chắn hết gió mưa.

Hai người cứ nắm tay nhau như vậy, dấu chân lớn nhỏ kéo dài về hướng ngôi nhà.

“Không đợi lâu đâu, cũng không lạnh lắm.” Tô Dương nói.

Đó là câu trả lời mà Trần Nhạc đã đoán trước.

“Em thấy trời đã tối, hôm nay người trong thôn đi ra ngoài hầu như đã về hết rồi, em còn thấy con lừa của Bàng Chính nữa, em lo cho anh, nên ra cổng làng xem.” Tô Dương khẽ đung đưa tay họ đang nắm chặt nhau.

Đêm đã buông xuống, dưới chiếc ô che chắn, dường như chỉ còn lại hai người họ giữa trời đất, Tô Dương cũng trở nên thoải mái hơn.

Vì trước đây, khi đại bá của Tô Dương đi xa, nếu trời tối mà đại bá vẫn chưa về, a sao của cậu sẽ cầm đèn lồng đứng chờ ở cổng làng.

Mỗi khi đại bá thấy a sao ở cổng thôn đều rất vui, và a sao cũng rất hạnh phúc khi thấy đại bá về.

Lúc đó, Tô Dương còn chưa hiểu vì sao, nhưng bây giờ cậu dường như đã hiểu, vì hiện tại, khi nhìn thấy Trần Nhạc, Tô Dương cũng rất vui mừng.

Khi Trần Nhạc và Tô Dương trở về nhà, họ cởi bỏ áo tơi, cất ô, phủi sạch nước mưa trên áo, rồi Trần Nhạc thêm vài miếng than vào lò than.

Trần Nhạc đè Tô Dương ngồi xuống bàn ăn, rót một cốc nước nóng cho Tô Dương, sau đó bắt đầu bày bữa tối hôm nay ra.

Cháo kê, cùng với một vài món ăn chua cay và bánh khoai tây mà Trần Nhạc đã dạy Tô Dương làm.

Cháo vẫn còn bốc khói nghi ngút.

Trần Nhạc không hỏi Tô Dương đã ăn chưa, cũng giống như việc Trần Nhạc không bảo Tô Dương sau này đừng ra cổng thôn chờ hắn nữa. 

Bởi vì Trần Nhạc biết, Tô Dương sẽ không ăn trước một mình, luôn đợi hắn về.

Khi Trần Nhạc ra ngoài, Tô Dương luôn lo lắng cho hắn, nghĩ đến điều này, mắt Trần Nhạc có chút ướt.

Trần Nhạc cầm một miếng bánh khoai tây, đưa cho Tô Dương trước, sau đó mới lấy một miếng cho mình.

Trong bữa ăn, Trần Nhạc tỉ mỉ kể cho Tô Dương nghe những chuyện xảy ra ở Nhất Phẩm Trà Lâu, bao gồm cả việc nhìn thấy phu quân của Thẩm Phong Ý, họ bàn bạc cách giải quyết việc gần đây, cũng như việc hắn bị Dương Lực ép uống hai chén rượu.

Nhưng Trần Nhạc không nói cho Tô Dương rằng hắn nghi ngờ phu quân của Thẩm Phong Ý là Vương gia duy nhất của triều đình.

Vì Trần Nhạc vẫn chưa chắc chắn, thứ hai là hắn sợ Tô Dương sẽ cảm thấy ngượng ngùng khi gặp họ sau này.

Sau bữa tối, cả hai tắm nước nóng, xua tan cái lạnh của mưa phùn, rồi lên giường nằm trong chăn ấm áp, ôm nhau chìm vào giấc ngủ.

Đêm đó, không chỉ mưa ngừng rơi mà ngay cả những đám mây đen trên trời cũng tan biến, trời quang mây tạnh hiếm thấy.

Ánh trăng sáng tỏ, sao thưa thớt, toàn bộ bầu trời đêm như được chiếu sáng bởi vầng trăng tròn trĩnh, cũng như trái tim của Trần Nhạc được đèn lồng của Tô Dương chiếu sáng.

Xuân an, hạ thái, thu cát, đông tường.

Thấm thoắt đã hai năm trôi qua.

Vào một ngày tháng Bảy, trên con phố của trấn Giang Lưu, có hai người tay trong tay dạo chơi.

Điều này ở nước Nam Bình với phong tục cởi mở là rất bình thường, trên đường có không ít người nhận ra hai người này là Trần Nhạc và phu lang của hắn ở thôn Thanh Hà nhiều người qua đường không khỏi nhìn thêm vài lần.

Nguyên nhân là vì những năm gần đây, Trần Nhạc nhờ tài nghệ và sáng tạo của mình đã tạo được một chút danh tiếng ở trấn Giang Lưu.

Nhất Phẩm Trà Lâu cũng không còn giấu giếm nguồn gốc món ăn nữa, ngược lại còn quảng bá rộng rãi.

Những món điểm tâm do Trần Nhạc làm ra đều có hương vị tuyệt hảo, mới lạ, ngon miệng, được rất nhiều người yêu thích.

Hiện tại, không ít người sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để mời Trần Nhạc, để mua lại một món ăn của Trần Nhạc cho trà lâu hay tửu quán của họ.

Nhưng Trần Nhạc vẫn chỉ làm việc cho Nhất Phẩm Trà Lâu. Đạo đức tốt, giữ chữ tín của hắn càng được các thương gia đón nhận.

Ngoài Sầm Ngọ Ngôn và vài người ở Nhất Phẩm Trà Lâu, không ai biết Trần Nhạc vì lười mà thể hiện ra dáng vẻ “đừng chạm vào ta”.

Trần Nhạc nổi tiếng không chỉ nhờ tài nghệ, mà còn vì danh hiệu “sợ phu lang”.

Nguyên nhân là từ khi gia cảnh của Trần Nhạc khấm khá hơn, hắn vốn đã có vẻ ngoài không tệ, nay lại trẻ trung tài giỏi, phu lang trong nhà trông có vẻ ngoan ngoãn, hiền lành, dễ hòa hợp, nên không ít người có ý định nhắm đến phu lang của Trần Nhạc.

Không biết từ khi nào, các bà mối đã lần lượt đến nhà Trần Nhạc.

Bà mối là nghề tương tự như mai mối.

Ban đầu, Trần Nhạc còn có thể nhẫn nhịn, khéo léo từ chối những lời mai mối của các bà mối.

Nhưng Trần Nhạc nhận ra từ khi các bà mối đến nhà, tâm trạng của Tô Dương có chút khác thường, hai ba năm nay Trần Nhạc đã tạo dựng cho Tô Dương sự an toàn và tự tin, như thể chỉ sau một đêm đã bị mất hết, điều này khiến Trần Nhạc không thể chịu đựng được.

Một ngày nọ, khi Trần Nhạc đang quét dọn nhà cửa, Tô Dương và Văn ca nhi đang ngồi trước lò than thêu thùa, không khí yên bình ấm áp.

Đột nhiên, một giọng nói lớn chói tai từ bên ngoài truyền vào, chưa thấy bóng dáng nhưng tiếng đã đến trước.

Thì ra là bà mối được mời từ làng bên đến nhà Trần Nhạc.

Vì thôn dân đã quen với việc ban ngày mở toang cổng, mà Trần Nhạc và mọi người lại đang ngồi trong phòng khách, nên bà mối đi thẳng qua phòng ăn và bước vào phòng khách. 

Giữa mùa đông, cả căn phòng ấm áp nhờ lửa.

Bà mối bước vào từ cơn gió lạnh bên ngoài, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến bà rùng mình.

Mình vẫn để là bà mối vì đây là ngành nghề nhé, để ông tơ thì nghe hơi không hay ý.

Bình luận

Truyện đang đọc