DÌ GHẺ

Nam đứng dậy chào chú, bà ngoại vội bảo Nam:

- - Cháu chạy xuống dưới bếp lấy thêm bát thêm đũa lên đây cho chú ăn cơm.

Chú Đại gãi đầu chào bà rồi cười:

- - Sao bác biết con chưa ăn cơm ạ…? Con cũng đang đói gần chết đây.

Bà ngoại trả lời:

- - Nhìn cái bộ dạng của anh đến bộ quần áo từ hôm qua còn chưa thay thì nói gì đến ăn. Ngồi xuống ăn cơm cùng bà cháu tôi cho vui, cũng chẳng có gì mong chú đừng chê..

Chú Đại không làm khách mà ngồi xuống luôn, nhìn mâm cơm có món thịt kho tàu trứng cút, một bát dưa cải nén chỉ mới nhìn thôi đã chảy nước miếng, còn có rau cải xoong luộc và một bát nước mắm không thể thiếu trong mâm cơm của những người lớn tuổi. Chú Đại nuốt nước bọt:

- - Cơm như này là ngon lắm rồi đó bác, vậy con không làm khách mời cả nhà ăn cơm nhé.

Đã gần hai ngày không ăn gì toàn uống rượu, đến hôm nay tâm trạng của chú Đại mới được giải tỏa. Đúng là một khi lo nghĩ con người ta chẳng buồn ăn uống, đỡ bát cơm từ tay Nam chú Đại và ngấu nghiến, gắp miếng thịt kho tàu màu vàng đậm óng ánh dưới ánh đèn tuýp, thêm vài cọng dưa chua, cứ thế đưa cơm chú Đại ăn nhoằng phát hết bát cơm đầu. Có lẽ vẫn đói nhưng giờ chú Đại mới thấy ngại vì chợt nhận ra mình là khách, cơm đâu có đủ cho một người nữa. Cầm cái bát trống không hạ xuống không được mà đưa xới tiếp không xong chú Đại hơi chối. Bà ngoại thấy vậy vỗ đùi cười rồi nói:

- - Nam đơm thêm cơm cho chú đi kìa, nhìn chú ăn ngon lành nhỉ…

Chú Đại tay đưa bát ra nhưng miệng vẫn nói:

- - ́y chết, con ăn thế này thì hết cơm của bác mất..Các cháu cũng còn chưa ăn xong…

Nam nói:

- - Chú yên tâm, bà cháu từ trước đến giờ lúc nào cũng nấu nhiều cơm. Tính ông ngoại cháu bao giờ cũng phải nấu nhiều vì ông lúc nào cũng sợ mọi người trong nhà ăn không đủ no. Ông bảo cứ nấu gia gia ra, ăn không hết mai ông ăn cơm nguội. Vậy nên giờ ông mất rồi bà vẫn làm như lời ông dặn. Con cháu ăn uống lúc nào cũng phải đầy đủ, thế nên chú cứ ăn đi, mai cháu không phải ăn cơm nguội.

Vừa nói nó vừa đơm một bát đầy ụ cho chú Đại, câu chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng lại chứa đựng trong đó bao niềm yêu thương của ông bà ngoại. Những người ông người bà lúc nào cũng lo lắng cho các cháu, ông bà có thể nhịn đói nhường cơm chỉ mong sao các cháu được no. Bà ngoại nhìn thằng Nam khẽ nheo đôi mắt mờ đục lại, bà ngoại biết thằng Nam thương ông lắm. Nó ở với ông từ nhỏ, từng câu nói, từng hành động của ông nhiều khi nó còn chú ý hơn cả bà. Ông hay đi bộ giờ nào, ngủ giờ nào, nghe đài, nghe tin tức giờ nào nó đều biết. Chằng thế mà khi ông mất nó òa khóc như có ai đánh, chú Đại bây giờ đã hiểu tại sao Nam lại yêu quý bên ngoại như vậy. Tuy rằng nó thiếu thốn tình cảm của cha mẹ nhưng bù lại nó có người ông người bà luôn yêu thương nó hết mực.

Xua tan các bầu không khí hoài niệm ấy, chú Đại tiếp tục ăn ngấu nghiến. Cái Hạnh nhìn chú Đại chằm chằm, hình như nó thấy chú Đại gắp mất miếng thịt kho tàu của nó hay sao mà nó cứ ngồi im. Nam bèn bảo nó:

- - Chú Đại đang ăn thi với em đấy, ăn không nhanh là thua bây giờ.

Trẻ con háo thắng, thằng Nam nói mỗi câu như thế mà con bé Hạnh cầm bát lên lấy thìa xúc lấy xúc để rồi cũng nhai ngấu nghiến cho nhanh hết nửa bát cơm còn lại. Cả nhà lại cười ầm lên, bữa cơm đạm bạc nhưng tràn ngập tiếng cười, mọi người ai cũng vui vẻ. Đó là cảm giác người có tiền cũng không mua được, trong cái xã hội đồng tiền đứng số 1 này đôi khi để cả gia đình ngồi ăn với nhau một bữa cơm cũng là điều xa xỉ. Không có như ngày xưa hồi chú Đại còn nhỏ, bữa cơm dù đi đâu làm gì mọi người cũng sẽ đợi đầy đủ về rồi mới được ăn. Nhiều năm trôi qua con người lao theo vòng xoáy của xã hội, họ lao vào kiếm tiền mà quên đi cái gọi là bữa cơm gia đình.

Mọi so sánh có thể là khập khiễng vì ai cũng có lý do riêng, đôi khi những người con còn trách bố mẹ:

“ Cơm nấu xong thì ông bà cứ ăn đi, con còn bận bao nhiêu việc.”

Họ cứ nghĩ mỗi tháng họ mang tiền về nuôi bố mẹ đó chính là báo hiếu, là hết trách nhiệm. Nhưng họ không biết rằng hai ông bà già ở nhà cần một thứ khác không phải là tiền. Họ cần con cái trong bữa cơm, họ muốn nhìn thấy con mình có mệt mỏi hay buồn bã gì không trong công việc. Chú Đại đang nghĩ đến chính bản thân mình, ngôi nhà cũ của bà ngoại làm chú nhận ra bấy lâu nay chính bản thân chú cũng đã bỏ qua điều quan trọng này. Chú nhớ mẹ mình cũng từng bảo mấy bà chị:

- - Tao với bố mày sống được bao lâu nữa đâu mà cần tiền, chỉ cần ngày cúng ngày bái chị em chúng mày bớt chút thời gian mà về gặp bố mẹ. Cả nhà cùng ăn cơm, chứ tiền chúng mày cho mẹ chết đi cũng lại để lại cho chúng mày chứ cầm theo sao được. Diêm vương họ không cần tiền đút lót đâu.

Khi đó mấy bà chị của chú Đại còn cười vì nghĩ mẹ nói đùa, nhưng giờ chú Đại đã hiểu họ cần gì. Nhìn bà ngoại tuy già, nhưng ở cạnh bà còn có hai đứa cháu, tuy vất vả thật nhưng còn thứ gì sánh bằng. Bà ngoại cũng đâu cần nhiều tiền, cái bà cần là con, là cháu mà thôi. Bảo sao bố mẹ chú Đại luôn muốn đón một đứa về nuôi, bởi vì chú Đại lông bông bao năm, đến giờ vẫn chưa chịu lấy vợ vì không muốn ràng buộc. Hiện tại công việc ổn định thì lại lý do muốn ổn định thêm mặc dù đã ngoài 30 tuổi. Cứ lần nữa mãi bố mẹ chú Đại cũng phát chán nản, đó chính là lý do vì sao cả nhà chú Đại đều quý mến hai anh em Nam bằng một thứ tình cảm chân thành. Tuy sống đầy đủ, giàu sang hơn bà ngoại nhưng điều quý giá nhất thì bố mẹ chú Đại lại chưa có.

Bữa cơm xong xuôi Nam dọn dẹp, bên cạnh là bé Hạnh cũng chăm chỉ không kém. Tuy nhỏ nhưng Hạnh cũng biết bê hết thứ này đến thứ kia xuống dưới bếp cho anh. Ở trên nhà bà ngoại rót nước mời chú Đại bà nói:

- - Nhà chỉ có ba bà cháu nên không có nước chè đâu, chú uống tạm nước trắng đun sôi vậy. Nhà tôi toàn hứng nước mưa uống thôi, từ ngày ông nó còn sống chẳng bao giờ uống nước máy, nó cứ ngang ngang thế nào. Chúng nó cứ bảo mua nước đóng thùng uống nhưng tôi thấy bất tiện, với sống như này bao năm nó cũng quen rồi. Chú uống nước đi….Mà có tắm thì để tôi bảo cháu Nam nó đun cho nồi nước nóng, nhà này không lắp được nóng lạnh..

Chú Đại hai tay đón cốc nước từ bà ngoại rồi đáp:

- - Dạ bác cứ kệ con, con cũng không uống nước chè. Lâu lắm rồi con mới được ăn bữa cơm ngon như vậy đấy bác ạ. Có khi con lại xin bác chuyển về đây ở dài dài…

Bà ngoại cười:

- - Tôi chỉ sợ người thành phố các anh chê nhà nghèo thôi chứ anh thích ở bao lâu cũng được. Những gì anh giúp đỡ bà cháu tôi thời gian qua bà cháu tôi còn chưa có gì báo đáp.

Chú Đại đặt cốc nước xuống nhìn bà nói:

- - ́y bác đừng nói thế con lại thấy mình không phải. Chuyện các cháu cũng là chuyện của con, không chỉ con đâu mà bố mẹ con cũng rất quý bọn trẻ. Hôm nào con dẫn bố mẹ con ra đây thăm bác. Tối nay con đến đây trước là để thăm bà với hai cháu, sau con cũng có chuyện này muốn nói với bà. Con muốn hỏi qua ý kiến của bác một chút.

Bà ngoại ngồi khom lưng dậy chăm chú hỏi:

- - Lại có chuyện gì sao..? Anh cứ nói đi..

Bên dưới sân bếp Nam đang rửa bát, bé Hạnh thì tíu tít thấy anh rửa xong cái nào là mang vào rổ úp cái đấy. Bên trên nhà chú Đại vẫn đang nói điều gì đó với bà ngoại, Nam không nghe rõ, chỉ thấy thi thoảng bà lại gật gù ra chiều đồng ý. Rửa bát xong xuôi, Nam rửa luôn tay chân, lau mặt mũi cho em gái. Hai anh em dắt nhau lên nhà, thấy Nam đi lên câu chuyện giữa bà và chú Đại bỗng dừng lại. Nam bảo Hạnh:

- - Giờ lấy sách vở ra học nhé, hôm nay cô giáo có cho bài gì về nhà không..? Bỏ ra anh xem..

Bé Hạnh chạy lại góc bàn cũ kỹ lấy cặp sách rồi ngồi xuống ghế, Nam đi theo sau dạy em em gái học bài. Lúc này bà ngoại mới gọi:

- - Nam cho em học xong ra đây ngồi bà bảo chuyện này…

Nam vâng dạ, nó chỉ cho bé Hạnh một lúc rồi đi ra ghế nhựa ngồi hỏi bà:

- - Có chuyện gì vậy hả bà..?

Bà ngoại nhìn chú Đại rồi nói:

- - Đây cháu nó đây, có gì chú cứ nói với nó. Chuyện ban nãy chú nói qua với tôi thì tôi thấy hợp lý rồi. Nhưng cuối cùng quyền quyết định vẫn là ở thằng Nam, nó lớn rồi, còn con bé kia thì nhỏ quá chưa biết gì. Chú nói chuyện với cháu nó xem thế nào…

Chú Đại nhìn Nam hình như có điều gì đó khó mở lời, im lặng một hồi chú Đại nói:

- - Nam này, chú với bà vừa nói chuyện. Cũng là nói chuyện về cháu với em Hạnh, giờ chú có điều này muốn hỏi cháu.

Nam ngơ ngác không hiểu có chuyện gì mà cả bà lẫn chú Đại lại tỏ vẻ quan trọng đến vậy. Nhưng nó hiểu dược rằng chuyện chú Đại sắp nói có ảnh hưởng đến nó nên chú Đại mới khó mở lời như vậy, Nam khẽ trả lời:

- - Dạ, chú có gì cứ nói với cháu….

Chú Đại gật đầu rồi đưa ra câu hỏi:

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi