DUYÊN SỐ GẶP MA

Một thời gian xa đã xa rồi, chỉ còn trong lòng bao chuyện xưa nhớ lại. Một chuyện:

- Nơi một làng xa thành phố cỡ 40 cây số dọc theo men sông Mêkông không có đường xe. Một mái nhà cũng dư giả đủ sinh sống trong làng, hai vợ chồng với một đứa con trai một năm tuổi, rất là hiền lành lương thiện cũng hay giúp và chia sẻ với xóm làng. Hai vợ chồng này thêm rất là chăm chỉ lo xong ruộng nương vườn trái rồi còn đi làm mướn để kiếm thêm tiền, hai người hay đem tiền cúng vào chùa luôn luôn.

Phận đời nếu mà nghèo khốn khó thì người cười chê, nếu mà giàu sang thì người lại ghen gả. Hai vợ chồng này những ngày qua chỉ có một cái váy và chồng có một cái quần xà lỏn thôi sao lại có tiền cúng chùa, lại có nhà nữa và ông sư thầy rất là thương hai vợ chồng này.

Chuyện ngứa ngáy mắt người tham mới xảy ra chuyện tò mò. Một mái nhà chỉ hơn cái lều một chút bây giờ cũng đã to tát đầy đủ, hai vợ chồng đi làm đến tối mới về và cũng không có ngày rằm hay là ngày nghỉ ngơi luôn.

Ở chợ sáng hôm nay đã có chuyện ầm ĩ khắp làng là:

- Có hai cô đanh đá, tham lam, hay ghen người nhất làng đang mơ hồ ở bệnh viện làng từ đêm qua đến bây giờ còn chưa tỉnh. Hai gia đình này cũng hơi khá giả, chồng con cũng không biết là chuyện từ đâu mà chiều hôm qua hai bà này rủ nhau đi, đi đâu cũng không biết và khi trở về thì nằm vật xuống cho đến tối vẫn chưa tỉnh, mà lại bị cả hai người giống nhau. Người trong làng cũng lui qua lui lại hỏi thăm, cũng không ai dám cho ý kiến gì cả, vì hai gia đình này chưa bao giờ vào chùa, không tin về chùa chiền nữa, hễ thấy ai đem tiền cúng bái là hai bà này chửi xỉa chửi mỉa người ta.

Hai vợ chồng cuối làng mải mê làm việc cho đến tối mới về nên không nghe chuyện trong làng. Chiều chập choạng tối hôm nay, hai vợ chồng ẵm đứa con đến chùa cúng tiền mới nghe chuyện, với lòng lương thiện dù người ta đã từng chia cách người nghèo trước đây, đến nỗi đi vào làng mà hai bà lấy cái chổi quét chửi xỉa chửi mỉa đuổi ra khỏi làng, hai người ẵm đứa con nhỏ đi đến bệnh viện làng viếng thăm. Hai bà vừa thấy thì hét lên ầm ĩ:

- Tôi sợ rồi, tôi sợ rồi! Bà già, bà già!

Bật đứng lên vừa chạy vừa la ra khỏi bệnh viện băng qua đồng ruộng trong đêm bắt đầu tối, làm cho cả làng xôn xao đi lùng kiếm hai bà về. Hai vợ chồng đứng ngó lắc đầu rồi ẵm đứa con về.

Mấy ngày sau, hai gia đình với người quen vài người đón đường hai vợ chồng đi làm vườn cho người ta về, rồi xin mời vào bệnh viện làng. Hai vợ chồng vừa mệt chưa được nghỉ ngơi lững thững đi theo vào thì chẳng có gì cả, cũng chẳng la hét và chạy như mấy hôm trước. Hai người xin chào về nghỉ ngơi, thoải mái cái lòng, để lại bao nhiêu cái thắc mắc khi không có nơi đổ oan đổ ức cho người. Người quen với hai gia đình này cũng ra về dù muốn nói đi vào chùa thử coi cũng không dám nói, thôi mặc kệ cho gia đình người ta xử lý lấy chuyện người ta, nếu cho ý kiến với người mà có tánh nết như vậy không may lại mang họa vào thân. Hai gia đình đến bước đường cùng giờ chỉ biết bán vườn bán ruộng để chữa bệnh cho nhau thôi.

Mấy tháng trôi qua cái nghèo khổ như bám đầy thân thể hai gia đình này đến nỗi phải đi vay hay mượn, cũng không mấy ai cho mượn vì tánh nết người không có đàng hoàng. Số phận đời của hai gia đình đến nỗi phải đi xin xôi khô về nấu ăn. Một người bạn quen với hai gia đình mới nói:

- Dù hai anh có giận tôi thì cứ giận, bây giờ chỉ còn một ước vọng cuối cùng theo tôi nghĩ là đi bàn với sư thầy hay vào chùa thử coi, tiền tài của cải đất đai hai anh cũng không còn rồi, trước kia hai anh rất là ghét và chửi người đi cúng chùa hàng ngày, vậy tôi đứng lên vào chùa thăm viếng chuyện này thay cho các anh trước được không? Lòng tôi chỉ muốn giúp hai anh thôi.

Hai gia đình ngó mặt nhau như đầy là hối hận, vẻ mặt buồn buồn và gật đầu, với lời nói nhè nhẹ:

- Chúng tôi hai người cùng đi.

Rồi cả 3 người nhặt bông hoa trắng và cất bước đến chùa. Khi đến thì ông sư thầy đang ngồi khoanh chân trước nơi tụng niệm, cả 3 người quỳ lễ dâng đĩa hoa còn chưa kịp nói thì ông nói trước:

- Các con sao đến muộn vậy? Nếu các con muốn cho chuyện này trở lại bình an và hai cô tỉnh lại thì các con có biết chuyện này xẩy ra từ đâu không? Về kiếm cho ra chuyện này là từ đâu, chuyện này là hai bà gây ra nên các con phải là người gỡ trước. Trong 7 ngày mà còn kiếm không được thì hãy trở về gặp ông.

Nghe xong, cả 3 người đứng dậy đi về. Bao nhiêu cái thắc mắc trong lòng không còn hỏi ai nữa khi hai bà vẫn ú ớ, giờ đã hết tiền mua thuốc men để chữa trị, còn mấy đứa con thì canh bà mẹ nhiều lúc thì muốn đốt nhà hay tự thiêu thân.

Thời gian lo sợ và lo lắng đếm đầu ngón tay từng ngày, tiếng xôn xao tìm hiểu hàng ngày trở về đầu câu chuyện mà hai bà cô đi đâu với nhau, cũng không có ai lý giải được, mà lại làm cho cả làng thêm chú ý tò mò, và thêm một câu nói:

- Đáng đời, ngày ngày chửi xỉa người đem tiền cúng bái vào chùa cho phung phí, bây giờ thì lại nhờ vả chùa, trời quả báo.

Thì thầm thì thào khắp làng, chợ búa và ai cũng chờ coi khi xong 7 ngày thì chuyện hai bà này ra sao. Rồi 7 ngày chìm trong cái thất vọng đã tới, hai gia đình với hàng xóm láng giềng tới chùa theo ngày hứa hẹn, khi đến thì ông sư thầy với ông trưởng làng đang trò chuyện nhau, tất cả ngồi xuống chắp tay lễ.

Ông sư thầy hỏi:

- Các con đã biết chuyện trước khi xẩy ra chưa? Chuyện thế nào nói cho ông nghe coi, thì ông mới có đường giúp?

Câu trả lời của hai gia đình:

- Các con tìm hiểu cả làng rồi, đằng đẵng cả một tuần cũng không sao kiếm được từ đâu mà làm cho hai gia đình cùng chuyện và cùng giờ, cùng cơn bệnh, cùng phút như vậy.

Ông sư thầy bấm đầu ngón tay, mỉm cười và nói:

- Nếu các con hết đường rồi thì đi về chuẩn bị mâm cúng bái, và đem hai bà đó đến trong ngày cúng, vào ngày thứ ba thêm 5 ngày nữa mới làm được. Người trong làng ai cũng mong muốn cho hai bà khỏi cơn bệnh và đừng chửi mắng chùa chiền hay ích kỷ với người khác nữa.

Tiếng thì thầm trong làng đang rủ nhau làm mâm cúng đến chùa trong ngày đó. Người thì nói ngày đó tôi nghỉ ruộng nương đi chùa một bữa mới được, chuyện trong làng mình hấp dẫn như thế sao bỏ qua được. Rồi ngày mai mà tất cả mong đợi đã tới.

Sáng một ngày bận rộn trong sân chùa đầy là người làng đến cúng, bỗng dưng im lặng tiếng người quay mặt ra đằng cổng chùa: Tiếng hai bà vang lên với tiếng sợ hãi và lỗi lầm khóc lóc rồi quỳ xuống chắp tay lễ từ khi ở cổng chùa. Hai chú tiểu con đi ra gọi hai gia đình vào trong ngồi, khi vào trong ông sư thầy chỉ tay lên mặt hai bà và nói:

- Im ngay bây giờ để cái an tĩnh cho người khác!

Hai bà ngồi im như ngủ không một tiếng. Thời gian trôi đi cả tiếng đồng hồ, ông sư thầy, ông trưởng làng, bao nhiêu người già cả trong làng vẫn trò chuyện vui cười như không có gì quan tâm cả, mặc kệ hai gia đình ngồi chắp tay chờ và bao nhiêu người làng ở ngoài sân nữa. Tiếng thở ngắn thở dài của người ngồi chờ như đang đếm từng phút trôi đi.

Rồi ở ngoài cổng chùa, cặp vợ chồng, người ẵm đứa con đúng một năm tuổi, còn một người thì tay bưng mâm hoa cúng với một mâm nhỏ như có miếng vải cũ kỹ gì trên đó đang đứng sững. Hai người hỏi nhau:

- Hôm nay là ngày gì vậy? Hay trong làng mình có đám tang? Cũng không phải ngày rằm gì cả sao người lại đông đúc thế này?

Một chú tiểu nhỏ chạy te te ra và nói:

- Tất cả trong chùa đang chờ hai vợ chồng anh chị đó, vào bên trong nơi ông sư thầy luôn nghe, vào trong rồi sẽ hiểu thôi.

Hai người đầy là câu thắc mắc phủ trên mặt, chỉ có một đường là đi vào trong để hiểu câu chuyện đó ra sao. Hai vợ chồng đã khuất mắt người làng đã lâu, sáng đi sớm làm mướn làng này làng kia tối mới về. Người ngồi trong chùa thì ai cũng tặng đôi mắt thương mến khi đi qua và vào trong nơi cúng bái. Hai vợ chồng với đứa bé vừa ngồi xuống, đứa bé cười khúc khích, khúc khích đứng lên đi tới ôm lấy ông sư thầy rồi quay mặt chỉ tay thẳng vào hai bà đang ngồi như ngủ đó, vừa ngón tay đứa bé chỉ thì hai bà như tỉnh tại chỗ, ngẩng đầu lên thấy đứa bé và hét lên ầm ĩ hoảng sợ:

- Bà già, bà già!

Và đứng lên muốn chạy ra khỏi nơi đó luôn. Người đang ngồi ngoài chùa đứng lên chạy vào đầy trong chùa khi nghe hò hét đó. Ông sư thầy đứng lên và lấy hai ly nước nơi phật ngồi như ông đã sắp soạn trước rồi ông nói:

- Cho hai bà uống một chút sẽ tỉnh lại, và khi tỉnh rồi thì sẽ rõ chuyện thôi.

Hai bà uống ly nước đó thì nằm vật xuống, gần nửa tiếng thì hai bà đã tỉnh, lần này không phải sợ đứa bé mà sợ cả hai vợ chồng đó luôn.

Ông sư nói tiếp:

- Hai con đừng sợ một lát sẽ rõ chuyện thôi, chuyện này là từ mái nhà hai con ra đó.

Hai người thật là thắc mắc chờ coi cho hiểu chuyện. Ông trưởng làng với người già cả nói:

- Nếu muốn cho người ta giúp mình ra khỏi cái nạn thì kể câu chuyện ra từ đầu đến cuối thì trong chùa mới biết đường để mà giúp cho.

Hai bà ngồi im một lát và bắt đầu kể:

- Một ngày hai người chúng tôi nói nhau, cũng với lòng tò mò và ghen hai vợ chồng này:

- Thấy người ta đổi cái lều không vách thành gian nhà, khi cô sanh đẻ xong thì chưa bao giờ thấy cô ẵm đứa bé đi trong làng hay là quá nghèo mà giết đứa con mình, nếu có đứa con nhỏ sao hai người này lại đi làm từ làng này đến làng khác và đi sớm về khuya như vậy? Rồi hai người cất nhà mới lại có tiền cúng vào chùa luôn luôn nữa, hay là hai người may mắn đào được của cải vàng bạc chôn ở đất gì đó. Rồi cái ý tham đã nổi lên, đẩy cho hai người chúng tôi đi thẳng đến ngôi nhà cách xa làng một chút phủ với bóng cây im lặng. Hai người chúng tôi cậy cửa vào kiếm tiền bạc, trong khi kiếm tiền không thấy đồng nào cả, thì lại thêm một ý kiến là đốt luôn cả gian nhà, muốn thấy hai đứa này nghèo như trước kẻo nó sẽ hơn mình. Trong lúc đang bắt đầu mồi lửa thì bất thình lình nghe tiếng đứa bé như cười khúc khích, khúc khích đang nằm sấp ở góc nhà. Hai người ngừng tay đốt, miệng nói:

- Đứa bé vẫn còn sống, mải mê kiếm tiền nên quên để ý, thôi mình đốt cả đứa bé luôn.

Hai người bước tới đứa bé đang nằm sấp đó và lấy tay lật đứa bé lên thì:

- Hai người quá khủng hoảng ngồi bật ngửa tại chỗ, cũng không đứng lên được mà chạy vừa hò vừa lê tới bậc cầu thang và té xuống đất.

Người có mặt ở trong chùa hôm nay ai nấy đều nín thở chờ nghe câu chuyện. Hai vợ chồng ôm đứa con nhỏ vào lòng, hai lề mì đọng với giọt nước mắt và ngóng nghe cho hết câu chuyện xẩy ra với mái nhà mình.

- Khi hai bà lật đứa bé ngửa thì khuôn mặt không phải đứa bé gì cả, lại là một khuôn mặt bà già hơn 80 tuổi nhăn nho, hàm răng đen ngòm cười lên híc híc híc, thân thể đứa bé bắt đầu nhăn nho rồi từ từ ngồi dậy, chỉ tay lên mặt hai người với giọng nói khàn khàn:

- Tao sẽ hại mày đến cùng! Mày dám đụng chạm vào mái nhà con nuôi của tao!

Rồi sau khi té xuống cầu thang nhà đó cũng không nhớ gì được nữa luôn.

Người trong làng ngồi nghe hôm nay nhịn không được, cất tiếng chủi túi bụi, người thì nói:

- Quá độc ác như vậy nên trao cho pháp luật!

Ông sư thầy ngăn lời:

- Xin tất cả bình tĩnh cái đã, ngày hôm nay là ngày rất quan trọng của hai vợ chồng với đứa bé này, hôm nay là ngày thiêu táng người thân trong gia đình, chút nữa chúng mình làm thiêu táng cùng nhau.

Một người làng cất tiếng hỏi:

- Trong gia đình vẫn thấy đầy đủ người đâu có ai chết đâu mà sao lại thiêu táng?

Thêm cái chú ý cả mấy trăm con mắt ngó về đằng ông sư thầy, không ngớt cái thắc mắc và ngóng chờ. Ông sư thầy tủm tỉm cười và ngó vào cái mâm nhỏ có một miếng vải cũ kỹ nằm trên đó và nói:

- Hôm nay làm ngày sanh đẻ của đứa bé đúng một năm và câu chuyện này để cho hai vợ chồng nó kể thì câu chuyện sẽ rõ hơn.

Người vợ ôm đứa con để cho chồng kể:

- Một cái lều xa người ở cuối làng, vách nứa thưa thớt với gió đêm lạnh giá, hai vợ chồng quá khốn khó hay đến xin xôi khô về nấu lại ăn, ruộng vườn thì nhỏ bé không đủ sống. Vợ có một cái váy, chồng có một cái quần thôi, mỗi khi xuống sông thì ngồi ngâm nước chờ váy khô rồi mặc về. Một hôm, vợ mang thai 9 tháng sắp sanh đẻ, cô ngồi ngâm nước phơi váy cho khô mới lên, thì bỗng dưng như có miếng vải gì trôi vướng vào chân cô, khi cầm lên thì là một cái váy cũng còn mới hơn của cô nhiều cũng không biết từ đâu trôi tới. Khi cô về tới nhà thì vừa đúng đau bụng và sanh ra một đứa con trai, trời giúp như không có gì nguy hiểm cả. Hai người chắp tay chỉ biết cầu trời khấn phật giúp cho.

Cô vợ nói:

- Người ta mướn anh phát cỏ vườn thì anh cứ đi lúc khó khăn, chiều về hẵng chuẩn bị cho em với con cũng đủ rồi. Hôm nay trời tặng cho em một cái váy để quấn con lấy hên, anh khỏi phải đi lấy lá chuối khô lau chùi quấn cho con. Cái mệt mỏi bâng khuâng lo lắng đêm đầu đã qua, anh có thấy gì không? Trong cơn nửa mơ nửa tỉnh, em thấy một bà lão chụm củi cho em và ẵm con mình như cưng quý không vừa.

Anh chắp tay lễ, nói:

- Cầu cho trời đất thương lấy vợ chồng mình và con mình thật đi, anh cũng muốn thấy vậy.

Nói xong, anh đi làm cho đến chiều mới về. Anh chạy lên nhà thơm vợ với con một miếng và xuống bếp làm việc nhà, anh nấu cơm với nồi nước ấm để tắm cho con, khi anh lên thì con mình quá sạch sẽ như người mới tắm cho thì vợ anh nói:

- Có bà cô cỡ 80 tuổi đến tắm cho rồi và nhận lấy con mình làm con nuôi luôn đó anh, cô vừa về và cô ở làng trên làng mình.

Trong lòng quá mừng khi nghe, đó là lần đầu tiên trên đời mà có người và giúp đỡ lấy mình, lòng rất là muốn gặp bà cô đó dù là ma hay người cũng không có chê gì cả, vì đời sống quá khốn khó mà lại có người tội nghiệp.

Thắm thoát đã trôi đi hơn một tuần, anh cố chạy lẹ cho kịp về để mở lời cám ơn bà cô, nhưng không có chiều nào mà kịp cả. Chiều nay cô vợ bàn với anh:

- Bà cô cho ý kiến là: Nếu em khỏe thì giúp nhau đi làm cho có đồng tiền, hai cháu sẽ mau lẹ giàu sang hơn người, còn cháu bé thì cô trông nom cho, bóp lấy sữa em để vào chén rồi hẵng đi làm.

Khi anh nghe xong, nước mắt muốn chảy xuống tại chỗ, rồi anh chắp tay xin gặp người có ơn nghĩa một lần.

Rồi hơn hai tuần đã trôi, đêm sáng trăng, anh đang ngủ thì vợ đánh thức anh nhè nhẹ, nói:

- Coi kìa, bà cô đang ẵm bé tựa vào vách nứa quay lưng vào ánh trăng.

Hai người dậy nhè nhẹ chắp tay lễ cô chưa được mở lời thì tiếng khàn khàn nhè nhẹ, cô nói:

- Hai con có sợ cô không? Duyên kiếp chúng mình được gặp nhau, cô ở trong cái váy đó ra chứ đâu, các con cứ đi làm cô sẽ ở đây với con nuôi cô 1 năm. Nếu nhớ cô thì ngày rằm đừng quên bông hoa hay hoa cỏ cũng được, với nén nhang là đủ rồi.

Hai người chẳng thấy sợ sệt gì cả, chỉ nghĩ cô là thần thánh đến giúp đỡ khi tang thương, rồi từ đó hai người làm theo lời cô nói. Chiều về thì chén sữa lúc nào cũng cạn hết rồi đến chén cháo đầy chén cũng cạn hết, đứa bé thì béo phì thật là dễ thương lại ngoan nữa.

Hai người đi làm đằng đẵng không có ngày nghỉ hết làng này đến làng kia, tiền cũng mua đất ruộng vườn và đổi cái lều thành gian nhà dù nhỏ nhưng rất là êm ấm. Những chiều tối hai vợ chồng hay ẵm bé đến chùa cúng chút ít tiền luôn luôn, như một năm trời vợ chồng vắng mặt với người làng mình.

Hôm nay là ngày đúng một năm của bà cô, hai vợ chồng và bé đến chùa cúng bái cho bà cô được siêu thoát và bình an, và cũng không biết là ở chùa hay trong làng mình bao nhiêu chuyện lạ xẩy ra.

Rồi đến đây thì ông sư thầy hỏi chú tiểu đã xếp củi giữa sân chùa xong chưa? Ông cầm mâm nhỏ cái váy đó bước ra sân chùa và để lên đống củi. Bao nhiêu người ở trong chùa hôm nay ra ngoài sân ngồi xuống chắp tay lễ nghe kinh. Gần một tiếng sau thì bắt đầu thiêu táng, người trong làng ở đó cũng nhiều người rỏ nước mắt với chuyện xẩy ra và từ đó hai vợ chồng với đứa bé là một gia đình mà cả làng cưng quý nhất, làm cho đứa bé có quà bánh quá nhiều luôn.

Còn hai gia đình độc ác đó cũng đã hết của tiền bạc luôn rồi cũng bị đuổi ra khỏi làng, sau này cũng không được tin luôn.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi