ĐẠI ĐƯỜNG ĐẠO SOÁI

Nghe Tiết Nhân Quý hỏi như thế, Đỗ Hà rất tự hào nói một câu:

- Đúng vậy.

Dù thế nhân đã sớm không còn coi hắn là nhờ vào cái bóng của Đỗ Như Hối, dù hiện giờ hắn vẫn chưa so được với công tích của cha nhưng với đủ loại sự tích cũng đã tạo được cho mình một phiến thiên địa.

Hắn nghiêm nghị nhìn sâu vào danh tướng truyền kỳ trước mặt. Tiết Nhân Quý để lại nhiều huyền thoại, nói hắn là danh tướng truyền kỳ tuyệt không quá đáng, vì sự tích của hắn tràn đầy sắc thái truyền kỳ.

Người bình thường hiểu lịch sử không như sử thư mà là diễn nghĩa. Trong diễn nghĩa vì muốn đặc sắc mà thường khuếch đại năng lực các nhân vật, nổi danh nhất chính là [ Tam Quốc Diễn Nghĩa ], Gia Cát Lượng trí kế như thần, Triệu Tử Long tung hoành Tào doanh, tràn đầy sắc thái thần thoại. Tuy bọn họ trong chính sử cũng đồng dạng xuất sắc, nhưng so với trong diễn nghĩa khó tránh kém sắc hơn nhiều.

Tiết Nhân Quý cũng là một thần thoại, trong [ Tiết gia tướng] chính là miêu tả thần thoại về hắn. Nhưng như Đỗ Hà thấy, Tiết Nhân Quý căn bản không có thần thoại tất yếu mà sự tích của hắn vốn đã tràn đầy sắc thái thần thoại.

Năm Long Sóc đầu tiên, Hồi Hột phản bội Đại Đường, Đường Cao Tông sai Trịnh Nhân Thái làm chủ tướng, Tiết Nhân Quý làm Phó tướng, lãnh binh tới Thiên Sơn. Sau khi tới Thiên Sơn thì Hồi Hột dẫn hơn mười vạn binh chống cự. Lúc xông trận có hơn mười kỵ sĩ dũng mãnh nhất trong tộc ra khiêu chiến. Tiết Nhân Quý một mình xông ra bắn liên tiếp ba mũi giết chết ba người. Dân Hồi Hột vốn sống trên thảo nguyên tinh thông cưỡi ngựa bắn tên bị tài thần xạ của Tiết Nhân Quý làm cho cháng váng, khiếp sợ, toàn bộ xuống ngựa xin hàng. Đỗ Hà thực khó tưởng tượng, ngay lúc đó tình huống như thế nào.

Tiết Nhân Quý đến tột cùng dùng tiễn kỹ kinh thế hãi tục gì khuất phục dũng sĩ Hồi Hột.

Trên thảo nguyên cường giả vi tôn, chiến sĩ kiêu dũng nhất trong tộc trước trận xin hàng, đây là hành động có ý nghĩa gì, kết quả có thể dễ đoán. Tiết Nhân Quý thừa thế xua quân tràn lên, Hồi Hột đại bại.

Sau trận chiến này, tướng sĩ trong quân truyền tụng Tiết Nhân Quý là : Tướng quân ba mũi tên định Thiên Sơn, tráng sĩ trường ca nhập hán quan.

Ngoại trừ lần đó còn chuyện cởi mũ lui vạn địch tựa hồ như thần thoại.

Năm đầu tiên Khai Diệu, Tiết Nhân Quý lúc đó đã sáu mươi tám tuổi, bắt đầu một cuộc chiến chói lọi cuối cùng. Đông Đột Quyết tro tàn lại cháy, không ngừng quấy nhiễu biên giới phía bắc. Năm sau, tù trưởng Đột Quyết A Sử Na Cốt Đốc Lộc chiêu tập tàn dư Đột Quyết tản mạn khắp nơi, mở rộng thế lực, tự xưng Khả Hãn phản Đường. Cùng năm Thiền Vu Đô Hộ Phủ trở giáo hàng bộ quan A Sử Đức Nguyên Trân, nghe thấy A Sử Na Cốt Đốc Lộc phản Đường, cũng theo đó làm phản, hai người tụ chúng xâm chiếm Tịnh Châu giết lam châu Thứ Sử Vương Đức Mậu.

Tiết Nhân Quý mang bệnh xuất chinh, đạp tuyết dẫn quân tiến công, dẹp an phương Bắc.

Vào lúc hắn đến chiến trường thì hai quân đang giao đấu.

Đại tướng Đông Đột Quyết nhìn tinh kỳ Đại Đường treo trên cao chữ “Tiết”, đáy lòng ẩn ẩn chột dạ không biết là thật hay giả: Khi bọn hắn tận mắt Tiết Nhân Quý đã “chết”vào cuộc chiến Phi Xuyên. Vào năm đó, Tiết Nhân Quý bởi vì đủ loại nguyên nhân bất lợi, bị phó tướng Quách Đãi Phong vi phạm quân lệnh, làm hỏng việc quân cơ, khiến cho kế hoạch tác chiến của Tiết Nhân Quý bị lộ, đồng thời địch nhân lại là danh tướng đệ nhất Thổ Phiên Cát Nhĩ Khâm Lăng bắt được Quách Đãi Phong, toàn quân cơ hồ toàn diệt. Trận chiến này là lần thất bại lớn nhất kể từ khi Đường triều khai quốc tác chiến bên ngoài, đồng thời cũng là thất bại duy nhất của Tiết Nhân Quý.

Tiết Nhân Quý là người chỉ huy cả chiến dịch, với tư cách chủ tướng tuy đây không phải là lỗi của hắn nhưng cũng khó tránh khỏi liên quan,, cách chức làm thứ dân.

Vào lúc này cũng biểu hiện ra lực uy hiếp của Tiết Nhân Quý. Sau khi hắn rời khỏi Liêu Đông Triều Tiên không lâu thì Cao Ly bị hắn chinh phục lập tức phát sinh phản loạn, Đường triều bất đắc dĩ lại đưa Tiết Nhân Quý đề bạt để bình loạn. Chỉ là tiệc vui chóng tàn, cũng không biết là xui xẻo hay không mà sau khi bình xong loạn thì hắn bị dính vào án mạng, sử không ghi lại rõ ràng nhưng bị biếm đến Tượng châu, hơn sáu mươi tuổi vẫn không yên ổn, vì thế lưu truyền tin tức là bị bệnh chết ở đó.

Binh lính Đông Đột Quyết nhìn thấy tinh kỳ chữ Tiết thì kinh nghi bất định, không biết vị lão tướng dưới đó có phải là sát tinh Tiết Nhân Quý hay không.

Để chứng minh thân phận, Tiết Nhân Quý tháo nón trụ ra lộ chân diện mục. Cũng không biết Tiết Nhân Quý có phải hay là quỷ quái hay không mà đám phản quân vừa thấy đã sợ đến choáng váng, lập tức xuống ngựa quỳ lạy, đem bộ đội rút về , ý định chạy trốn.

Tiết Nhân Quý tới để đánh, cũng không phải ra mặt nên vung lệnh kỳ chém đầu hơn một vạn, tù binh hơn ba vạn.

Trên sử sách cũng không ghi lại kỹ càng Đông Đột Quyết có bao nhiêu nhân mã, cũng không biết Tiết Nhân Quý khi cởi mũ đã dọa chạy bao nhiêu người, nhưng từ con số chém đầu hơn một vạn, tù binh hơn ba vạn thì có thể thấy binh mã Đông Đột Quyết ít nhất không dưới năm sáu vạn.

Sự tích Ba mũi tên định Thiên Sơn, ngả mũ lui vạn địch ngay cả trong diễn nghĩa cũng hiếm thấy nhưng loại xuất hiện trong sách sử[ Truyện Tiết Nhân Quý].

Hoàn toàn có thể tưởng tượng, uy vọng của Tiết Nhân Quý dưới thời Cao Tông là mức độ nào, nói hắn là một tướng quân truyền kỳ tuyệt không khoa trương.

Tiếc nuối duy nhất trong lòng Đỗ Hà là Tiết Nhân Quý không thể xuất hiện sớm trong lịch sử. Mãi đến năm Trinh Quán thứ mười chín thì hắn mới gia nhập Đường quân làm tiểu tốt, vào lúc chinh phạt Cao Ly đã ba mươi mốt tuổi, tuy là thời hoàng kim của một nam nhân nhưng đã bỏ lỡ thời cơ tốt nhất khi Lý Thế Dân toàn diện khuếch trương.

Hắn dựa vào bản sự lập quân công cực lớn trong trận chiến chinh phạt Cao Ly, khiến cho Lý Thế Dân cảm khái tán thưởng:

- Trẫm không mừng vì được Liêu Đông mà mừng vì có khanh!

Vốn đó là lúc hắn lập nghiệp nhưng tiếp theo đó lại mười hai năm trông coi Huyền Vũ môn.

Điều này cũng không phải hắn không được Lý Thế Dân coi trọng. Lý Thế Dân bổ nhiệm hắn thống lĩnh Cấm Vệ Quân đóng quân Huyền Vũ môn là một chức quan rất cao, thủ vệ an toàn cho hoàng đế. Một binh sĩ xuất thân nông dân, không hề có bối cảnh lại có thể được Hoàng Đế tín nhiệm như vậy đủ để thấy trung nghĩa cùng thực lực. Chỉ là lúc này không có chiến sự, Lý Thế Dân coi trọng thế nào cũng chỉ là một thủ vệ canh cổng.

Thời trước mỗi khi nghiên cứu lịch sử, đọc [ Tiết Nhân Quý truyện ], Đỗ Hà không khỏi cảm khái giả như Tiết Nhân Quý có thể sớm đi tòng quân, ở tuổi hai mươi thì đã có thể trải qua các chiến dịch Đông Đột Quyết, Thổ Phiên, Thổ Dục Hồn, Cao Xương, Yên Giả, Tây Đột Quyết, Tiết Duyên Đà.

Những chiến dịch này đều là vô cùng hoành tráng, với thực lực của Tiết Nhân Quý biểu lộ trong lần chinh phạt Cao Ly thì hắn đã không phải là một binh tốt vô danh mà là một thống soái ngàn vạn binh mã, càng phát huy sở trường, nói không chừng có thể một lần bình định Cao Ly.

Đương nhiên, đây hết thảy đều là Đỗ Hà tưởng tượng, trong lịch sử chinh phạt Cao Ly cũng không phải vì khuyết thiếu lương tướng. Phần lớn mọi người không biết tình hình lúc ấy cho rằng Lý Thế Dân chinh phạt Cao Ly thất bại, trên thực tế đây là sai lầm.

Vào lúc Lý Thế Dân chinh phạt Cao Ly, nhờ vào tài hoa quân sự phá được Huyền Hoảng, Hoành Sơn, Cái Mưu, Ma Mễ, Liêu Đông, Bạch Nham, Ti Cát, Mạch Cốc, Ngân Sơn, Hậu Hoàng, di chuyển ba châu Liêu, Cái, Nham vào Trung Quốc. Ba lần đại chiến Tân Thành, Kiến An, Trú Tất chém đầu hơn bốn vạn còn Đường quân thương vong cũng không quá 2000, tỷ lệ như vậy không nghi ngờ là thắng lợi huy hoàng.

Chỉ là viễn chinh quá hao phí quốc lực, Hán Vũ Đế có Văn Cảnh đặt nền móng nhưng cuối cùng vẫn khiến ngân khố trống rỗng, nhân khẩu giảm phân nửa.

Lý Thế Dân tiếp nhận một cục diện rối rắm, lại mấy năm liên tục chinh chiến, cộng thêm đông bắc nghèo nàn, chiến mã không quen khí hậu, tổn thất bảy tám phần. kinh tế Đường triều bất đắc dĩ tụt hậu.

Trong quá trình chinh phạt Cao Ly thì Cao Ly căn bản chưa từng có một trận thắng lợi , nói chinh phạt thất bại là không thể.

Nhưng dù vậy, Đỗ Hà vẫn nghĩ giả như Tiết Nhân Quý có thể dùng thân phận Đại tướng tham gia trận chinh phạt Triều Tiên thì sẽ có trợ giúp bao nhiêu, mỗi lần nhớ tới, cũng không khỏi tiếc nuối. Hôm nay Tiết Nhân Quý ngay tại trước mặt, đúng lúc hoàn thành khát vọng, sử sách có chép thời gian chinh phạt Cao Ly còn sáu năm, đủ để cho Tiết Nhân Quý trưởng thành. Đến lúc đó Lý Thế Dân điều động mình cùng Tiết Nhân Quý làm tiền phong, chẳng phải dễ dàng chinh phạt Cao Ly?

Hình như nghĩ hơi xa!

Đỗ Hà lắc đầu, vứt bỏ tạp niệm, nghiêm nghị nói với Tiết Nhân Quý:

- Hôm nay ta tới nơi này là muốn mời Tiết huynh gia nhập quân đội hiệu lực cho Đại Đường. Ta biết tài hoa võ nghệ của ngươi, nhìn trong triều đình cũng chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay, ở tại quê trồng trọt, săn bắn thật sự quá ủy khuất, theo ta tòng quân, chỉ có trên chiến trường mới có thể thể hiện giá trị của ngươi, cũng chỉ có lên chiến trường mới có thể không cô phụ một thân năng lực.

Hai mắt Tiết Nhân Quý rực sáng, quyền đầu nắm chặt: Chiến trường là mộng tưởng của từng nam tử, hắn khổ luyện võ nghệ, học tập binh pháp là để ngày sau có thể trên chiến trường có thể ra sức vì nước, tái hiện vinh quang tổ tiên, vẫn luôn là khát vọng cháy bỏng.

Đỗ Hà thân là Tả Uy Vệ Tướng quân, thâm thụ đế sủng, có thể trở thành một thành viên dưới trướng của hắn thì lúc xảy ra chiến sự không lo thiếu cơ hội dương danh.

Đối với cơ hội từ trên trời rơi xuống như vậy, Tiết Nhân Quý sao có thể chịu được hấp dẫn.

Đúng như Đỗ Hà nghĩ, Tiết Nhân Quý sớm có tâm tòng quân, chỉ là với tư cách một nông dân hắn cần chiếu cố thê nhi, không cách nào lên đường. Đỗ Hà đúng lúc này giúp hắn thì hắn há có thể cự tuyệt?

Tiết Nhân Quý thần sắc kích động, vạn phần nghiêm túc cúi đầu nói:

- Được đại nhân coi trọng, Tiết Lễ ta nguyện ý gia nhập dưới trướng đại nhân, hiệu lực cho Đại Đường......

Đỗ Hà cười lớn nâng dậy, thần sắc sung sướng.

Tiết Nhân Quý báo tin cho phu nhân Liễu thị.

Liễu thị minh bạch lí lẽ, ngoài chúc mừng lập tức thu dọn hành lý cho Tiết Nhân Quý cho hắn theo Đỗ Hà tiến về Trường An.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi