ĐAM MỸ TÌNH SINH Ý ĐỘNG

Chờ cho đến khi kết thúc tuyển sinh thì trường tiểu học Khai Hóa cũng bắt đầu nghỉ đông, cũng sắp đến năm mới.

Kỷ Sơn Thanh bắt đầu bận bịu sắm sửa đồ tết, Triệu Ý còn chưa xây trường học xong, loay hoay tối mắt tắt mũi.

Chiều ngày hai mươi tháng chạp, Triệu Ý từ trường học trở về thấy Kỷ Sơn Thanh đang cầm hai tờ câu đối dài.

Năm ngoái có dán một cặp lên nhưng cũng bị gió mưa tẩy cho bạc trắng, nhăn nheo như vài chiếc lá mùa thu rơi trên mặt đất.

Năm cũ qua đi năm mới đến, trải qua năm tháng mưa gió, cặp câu đối đã không giữ được nước sơn nữa. Qua cả rồi, vậy cứ lấy nó xuống để thay cái mới thôi.

Triệu Ý đứng đằng sau Kỷ Sơn Thanh, không quấy rầy anh.

Kỷ Sơn Thanh dán chặt từng cặp rồi lại cầm một tấm tranh đến trước cửa, khi đó cậu còn nói, muốn vẽ một bức tranh Kỷ Sơn Thanh để dán lên cửa.

Vẽ một Triệu Ý và một Kỷ Sơn Thanh.

Cậu vẽ Kỷ Sơn Thanh rất nhiều, thế nhưng lại không lấy nó dán lên cửa, mặc cho nó phải phơi nắng phơi gió.

Kỷ Sơn Thanh dán tranh vào cửa xong, cầm chén bột nhão rồi quay người lại nhìn Triệu Ý ở sau lưng.

“Em về rồi đấy à.”

Triệu Ý đi tới, nhìn tấm dán trên tường, còn chưa kịp đáp lại thì đã nghe thấy tiếng động ở nhà trước, hình như có thứ gì đó rơi xuống đất vỡ toang.

Triệu Ý và Kỷ Sơn Thanh liếc nhìn nhau một cái, hai người cùng chạy về phía nhà.

Bước vào cửa đã thấy ông hiệu trưởng già ngồi trên xe lăn, mắt nhắm nghiền, chén trà trong tay rơi xuống đất, nước văng vãi trên mặt đất mà bản thân ông đã hôn mê.

Ngày hai mươi tám tháng chạp ấy, trong đầu Triệu Ý chỉ có tiếng vang của xe cứu thương.

Năm đó, họ đã ăn Tết trong bệnh viện.

Ông hiệu trưởng xuất huyết não, bệnh viện ở thị trấn nhỏ chỉ có thể tạm thời khống chế bệnh tình, không dám giải phẫu liều.

Ngay trong đêm Triệu Ý gọi điện cho bệnh viện tư nhiên Nam Giao ở thành phố A, máy bay cứu hộ từ bệnh viện Nam Giao bay thẳng đến, sáng sớm hôm sau đã chở ông hiệu trưởng đến bệnh viện thành phố.

Đây là lần đầu tiên trong bốn năm, Kỷ sơn Thanh rời khỏi thôn Thạch Đầu, vì cứu sinh mệnh của ông hiệu trưởng.

Ngày ba mươi, ông hiệu trưởng bị đẩy ra khỏi phòng phẩu thuật.

Cứu được mạng rồi nhưng hoàn toàn mất đi khả năng tự chăm sóc, trở thành người tàn tật.

Bầu không khí trong phòng bệnh rất nặng nề, mùi thuốc sát trùng và sự nặng nề khiến khó ai có thể chịu đựng được. Kỷ Sơn Thanh ngồi đó nhìn ông hiệu trưởng chằm chằm gần nửa tiếng, cuối cùng anh đứng lên rồi đẩy cửa ra ngoài.

Triệu Ý đuổi theo anh, Kỷ Sơn Thanh đi đến cuối hành lang, bỗng nhiên mở cửa sổ ra để gió lạnh thổi vào, thổi đến mức anh nheo mắt lại, gió lùa vào mắt anh khiến cho vành mắt người ta trở nên ẩm ướt.

Tất cả an ủi đều vô dụng, Triệu Ý không biết nói cái gì, chỉ có thể đứng đằng sau lưng anh một cách im lặng.

Có một số chuyện mà ai cũng hiểu, ông đã già rồi, bây giờ mất đi khả năng tự chăm sóc, tiếp theo đó có thể sẽ mất đi cả tính mạng.

Mà người có cố sức cứu, cũng sẽ có lúc không kịp thời.

Cuối cùng của một con người là cái chết, ý nghĩa của những lời này, quy luật không thể phản kháng, thời gian cũng không thể nghịch chuyển.

Chỉ còn để lại những ưu thương và khốn cùng, đến cuối cùng đó cũng là những cảm xúc cần phải tiêu tan.

Gió thổi hồi lâu, Triệu Ý theo bản năng rùng người một cái. Dường như cảm giác được cậu đang run lên, Kỷ Sơn Thanh đưa tay đóng cửa sổ, anh quay người lại nhìn Triệu Ý, đưa tay lau mặt rồi nói: “Anh không sao.”

Dù là có chuyện gì, Kỷ Sơn Thanh cũng sẽ nói không sao.

Triệu Ý đưa tay ôm lấy anh, than nhẹ một tiếng: “Anh Sơn, có em đây mà.”

Có em đây, em ở cạnh anh. Cho nên không sao, Triệu Ý sẽ luôn bên cạnh anh như vậy.

———-

Ông hiệu trưởng tỉnh, nửa người không thể động đậy, không cảm giác, trong lòng ông hẳn cũng hiểu được chuyện gì đã xảy ra. Ông cũng bình tĩnh không khác gì Kỷ Sơn Thanh, giống như đã biết từ lâu nên không có gì là không thể chấp nhận.

Ông biết mình già rồi, thật ra ông sống đã đủ lâu.

Ông Tiết đi trước, sau đó Tiết Thi Kỳ cũng đã chết… dẫu gì cũng có con trai để dựa vào, là nỗi bận tâm, nhưng vận mệnh lại trêu đùa với ông, không lâu sau Trường Phong cũng đi, ông trở thành một người sống lâu nhất.

Nếu không có nhà họ Tiết, không có ông Tiết, Phan Hồng Quân cũng đã chết từ lâu, chết hồi năm tuổi, hoặc chết đói, hoặc chết rét.

Sống vô dụng lâu đến vậy rồi, sống chết gì cũng đã nghĩ thông.

Không còn vướng bận nào trên đời, tất cả nhung nhớ của ông đã nằm dưới mặt đất.

Vì bệnh của ông hiệu trưởng nên Kỷ Sơn Thanh cũng ở lại thành phố A.

Triệu Ý ở bệnh viện cùng anh, rồi đột nhiên có một ngày cậu cũng muốn về gặp Triệu Tông Hiền.

Từ sau lần cậu đi, gần một năm nay Triệu Tông Hiền không hề liên lạc với cậu. Triệu Ý mong là thế, giống như Triệu Tông Hiền thật sự thả cho cậu một con đường sống.

Ông hiệu trưởng xuất huyết não, còn Triệu Tông Hiền là trúng gió,

Ngày nào đó Triệu Tông Hiền cũng sẽ nằm bất lực trên giường bệnh như ông hiệu trưởng, ăn uống ngủ nghỉ đều phải do người khác hầu hạ, ngày qua ngày chịu đựng rồi chờ chết.

Nhưng Triệu Ý hiểu rõ Triệu Tông Hiền, ông sẽ không chịu để bản thân trở nên như thế, nếu có một ngày không nhúc nhích được nữa thì Triệu Tông Hiền đã chết rồi.

Bệnh này không ai nói chắc được, mới đây thôi ông còn ngồi ăn sủi cảo cùng cậu thế mà chưa gì đã nằm liệt như thế? Vào một buổi chiều chưa chuẩn bị gì đã làm rơi chiếc tách, cuối cùng lại trở thành một bộ dạng không toàn vẹn.

Nhìn ông nằm trên giường, sinh hoạt phải dựa vào Kỷ Sơn Thanh, Triệu Ý không thể không nghĩ đến Triệu Tông Hiền.

Cho dù Triệu Tông Hiền không tốt, không xứng làm cha, nhưng dù gì ông cũng đã nuôi lớn cậu, cho cậu một cuộc sống không lo lắng cơm áo gạo tiền. Ông cũng là cha của cậu, đó là một thứ ràng buộc tồn tại vĩnh viễn.

Triệu Ý gọi điện thoại, đầu dây bên kia nhanh chóng nghe máy.

Nhưng người nghe lại là Thái Bằng, nói giám đốc Triệu đang họp nên không tiện nghe.

Triệu Ý nhíu lông mày: “Hôm nay là mồng 3 tết, ai cũng ăn Tết cả mà họp cái gì?”

Thái Bằng nói: “Hạng mục gần đây của công ty xảy ra chút sai sót, giám đốc Triệu vội vàng xử lý nên chưa ăn Tết được.”

Đúng rồi ha, chỉ cần Triệu Tông Hiền còn động đậy được, thì sẽ một lòng nhào vào sự nghiệp của ông, nói gì tới vài ba chuyện nghỉ?

“Triệu Tinh Vân để trang trí à?” Triệu Ý nói: “Chuyện gì cũng để ông Triệu đích thân làm hết mới được thế?”

“Vốn là hạng mục của cô Triệu có vấn đề.” Đầu phía bên Thái Bằng hơi ồn ào, tiếng bước chân, còn nói: “Cậu chủ, giám đốc Triệu họp xong rồi, cậu muốn nói chuyện không?”

Triệu Ý chờ, chưa đầy một thoáng đã truyền đến tiếng của Triệu Tông Hiền.

Giọng ông hơi khàn, còn không bằng một phần của hằng ngày, nhưng nói chuyện vẫn khó nghe như thế: “Alo? Cuối cùng cũng nhớ con có một ông ba rồi à?”

Cứ giọng điệu như vậy, nói chuyện với ông ấy coi có bực cả mình lên không?

“Giám đốc Triệu bận thật, mùng 3 tết mà còn không nghỉ ngơi, công ty không có ngài thì không hoạt động được à?”

“Triệu Ý, ba không quan tâm chuyện của con thì con cũng đừng lo chuyện của ba. Bây giờ hai chúng ta đừng ai quản ai cả.”

Câu này đã chặn hẳn lời kế tiếp của cậu.

Cậu im lặng một lát rồi nói: “Ngày mai con về nhà ăn cơm, ba đừng vắng mặt.”

Đợi Triệu Tông Hiền đồng ý thì cuộc điện thoại này dừng.

Triệu Ý buông điện thoại xuống rồi tựa người lên tường, đột nhiên cảm thấy thật ra Triệu Tinh Vân nói không sai. Cậu đúng là một tên tùy hứng, không hiểu chuyện, chưa từng nghĩ cho người khác, chỉ là một đứa nhỏ đứng trên lập trường của mình rồi than trời trách đất.

Cậu chống đối Triệu Tông Hiền, không muốn để ông trói buộc cậu, không muốn Triệu Tông Hiền định hướng cho cậu. Luôn cho rằng Triệu Tông Hiền không hiểu được cậu, không hiểu chút gì, không phải người cha tốt. Nhưng liệu cậu có phải người con ngoan không? Cậu không thấy tất cả mọi thứ mà Triệu Tông Hiền đã làm sao? Khó chịu vì Triệu Tông Hiền dốc hết tâm sức cho công ty, không muốn Triệu Tông Hiền vất vả ngày đêm, cũng là muốn ngăn cản Triệu Tông Hiền thôi ư?

Có thật là không hiểu à?

Đột nhiên Triệu Ý phát hiện cậu hiểu rất rõ Triệu Tông Hiền nhưng vẫn không tài nào chấp nhận chuyện ông vì sự nghiệp mà coi nhẹ cuộc sống gia đình và tình thân. Cũng như vậy, có lẽ Triệu Tông Hiền không phải không hiểu cậu, có thể ông còn hiểu đứa con trai này hơn bất kỳ ai khác, nhưng không chấp nhận chuyện một thằng con trai họ Triệu chỉ biết thứ bỏ đi như vẽ tranh.

Tiêu chuẩn phán xét khác nha., Triệu Ý thấy nó tốt, Triệu Tông Hiền sẽ cho rằng nó sai, mà cái sai trong mắt Triệu Ý lại là thứ tốt của Triệu Tông Hiền.

Cho nên họ hiểu lầm nhau nhưng xưa giờ lại không chịu thấu hiểu lẫn nhau.

Ai cũng muốn người kia trong mắt mình phải ‘hạnh phúc khỏe mạnh’, nhưng lại không biết rằng ‘hạnh phúc khỏe mạnh’ đó trong con mắt mỗi người là khác nhau.

Thứ khó nhất của cả đời người là tự mình hòa giải rồi hòa giải với người khác, và sau đó là hòa giải với thế giới này.

———

Trước khi Triệu Ý về nhà có nghĩ đến một việc, cậu đang nghĩ có nên dắt theo Kỷ Sơn Thanh hay không.

Cậu luôn muốn dẫn theo Kỷ Sơn Thanh, nhưng cậu không chắc Kỷ Sơn Thanh có muốn đi cùng cậu hay không.

Đến hôm sau khi chuẩn bị đi, cậu vẫn quyết tâm hỏi thử.

Kỷ Sơn Thanh nhìn cậu rất lâu rồi hỏi: “Ông hiệu trưởng ở đây không xa người được.”

Triệu Ý liền hiểu.

Làm gì có chuyện hiệu trưởng không thể không có người bên cạnh? Tư nhân ở Nam Giao luôn có một đội chuyên mông, chỉ là đi ăn trưa mà thôi.

Triệu Ý không thuyết phục anh mà quay người ra cửa.

Thứ ngoài suy đoán của cậu là Triệu Tinh Vân không ở đây, trên bàn cơm chỉ có Triệu Tông Hiền và Ngưu Hoa Thanh, khá là dễ chịu.

Ăn xong, Ngưu Hoa Thanh xuống bếp phụ dọn dẹp, Triệu Ý và Triệu Tông Hiền cùng đi vào phòng khác.

TV phát tiết mục cuối năm, Triệu Ý chỉ xem chút tiểu phẩm, Triệu Tông Hiền mở lời.

“Gần đây con góp vốn à?”

Triệu Ý vẫn nhìn chằm chằm vào TV, không dời mắt đi nơi khác rồi đáp một tiếng hững hờ: “Vâng.”

“Sao phải góp vốn?”

“Cần dùng tiền.”

“Con làm gì mà dùng nhiều tiền như vậy? Đến mức bán nhà bán xe.”

“Sửa đường, mở trường học.”

Cũng chẳng có gì phải giấu diếm, cậu không nói thì Triệu Tông Hiền cũng điều tra ra.

Triệu Tông Hiền thoáng ngạc nhiên, dường như cảm thấy hơi buồn cười.

“Tại sao con làm vậy?”

Triệu Ý nhướng người tầm quả cảm trên dĩa trái cây, lúc rút tay lại nhìn thấy bánh kẹo trong mâm, thế là lại thả cam xuống, gẩy gẩy mâm bánh kẹo, lấy một nắm rồi nói: “Nhiều tiền, không có chỗ tiêu nên muốn phung phí.”

Triệu Tông Hiền: “…”

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi