YÊU TẠI TUYỀN THÀNH



Đến gần một chút, tôi ù ù cạc cạc nghe thấy người đàn ông xấu xí kia đang nói gì đó bằng ngôn ngữ địa phương.

Tôi suy đoán có lẽ ông ta là người từ phía Nam tới, vì theo một nhà ngôn ngữ học nói rằng, các phương ngữ miền Bắc về cơ bản thuộc về một ngữ hệ, dù có nói thế nào đi chăng nữa, người khác vẫn có thể đoán ra đại khái ngọn nguồn ngôn ngữ, thậm chí vừa nghe đã biết là người miền Bắc.

Nhưng phương ngữ phía Nam lại khác, về cơ bản là một mình một kiểu, mà trên thực tế cũng đã chứng minh như vậy.
Phù, không phải người Sơn Đông, tôi thở phào nhẹ nhõm, dù thứ tiếng ông ta nói cũng là tiếng Trung Quốc nhưng tôi nghe không hiểu một câu nào, chỉ muốn đến hóng chuyện thôi.
Vừa định quay đầu đi, bỗng dưng bị Phùng Khiết túm lại, cô ấy là một nhà làm kịch có tiếng trong trường, cứ có thời gian rảnh là lại viết kịch, chưa kể có vài vở kịch của cô ấy còn được đoàn kịch trong tỉnh yêu thích.
Các nhà văn, đặc biệt là các nhà viết kịch, luôn cần phải theo đuổi vở kịch của cuộc đời họ! Vở kịch ấy nếu không phải kể theo ngôi thứ nhất, thì sẽ chính là mượn con mắt người khác để viết nên kịch hay, một nhà viết kịch như Phùng Khiết tuyệt đối sẽ không thể bỏ qua cơ hội xem các cuộc ẩu đả của quần chúng này: "Ấy, đừng đi mà, chúng ta hãy tìm cảm hứng sáng tác cùng nhau đi! "
"Tôi cần gì tìm cảm giác sáng tác? Hơn nữa cảm hứng làm gì sờ được thấy được mà đi tìm?"
"Hoà nhập vào cuộc sống mới thấy cảm hứng chứ! Nhìn xem." Cô ấy chỉ về hướng hai người đang đấu khẩu: "Nhìn thấy chưa, đấy, đó chính là cuộc sống!"
Phùng Khiết không quan tâm tôi có can tâm tình nguyện hay không, một tay kéo tôi tiến lên trước góp vui.
Cái cô Phùng Khiết này không có ý tứ gì cả, cậu kéo nhẹ nhàng chút thì chết ai, tôi không khác nào tên trộm đang bị người ta tóm đi, cậu ấy như vậy mà cả ngày chỉ nghĩ đến việc gả cho một người đàn ông lái xe BMW, ở nhà biệt tự cao tầng, tôi tính xa rồi, thật ra lái Mazda cũng được.
Súp Lơ Đắng thấy chúng tôi đi đến, như thể nhìn thấy cứu tinh, vội vàng kéo tay chúng tôi lại, tay trái nắm tay Phùng Khiết, tay phải nắm tay tôi.

Cái lùm mía cô ta còn kéo tôi mạnh hơn cả Phùng Khiết.
Các cậu tới đây cho ý kiến đi, có phải nên đuổi học Cao Vệ Phong không?

Cao Vệ Phong? À, tôi nhớ ra rồi, không phải cậu bạn ở khoa điêu khắc được mệnh danh là công tử phóng đãng hay sao?
Cậu ta từng viết cho tôi một bức thư tình không biết nhặt được từ đâu, trong đó có đoạn khiến tôi nhớ mãi như mới chỉ được đọc vậy: "Nhậm Doanh Doanh dạy Lệnh Hồ đánh đàn, sau đó nàng yêu Lệnh Hồ; Nhạc Linh San dạy Lâm Bình Chi võ công, sau đó nàng yêu Lâm Bình Chi: Tiểu Long Nữ dạy Dương Quá võ công, sau đó nàng yêu Dương Quá: Lão Ngoan Đồng dạy Anh Cô võ công, sau đó chàng yêu Anh Cô; nhưng tôi, sao lại không có cô giáo nào yêu tôi? Cô giáo Quan, cô có thể giúp em không?"
Lúc đó Tiểu Tân gào ầm lên là tên này cần phải được dạy dỗ, làm tôi dở khóc dở cười.

Cái cậu này vì suốt ngày trốn học, gian lận thi cử nên bị nhà trường xử phạt, sau đó hình như dính vào đánh nhau hay gì đó, nên bị cảnh báo rất nặng, Cao Vệ Phong không phục, nên đã cãi lại những nhà lãnh đạo của trường, hắn lấy trứng chọi đá như vậy đúng là chỉ có nước bị đuổi học.
Thật ra mà nói với những vi phạm này của Cao Vệ Phong cũng chưa nặng đến mức bị đuổi học, bởi tỷ lệ các vấn đề nam nữ, bộc trực, trốn học, gian lận công khai cao của sinh viên nhằm khẳng định bản lĩnh không sợ trời không sợ đất, khoe khoang cá tính riêng của bản thân v.v...!là đặc điểm phổ biến của các sinh viên thời nay.
Vậy nên cái gọi là lỗi sai của Cao Vệ Phong chỉ là một góc nhỏ của núi tuyết rộng lớn.

Sai lầm của cậu ấy nằm ở chỗ, cậu ấy rơi vào tay Súp Lơ Đắng - một cố vấn học tập xuất sắc và có trách nhiệm, một người giáo như Súp Lơ Đắng đây, có thể biến chuyện bé cỏn con như hạt vừng thành vấn đề lớn như quả dưa hấu, cô ấy có tác phong rất nghiêm túc, tất nhiên, cô không thể hiểu những tâm tư suy nghĩ của học sinh, ý nghĩ của cô khác với họ như khoảng cách giữa trời với đất.
Còn tưởng rằng cô ấy có thể thay đổi phương thức dạy học kiểu cũ sau khi đã ra nước ngoài học hỏi vài năm, xem ra thật sự giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời!
"Đừng nóng vội, ông bác đây là ai?" Rõ ràng trong ánh mắt của Phùng Khiết có mang chút sắc thái thông cảm.
"Là ba của Cao Vệ Phong."
"Ô, Cao Vệ Phong đẹp trai như vậy mà..." Phùng Khiết ngây ra một lúc, vội vội vành vàng nói chêm vào: "Ba cậu ấy cũng rất đẹp trai, bác, cháu chào bác ạ."
Có lẽ đây là lần đầu tiên ba Cao Vệ Phong nghe thấy có người khen ông ta đẹp trai, lập tức nước mắt ngắn nước mắt dài, cố nặn ra chất giọng phổ thông mà nói: "Cô giáu (giáo), chàu (chào) cơ (cô)"
"Ha ha, vâng vâng vâng, chào bác Cao, bác Cao hôm nay từ đâu đến thế ạ?
"Từ nhè (nhà) đến."
Phùng Khiết thì thầm với tôi: "Cậu còn không biết bác ấy đi từ nhà tới sao?!" Sau đó lại treo nụ cười lên mặt, nói với bác Cao: "Ha ha, vậy bác đến đây có việc gì thế?"

"Con tre (trai) lên đại học thật không dẽ (dễ), tôi muốn đến xem xép (xét) một chúp (chút).

Dụa (dựa) vào cái gì mà đuổi hộc (học) là đuổi chứ"
"Nếu con của bác nghiêm túc tuân thủ kỷ luật và không làm ra những hành động cẩu thả vô ý thức thì làm sao dám đuổi học cậu ta!" Súp Lơ Đắng cậy có Phùng Khiết và tôi bên cạnh, dáng vẻ bệ vệ được đà lên giọng với bác Cao: "Cao Vệ Phong nhà bác, suốt ngày trốn học, lúc thì đến muộn lúc thì không nộp bài đúng hạn, lại còn đánh nhau gây gổ không lo học tập! Mỗi vậy thì cũng thôi đi, cậu ấy còn công khai xúc phạm giáo viên ngay trong giảng đường! Loại người như vậy làm sao dạy được!"
Vẻ mặt bác Cao trắng bệnh, chợt bác quỳ xuống trước mặt chúng tôi: "Đứa trả (trẻ) này từ bá (bé) đã khem (không) có cha mạ (mẹ), bà nội nó gieo (giao) thằng bá (bé) cho tôi trước khi chết, khá (khó) khăn nhắm (lắm) mới bước được vào cổng đại hộc (học), mong các cô xem thế nèo (nào), đừng đuổi hộc (học) thằng bá (bé), cầu xin các cô!"
Nói xong bác Cao quỳ xuống khấu đầu lạy tạ chúng tôi, ba người chúng tôi không ai nghĩ rằng bác Cao sẽ làm tới mức ấy, bỗng chốc ai nấy đều hoảng hốt, tôi và Phùng Khiết mau chóng đỡ bác dậy: "Bác làm gì thế, mau đứng dậy thôi, bác đứng lên, có gì chúng ta từ từ nói!"
"Bác đứng dậy mau lên." Súp Lơ Đắng đứng một bên bất lực không chen tay, nhưng trên mặt lại hiện rõ vẻ khó xử: "Bác có quỳ cũng không giải quyết được vấn đề, hơn nữa có quỳ với tôi cũng vô ích."
"Ba nuôi, là ba đấy sao! Ba không thấy mất mặt sao!" Cao Vệ Phong từ đằng xa hét lớn tới, vội vàng chạy đến đỡ bác Cao dậy.
"Mau đứng dậy đi ba! Chỉ là đuổi học thôi mà! cái trường quỷ gì đây chứ! Dù sao con cũng không muốn đi học! Mau đứng lên đi!!"
"Chát" "Chát"!! Bác Cao tát Cao Vệ Phong hai cái bạt tai: "Mày cũng quỳ xuống cho ba!"
"Ba!!"
"Thôi thôi, mọi người đừng quỳ nữa!" Tôi vừa nói vừa ra sức kéo: "Trước hết chúng ta vào văn phòng đã, có được không?"
"Đúng vậy, giờ này các học sinh và giáo viên cũng đến rồi, sẽ ảnh hưởng đến những người khác lên lớp, chúng ta vào văn phòng đã đi." Phùng Khiết hướng tầm mắt tới Cao Vệ Phong, ra hiệu không muốn hắn làm ầm ĩ ở đây: "Cao Vệ Phong, đến đây, chúng ta cùng đỡ bác Cao vào văn phòng."
Tình huống khó xử này cuối cùng cũng kết thúc, tại văn phòng, tôi cũng coi như hiểu ra đầu đuôi câu chuyện.
Hóa ra cha mẹ ruột của Cao Vệ Phong đã ly dị từ lâu, từ nhỏ đã được bà nuôi lớn.


Bà của cậu ấy vì muốn để cậu ấy được đi học vẽ, ngoài việc ra đồng làm ruộng ra còn đi khắp nơi nhặt rác, Cao Vệ Phong lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn như vậy.

Vừa mới trúng tuyển đại học, bà nội cậu ấy trước khi mất đã dặn dò giao cậu cho bác Cao - một người đến từ tỉnh khác, không con không cháu, cũng kiếm sống bằng nghề nhặt rác giống bà.
Bởi vì từ nhỏ đã không có cha mẹ, người bà chăm mình từ nhỏ đến lỡn bỗng tạm biệt trần gian, Cao Vệ Phong càng nổi loạn hơn so với các bạn cùng lứa, tôi không phủ nhận rằng kiểu tính cách này sẽ rất có tính bứt phá trong con đường nghệ thuật, nhưng nếu tính cách này được dùng vào những phương diện khác, trái lại sẽ vô cùng phá hoại.

đặc biệt là trong xã hội coi trọng vật chất, đi đâu cũng thấy toàn là cạm bẫy vô tình này, sẽ càng nguy hiểm.
Bác Cao nói xong, khóc rống lên lại muốn quỳ xuống lạy chúng tôi, chúng tôi kịp thời nhanh hơn một bước ấn bác ngồi yên.
"Cầu xin cô giáu (giáo), làm ơn hãy để thằng bá (bé) học nốt."
Trên mặt Cao Vệ Phong cũng toàn là nước mắt, phịch một tiếng quỳ xuống trước mặt bác Cao: "Ba nuôi, con có lỗi với ba!"
Thấy hai cha con nhà họ đau khổ ôm nhau, không một người giáo nào có thể kìm nén giọt lệ.

Người cha đem lại cảm giác xấu xí bẩn thỉu ấy, giờ đây lại khiến người khác cảm thấy thật thân thương, thật vĩ đại như vậy, con người ấy mà, đúng là không thể trông mặt mà bắt hình dong.
"Đứng dậy nào!" Phùng Khiết đỡ Cao Vệ Phong đứng dậy: "Chỉ cần từ giờ trở đi em chăm luyện vẽ, chăm học hành, cô sẽ giúp em xin hộ một tiếng với thầy hiệu trưởng."
"Cô cũng sẽ xin giúp em." Nhờ sức ảnh hưởng từ Phùng Khiết, tôi cũng lập tức đưa ra quyết định.
"Tính cả thầy vào nữa, tôi vẫn còn giữ bản vẽ nửa năm qua của em đây." Đồng nghiệp Điền Khải cũng tham gia.
Thấy các giáo viên ai nấy đều muốn giúp xin hộ, Súp Lơ Đắng cuối cùng cũng nói bằng điệu bộ ấp úng: "Vậy...!cô cũng đi xin xem."
Đúng vậy đó, nãy giờ chờ lời này của cậu đó! Là cậu vẽ nên chuyện này, là cậu báo cáo lên, đương nhiên cậu cần chịu trách nhiệm rồi!
"Cảm ơn, cảm ơn các thầy cô!"
Cao Vệ Phong hướng đến chúng tôi khom người một cái thật sâu, biểu thị sự cảm động.
Chúng tôi nối thành hàng dài đi đến văn phòng hiệu trưởng, vừa xin xỏ vừa doạ nạt, cộng thêm có Súp Lơ Đắng gắng sức giải thích, coi như đã rút lại quyết định đuổi học, xem xét lại cho kỹ, lúc này câu chuyện mới đi đến hồi kết.

Ra khỏi văn phòng hiệu trưởng, Phùng Khiết cười thần thần bí bí với tôi: "Sao rồi, có thu hoạch gì không?"
"Thu hoạch gì cơ?"
"Tôi sầu quá đấy, cậu có phải người làm nghệ thuật không vậy, tại sao một chút trí tưởng tượng cũng không có! Tôi nói này, vở kịch sắp tới của tôi lên được ý tưởng rồi!"
"Hả? Ý tưởng gì? cậu định viết mấy thứ linh tinh gì?"
Phùng Khiết để lộ ra hàm răng trắng đều: "Hê hê, tôi quyết định sẽ viết...! một chuyện tình trắc trở giữa cô giáo độc thân và người cha bần hàn của cậu học sinh." Sau đó còn vuốt vuốt mái tóc: "Không đúng, tựa đề như vậy hình như hơi dài, tôi phải rút ngọn lại một chút..."
Sau khi tiết dạy buổi sáng kết thúc, quay lại văn phòng, tôi thấy Cao Vệ Phong vẫn ở đó.
"Sao vẫn chưa lên lớp thế?" Tôi hỏi.
"Em đặc biệt đợi cô."
"Đợi cô?"
"Vâng, vì em muốn nói lời cảm ơn với cô."
"Ha ha, được, tôi nhận đủ thành ý, nhưng sau này đừng gây chuyện lớn nữa, bằng không sẽ không ai giúp được đâu."
"Vậy...!cô giáo, trưa nay cha em và em muốn mời cô và cô Phùng Khiết một bữa cơm."
Tôi đặt giấy giờ lên bàn trong văn phòng, vừa hay nhìn thấy Lão K đang vẫy tay đứng ngoài cửa, bèn nói với Cao Vệ Phong: "Cô á, phải khất từ rồi, em xem bạn cô đang tìm cô kìa."
"Vâng, hê hê, là bạn trai cô sao?"
Tôi không đối mặt với cậu ấy mà đáp: "Em đoán xem?"
Đến trước mặt Lão K, tôi khoác tay hắn: "Chúng ta đi thôi." Khi đối diện với học sinh từng yêu thầm mình, việc tìm một lá chắn che mắt là một điều cấp thiết.
Sau đó quay đầu nói với Cao Vệ Phong: "Sau này nhớ đối tốt với ba nuôi em nha, bye bye."
Đi được một đoạn, tôi buông tay ra, Lão K bất lực cười: "Đồ nha đầu nhà cậu lại lấy tôi ra đỡ đạn, tôi tính phí cho cậu mượn tôi mỗi một lần là 1 nghìn 2 nghìn đồng, cậu nợ tôi bao nhiêu đây!".


Bình luận

Truyện đang đọc