CẨM THÀNH MÙA HOA

“Mấy ngày nay cứ thấy mất trứng gà, cứ tưởng là bị rắn ăn mất. Cậu hai nhìn xem này, hầy, hóa ra đã nở ra một ổ gà con.”

Sáng sớm nay A Hà là vợ của Đại Khánh ôm một ổ gà con vàng mượt đến sân trước, vui tươi hớn hở. Trang Dương nhìn lũ gà con lông tơ vàng bông xù đang nằm trong giỏ trúc, không nhịn được mà vươn tay sờ sờ. Lũ gà con kêu chiêm chiếp, lông tơ mềm mượt màu lòng đỏ trứng, chiếc mỏ và đôi chân nhỏ xíu màu đỏ nhạt, còn có đôi mắt như hạt đỗ đen.

“Sáu con.” Trang Dương đếm đếm, ngón tay chạm đến khiến lũ gà con chiêm chiếp kêu vang cả giỏ.

“Để nuôi ở sân trước đi.”

Nhỏ thế này nếu thả ở vườn sau nhà có thể sẽ bị chồn sóc hay rắn tha đi mất.

“Nuôi ở sân trước, Măng sẽ cắn mất.”

A Hà liếc nhìn cục lông đang nhoài người nằm phơi nắng trên hành lang, sâu sắc cảm thấy “giặc nội” khó phòng.

“Dùng lồng trúc đậy gà con lại, Măng sẽ không bắt được đâu.”

Măng ăn lá, cành, măng trúc, cũng không thích ăn thịt. Có lần ở sân sau có một con gà trống con phi qua rào, đắc chí chạy đến núi trúc, đắm mình dưới ánh nắng mặt trời tự do. Bất ngờ, Măng ẩn nấp trong rừng trúc lao ra, đè trên mặt đất mà nhào cắn. Gà trống choai kêu vô cùng thảm thiết, may là A Hà nghe thấy, đi đến giải cứu.

Từ ngày đó A Hà phòng Măng như phòng mấy con chồn.

Măng vừa ăn no đẫy một bụng măng, đang nằm ngủ im lìm bất động trên tấm ván gỗ. Nó chẳng hay biết rằng mình đang là nhân vật chính được người ta bàn tán.

A Hà tìm ra được một cái lồng gà trong nhà kho, cô ngồi xổm ở trong sân, đặt từng con gà một lần lượt vào trong lồng. A Hà thỉnh thoảng liếc nhìn đến chỗ Măng đang ngủ, chỉ sợ đột nhiên nó chạy đến quấy phá. Ở Trúc lý thỉnh thoảng cũng sẽ thấy gấu trúc từ trên núi xuống, chạy vào nhà dân cắn nồi sắt, hay có con mèo hoang chạy vào ruộng cắn phá rau quả. Mọi người không ăn thịt gấu nên nếu gặp tụi nó thì cũng thường là xua chúng nó về núi. Còn việc mang gấu trúc về nhà để nuôi thì quả thật là chuyện chưa từng thấy.

Bánh Trứng còn có thể giữ nhà, còn Măng ngoài ăn măng ra thì chỉ có biết phá phách.

Quảng Hư Phủ| Tieutieudaodao.wordpress.com

Bị người ghét bỏ thì cũng không ảnh hưởng đến Măng ngủ đến là say sưa. Trang Dương đến gần nó cũng chẳng hay biết.

Trang Dương lấy một cái bát sành múc ít nước trong ao, đặt vào trong lồng gà, bát nước trong này là để cho đám gà con uống nước.

“Trong nhà còn cám không?”

“Vẫn còn, thưa cậu hai.”

“Cho chúng nó ăn cám cho nhanh lớn.”

Nuôi lớn lên chút thì lại thả ra sân sau. Gà con bé thế này nếu ăn gạo trấu thì cần phải xay mịn, còn phải trộn với rau băm nhỏ. Để vào cái chậu ở trong lồng để tụi nó tự mổ ăn.

Tuy sống trong nhung lụa nhưng Trang Dương vẫn biết việc nuôi gà, làm ruộng.

Trong nhà có bao nhiêu con gà con vịt, ruộng đất bao nhiêu rồi của cải cất trữ, Trang Dương biết rõ. Nhìn anh trông không quan tâm đến chuyện gì nhưng thật ra cũng lo lắng việc nhà không thôi.

Sáng ra, cũng như mọi ngày, A Bình qua nhà cậu học, Trang Lan chạy sang bên nhà Khuyển Tử chơi, còn Trang Dương ở trong sân nhà đi dạo một chút. Nhìn thấy A Dịch đang nhổ củ cải ở ruộng ven sông, anh liền đi qua đó.

Ở bên kia bờ, Khuyển Tử đang làm một cái bia ngắm bằng cỏ khô, treo trên cây. Nó đang tập luyện mà giương cung bắn tên. Trang Lan đi bên cạnh nó, nghịch nghịch cái ná bắn trong tay.

Củ cải trong ruộng cũng không còn nhiều, nhổ lên hết rồi lại xới đất, bắt đầu gieo thêm vụ mới.

“Ấy cậu hai, không cần không cần đâu, chẳng có nhiều, cứ để tôi làm là được.”

Thấy Trang Dương đã nhổ lên hai cây củ cải đặt vào rổ, A Dịch vội vàng chạy qua ngăn lại.

Trang Dương mặc trường bào bằng tơ lụa, không hợp để làm nông.

“A Dịch, sau khi xới đất thì gieo cải trắng. Còn hạt giống không?”

“Còn ạ.”

A Dịch biết nhiều loại giống cây nông nghiệp, hắn là cháu trai của ông Dịch, xuất thân vốn là nông dân.

Trang Dương ra khỏi ruộng, đi sang bờ bên kia. Từ lúc hắn sang bên bờ, Khuyển Tử vẫn chăm chú luyện bắn cung. Nhìn cách bắn cung điêu luyện của thằng bé, không biết nó học bắn cung từ ai. Rời mắt khỏi Khuyển Tử, anh tìm Trang Lan. Trang Lan cách đó không xa đang dùng ná bắn lá cây. Cô em gái này ham vui, lại thích chơi mấy trò của các bé trai.

Quảng Hư Phủ| Tieutieudaodao.wordpress.com

Trang Lan thấy anh trai sang đây, vộng vàng giấu ná ra sau lưng. Trang Dương cười nói: “Huynh thấy rồi, Khuyển Tử làm cho muội hả?” Trang Lan đắc chí đáp: “Vâng huynh ạ, Khuyển Tử huynh thật lợi hại.”

Quá lợi hại.

Trang Dương đứng một bên nhìn Khuyển Tử bắn cung, tên bay vút cái đâm trúng hồng tâm. Rút tên, căng dây, liền mạch bắn cung tên. Có thể có kỹ năng thành thạo như vậy, chứng tỏ nó đã chăm chỉ tập luyện, hơn nữa, này còn là thiên phú.

Khi Trang Dương còn bé không có chơi bắn ná, nhưng cũng có học bắn cung. Anh không giỏi mấy trò này, trình độ cũng bình thường.

Khuyển Tử bắn ra mũi tên cuối cùng trong bao đựng tên, nó đi đến chỗ bia ngắm rút hết tên ra cất lại. Nó không ngoảnh lại nhìn Trang Dương, nhưng nó biết là Trang Dương sang, chăm chú nhìn nó.

“Cậu học bắn cung từ ai thế?”

Trang Dương đi đến hỏi thăm, anh đứng bên cạnh Khuyển Tử, đầu Khuyển Tử mới đến ngang bả vai anh.

“Một lão binh dạy tôi.”

Khuyển Tử rất tự hào nói, khi chú Vương què còn ở trong quân doanh, chính là một thần cung thủ.

“Cho tôi xem được không, cậu tự làm à?”

“Ừm.”

Trang Dương muốn xem cung tên của Khuyển Tử. Khuyển Tử nghe lời, đưa cung và một mũi tên cho Trang Dương. Trang Dương vuốt nhẹ cây cung gỗ, thân cung làm vẫn còn sần sùi, thô ráp, còn mũi tên thì bị lỗi, lông vũ đính trên mũi tên lung lay như sắp rụng ra. Nhưng với một đồ vật đơn giản này, mỗi mũi tên Khuyển Tử bắn trúng bia ngắm kia lại khiến người ta thán phục.

Với kỹ thuật bắn cung như thế này, xứng đáng có một cây cung tốt hơn rất nhiều.

Trang Dương trả lại cung tên cho Khuyển Tử, hỏi nó: “Thân thể cậu ổn rồi chứ?” Khuyển Tử gật đầu, đáp: “Ừm”. Khuyển Tử như còn có điều muốn nói, ngập ngừng không thôi. Trang Dương ôn hòa nhìn nó, chú ý đến vết xước đã đóng vảy trên khuôn mặt thằng nhóc, mong rằng sẽ không để lại sẹo. Khuyển Tử mày rậm mắt to, là một thiếu niên anh tuấn, nếu trên gương mặt này mà lại có sẹo thì cũng thật đáng tiếc. Khuyển Tử nhận ra Trang Dương đang nhìn vết thương trên mặt nó, nó quay mặt đi không cho xem. Nó không để ý Trang Dương nữa mà đứng trước bia ngắm tiếp tục luyện bắn cung.

“A Lan, muội theo huynh về nhà, đến bữa cơm rồi.”

Trang Dương gọi Trang Lan về, dẫn con bé qua cầu gỗ. Hai huynh muội đi trên cầu, Trang Lan vẫn nghịch cái ná của con bé, thích thú không rời tay. Trang Dương nhìn quần áo trên người con bé, trên đầu mắc cọng cỏ, anh ngồi xổm xuống vuốt cọng cỏ ra cho con bé. Khi Trang Dương rời đi, Khuyển Tử vô ý thức mà nhìn theo bóng dáng anh, nhìn chằm chằm không chớp mắt.

Khuyển Tử thu cung tên lại, nhìn theo hướng hai huynh muội Trang Dương, thấy Trang Dương đang phủi quần áo Trang Lan. Nó không hiểu tại sao Trang Lan không thích cùng một chỗ với anh trai con bé mà cứ chạy loạn khắp nơi. Cô bé có một người anh trai yêu thương như vậy.

***

Nhà Khuyển Tử một ngày hai bữa. Sáng nay Khuyển Tử ăn một bát cháo loãng và một cái bánh quẩy, chuyện này đối với Khuyển Tử đã là một bữa ăn vô cùng phong phú.

Bây giờ nhà Khuyển Tử có vài đấu đậu ván, có thể ăn mấy bữa. Hàng ngày trong giỏ bắt cá cũng có hai ba con, lại còn có cả tôm sông. Còn có thể lên núi hái rau dại, kiếm nấm. Nếu có thể săn gà rừng, thế thì sẽ có thịt ăn rồi.

Đứng trong sân tập bắn cung, sau khi lấy lại cảm giác bắn cung từ trước, Khuyển Tử đi dọc bờ sông vào trong rừng, tìm mấy con thú nhỏ có thể săn bắn.

Phía Tây Trúc lý có nhiều nhà hoang, đồng hoang, nhưng nơi này chẳng có con thú lớn, đến lợn rừng còn rất hiếm. Có lẽ là trước kia các cư dân sông trong Trúc lý đã săn bắn hết mấy loài thú to rồi. Hồi đó Trúc lý vẫn còn đông người ở, chứ không như bây giờ lác đác vài nhà.

Khoảng mười ba năm trước, Trung Nguyên thay đổi triều đại, sau đó thiên hạ hỗn loạn. Trúc lý ở tít Tây Nam cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng hỗn loạn này, người dân nhao nhao trốn vào rừng sâu núi thẳm.

Sau vài năm, chiến tranh cục bộ chấm dứt, số dân cư còn sống trong Trúc lý không đến ba phần mười cư dân ban đầu.

Cũng chính là lúc này, nhà họ Trang từ thành Cẩm Quan đến định cư ở Trúc lý.

Trong quá khứ ở Trúc lý, Khuyển Tử không hề biết gì, nó ngồi xổm trong rừng, lắng nghe tiếng chim muông trong rừng, nó hậm hực, tại sao đến một con nai cũng không có.

Khuyển Tử đã đi sâu vào trong núi, nó khoác cung tên, tay cầm một con dao con, nấp trong bụi cỏ tìm kiếm con mồi.

Bên bờ một hồ nước vô danh, Khuyển Tử phát hiện có một đàn sếu, khoảng năm sáu con. Nó rút tên giương cung lặng lẽ đến gần, nhắm vào một con to mập trong đám lau sậy. Khuyển Tử bắn mũi tên, mũi tên bay xuyên trong gió,  thân tên xoay tròn lao nhanh, viu một tiếng đâm xuống hồ nước. Con sếu béo mập tránh được một kiếp nạn mà quác quác kêu, hốt hoảng bay lên, tiếng kêu vang vọng đánh động đến đám sếu trong hồ. Khuyển Tử đành chịu lội qua bụi lau nhặt lại mũi tên. Mặc dù ở hồ gió thổi khá lớn nhưng cũng không thể có chuyện mũi tên đang bay nửa đường thì bất ngờ rơi xuống.

Khuyển Tử xoay xoay mũi tên kiểm tra mới phát hiện cái lông vũ gắn trên mũi tên đã bị rụng mất, chẳng trách không bay xa được, Khuyển Tử không hiểu cái gì gọi là muốn được việc trước phải mài sắc khí cụ1. Nó cho rằng chỉ cần có một mũi tên tốt là hôm nay có thể vác sếu về nhà.

Tên do mình làm ra đúng là còn sơ sài, luyện tập với bia ngắm còn được nhưng để săn bắn thực tế thì là điều không thể.

Hôm nay tuy không săn bắt được con gì nhưng vẫn còn may khi biết cái hồ này có sếu bay đến, sau này có thể đến đây săn.

Theo đường cũ về nhà, lúc này đã là buổi chiều, Khuyển Tử về tay không mà trong lòng chán nản.

Truyện này được đăng tại Tieutieudaodao.wordpress.com

Nửa ngày này mà dành để đi hái nấm khéo không chừng đã hái được hai giỏ. Nhưng Khuyển Tử cũng không nản lòng, hai giỏ nấm sao bằng một con thú. Khuyển Tử đang tuổi lớn, nó cần phải ăn thịt. Huống hồ con người cả ngày chỉ ăn canh rau thì cũng sẽ yếu ớt không có sức, nó cũng không muốn nhìn mẹ mình chịu đói chịu khổ.

Khuyển Tử muốn mình cao lớn hơn, giống như người cha anh dũng mà nó chưa bao giờ được gặp. Có thể bảo vệ mẹ, không bị ức hiếp nữa, rồi sống một cuộc sống sung túc tự tại.

Phía Tây Di Thủy có nhiều núi, Khuyển Tử mới băng qua một ngọn núi mà đã mất hơn một canh giờ. Nghe nói người Cung ở sâu tít trong rừng núi, Khuyển Tử nghĩ đó hẳn phải là một ngọn núi cao chọc trời.

Khuyển Tử không dám đi xa quá, nó biết vào sâu nữa sẽ gặp người lạ, thường sẽ rất nguy hiểm, thậm chí còn dẫn đến tử vong. Hơn nữa nếu vào sâu quá không quen đường thì rất dễ bị lạc.

Đi về dọc theo dòng sông, Khuyển Tử không để ý lắm, mãi đến khi nó nghe thấy tiếng chim cuốc hoa* gáy trong đám bèo. Không phải một con kêu mà nghe có vẻ là một đàn, khá là hùng tráng.

Khuyển Tử kích động mà tháo cung tên xuống, tìm kiếm bóng dáng đàn chim cuốc xám nhỏ. Tiếc rằng chim cuốc hoa rất cảnh giác, thường ẩn nấp trong chỗ kín đáo, khá khó bắt.

Lúc này trời cũng ngả về tây, Khuyển Tử tìm một cái cây gần đó, dùng dao con khắc lên thân cây hình một con chim để làm ký hiệu. Chờ mấy nữa có lưới, có cung tên tốt sẽ quay lại bắt gọn chúng nó.

Khuyển Tử tuy không biết chữ nhưng lại có cách ghi chú của riêng mình.

Ngày hôm đó cũng coi như không phải tay không mà về, ít nhất cũng đã khám phá ra sâu trong rừng núi cách mười dặm phía sau nhà. Biết rằng có thể săn sếu và cuốc hoa.

Sâu trong rừng trúc không có thú lớn, nhưng thủy cầm lại rất đa dạng, chỉ chờ người đến săn bắt chúng.

Mang nướng hay là hầm rồi ăn đến đẫy bụng thì thôi2.

Lau nước miếng, Khuyển Tử bước chân xuống núi, nhìn thấy một căn nhà tranh trước mặt có khói bếp lượn lờ, đấy chính là nhà của nó.

Non sông không phải là của riêng mình, nhưng nơi bờ tây này núi rừng bạt ngàn, rồi muôn loài chim trời cá nước ở trên núi này khiến Khuyển Tử nảy sinh ra ý nghĩ núi rừng đây là của nó. Dẫu sao, bên bờ Tây Di Thủy ở thôn trúc này cũng chỉ có một nhà nó ở mà thôi.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi