DƯỚI VẺ BỀ NGOÀI

Đối mặt với cô nàng trẻ tuổi đầy khí thế tôm hùm, Hứa Qua nhếch môi đáp nhẹ tênh: “Nhưng chúng tôi đã lên giường rồi.”

Tuy rằng chỉ mới có một lần, mà lần ấy dù là bắt đầu hay kết thúc đều toàn đau đớn nhưng sự đau đớn khi anh tiến vào rồi va chạm ấy là hàng thật giá thật. Toàn bộ quá trình ‘hành sự’ cô đều nhắm chặt mắt, không phải vì thẹn thùng mà là vì sợ mình phải thấy ánh mắt lạnh băng của anh. Nếu vào thời điểm ấy, khi hai cơ thể thân mật đến mức không thể thân mật hơn nhưng ánh mắt anh vẫn nguội lạnh như thường thì tim cô sẽ đau đến chết.

Cô và anh đều biết những giây phút ấy biểu đạt cho điều gì, có thể nói, lần đầu tiên của họ là do cô dùng tâm cơ mà đạt được.

Cô nàng kia làm bộ như không nghe thấy lời của Hứa Qua, hơn nữa còn thắng cô một nước cờ, cô ta chỉ vào TV đang chiếu bộ phim Huyền thoại mùa thu, cảnh phim đang dừng lại ở người con trai thứ hai của gia đình ông đại tá Ludlow: “Anh ấy là Artenza Part.”

Hứa Qua sao có thể đồng ý với cái câu đó được. Thằng con thứ hai của đại tá Ludlow trông lôi tha lôi thôi, Lệ Liệt Nông đâu có bê bết như vậy. Ít nhất trông anh không hề giống Tristan chút nào, nhìn tóc anh ta như thể không gội đầu mấy ngày liền.

Cô nàng mặt dày kia tiếp tục lải nhải: “Tôi tên là Isabel, cô gái nhỏ ở nông trường trong phim cũng tên là Isabel. Tristan gọi cô ấy là Isabel bé nhỏ (little Isabel), Artenza Part cũng gọi tôi như vậy.”

Mấy cái phép so sánh lòng vòng của Isabel suýt thì làm Hứa Qua tưởng mình mê sảng, cô lập tức đoán được cô nàng này sắp sửa nói gì.

Quả nhiên.

“Cuối cùng chẳng phải Tristan đã kết hôn với Isabel hay sao? Vậy nên người cuối cùng sẽ kết hôn với sẽ là tôi.” Túm lấy được chi tiết này, cô ta đắc ý dào dạt: “Mà cô chính là Susanna.”

Cô là Susanna? Susanna với cái kết không có hậu?

Người Tristan yêu là Susanna, cuối cùng, cô ấy cầm súng tự bắn vào đầu mình. Trước khi tự sát, cô còn cắt đi mái tóc suông đẹp dài đến eo.

Hứa Qua không tự chủ mà sờ mái tóc của mình. Sau sinh nhật mười bốn tuổi, Hứa Qua chưa từng để tóc quá dài. Dạo thời gian gần đây, do quá bận bịu nên cô không có thời gian đi cắt tóc, giờ tóc cô đã dài che khuất đôi tai rồi.

Cô khoanh tay lại, nhìn Isabel: “Cô đang rủa tôi chết hử?”

“Không phải trong phim Isabel cũng chết sao?” Giọng cô ta như thể uỷ khuất lắm: “Hơn nữa còn là chết trước Susanna.” Cô ta ôm vai, có vẻ đau khổ lắm: “Nhưng Isabel bé nhỏ của Tristan đã sinh hai đứa nhỏ cho anh ấy….” Nói xong cô ta vui như hoa nở.

So với việc hung hãn cho cô ta một quả đấm cho tỉnh mộng, Hứa Qua thích kiểu vừa đấm vừa xoa hơn, đút cho một miếng kẹo ngọt rồi sau đó cho một trái đắng thì mới đau khổ hoàn toàn.

“Isabel bé nhỏ này,” Hứa Qua kéo dài âm cuối, rồi sau đó mới nói tiếp: “Cô cho rằng tôi sẽ gọi cô như vậy sao? Cô đừng quên Susanna mới là nữ chính của bộ phim, còn cái cô gái da đỏ nhà cô cũng chỉ là nhân vật tuyến dưới để làm nổi bật cho sự anh hùng của Tristan mà thôi.”

Lời của Hứa Qua thành công làm Isabel xụ mặt. Cô ta quan sát Hứa Qua không hề bị ảnh hưởng bởi lời nói của mình ban nãy, cô ta lại vận động não tìm cách ganh đua.

“Phụ nữ thích Artenza Part có rất nhiều.” Cô ta vừa nói vừa nhìn vòng một nhỏ như miu của Hứa Qua, “Tôi thấy cô nào cô nấy ngực cũng to gấp mấy lần cô.”

Lời nói trắng trợn của của cô ta khiến Hứa Qua tức phừng phừng cả người. Cô nghĩ nếu có thể, cô sẽ ném cô ả lắm mồm này xuống sông Vltava ngay lập tức, cho cô ta uống no nước sông. Nghe nói có vài căn nhà ở ven sông lén làm ống tiêu thoát ra sông Vltava đấy.

Vị trí của cô ả Isabel trong 1942 hết sức quan trọng, hơn nữa, cô ta còn là bảo bối tâm can của lãnh đạo tiền nhiệm.

Hứa Qua cúi đầu nhìn ngực mình, thật ra ngực cô một chút cũng không hề nhỏ như lời khiêu khích của Isabel. Nhưng so với những cô nàng phương Tây với ưu thế bẩm sinh, thì lời của Isabel đúng không thể chối cãi.

Hứa Qua nhìn nhất cử nhất động của vị khách không mời này, nhất định cô ả đang rất hả hê khi moi móc được cô. Tối hôm nay Hứa Qua cực kỳ mệt mỏi, cô lười để ý đến ả tình địch nhỏ con này, liền ngả người xuống ghế nhắm mắt lại. Chỉ trong chốc lát, Hứa Qua đã lại mơ mơ màng màng rơi vào giấc ngủ.

Thế nhưng, khi cô đang sắp yên giấc thì có người đang giựt lấy chiếc gối ôm trước ngực.

Xem ra cô ả này thật sự muốn uống thử nước sông Vltava. Hứa Qua mở mắt cũng lười, cô đè giọng cảnh cáo: “Isabel, cô nên biết điều một chút. Nếu cô còn lải nhải linh tinh gì nữa, tôi đảm bảo có thể khiến cô thành bữa ăn của mấy con cá dưới sông Vltava mà quỷ không biết, thần không hay.”

Lời cảnh cáo của cô xem ra đã có tác dụng, đôi tay hãm tài kia không còn dám rờ đến chiếc gối ôm trong ngực cô nữa.

Chỉ là….

Cô theo bản năng quờ lấy một thứ gì đó để đắp, tốt nhất là áo lông hay gì đó. Tự dưng cô thấy lạnh quá. Hứa Qua cái gì cũng không sợ, chỉ sợ lạnh.

Tháng Một ở Jerusalem lúc nào cũng lạnh băng khiến cô cực kì sợ hãi.

Tay cô đang sờ s0ạng bỗng dưng chạm phải một bàn tay lạnh lẽo hệt như thời tiết tháng Một ở Jerusalem. Hứa Qua mở to mắt, khuôn mặt điển trai ẩn hiện trong bóng tối, với màu sắc của bộ phim Huyền thoại mùa thu hắt lên mặt anh. Hứa Qua thở dài trong lòng: Anh lại bất mãn với cô rồi.

Tuy rằng đối với những thủ đoạn của cô đối phó với những người phụ nữ theo đuổi anh, Lệ Liệt Nông đều không nói gì cho qua. Nhưng thực ra Hứa Qua biết, anh cực kì phản cảm hành động đó của cô. Nhưng anh đâu hiểu, bởi vì là chưa từng có được, nên mới sợ hãi mất đi. Hứa Qua nghĩ, cũng là sự sợ hãi của cô, rằng một ngày nào đó có một người phụ nữ như vậy xuất hiện, khiến Lệ Liệt Nông tuyệt tình nói với cô rằng: “Hứa Qua, cô quá đáng lắm rồi.”

Hứa Qua so với ai khác đều rõ ràng hơn, rằng hôn ước giữa cô và Lệ Liệt Nông chỉ là ước nguyện của người ba của cô trước phút lâm chung. Đó chính là một cái nhìn đầy vẻ nhờ cậy với Lệ Liệt Nông.

Cái nhìn đó, ai cũng biết rằng đối phương muốn gì mà không cần nói ra.

Lệ Liệt Nông sở dĩ đã định hôn ước với Hứa Qua còn vì một lý do nữa: anh không có thời gian dư thừa hay sức lực để lo nghĩ về chuyện yêu đương.

Nhưng đấy là trong trường hợp Lệ Liệt Nông còn chưa gặp được người phụ nữ khiến anh động lòng. Hứa Qua thầm cầu nguyện trong lòng rằng người phụ nữ ấy sẽ vĩnh viễn không xuất hiện.

Artenza của cô trời sinh đã có khuôn mặt trêu chọc phụ nữ, hơn nữa anh còn là lãnh đạo trẻ tuổi nhất trong lịch sử 1942. Với cái thân phận ấy, làm sao cô có thể ngồi yên không lo lắng được?

Dưới ánh đèn huỳnh quang leo lét hắt từ ngoài đường vào, Hứa Qua cố tình xem nhẹ đầu ngón tay lạnh băng kia. Tầm nhìn của cô trải sang một bên khác trong phòng, chỗ đó đã trống trơn.

“Isabel đi rồi sao?”

Tiếng dò hỏi mềm mại, âm thanh nhẹ nhàng như vậy luôn khiến người ta liên tưởng đến mặt trên cùng của hộp kem, mềm mại, tựa như giây tiếp theo sẽ tan chảy trên đầu lưỡi người ăn.

Nhưng thanh âm êm dịu như vậy không bao giờ xuất hiện trước mặt những người phụ nữ theo đuổi Lệ Liệt Nông. Đôi khi, những lời tuôn ra từ miệng Hứa Qua có thể khiến các cô nàng mặt dày đó tức đến nghiến răng nghiến lợi, thậm chí đôi lúc còn khiến mấy ả đấy sợ hãi đến im re.

Trầm mặc một lát, Hứa Qua nghe được câu trả lời của Lệ Liệt Nông: “Con bé đi ngủ rồi.”

Cô lập tức hỏi lại: “Ngủ ở phòng ai?”

Thật ra thiếu chút nữa thì Hứa Qua đã hỏi là: “Ngủ ở giường ai?”. Nhưng may quá, ở giây cuối cùng, cô đã đổi từ ‘giường’ thành ‘phòng’. Cho dù là vậy, cô vẫn nghe ra sự bất mãn trong giọng anh.

“Con bé vẫn là trẻ con.” Lệ Liệt Nông thấp giọng.

Hứa Qua nhớ, trong bộ phim Huyền thoại mùa thu, lần đầu tiên Susanna và Isabel gặp nhau, cô bé da đỏ đó mới chỉ cao đến hông của Susanna, vậy mà lúc ấy đã biết nói câu: “Sau này em sẽ gả cho Tristan”. Khi ấy, Susanna vẫn còn là vợ chưa cưới của đứa con út của đại tá Ludlow, cô ấy còn đùa với cô bé da đỏ: “Vậy thì em sẽ trở thành chị dâu của chị đấy.”

Cảnh phim ấy như một bàn tay siết lấy cổ họng cô.

“Nhưng trẻ con rồi cũng sẽ lớn, cuối cùng Isabel sẽ gả cho Tristan.”

“Em nói cái gì vậy?”

Hiển nhiên là Lệ Liệt Nông không biết Isabel trong miệng cô là ai, mà Tristan là ám chỉ ai. Nhà lãnh dạo 1942 làm gì có thời giờ đi chú ý những chuyện không trong phạm vi quan tâm của anh.

Ặc, hình như anh còn chưa trả lời vấn đề cô hỏi ban nãy.

“Anh còn chưa trả lời em, con bé ngủ ở phòng ai?”

“Ở phòng bên trái.” Cuối cùng Lệ Liệt Nông cũng trả lời.

Người đàn ông này luôn như vậy. Nếu lúc này anh đáp là “Phòng của em”, như vậy sẽ khiến vợ chưa cưới của anh không thoải mái. Cái từ “của anh” và “của em” nếu đặt lên trên mối quan hệ đã đính hôn, thì người nào bên ngoài cũng cảm nhận được có một vấn đề to đùng chen giữa.

Người đàn ông này, anh đem không gian sinh hoạt riêng của mình bảo vệ đến cùng. Nhưng may mà anh được như vậy, lại còn hiểu chuyện cho cô nàng chung tình với mình nằm trong phòng của cô vợ chưa cưới.

“Anh ôm con bé vào phòng em?” Hứa Qua bắt lấy không tha.

Khi Hứa Qua còn đang nói ra câu kia, cơ thể cô đã bị nhấc lên. Lệ Liệt Nông từ nhỏ đã chú ý đến hiệu suất làm việc.

Giống như năm ấy, khi anh và cô lần đầu hôn môi, anh chẳng hề dùng một từ ngữ nào bay bướm lả lướt trước khi vào chuyện chính mà sẽ làm cái việc đấy một cách ngắn gọn, chuẩn xác, dùng hành động để thuyết phục đối phương. Khi đó, Hứa Qua vẫn còn ngây ngốc tin rằng: “Hôn môi chính là cây cầu ngắn nhất, kỳ diệu nhất kết nối hai trái tim của nam và nữ.”

Như lúc này đây, anh đã dùng hành động thay cho câu “Anh cũng ôm em” để khiến cô im miệng lại.

Khi cô được Lệ Liệt Nông ôm vào phòng bên phải, đầu óc Hứa Qua liền va đập vào nhau. Cho đến khi anh thả cô xuống giường anh, trái tim của Hứa Qua tựa như sắp đập bay ra khỏi lồ ng ngực.

Năm phần chờ đợi, năm phần sợ hãi. Chờ đợi là vì cô sắp được thân mật với anh, lại sợ hãi là vì cái đau đớn khi cơ thể bị xỏ xuyên không thương tiếc. Mỗi lần anh tiến vào đều khiến cô đau đến hít thở không thông.

Cô nhắm chặt mắt lại. Một bóng đen phủ lên mí mắt cô. Giờ thì năm phần sợ hãi đang có xu hướng tăng lên chiếm thế thượng phong. Hứa Qua trong lòng một mực tưởng tượng đến bóng dáng anh tuấn trong bộ lễ phục nghiêm chỉnh ở quảng trường hôm nay. Cô cực lực thuyết phục bản thân rằng, hôm nay là ngày trọng đại nhất cuộc đời anh.

Ngày hôm nay, nếu bọn họ có phát sinh chuyện gì thì nó cũng chỉ như hoa nhỏ trên vải gấm. Huống chi, chuyện thân mật với anh không phải vẫn luôn là điều mà cô hy vọng sao. Lần thứ hai chắc sẽ tốt hơn lần đầu thôi.

Dần dần, năm phần chờ đợi kia đã xua đi phần sợ hãi còn lại.

Cô hơi ngẩng cổ lên, nhưng chuyện mà Hứa Qua chờ đợi lại không xảy ra. Có lẽ cái ảo tưởng tự mình đa tình này sẽ theo Hứa Qua từ khi sinh ra đến hơi thở cuối cùng.

Hơi thở như xa như gần kia, cùng với bóng người phủ lên mí mắt cô chỉ là hiệu ứng của cái đèn ngủ bên đầu giường. Căn phòng này diện tích không lớn, giường đặt sát ngay cạnh tường, mà vách tường lại thiết kế theo kiểu lồi lõm.

Hơn nữa, nhìn bộ dạng anh thì như thằng ngốc vậy.

Khi anh muốn rời đi, Hứa Qua lần thứ hai dùng tay quàng lấy cổ anh.

Theo động tác của cô, sự yên bình vốn có như bị vỡ vụn ra thành từng mảnh.

Đêm khuya, trong không gian nhỏ hẹp, một đôi nam nữ ở chung một chỗ dù thế nào cũng sẽ đầy sự ái muội vất vưởng trong không khí. Nhưng trong căn phòng này, điều đó không xảy ra, thậm chỉ một phần trăm ái muội cũng không có.

Không khí trầm mặc dần biến thành xấu hổ.

Bọn họ không nên như vậy. Cô và anh đã đính hôn, hơn nữa họ đang ở cái tuổi nồng nhiệt, khoẻ mạnh nhất. Khoảng cách giữa cô và anh rất gần, gần đến mức cô cảm giác được hơi thở của họ đan cài vào nhau một cách hài hoà, tựa như họ sinh ra là để cho nhau vậy.

Hứa Qua ngửi ra được trong hơi thở anh có mùi rượu nho nhàn nhạt.

“Anh uống rượu?” Là chất giọng mềm mại như lớp kem phủ.

“Ừ.”

Đáp lại cô là giọng nói không chút gợn sóng.

“A….. Artenza.” Cô ấp úng.

“Còn chuyện gì không?” Nghe có vẻ dịu dàng và kiên nhẫn đấy.

“Isabel nói…..” Giọng mềm mại như kem chảy ấy có một chút hờn dỗi, một chút làm nũng, hơn nữa còn có vài chút không phục: “Isabel nói ngực em không to bằng ngực của mấy cô ả theo đuổi anh.”

Im lặng một lát, anh hạ giọng: “Chuyện này sao? Ngực mấy người đó có to bao nhiêu cũng không quan trọng, anh không nhớ nổi diện mạo của bọn họ.”

Dừng một chút, Lệ Liệt Nông nói ra câu nói mà Hứa Qua đoán ra từ trước: “Anh còn có chuyện phải xử lý.”

Đó là một câu nói đầy hình thức, đầu tiên là an ủi, khen ngợi, sau đó liền lập tức đi vào chủ đề, hoặc thay đổi chủ đề. Đây là phong thái nói chuyện của những người làm ngoại giao.

Nhưng điều đó có thể áp dụng với ai, chứ không phải Hứa Qua. Đó là Hứa Qua dính chặt như keo trâu. Cô cố ý xem nhẹ lời anh, mạnh mẽ lôi lấy cánh tay người đàn ông, tay mềm mại hướng dẫn bàn tay thon dài nhanh nhẹn xuyên qua áo khoác mỏng, dưới áo khoác mỏng lại linh hoạt luồn xuống dưới lớp áo sơmi, vươn qua vùng bụng bằng phẳng mà trườn lên trên rồi dừng lại ở một nơi.

Ở nơi ấy, chỉ cần ngón tay anh cử động một chút thôi là có thể chạm được vào vùng đôi cao ngất mềm mại. Rồi chỉ cần bàn tay anh khum lại là có thể nắm nó trong lòng bàn tay, khi đó, anh sẽ biết nó lớn bao nhiêu, một nắm tay chưa chắc đã đủ. Vẫn là giọng nói mềm mại như kem: “Lần đó, anh không có…..” Lần đầu tiên của bọn họ kết thúc, áo ngực của cô vẫn còn nghiêm chỉnh ở trên người. Cô dùng tay còn lại kéo cổ anh xuống, khiến cho cơ thể anh sát lại gần cô.

“Artenza.” Cô nhẹ nhàng thủ thỉ bên tai anh, có phần bất mãn: “Anh đi nói cho Isabel biết đi, nó lớn bao nhiêu. Artenza, anh không biết những lời của Isabel ban nãy có bao nhiêu đáng ghét đâu.”

Càng làm cho Hứa Qua ghét bỏ hơn chính là, Lệ Liệt Nông, người đàn ông này một chút cũng không hiếu kỳ, tò mò kích cỡ nội y của cô vợ chưa cưới của mình. Một lần nọ, Hứa Qua bắt gặp một người đàn ông đi vào cửa hàng mua nội y cho bạn gái. Cho dù ngày hôm đó cô dùng khuôn mặt khinh bỉ nhìn anh ta, nhưng dần dần, trong đầu cô nảy ra một ý nghĩ: Nếu như một ngày nào đó, Artenza của cô cũng đẩy cửa bước vào cửa hàng bán nội y thì thật thú vị. Thậm chí, khuôn mặt ngờ nghệch của anh khi nói ra dãy số ba vòng, hay là câu hỏi như một tên mọt sách: Em mặc áo lót có gọng không thấy khó chịu sao?

Nhưng vị hôn phu của cô từ trước đến nay chưa từng biết, hay quan tâm đ ến điều đó.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi