HÀ VIÊN

09.

Tôi thành công chạy khỏi nhà Phó Thanh. Thực ra tôi cũng chẳng muốn trốn chui trốn nhủi, tôi muốn quang minh chính đại mà rời khỏi.

Nhìn thấy có bà lão đứng trên lầu tôi còn tiện tay vẫy tay chào.

Bà đã lớn tuổi rồi, con gái không bên cạnh, thường ngày hay đem cho tôi ít đồ ăn vặt trẻ con.

“Bà ơi, bà quay về đi.”

Bà ấy nhíp cả mắt lại, mất cả nửa ngày mới nhận ra tôi. Bà ấy mò trong tui mang ra hai viên kẹo tặng cho tôi: “Viên Viên à, đến tìm A Thanh hả?”

Tôi mỉm cười sau đó đưa một viên kẹo vào miệng: “Đúng ạ, nhưng mà cậu ấy không ở nhà.”

Bà lão gật đầu, cùng theo tôi đi xuống lầu, tôi đỡ bà, bàn tay nhăn nheo của bà vịn vào tay tôi, vịn chặt đến nỗi khiến tôi cảm thấy chút đau đớn.

“Viên Viên, con thi vào học viện cảnh sát à.”

“Vì dân phục vụ à.”

Tôi cười có chút gượng gạo.

Bà lão buông tay tôi ra, mắt của bà không tốt, thường xuyên chẳng có lý do gì cũng rơi nước mắt.

Bà gạt tay lau đi nước mắt, đầu cúi xuống tránh đi ánh sáng mặt trời, lời nói nghẹn ngào: “Đứa trẻ ngoan, con và Phó Thanh đều là những đứa trẻ ngoan.”

Bà lão đi chợ, trời cũng sáng rồi, mọi người trong khu này, ai nên đi làm thì đã đi làm, ai nên đi học thì đã đi học, phút chốc cả khu phố yên tĩnh lạ thường.

Hai hàng cây ven đường, tuổi của chúng hơn tôi rất nhiều, cành lá xum xuê.

Ánh sáng mặt trời chiếu rọi qua khe hở trên tán lá, tạo ra vệt sáng dưới bóng những rặng cây trên mặt đất, gió thổi qua, vang lên âm thanh sột soạt, những chiếc bóng lay động nhảy cùng cơn gió.

Tôi vừa bước trên bóng những tán cây, vừa ngân nga câu hát, khi bản thân chỉ tập trung vào một vấn đề, thì sẽ tạm thời quên đi vết thương lòng.

Vừa đến nhà liền thấy một người đàn ông trung niên đang hút thuốc bên cạnh chiếc xe đạp nhỏ cũ kỹ.

Đồng tử màu xanh đen, khoác chiếc áo da cũ, mặc quần jean trắng, cách phối đồ lạ lùng, cả người trông vô cùng nhếch nhác, như mấy kẻ côn đồ thường xuất hiện trên phim truyền hình.

Tôi lập tức đứng thẳng người, chỉnh trang lại quần áo, cúi đầu lễ phép chào hỏi.

“Thưa chú Trương, chú đến chơi ạ?”

Người đàn ông đó vứt điếu thuốc còn hút dang dỡ xuống đất, lấy chân mang đôi giày thể thao giẫm tắt đốm lửa.

Ông ấy ngẩng mặt nhìn tôi, chưa mở lời đã ngáp một cái rõ dài.

“Viên Viên, nghe nói con muốn vào học viện cảnh sát à?”

Tôi cúi đầu nhìn xuống đất, đúng lúc có một chiếc lá nhỏ rơi xuống mũi giày. Tôi nhẹ giọng đáp: “Vâng ạ.”

Sắc mặt ông ấy có vẻ nghiêm trọng, cả giọng nói cũng như thế: “Khi nghe Trương Thọ nói chú còn không tin.”

Đúng là cái tên nhiều chuyện, tôi chửi thầm trong bụng.

Ông ấy thấy tôi không nói cũng chẳng để tâm tiếp tục hỏi: “Quyết định chưa?”

“Dạ, không đổi nữa.”

Chú Trương nhìn thấy vẻ mặt tôi kiên định, cũng chẳng định nói thêm lời nào.

Ông ấy thở dài, than thở: “Ba của của con nhất định sẽ tự hào về con đấy.”

Sau đó ông ấy có cuộc điện thoại liền lập tức rời đi, gần đây ông ấy rất bận, những vụ án lớn nhỏ trong khu Xuân Thành rất nhiều, tranh thủ được một chút thời gian cũng quá đỗi khó khăn. Bây giờ ông ấy còn phải gấp rút đi tới hiện trường của một vụ án.

Tôi trở về nhà liền gọi điện thoại cho tiểu đệ, giận dữ nói: “Trương Thọ! Sao không biết giữ kín cái miệng thối của bản thân mà đi nói cho ba cậu nghe vậy hả!”

Cậu ấy tỏ ra uất ức trả lời: “Viên ca, cậu đâu phải không biết thủ đoạn dùng hình bức cung của ba tôi, lần này tôi cầm cự được tới tận 15 phút mới nói ra đấy.”

Tôi bình tâm lại, chuyện này không phải lỗi của cậu ấy.

Giọng của tiểu đệ có chút nghiêm trọng lần nữa vang lên: “Viên ca, ba của tôi dạy cậu võ công là vì muốn cậu trở thành cảnh sát đấy.”

Cậu ấy nghẹn ngào nói: “Đương nhiên là cậu sẽ làm cảnh sát đúng không?”

Tôi im lặng một lúc lâu, tiểu đệ cứ ngỡ tôi đã cúp điện thoại.

“Xin lỗi.”

Tôi cũng chẳng biết tôi có lỗi với ai, nhưng tôi chỉ muốn nói lời xin lỗi.

Những ngày tháng sau khi tốt nghiệp trôi qua thật chậm, tôi bấm ngón tay tính toán, bỗng dưng nhớ đến việc Phó Thanh sắp phải ra nước ngoài.

Mẹ nấu sườn kho cho tôi, món ăn tôi thích nhất, thấy tôi cứ vọc cơm mãi chưa chịu ăn, bà lo lắng bảo: “Muốn đuổi theo thì nhanh lên.”

Mẹ nhìn ra tán lá cây bên ngoài cửa sổ, giọng nói dịu dàng, chẳng biết bà đang nói cho ai nghe: “Mẹ lúc nào cũng ủng hộ con cả.”

Tôi ngẩng đầu, mắt đỏ hoe, nói rõ từng câu từng chữ như đang cảnh tỉnh bản thân: “Cậu ấy không thích con, người cậu ấy thích không phải là con.”

“Vậy với tư cách bạn bè thì sao, trên danh nghĩa bạn bè con cũng nên đi tiễn cậu ấy chứ.” Mẹ hỏi ngược lại tôi.

Chẳng đợi tôi trả lời, bà tiếp tục nói: “Mẹ để tiền xe trên kệ giày, từ đây đến sân bay không mắc lắm đâu.”

Tôi vứt luôn cả đũa vội vã xông ra ngoài, mẹ tôi mỉm cười lắc đầu, bà đoán trúng tâm ý tôi nên có chút tự cao, nhưng lại nuối tiếc nói: “Đúng là cha nào con nấy.”

Chú Trương từ nhỏ đã dạy tôi võ công, ông ấy muốn tôi có thể tự bảo vệ bản thân cho nên sức khoẻ tôi rất tốt.

Nhưng mà sức có bền đến đâu thì với khoảng cách xa như thế thì cũng đành, tôi chạy xuống lầu bắt xe. Tuy nhiên bây đang là giờ nghỉ trưa, chẳng còn chiếc taxi nào cả.

Vốn dĩ chẳng còn nhiều thời gian, chắc bây giờ Phó Thanh đã ra tới sân bay, cậu ấy phải đi Mỹ, cậu ấy phải đi rồi.

Tôi chạy xuôi theo dòng xe, hơi thở mỗi lúc dồn dập, mắt ngày càng mơ hồ, tôi vừa chạy vừa khóc, ướt đẫm cả mặt nhưng tôi không muốn dừng.

Nếu như dừng lại, mọi chuyện sẽ kết thúc mất. Tôi sẽ bỏ lỡ cậu ấy.

Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng cuộc sống chẳng phải nghệ thuật. Tôi cũng không phải nữ chính, không phải cứ gặp khó khăn liền có người đưa tay ra giúp đỡ.

Tôi phải là một chàng kiếm sĩ, tay cầm thanh gươm vượt qua biển lửa đi tìm công chúa.

Nhưng hiệp sĩ lại chết giữa đường.

Con đường vốn không bằng phẳng, tôi vấp phải mấy viên gạch lát lồi lõm trên vỉa hè mà té ngã vài lần.

Cơn đau từ chân dần kéo đến, miệng vết thương rất lớn, máu trộn với cát dính đặc lại trên đầu gối.

Tôi ôm lấy bản thân, ngã xuống ngồi bên vệ đường oà khóc thật to.

Lúc còn nhỏ bị trêu chọc không khóc, đi đánh nhau bị người ta đấm lại cũng không khóc, Phó Thanh không thích tôi tôi cũng không khóc, nhưng khi chạy trên con đường này, tôi lại không cầm được nước mắt mà khóc không ngừng.

Hôm nay trời nắng đẹp, các chuyến bay không thể nào bị hoãn được. Dưới bầu trời xanh có những chú chim sẻ hót ríu rít, giống như chúng đang trêu đùa tôi vậy.

Một chiếc máy bay cắt ngang qua bầu trời, kéo theo một vệt trắng dài do khói tạo thành trên nền trời xanh thẳm, cảnh tượng này như một tiết mục kết màn của buổi biểu diễn, nó đã khép lại thanh xuân dang dở của một người thiếu nữ.+

Hà Viên ơi Hà Viên, mười năm đời người ngắn ngủi vô thường, vốn dĩ là sự ly biệt sao lại cứ chờ ngày đoàn viên.

(Còn tiếp)

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi