CHUYỆN XƯA Ở ĐÀO GIA THÔN


Đại Bảo, Nhị Bảo và Tam Bảo vui vẻ về nhà, Lý thị thấy thế thì hỏi: “À, nhặt được vàng hay sao mà cười tít mắt thế kia?”
“Bà nội, so với vàng còn quý hơn ấy.” Tam Bảo chớp mắt với Lý thị.
“Bảo bối gì mà khiến cháu ngoan của bà vui thế, cho bà nội xem một cái nào!” Lý thị cười hỏi.
Tam Bảo đắc ý, đang định nói ra đáp áp thì cái sọt của Đại Bảo bỗng vang lên tiếng gâu gâu.

Đại Bảo buông cái sọt xuống, Nhị Bảo thì đẩy đống cỏ lấp bên trên và ôm con chó con ra.
“Chó con ở đâu ra đó?” Lưu thị hỏi.
“Nương, là chó con nhà Trường Võ bá bá, bọn con xin về nuôi.” Đại Bảo giải thích.
“Ầy, đây chính là con chó con quý hơn cả vàng ấy hả?! Nếu đã bắt về thì nuôi đi!” Lý thị lên tiếng thế là đám nhỏ đều yên tâm.

Ai ngờ bà ta lại bồi thêm một câu: “Cuối năm nuôi béo là thịt.”
Tụi nhóc lập tức xù lông, “Bà nội, sao lại thế! Hoàng Hoàng không phải để ăn!”
“Hô hô! Bà đùa thôi, xem mấy đứa nhảy lên kìa.” Lý thị cười ngất, “Qua bên kia xây cái ổ cho Vượng Tài đi!” Bà ta chỉ góc phía đông của sân.
“Bà nội, nó tên là Hoàng Hoàng chứ không phải Vượng Tài.” Tam Bảo bắt đầu trợn trắng mắt.
“Chó mà không tên là Vượng Tài thì tên gì?” Lý thị hỏi lại.
“Dù sao con chó này cũng tên là Hoàng Hoàng, hừ!” Tam Bảo thở phì phì.
“Muốn ăn roi phỏng? Dám nói với bà nội như thế à?!” Lưu thị nhảy ra muốn đánh người.
Đại Bảo bà Nhị Bảo nhanh chóng lôi kéo Tam Bảo chạy như bay, “Nương, bọn con đi xử lý rau ngổ.”
“Thuận tiện cho heo con ăn chút đi, tụi nó sớm đói kêu toáng lên rồi đó.” Lưu thị nói thầm: “Thằng nhãi Tam Bảo này một ngày không đánh là leo nóc nhà lật ngói.”
“Đại tẩu, nhà ta có ngói đâu mà lật, toàn là mái cỏ tranh mà!” Trương thị cười nói.
“Mỗi ngươi hay ba hoa!” Lý thị nói, “Chờ đám nhóc thúi lớn nhà ta sẽ tích đủ tiền và xây nhà ngói rồi hỏi cưới cháu dâu.”
Lưu thị và Trương thị đều gật đầu nói phải.

Góc sân phía đông có một ít đá vụn, là vật liệu thừa lúc trước xây sân này.

Đại Bảo và mấy đứa em dùng những vật liệu ấy xây cho Hoàng Hoàng một cái ổ chó rắn chắc, bên trong trải rơm rạ thật dày, hai cái bát mẻ không dùng nữa thành bát ăn cơm và bát đựng nước của nó.

Hoàng Hoàng vẫn khiếp đảm với hoàn cảnh lạ lẫm này nên nó chui vào ổ và không ra nữa.

Tam Bảo muốn nằm sấp xuống thò đầu vào xem lại bị Đại Bảo ngăn lại, hắn không muốn Tam Bảo lại ăn thêm một bữa thịt trúc nữa.
Mặt trời chậm rãi ngả về tây, hoàng hôn dâng lên một mảnh sương mù lành lạnh.

Khói bếp nhà nông lượn lờ khiến Đào gia thôn có thêm chút tiên khí.

Mọi người đều khiêng cuốc đi từ ngoài đồng về nhà, mấy con chó chạy ra đón chủ nhân, đuôi xõa tung phe phẩy kích động nhào tới, hoàn toàn ngó lơ tiếng quát to.

Tụi nó cọ cọ, liếm liếm rồi kêu gâu gâu cực kỳ thân mật.
Chó mèo nhà khác đều biết đón chủ nhân về nhà, còn hai con sủng vật nhà Đào Tam gia thì khác hẳn.

Hoàng Hoàng mới tới nên còn xa lạ và vẫn luôn nằm trong ổ buồn bã thương tâm.

Còn con mèo Đại Hoa béo ú thì vẫn lười biếng nằm ở cửa sổ đông phòng.

Nó ngẩng đầu, ngạo mạn ném mấy ánh mắt khinh thường nghĩ: Làm ơn đi! Ban ngày phải bảo vệ tiểu chủ nhân ngủ khì, ban đêm phải tuần tra bảo vệ kho lúa để lão chủ nhân cũng ngủ khì, hứ, hứ! Đương nhiên, mùa xuân tới nó còn phải bớt thời gian giải quyết vấn đề sinh lý của mình.

Cuộc sống phong phú như thế đều xoay quanh người nhà họ Đào, thế mà còn có kẻ dám bảo nó lơi là không hoàn thành nhiệm vụ à?! Nhìn cho rõ đi, mặt trời còn chưa xuống núi đâu, hai tên thần ngủ nho nhỏ vẫn còn đang nằm trên giường chưa dậy kia kìa.


Công việc ngủ cùng chủ nhân này sao mà nó bỏ dở giữa chừng được? Cuối cùng nó nói cho mà biết, đừng có ai dùng ánh mắt nhìn sủng vật để nhìn nó, nói rõ một lần nữa nhé, nó là người bảo vệ, cảm ơn.
Trời chậm rãi tối đen, không thể không nói Tứ Bảo và Nữu Nữu quả là có tố chất của thần ngủ.

Sau bữa cơm trưa hai đứa ở trên giường chơi ú òa, lại nắm chăn kéo tóc một chút rồi cùng lăn ra ngủ.

Lưu thị có vào xem vài lần tụi nó đều không tỉnh dậy.

Có điều dù thần ngủ có lợi hại thế nào thì cũng không thể bằng thần nước tiểu được.

Tứ Bảo buồn đi tè thế là tỉnh, ai bảo giữa trưa hắn uống hai bát canh rau và vẫn chưa đi tè lần nào đâu.
Hắn ngồi dậy lớn tiếng gọi mẹ, Trương thị nghe tiếng thì tiến vào mặc quần áo cho hắn thế là hắn sốt ruột kêu: “Mau! Mau! Con không nín được nữa rồi!”
Trương thị cười mắng: “Thật là cái đồ phân đến đít rồi mới đi tìm hố xí!”
Tứ Bảo xuống giường chạy nhanh như chớp về phía nhà xí.
Lưu thị cũng tiến vào mặc quần áo cho Nữu Nữu, “Con heo lười của nương ngủ một ngày cũng nên dậy hoạt động một chút đi.”
Nữu Nữu còn mơ màng nên nhắm mắt ngủ tiếp, đầu nhỏ lúc ẩn lúc hiện trong đống quần áo, nhìn đáng yêu cực kỳ!
Lưu thị mặc rất nhiều quần áo cho Nữu Nữu, trên cơ bản đều là quần áo mùa đông.

Bên trong cùng là một cái áo vải bông dày, rồi tới một cái áo ba lỗ chần bông, lại thêm một cái áo bông thật dày đi kèm quần bông.

Ngoài cùng là một cái áo ngắn bằng vải bông và quần nhỏ.


Thế mà Lưu thị còn cảm thấy chưa đủ nên lại tìm một cái mũ chần bông nhỏ đội lên che kín tai và đầu chỉ hở mỗi cái mặt nhỏ.

Cái mũ này màu hồng phần, đỉnh đầu có hai hai cái chóp nhô lên, bên dưới có quai mũ vừa lúc thắt nơ ở cằm.
Lưu thị thực vừa lòng còn Nữu Nữu rất không vừa lòng.

Thử hỏi bọc thành như vậy thì đi đường khó khăn lao lực đến mức nào, sao có thể vừa lòng được?
Lưu thị trực tiếp làm lơ vẻ sầu khổ của con gái mà hôn cái mặt nhỏ của nàng sau đó bế Nữu Nữu tới nhà chính.

Đào Tam gia đang hút thuốc và bàn chuyện cày bừa với hai đứa con trai, Đại Bảo và Nhị Bảo đang ngồi dưới ánh nến mờ nhạt viết chữ.

Đây là bài hôm nay tiên sinh ra.

Tam Bảo và Tứ Bảo thì vây quanh các anh lặng lẽ nhìn.
Lưu thị giao Nữu Nữu cho Trường Phú và nói, “Chàng ôm Nữu Nữu đi, ta đi giúp đỡ làm cơm chiều.”
Trường Phú tự nhiên đón lấy con gái và ôm vào lòng.
“Cho ta ôm đi, đã vài ngày không được ôm cháu gái bảo bối rồi.” Đào Tam gia buông tẩu thuốc vươn tay về phía Nữu Nữu.

Cô nhóc gian nan lăn về phía ông nội – không còn cách nào, mặc nhiều quá đi không nổi nữa.
Lúc này mấy tên nhóc cũng nhìn qua thế là Nữu Nữu híp mắt cười gọi: “Ca ca!”
“Mau xem Nữu Nữu kìa, có giống quả đào không?!” Tam Bảo hỏi.
Đại Bảo và Nhị Bảo còn đỡ, cười xong là tiếp tục viết chữ.

Tứ Bảo thì lập tức nhảy khỏi băng ghế chạy về phía quả đào nhà mình và chọc chọc khuôn mặt, giật giật con bướm, sau khi giám định xong mới gật đầu nói: “Thật giống quả đào lớn!”
Người cũng như tên, Đào Tam gia vừa lòng gật đầu.
Cơm chiều nay rất đơn giản, bánh canh với rau xanh cùng bánh rau hẹ giữa trưa còn thừa, người một nhà cứ thế ăn ngon lành.
Lúc này mơ hồ có thể thấy tiếng gõ la từ thôn đông truyền tới.


Lúc trong thôn mở họp tộc trưởng sẽ phái cháu nội nhà mình là Đào Vĩnh Thịnh gõ la đi từng nhà thông báo.
Dần dần tiếng la gần hơn, giọng Đào Vĩnh Thịnh truyền đến từ ngoài rào tre: “Tam gia, sau khi ăn cơm chiều mọi người tới từ đường nghị sự.”
“Vĩnh Thịnh, vào ăn chút gì đi.” Trường Quý mở cửa đi ra ngoài đáp.
“Cảm tạ Trường Quý thúc, cháu phải đi thông báo đã rồi về nhà sẽ ăn.” Đào Vĩnh Thịnh nói lời cảm tạ sau đó lại đi tới nhà Đào Ngũ gia ở đối diện.
Đào Tam gia buông chén đũa cầm lấy tẩu thuốc dặn mấy phụ nhân trong nhà ở lại chăm sóc đám nhỏ còn mình và Trường Phú, Trường Quý đi họp ở từ đường.
“Ông nội, cháu cũng phải đi!” Đại Bảo đi theo Đào Tam gia.

Tam Bảo và Tứ Bảo cũng la hét muốn đi theo.

Nhưng rồi Tam Bảo đột nhiên nhớ tới Hoàng Hoàng nên nhéo nhéo tay Tứ Bảo rồi nháy mắt với hắn thế là tên nhóc kia hiểu ý và cả hai người đều an tĩnh lại không ồn ào nữa.
“Nhóc con đi làm gì, bên ngoài tối như mực có nhìn thấy đường đâu mà đi.”
“Ông nội cho tụi cháu đi đi, bọn cháu nhắm mắt cũng tìm được đường về nhà.” Nhị Bảo cũng theo kịp.
“Cha, để tụi nhỏ đi thôi, Đại Bảo và Nhị Bảo cũng không còn nhỏ nữa.” Trường Phú nói.
“Cũng đúng, Trường Phú đi lấy đèn đi.” Đào Tam gia hút điếu thuốc, ánh lửa chớp động trong bóng đêm.
Đại Bảo vui vẻ hô “Để cháu đi lấy, để cháu” sau đó nhanh chóng chạy vào trong phòng lấy đèn ra, trong tay còn có hai ống trúc chừng hai thước.

Ống trúc kia có hai đốt, phía đỉnh dùng một quả thông lấp kín, quả thông kia được tẩm sũng dầu thắp.
“Thằng nhóc này, bảo con lấy đèn sao con lại lấy ống trúc!” Trường Phú muốn đánh mông Đại Bảo nhưng thằng nhóc kia đã kịp né.
“Đại bá không biết rồi, đây là cây đuốc đại ca làm, so với đèn còn sáng hơn.” Nhị Bảo có tham dự vào công đoạn quan trọng nhất của việc chế tạo cây đuốc là trộm dầu thắp.

Thứ đó rất quý nên Nhị Bảo chỉ dám trộm một chút vừa vặn tẩm ướt quả thông.
“Được rồi, vậy thử xem cây đuốc cháu ta làm đi.” Đào Tam gia móc mồi lửa châm lên quả thông kia, tuy lửa cháy bốc khói nồng nặc nhưng cũng đủ sáng, năm người nhà họ cũng vui vẻ lên đường.

Trên đường ngẫu nhiên còn gặp cha con Đào Ngũ gia thế là cái đèn vinh quang nghỉ ngơi, đoàn người nương ánh sáng của cây đuốc và đi tới từ đường..


Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi