DƯƠNG THẦN

Thần hồn vừa xuất xác đã cảm nhận được Hạo nhiên Đại cương chi khí tràn ngập từ những bức tượng Thành hiền. Loại hơi thở vô hình này trực tiếp áp bức lên những ý niệm trong đầu. Hồng Dịch trong nháy mắt đó liền nhớ lại ghi chép trong Thảo Đường bút ký, kể về cố sự Thần Phật Thánh hiền được nhận hương khói ý niệm của vạn dân mà thành Thần.

Trong sự hoài nghi, Thần hồn hắn lần thứ hai xuất xác. Cuối cùng hắn cũng phát hiện những bức tượng thượng cổ Thánh hiền này ngoại trừ Đại Cương khí tức tràn ngập ra thì không có bất cứ ý niệm nào khác nên cũng không thể tiến hành trao đổi.

“ Những Thánh nhân đó cũng không phải là thành Thần. Chính khí Dương cương trên người họ chỉ là những ý niệm của người đọc sách qua các triều đại khi tiến hành cùng bái mà lưu lại trên thân họ. Lâu ngày ý niệm cứ như càng được tích lũy trở nên cuồn cuộn như Nhật Nguyệt. Nhưng nếu như lâu ngày không có ai tới cúng bái thì luồng ý niệm đó sẽ chầm chậm mà tán đi. Đồng thời tất cả những người đọc sách trong lòng mà không có chính khí mà giống như những tên xu nịnh, như thế thì những vị Thánh hiền này cũng sẽ đều mất đi hết lực lượng.”

Trong lòng Hồng Dịch đột nhuên hiểu ra được một số điều.

Thần lực trên thân Thần tượng chính là ý niệm của mọi người tạo nên. Mọi người điêu khắc lên thần tượng rồi sau đó lại cúng bái nó. Rất nhiều những ý niệm tích lũy dần khiến những Thần tượng này có được sức mạnh ghê gớm.

Trong lòng Hồng Dịch tuy là đã nghĩ được thông suốt và biết rõ những Thánh hiền này cũng không phải là thần, nhưng hắn vẫn thành tâm lạy ba lạy. Hắn lạy chính là lạy Hạo Nhiên Dương Cương do tâm của chúng sinh tập hợp.

Sau khi bái xong liền có một binh lính lại đưa hắn tới một phòng thi bên trong trường thi. Cái phòng thi này giống như một cái hàng rào, có một tấm ván gỗ. có lều che mưa, có ghế và thí sinh chính là ở bên trong này thi.

Sau khi đem bút mực, nghiên mực mang ra, xắn tay áo, rót nước sạch vào nghiên mực, mài mực thì đề bài thi đã được mang tới, mặt trước có viết kinh nghĩa yêu cầu thí sinh lý luận và đó cũng là nội dung của đề thi.

Hoàn hảo là ki thi cử nhân này thời gian chi có một ngày và thi ở một nơi nhỏ như vậy nên ai cũng có thế thoải mái làm bài được. Nhưng nếu thi tiến sĩ và phải nghỉ ngơi trong thời gian ba ngày tại một nơi nhỏ thế này rồi lại qua bảy trận văn chiến thì không nói tới trình độ của ý văn mà chỉ cần dựa trên thể lực, người bình thường khó mà cầm cự nổi, đây cũng là biến tướng việc kiểm tra thể lực người đọc sách, ngăn chặn việc những thư sinh tay trói gà không chặt ra làm quan.

Hồng Dịch nhìn xung quanh cái phòng của mình, chỉ xoay người cũng đều có chút hạn chế. Âm thầm cảm thán một câu rồi sau đó nhìn vào đề bài.

Đề bài là “Bàn chi cư thâm sơn trong(*)”.

Bàn rằng Đế Hoàng thời thượng cổ: Nghe đồn vào thời thượng cổ, vị hoàng đế này có ân trạch khắp thiên hạ. Trong những kiệt tác của những người đọc sách đều ca tụng vị hoàng đế này.

Hiện tại đề bài cuộc thi chính là giải thích những kinh nghĩa của những lời này, khai triển cách nhìn của bản thân, trong bài văn trình bày đạo lý của việc trị quốc.

Hồng Dịch trầm tư trong chốc lát rồi bắt đầu huy bút, viết trên phá đề:

" Thánh Đế chi tâm, duy hư nhi năng thông dã(*)(*)."

Sau đó viết tiếp về hình hài trong lý thức học phái, vô tâm tức là không vụ lợi, rồi về học thức vạn vật trong thế giới là một thể thống nhất.

Cách nhìn này chính là kinh nghĩa của Lý thức học phái. Lý thức học phái chú trọng tới tâm thành và ý đạt hay gọi là "Tâm học ". Nhưng mà khác biệt với quan niệm này là Lý học của Hồng Huyền Cơ. Quan niệm của Hồng Huyền Cơ coi trọng tam cương ngũ thường và sự nghiêm khắc của lễ pháp.

Tìm được tâm tư của giám khảo mà viết văn, tự nhiên Hồng Dịch hắn viết thoăn thoắt. Không đến hai canh giờ, vừa vặn tới giữa trưa, khi mà những tú tài xung quanh vẫn còn đang cắn bút thì Hồng Dịch đã nộp bài.

.................................................. .................................................. ...

Bên trong phòng chủ khảo trường thi có vài vị giám khảo, thân mặc quan phục, đầu đội mũ cánh chuồn đang ngồi. Trong đó có một vị ngồi ở chính tọa, vẻ mặt nghiêm túc, diện mạo khoảng chừng bốn mươi tuổi. Người này chính là Lý Thần Quang, chủ khảo chủ trì hội thi hương lần này, và cũng là danh thần đương triều, Lễ bộ Thượng thư.

Mặc dù lần này là thi hương, thi cử nhân của tú tài mà không phải là thi hội, thi đỗ tiến sĩ của những cử nhân nhưng bởi vì là thi tại Ngọc kinh thành nên kì thi này cũng không phải là chuyện vừa, hơn nữa triều đình đối với thi cử đặc biệt coi trọng, với lại từ tú tài tới cử nhân một cửa này quan hệ đến việc miễn thuế của thân sĩ, cho nên triều đình mới phái ra đại quan làm chủ khảo kì thi.

- Ân? Khảo quan các phương có đề cử bài thi lên không?

Lúc tới giữa trưa, Lý Thần Quang phỏng đoán trong các tú tài thì người nào có ý văn mẫn tiệp hẳn là đã nộp bài thi rồi nên hắn liền hỏi giám khảo các phòng ở dưới.

- Các phòng thì đã có người hoàn thành bài thi nộp lên rồi ạ!

Mấy người phó khảo vội vã chạy vào, trong tay cầm một đống bài thi ôm tới rồi rải lên trên bàn để cho Lý Thần Quang xem.

- Ân? Mấy bài này nói nhân nghĩa lễ pháp, nhìn tưởng ngay thẳng chính trực, phóng khoáng đứng đắn, nào là có nghị lực, mộc mạc, hòa đồng, miệng thì nói đạo lý lớn. Tất cả đều là loại ngụy quân tử.

Lý Thần Quang nhìn mấy bài cũng đều chỉ lắc đầu, ngẫu nhiên lấy mấy bài văn thấy chúng đều như nhau. Mấy phó chủ khảo bên cạnh cũng lại gần xem rồi lắc đầu đem đánh trượt những bài này.

- A? Chữ tốt!

Đột nhiên trong lúc đó Lý Thần Quang thấy được một bài văn, nét chữ linh động như bay liền lập tức gật đầu rồi lại nhìn vào phá đề của bài văn" Thánh Đế chi tâm, duy hư nhi năng thông dã.":

- Hay! Hay cho câu ' duy hư năng thông', thế hệ của ta đọc sách trước phải thành tâm, tâm thành không cầu lợi thì tự nhiên mọi lễ pháp đều thông, vạn vật là một thể.

Bài văn này tất nhiên là của Hồng Dịch. Quan chủ khảo Lý Thần Quang là người của Lý thức học phái nên bài văn này quả thực là viết theo tư tưởng của đối phương. Không thể theo được tư tưởng của quan chủ khảo thì đừng mong được khen ngợi.

Hơn nữa kiểu chữ Hồng Dịch là bắt chước theo chữ trên kinh văn của Di Đà Kinh nên khiến người ta cảm giác được sự nhẹ nhàng, khoan khoái nhưng lại không có sự khúm núm nịnh bợ. Có thể nói là nét chữ này vừa mền mại mà cũng rất cứng rắn và tràn đầy sức sống.

- Lý đại nhân là người cực kỳ nghiêm khắc nên rất ít có bài văn khiến hắn khen ngợi.

- Người đứng đầu đợt thi khoa khảo lần này sợ rằng đã được định rồi.

Phó chủ khảo ở bốn phía trông thấy dáng điệu như vậy của Lý Thần Quang thì đều sôi nổi thì thầm rồi sau đó đi lên xem, vừa nhìn nét bút họ cũng đều trầm trồ khen ngợi.

- Thí sinh này là ai? Báo lý lịch của hắn lên.

Thấy rất hài lòng, Lý Thần Quang không khỏi hỏi một câu.

- Người này tên Hồng Dịch, là con trai của Võ Ôn Hầu Hồng đại nhân.

Rất nhanh đã có phó chủ khảo báo lên lí lịch của Hồng Dịch.

- Con trai của Võ Ôn Hầu Hồng thái bảo sao?

Lý Thần Quang cau mày.

- Lý đại nhân nói cẩn thận, Võ Ôn Hầu ngày hôm qua thượng triều đã được phong làm thái sư. Về sau cách xưng hô phải sửa lại rồi.

Một phó chủ khảo nhắc nhở Lý Thần Quang.

- Ừ!

Lý Thần Quang nhìn bài thi trong tay một chút. Do dự một chút rồi nhân tiện nói:

- Cả dàn ý và nét bút của bài thi này đều vô cùng tốt. Ta xem thì nên chấm nó đứng đầu tiên thế nào hả?

Khi hắn vừa mới nói xong, đột nhiên bên ngoài có nha dịch truyền xướng:

- Hồng thái sư giá lâm!

- Mau mau nghênh đón. Thái sư chủ quản quan văn. Võ Ôn Hầu ngày hôm qua được phong làm thái sư, hôm nay khoa khảo khẳng định là phụng ý chỉ Hoàng thượng đến đây tuần tra trường thi.

Lý Thần Quang vội vã đứng lên, phủi y phục trên người rồi dẫn đầu phó chủ khảo các phòng ra ngoài cửa nghênh đón.

Quả nhiên bên ngoài một cỗ kiệu lớn đã tới trước cửa. Sau đó Hồng Huyền Cơ một thân quan phục, khuôn mặt trang nghiêm bước xuống.

Lý Thần Quang vội vàng suất lĩnh chúng phó chủ khảo khom người.

Hồng Huyền Cơ hiện nay là thái sư, đứng hàng tam công và bằng chức vị thừa tướng nên so với Lý Thần Quang thì phải lớn hơn rất nhiều. Những người này hiển nhiên là phải ra nghênh tiếp.

- Khoa thi năm này có thuận lợi không? Có người mang tài liệu vào phòng thi không?

Hồng Huyền Cơ gật đầu, chờ sau khi những người này khom người xong, hỏi.

- Tuyệt đối không có người mang tài liệu vào phòng thi và cũng không xảy ra chuyện gian lận.

Lý Thần Quang không kiêu ngạo không xiểm nịnh nói. Sau đó hắn đưa tay ra nói:

- Thái sư mời dời bước đến phòng chủ khảo.

Sau khi hai bên vào bên trong phòng chủ khảo rồi ngồi xuống, dâng trà tiếp đó khi mà một loạt những phép tắc khách sáo trên quan trường qua đi, đôi mắt Hồng Huyền Cơ quét lên nhưng bài thi trên bàn nói:

- Tên người đứng thứ nhất đã xác định được chưa?

- Đã xác định được rồi! Mà nói đến cũng khéo tên người có bài thi đứng hạng nhất và đều được là chúng ta công nhận là rất tốt. Khi tra lý lịch thì không ngờ lại là con trai Hồng Dịch của Hồng thái sư."

Lý Thần Quang đem bài thi của Hồng Dịch rút ra rồi trải lên trên bàn để cho Hồng Huyền Cơ xem.

- Ân? Đứng đầu ư?

Ánh mắt Hồng Huyền Cơ chợt lóe lên, nhìn bài thi rồi chân mày dần cau lại.

Hắn chau mày làm không khí trong phòng nhất thời khẩn trương hẳn lên! Những vị quan phó chủ khảo kia đều cảm giác được một loại áp lực vô hình khiến thở cũng hết sức khó khăn. Cả phòng lặng không một tiếng động đến âm thanh ho khan cũng không thấy.

- Nét chữ này bộc lộ vẻ ngông cuồng ngang ngược chẳng hề an phận.

Hồng Huyền Cơ lắc đầu:

- Hơn nữa bài văn này cũng không thông suốt, có một số chỗ đúng là nói xằng nói bậy. Đừng nói được chấm có điểm cao nhất, cho dù muốn trúng cử nhân cũng còn khó nữa là. Mặc dù hắn đúng là con trai ta nhưng có lẽ còn phải rèn luyện mấy năm nữa để bỏ đi cái phong mang. Lần thi này hắn bị chấm trượt được chứ.

Vừa nói, Hồng Huyền Cơ vừa mang bài thi đặt vào đống bài bị đánh trượt.

- Ân!

Lý Thần Quang trông thấy tình hình như vậy, đôi lông mày nhướng lên, trên mặt mạch máu thoáng cái căng ra rồi bỗng nhiên vỗ một cái thật mạnh xuống bàn.

Phanh!

Bút mực trên bàn đều bị chấn rơi cả xuống dưới đất.

Không khí bên trong phòng vốn đang trầm trọng, Lý Thần Quang này đột nhiên vỗ một cái làm chúng phó chủ khảo ở đây đều bị dọa nhảy dựng lên! Thậm chí còn có mấy người chân mền nhũn cả ra chỉ chút nữa là té ngồi trên đất rồi!

Không ai ngờ được rằng vị Thượng thư đại nhân này lại dám đột nhiên vỗ bàn với Thái sư đương triều. Song những người ở đây cũng biết hai người này học phái khác nhau nên việc đối lập nhau là chuyện đương nhiên.

- Hồng Huyền Cơ, nơi này ta là chủ khảo, ngươi chẳng qua chỉ là tới tuần tra. Mặc dù chức quan ngươi cao hơn ta nhưng cũng không có quyền quyết định việc đỗ hay trượt của bài thi!

Lý Thần Quang rống lên vang vọng cả gian phòng.

- Đại trượng phu nâng đỡ kẻ hiền mà không màng ruột thịt. Ngươi là vì thanh danh của bản thân mà chèn ép cả con trai của mình. Trong tâm bất chính, lại không vì quốc gia mà tiến cử người hiền là hành vi của kẻ tiểu nhân!

-Ân?

Hồng Huyền Cơ dừng tay, lạnh lùng lạnh lùng nhìn Lý Thần Quang đang gào thét:

- Con ta phong mang quá thịnh nên không phải là hiền lương của nước nhà. Hắn còn cần phải bị áp chế rồi được mài giũa thì mới thành tài được. Cái này tự nhiên là vì nước nhà tiến cử người hiền đức. Chẳng lẽ con của ta, ta còn không hiểu rõ sao? Còn ngươi thân là chủ khảo mà gào thét làm mất cả thể diện thì còn ra thể thống gì nữa. Ta là thái sư do đích thân Hoàng thượng phong, ta vì nước chinh chiến lại trông coi triều chính, ngươi nói ta là tiểu nhân ư? Ngươi coi ánh mắt nhìn người của Hoàng thượng là gì nào? Ta sáng mai lên triều nhất định phải làm một bản tấu vạch những tội lỗi chồng chất của ngươi. Bây giờ mau mau lui ra mà chờ nghe hạch tội!

Hồng Huyền Cơ lạnh lùng nói. Ngay tức khắc trên thân mọi người đều có một cổ hàn ý lạnh thấu xương. Mọi người đều biết rằng, Hồng Huyền Cơ thời tráng niên làm đại tướng giết người như điên mà đối phó với kẻ thù chính trị cũng quyết không nương tay. Trên triều đình có thể cùng hắn đối nghịch là rất ít, rất ít.

Nào ngờ rằng, Lý Thần Quang lại một bước cũng không nhường:

- Ta bây giờ là chủ khảo phụng mệnh Hoàng thượng. Ngươi không có quyền bảo ta lui ra! Vạch tội hay không vạch tội ta thì đó là chuyện của ngươi! Triều đình một khi đã không gọi ta về thì một ngày ta vẫn chủ khảo! Ta ngày mai lâm triều cũng phải làm một bản tấu vạch tội ngươi! Vạch tội ngươi chuyên quyền! Chèn ép hiền tài! Ngươi chính là một kẻ tiểu nhân! Hoàng thượng dùng ngươi là dùng sai người rồi!

- Ta phụng mệnh khẩu dụ của Hoàng thượng tới tuần tra trường thi, cũng chính là một khâm sai có toàn quyền thuận tiện xử lý tất cả mọi việc.

Hồng Huyền Cơ thản nhiên nói:

- Bay đâu, đem hắn kéo xuống, sự việc hôm nay ta sẽ báo cáo lên Hoàng thượng.

- Tuân lệnh!

Đúng lúc này có hai người tiến đến định đem Lý Thần Quang kéo xuống.

- Hồng Huyền Cơ, ngươi dám!

Lý Thần Quang gào lên nói:

- Ngươi dám bảo ta lui ra thì ta sẽ cùng ngươi tranh luận trước Hoàng Thượng. Ngươi cứ thử xem, ta ra ngoài sẽ khua chiêng gõ trống( ND: Chỗ này nguyên văn là 'chàng cảnh dương chung'), dù có liều mạng dù bị lưu đày ba nghìn dặm thì ta cũng phải cùng ngươi tranh luận trước Hoàng Thượng. Cho dù là có chết ngay tại Kim Điện thì cũng phải cùng ngươi chơi tới cùng! Hồng Huyền Cơ ngươi chính là một kẻ tiểu nhân! Ngươi thử xem! Ngươi cứ thử xem!

- Khua chiêng gỗ trống ư?

Hồng Huyền Cơ trong lòng khẽ động. Hắn biết Lý Thần Quang này thật sự có thể làm được điều đó. Khua chiêng gỗ trống là sự kiện rất rất lớn có thể làm kinh động Hoàng thượng lên triều. Mà người khua chiêng bất kể là làm quan lớn thế nào đi nữa cũng đều như nhau, đều phải bị lưu đày ba nghìn dặm.

Hơn nữa Lý Thần Quang này nói không chừng khi tranh cãi thật sự dám chết trên Kim Điện, như vậy thì chuyện này lại thành lớn rồi.

Phó chủ khảo bốn phía nghe chủ khảo cùng thái sư gào thét đều lui lại một bên. Trận tranh chấp này có thể nói là sự tranh chấp của hai học phái nên cũng không phải đơn giản chỉ vì một cái vị trị thứ nhất. Hồng Huyền Cơ là Lý học đại gia mà Lý Thần Quang cũng là học giả của Lý thức học phái.

Chú thích:

(*)Bàn chi cư thâm sơn trong: Bàn về việc sống ở trong núi sâu.

(*)(*): Duy hư nhi năng thông dã: Chỉ cái không mới có thể thông được.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi