CẢNH LỘ QUAN ĐỒ

Lão Từ kéo Đỗ Long sang một bên, thấp giọng hỏi:

- Cái đĩa ấy… là cậu cố tình làm hả?

Đỗ Long giả ngây ngô nói:

- Tuy cháu thấy cái đĩa đó có vấn đề nhưng cháu cũng không biết tại sao nó bỗng nhiên bị rạn.

Lão Từ có chút không vui nói:

- Cậu còn giấu tôi? Nếu không phải cậu giở trò, cái đĩa làm sao tự nhiên rạn men được?

Đỗ Long nói:

- Thật là không phải cháu, cái đĩa ấy có lẽ vốn đã bị rạn rồi. Vừa đúng lúc cháu cầm lâu, nóng nở lạnh cothì rạn ra thôi.

Nguyên nhân đồ gốm rạn men là bởi vì hệ số giãn nở khi gặp nóng của phôi gốm và men khác nhau. Cho nên, trong khi nung hoặc sau khi ra lò đều sinh ra hiện tượng rạn men. Rất nhiều đồ gốm trên bề mặt có rất nhiều mảng rời rạc, đó chính là do men rạn tạo ra. Trong số đó có gốm rạn men Ca Diêu là nổi tiếng nhất. Đồ gốm Ca Diêu vừa ra lò có thể rạn men đến vài năm liền.

Còn như đồ gốm hoàn hảo, tự rạn men cũng là chuyện thường thấy. Bởi vì độ biến dạng và độ co giãn của phôi gốm vượt quá ứng lực kết dính của gốm. Dưới tình trạng nóng nở lạnh co, rất dễ rạn men. Thông thường, tình trạng này là vấn đề về công nghệ. Nguyên liệu làm phôi mà các xưởng làm nhái nhỏ lẻ sử dụng không đúng thì sẽ dễ bị rạn gốm. Nhưng với tiêu chuẩn sản xuất cực cao như gốm Quân Diêu thì căn bản không thể xuất hiện.

Cách nói của Đỗ Long làm Lão Từ bán tín bán nghi. Vừa rồi trong lúc Đỗ Long đang xem đồ vật, ông cũng đang ở bên cạnh theo dõi, cũng không thấy Đỗ Long làm gì mà cái đĩa ấy đã rạn ra. Ngoài cách nói của Đỗ Long, Lão Từ cũng chẳng nghĩ ra cách nào có thể làm cho món đồ gốm đang yên đang lành bỗng nhiên rạn nứt cả.

Chỉ chốc lát, chuyên gia mà Vương Đạt Đào mời tới đã có mặt. Ông ta thận trọng bưng cái đĩa “Quân sứ tiểu điệp ”lên nhìn một lúc, sắc mặt càng lúc càng trở nên khó coi, trên trán cũng rịn mồ hôi lấm chấm. Vương Đạt Đào thấy thế không cần chuyên gia nói cũng biết đáp án.

- Cái …. cái… đồ gốm … Quân Diêu này có lẽ không được lâu như vậy .... chất liệu cũng không.... tốt như vậy…. nóng nở lạnh co… nên mới bị rạn.

Chuyên gia vừa toát mồ hôi , vừa ấp a ấp úng nói.

Sắc mặt Vương Đạt Đào rất khó coi. Mọi người đều tưởng gã nổi đóa lên rồi. Nhưng gã chỉ thở dài một tiếng, vỗ vỗ vai vị chuyên gia kia, nói:

- Thầy Lưu, thầy vất vả rồi…. Cái đĩa này tặng cho thầy làm kỷ niệm, lần sau phải nhìn cho chính xác đấy nhé….

Thầy Lưu nọ hổ thẹn nói:

- Xin lỗi, ông chủ Vương. Thực sự tôi không còn mặt mũi nào ở lại đây nữa. Cảm ơn ông chủ Vương đã hậu đãi những năm qua.

Vương Đạt Đào cười nói:

- Chỉ là mắc sai lầm một lần thôi mà? Có cần phải quan trọng hóa đến thế không? Ai chơi đồ cổ mà chưa từng bị bịp mắt? Nếu thầy Lưu mà đi rồi thì tôi kiếm đâu ra được chuyên gia giỏi hơn thầy đây? Sau này số lần bị lừa há chẳng phải là càng nhiều hơn? Thầy muốn đi cũng được, nhưng giúp tôi kiếm lại được số tiền bị lỗ lần này rồi hẵng hay.

Lời nói này của Vương Đạt Đào khiến Đỗ Long thầm gật đầu, chả trách gã ta có thể làm ăn lớn đến vậy. Đến Lão Từ cũng chịu tới tham gia buổi triển lãm của gã, gã Vương Đạt Đào này quả nhiên là một nhân vật đáng nể. Vị thầy họ Lưu nọ cảm động trước Vương Đạt Đào tới mức rơi nước mắt,thề ngay tại chỗ:

- Được, chỉ cần ông chủ Vương còn muốn dùng tôi thì Lưu Lương Hùng này cả đời đều theo anh.

Lão Từ vỗ vỗ vai Đỗ Long khen ngợi, đi về phía Vương Đạt Đào, nói:

- Vương Đại Pháo, bây giờ sự việc đã được làm rõ rồi chứ? Còn cần đứa cháu này của tôi cho anh câu trả lời anh không?

Vương Đạt Đào mặt mày tươi cười nói:

- Đều là do tôi vô dụng, lại bị người khác bịp mắt. May nhờ có cậu Đỗ, nếu không cái thứ đồ dỏm này không biết phải bày đến lúc nào mới bị phát hiện là đồ giả. Tôi phải cảm ơn cậu ấy mới phải.

Đỗ Long cười nói:

- Ông chủ Vương không trách tôi là tốt rồi, tôi đâu dám kể công… Vừa rồi tôi cũng sợ đến nỗi tim sắp nhảy ra ngoài rồi.

Vương Đạt Đào cười nói:

- Đấy là do lỗi của tôi, đợi lát nữa rảnh, tôi đưa cậu đến phòng bảo tàng của tôi. Cho cậu tùy cậu chọn một bảo bối coi như an ủi.

Người đàn ông bốn mươi năm mươi tuổi, dáng vẻ phóng khoáng đứng bên cạnh cười nói:

- Vương Đại Pháo, nếu anh thực sự phóng khoáng thì hãy để Tiểu Đỗ chọn một món bảo vật trong lầu bảo tàng này là được rồi. Ai mà chẳng biết những thứ anh để trong phòng bảo tàng đều là những thứ anh chọn thừa lại, hoặc là những thứ đã được chứng minh là đồ rởm.

Vương Đạt Đào cười nói:

- Sếp Vu nói rất phải. Tôi đúng là muốn để cậu Đỗ tùy ý chọn ở đây, tuy nhiên chỉ sợ ông Từ không cho phép. Kho trữ bảo vật của tôi vẫn còn nhiều thứ hay. Nói không chừng cậu Đỗ may mắn lại chọn được bảo bối trên đời có một không hai.

Lão Từ cười nói:

- Chỉ sợ đến lúc ấy anh lại hối hận…Tiểu Đỗ , hôm nay vận may của cậu không tệ. Phát huy thêm một lần nữa, giúp Vương Đại Pháo xem xem những thứ anh ta đem ra khoe lần này rốt cục có mấy món là thật.

Vương Đại Pháo sửng sốt, chỉ thấy Đỗ Long mỉm cười với gã, nói:

- Đúng lúc cháu cũng đang muốn chiêm ngưỡng kỹ lưỡng các bảo bối của ông chủ Vương…

Vương Đạt Đào lại nhìn Lão Từ, Lão Từ khe khẽ gật đầu. Vương Đạt Đào có chút khó tin, nhìn về phía Đỗ Long. Gã thực sự khó mà tin được người trẻ tuổi như Đỗ Long có thể vượt qua được con mắt của thầy Triệu mà gã mời tới với mức lương cao.

Đỗ Long lần lượt đi xem từng bảo vật sưu tầm của Vương Đạt Đào, Vương Đạt Đào cũng kè kè đi theo hắn.Thầy Triệu kia cũng được Vương Đạt Đào nhắc nhở, không nhanh không chậm đi theo Đỗ Long để quan sát biểu hiện của hắn.

Đỗ Long thấy thế, đoán được tâm tư của họ. Hắn cũng không để ý nhiều, tiếp tục chậm rãi tham quan. Đối với hắn mà nói, cơ hội tiếp xúc với đồ cổ thật sự vẫn còn quá ít. Cơ hội này đúng là hiếm có, cho nên phải xem cho kỹ lưỡng.

Đến viện bảo tàng cũng chỉ có thể nhìn qua cửa kính ngăn cách mà thôi. Những người bình thường ngay đến thứ để bên trong ấy là đồ thật hay đồ rởm cũng không biết. Đến viện bảo tàng và đọc sách đều không thể học được bản lĩnh phân biệt đồ cổ thực sự. Cũng giống như đánh cược đá quý vậy, việc họ các kiến thức liên quan và tiếp xúc rất nhiều thực tế đều là quá trình không thể thiếu. Tích lũy đầy đủ kinh nghiêm, cho dù trông thấy một vật chưa từng thấy, đại khái cũng có thể phân biệt thật giả. Sau đó, tiếp tục tra cứu tài liệu để xác định thêm. Làm được đến mức này, về cơ bản có thể ra nghề rồi.

Đồ vật sưu tầm của Vương Đại Pháo phần nhiều đều là thật, không nhiều đồ giả như hội ông Vương nói. Dù sao thì cũng có chuyên gia ở đây kiểm định cho gã. Ngắm những vật sưu tầm chứa đầy hơi thở lịch sử và nhân văn này, Đỗ Long đã học được rất nhiều điều.

Vương Đạt Đào thấy Đỗ Long đứng trước một bức tranh chữ nhìn một lúc, gã không khỏi lo lắng tiến lên hỏi:

- Cậu Đỗ, bức tranh chữ này có vấn đề sao?

Đỗ Long lắc đầu nói:

- Không có vần đề gì, chẳng qua là tôi không ngờ ở đây lại có thể được nhìn thấy bức tranh chữ quý giá của tiên sinh Tây Nhai.

Người Đỗ Long nói là Lý Đông Dương, nhà văn học lớn, đại học sỹ nội các Thủ Phụ. Lý Đông Dương giỏi thơ văn thư pháp. Bức tranh chữ này của Vương Đạt Đào chính là “Du Nhạc Lộc tự”.

“Nguy phong cao khám Sở Giang Vu

Lộ xuất dương tràng đệ kỷ bàn.

Vạn thụ tùng sam song kính hợp,

Tứ sơn phong vũ nhất tăng hàn.

Bình sa thiển thảo liên thiên viễn,

Lạc nhật cô thành cách thủy khán.

Kế Bắc Tương Nam câu đáo nhãn,

Chá cô thanh lý độc bằng lan.”

Không những thơ hay, chữ cũng đẹp. Sử dụng chữ triện mà Lý Đông Dương sở trường nhất, thanh tú, nho nhã đúng như thái độ đối nhân xử thế của Lý Đông Dương - thanh cao, lễ nghĩa, tao nhã hơn người.

Vương Đạt Đào có chút quái lạ, Lý Đông Dương tuy nổi tiếng , nhưng chữ và thơ của ông ta ở thời Minh không được coi là đỉnh cao, trong lịch sử cũng không được xếp hạng gì. Tại sao Đỗ Long lại có hứng thú với thơ của ông ta như vậy?

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi