GÃ ĐỘC THÂN VÀNG MƯỜI

Chuyến đi của Ngải Đông Đông và Chu Cương xuôi từ Bắc chí Nam, điểm dừng chân đầu tiên là tỉnh Hà Nam kế bên. Sơn Đông nằm sát cạnh Hà Nam, chính ra Ngải Đông Đông có ấn tượng tốt với người Hà Nam hơn phần đa dân phía Nam khác. Hà Nam là vùng chuyên xuất lao động, người Hà Nam đi làm tứ xứ rất đông, rồi nhiều lớp thanh niên sa chân vào những băng nhóm xã hội đen cướp bóc phá phách trở thành con sâu làm rầu nồi canh. Bản tính người Trung Quốc thì rất cố chấp và dễ thành kiến, thế là dần dà hình ảnh những con người gốc Hà Nam trở nên vô cùng xấu xí trong mắt dân miền Nam.

Ấy nhưng là một người dân Sơn Đông Ngải Đông Đông lại không ghét bỏ gì người Hà Nam cả, tiếng Hà Nam với tiếng Sơn Đông cũng khá tương đồng nên nó nghe bao giờ cũng cảm thấy thật thân thuộc.

Chu Cương cho nó chọn đi chùa Thiếu Lâm ở Trịnh Châu hay thăm hang đá Long Môn ở Lạc Dương trước.

Đương nhiên là Ngải Đông Đông chọn chùa Thiếu Lâm, làm thằng con trai phải có máu võ hiệp trong người chứ lị.

Kết quả là đến nơi nó mới thấy thất vọng, đây là lần đầu tiên nó được đi “ngao du sơn thủy”, có đi mới biết mắt thấy chẳng bằng tai nghe. Không hiểu người khác lần đầu đi chơi xa có bị chưng hửng giống nó không nữa. Cảnh thực hóa ra khác hẳn người ta chiếu trên TV, thậm chí phải gọi là một trời một vực.

Thôi thì chơi nhởi cũng chỉ đến thế, sơn thủy hữu tình mấy cũng không quan trọng bằng người đồng hành là ai. May mắn làm sao ở bên Ngải Đông Đông lúc này là Chu Cương.

Ngải Đông Đông cảm thấy được đi chơi với Chu Cương là nhất rồi, mọi sự khác chỉ như gia vị nêm nếm mà thôi.

Ngải Đông Đông từng nghe đồn rằng thời nay không phải ai lên chùa cũng được làm hòa thượng, hình như những vị thầy chùa ở các khu thắng cảnh đều phải tốt nghiệp trường lớp đàng hoàng. Hơn nữa hòa thượng bây giờ khác hồi xưa nhiều lắm, người ta được lấy vợ sinh con nữa kia. Nếu thế thật thì hòa thượng cũng thành một nghề kiếm cơm nuôi gia đình rồi, nhỉ.

Ấy thế nhưng nó lên chùa Thiếu Lâm lại chẳng thấy những khu nhà ở của gia đình sư thầy như người ta kể, mãi đến chùa Bạch Mã ở Lạc Dương mới có.

Đương nhiên nó cũng không dám chắc đó có phải nhà ở của gia đình sư thầy không, chỉ biết là lúc lên chùa Bạch Mã nó thấy có một dãy nhà ở tít bên trong, thấp thoáng có bóng mấy người phụ nữ trung niên đang giặt quần áo.

Ngải Đông Đông tò mò nắm tay Chu Cương giục: “Kìa, kìa ba, chụp ảnh mấy bả đi!”

Chu Cương hỏi: “Chụp người ta làm gì?”

“Chụp đi con đăng lên QQ cho bọn bạn xem!”

Không dè nó nói câu này lại thành hớ. Chu Cương hơi cau mày, hỏi: “Con không có di động thì lên QQ kiểu gì, lại lén ra quán net hả?”

Ngải Đông Đông ngẩn mặt, miệng nó giật giật rồi nó cười ngượng.

Hồi trước nó ở thành phố trẻ con tiểu học đã được sắm điện thoại di động, lên cấp 2 thì điện thoại trở thành một vật dụng hết sức phổ thông, hầu như đứa học sinh nào cũng có. Sau này đến huyện Cố Thành Ngải Đông Đông nhận ra học sinh cấp 2 không mấy ai dùng di động, nó hỏi bọn bạn trong lớp thì mới hay ở đây rất coi trọng việc học giai đoạn phổ thông, ai thời gian đâu mà chơi điện thoại, cấm hết.

Thế nghĩa là từ giờ đến lúc vào đại học Ngải Đông Đông sẽ không được xài di động.

Nghĩ tháng ngày dài mà nó thấy gian nan quá chừng.

Nhưng đi học được một thời gian nó lại ngộ ra trên có chính sách thì dưới tự có đối sách, trong trường lớp hay ngoài xã hội cũng vậy thôi. Trường quy định đi học không được yêu đương thế là chập tối đầu đường cuối phố trong bụi trong lùm đâu đâu cũng thấy những cặp chim chích gà bông rúc rích, trường cấm bọn con trai hút thuốc vậy thì WC trở thành điểm đến lý tưởng của các con nhang, bởi vì cô phụ trách kỷ luật nghiêm đến mấy cũng không thể xông vào WC nam mà bắt được.

Trường nghiêm cấm học sinh dùng di động nhưng lớp nào cũng phải có một vài thằng cá biệt con nhà giàu, chúng ngồi bàn cuối, lén lôi điện thoại ra đọc tiểu thuyết, cuối giờ học chúng sẽ bật nhạc nhẽo vênh vang với bạn bè. Thậm chí ngoài cổng trường còn có mấy tiệm internet phục vụ lũ tiểu yêu trốn học lên mạng. Ban ngày trường đóng cổng thì bọn chúng sẽ leo lên cái xà kép cạnh bờ tường phía Tây Nam để trèo ra vì bên kia bờ tường vừa hay có một cây ngô đồng không to lắm.

Đương nhiên Ngải Đông Đông là một trong những đứa ấy.

Mới đầu nó đúng là một học sinh rất ngoan, để cải thiện điểm số nó chỉ cắm đầu vào học, tuyệt nhiên không tơ tưởng sự gì khác. Nhưng dần dần đến lúc vào được top 10 thì cái sự quyết tâm phấn đấu trong đầu nó cũng xì ra ít nhiều.

Lắm bậc phụ huynh muốn kiểm soát con cái mình, cách li tuyệt đối chúng với thế giới mạng nhưng điều đó là không tưởng trong thời buổi internet bùng nổ ở nông thôn như hiện nay. Lên mạng trở thành cách giao tiếp, kết nối của tất cả mọi người, sống giữa tập thể như thế làm sao mà tu được, thế là cuối cùng Ngải Đông Đông cũng hùa theo lập một tài khoản QQ.

Mạng internet cho phép ẩn danh nên trên QQ cái gì Ngải Đông Đông cũng dám viết, tình sử của nó với Chu Cương bị nó ghi lại như nhật ký đăng lên đó, nó còn lựa cái tên hết sức khiêu khích là “Chuyện tình tôi và ba nuôi, nghe thì chịu không chịu thì nghe”.

Bởi vì cái tựa nó đặt xóc hông quá, vào đọc lại thấy đúng là chuyện ba nuôi với con trai nuôi thật, càng đọc càng xóc nên chỉ ít lâu nó đã có một hội “fan” ra trò.

Đương nhiên chuyện nó lén bùng học lên mạng phải giữ bí mật tuyệt đối với Chu Cương, ai biết đâu bữa nay vui quá lỡ miệng.

“Khai ra, trốn học ra quán net phải không?”

“Không mà!” Ngải Đông Đông chối bằng được: “QQ con có từ lâu lắm rồi nhưng con không xài thôi. Con chỉ muốn chụp mấy bức hình bữa nào rảnh đăng lên cho bọn bạn cũ thấy. Có gì đâu mà, con dối ba làm gì?”

Chu Cương nhếch mép cười khẩy nhưng trông đầy hăm dọa: “Còn nhớ lúc trước ba bảo gì mày không? Mày giỏi thì cứ việc gạt ba, nhưng dám nói dối thì chớ để ba biết được không thì mày giờ hồn.”

Ngải Đông Đông run bắn người, lòng lo ngay ngáy, nó quyết định thôi bữa nào về thành khẩn khai hết với Chu Cương cho lành.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi