HÔN LỄ CỦA BẠN TRAI CŨ

Thật ra, cảm xúc có thể truyền từ người này sáng người khác.

Lòng tôi rối bời, nhưng ở trước mặt mẹ tôi phải tỏ ra thật bình tĩnh, vì tôi muốn mẹ biết rằng mẹ có thể dựa dẫm vào tôi. Mặc dù tôi vẫn còn đang hoảng sau khi tra tình huống tệ nhất khi bị xuất huyết não trên Baidu. Nếu tôi thể hiện sự sợ hãi, mẹ sẽ lại hỏi tôi chuyện này chuyện kia, hoặc là nói, mẹ dần ít dựa dẫm vào tôi hơn, có thể tôi sẽ không còn giữ được sự bình tĩnh nữa.

Giống như khi tôi gửi tin nhắn cho Tiểu Dã, tôi thực sự không biết có nên nói chuyện này với cậu ấy không, nhưng tôi biết nếu cậu ấy biết ba tôi nhập viện nhất định sẽ đến giúp tôi, nhưng mẹ tôi nhất định sẽ không muốn gặp cậu ấy ngay lúc này, ba tôi cũng vậy, nên tôi không muốn làm liên lụy đến cậu ấy. Có lẽ khi ba tôi tỉnh lại, sẽ nói chuyện với ông cho thật rõ ràng, lúc đó gặp gỡ cũng chưa muộn.

Nhưng Tiểu Dã lại không hỏi gì cả, câu trả lời ngắn gọn ấy khiến lòng tôi bình tĩnh trở lại, như thể dù có chuyện gì xảy ra, phía sau tôi luôn có người để tôi có thể yên tâm dựa vào.

Được cậu ấy tin tưởng, tôi cảm thấy như những gì tôi đang làm ngay lúc này đều là đúng đắn.

Tựa như, tôi tưởng tượng, khi ba tôi tỉnh dậy, có lẽ ông ấy sẽ đồng ý.

Cho dù ba có không đồng ý, tức giận với tôi, thì cũng tốt hơn là hiện tại không làm được gì.

Tôi một đường đi thẳng đến bệnh viện.

Tôi nhìn thấy mẹ ở hành lang, chắc hẳn mẹ đã tính toán thời gian tôi về và ra ngoài đợi tôi.

Tôi chạy đến, bà nhìn thấy tôi, đôi mắt vẫn còn hơi đỏ, vẻ mặt mệt mỏi, nhưng tôi có thể cảm nhận được bà đang rất cần tôi.

Câu đầu tiên bà hỏi tôi lại là: "Hôm nay chắc con phải đi làm, đột nhiên chạy đây thì có ổn không?"

"Không sao đâu mẹ, con xin nghỉ phép rồi, ba đâu?"

Bà đưa tôi đến phòng của ba. Ba tôi đang đeo mặt nạ dưỡng khí nằm trên giường. Bệnh tật có thể làm cho con người ta già đi một cách nhanh chóng. Tôi tin điều đó là sự thật. Trong ấn tượng của tôi, ba tôi là dù ở tuổi trung niên, tóc bạc đã nhiều nhưng giọng nói vẫn vô cùng khoẻ khoắn. Đôi mắt ông đôi khi rất đáng sợ, nhưng giờ khi nhắm mắt, ông chỉ là một ông già yếu ớt vô hại.

Mẹ bảo bác sĩ đề nghị phẫu thuật, nguy hiểm khi phẫu thuật không cao nhưng vì ba tôi đã già nên rủi ro sẽ cao hơn bình thường, nhưng bác sĩ vẫn đảm bảo.

Bà sợ hãi khi nghe đến hai chữ "phẫu thuật" nên mới cuống quýt gọi điện cho tôi.

Tôi nói, tôi sẽ đi tìm gặp bác sĩ một chút, mẹ ngồi nghỉ ngơi đi.

Bà vẫn muốn đi cùng tôi, nhưng tôi sợ bà đã già sẽ suy nghĩ nhiều nên không cho bà đi cùng, bảo bà chăm sóc cho ba.

Tôi đến văn phòng tìm gặp vị bác sĩ đảm nhận ca của ba tôi, bác sĩ khoảng 40 - 50 tuổi, ông nói chuyện rất rõ ràng, ông phân tích những ưu nhược điểm của ca phẫu thuật và đại khái nó được thực hiện như thế nào.

Ông ấy có đủ kiên nhẫn để đối mặt với những người phụ nữ trung niên và cao tuổi như mẹ tôi, ông ấy cũng rất chu đáo kể lại cho tôi nghe những gì ông đã nói với mẹ, thậm chí còn kể cho tôi nghe một vài ca đã thành công trước đó.

Sau khi nghe ông ấy nói xong, tôi hỏi khi nào có thể tiến hành phẫu thuật?

Ông lật tờ lịch, nói sáng ngày tới.

Buổi tối tôi ở lại trong bệnh viện để mẹ có thể về nhà nghỉ ngơi, nhưng mẹ không yên tâm nên không chịu về, cuối cùng tôi đành nói muốn mẹ về nhà để nấu món cá mà tôi thích, lâu rồi tôi chưa được ăn.

Bà liền đồng ý, sau khi biết ba tôi sẽ phẫu thuật vào ngày mốt, bà cảm thấy nhẹ nhõm hơn một chút, nói: "Vậy mẹ ra chợ rau xem một chút, sáng mai mẹ mới đi mua cá, trời tối rồi không biết cá có còn tươi hay không."

Bà cứ nhắc mãi, tôi tiễn bà vào thang máy, bà bảo tôi mau quay lại trong phòng bệnh.

Bà nói ba tôi phải có người trông, bà tự đi về được.

Tôi chỉ có thể nhìn theo bà, mãi đến khi bà rời khỏi bệnh viện, tôi lại gọi điện thoại cho Phó Dư Dã.

Tôi kể cho cậu ấy tình huống hiện tại.

Cậu ấy nói: "Bác sĩ phẫu thuật não của bệnh viện 3 được coi là giỏi nhất ở Trung Quốc, để em giúp anh chuyển viện."

Tôi biết cậu ấy lo rằng một mình tôi không xoay sở được.

"Tạm thời không có vấn đề gì, bác sĩ nói tình trạng của ba vẫn ổn định, bây giờ em chỉ cần chăm sóc cho Tiểu Sư là được rồi, con có quậy muốn gặp anh không?"

"Tiểu Sư rất ngoan, anh không cần lo đâu."

Cậu ấy đưa điện thoại cho Tiểu Sư, thằng bé hỏi tôi: "Ba, ba đi công tác rồi ạ?"

"Ừ con, mấy ngày nay nhớ phải ngoan nghe lời ba Tiểu Dã đấy."

"Dạ, con biết rồi, con ngoan lắm, ba, phim hoạt hình."

Thằng bé nói rồi chạy đi mất.

"Thằng bé xem cái gì mà vui quên trời quên đất thế?"

Tôi hỏi Phó Dư Dã, Phó Dư Dã thấp giọng nói: "Thân tại Tào doanh, tâm tại Hán."

...

Mẹ tôi mang đồ ăn đến cho tôi, mãi đến khi bệnh viện hết giờ thăm bệnh nhân mẹ mới về, mẹ sợ chăn trong bệnh viện sẽ không được thoải mái nên đã mang cho tôi một chiếc chăn từ nhà.

Tối, tôi đắp chăn trên chiếc giường xếp bên cạnh giường ba tôi, nghe tiếng bíp bíp từ máy móc bên cạnh.

Đã lâu lắm rồi tôi mới "ngủ cùng" với ba, chưa bao giờ tôi đếm những nếp nhăn trên mặt ông ấy một cách vô tư như bây giờ, trong long tôi dâng lên chút cảm giác bi thương sợ hãi khó tả.

Nhưng cũng có một loại cảm giác an toàn khó hiểu, giống như một loại bản năng bẩm sinh, biết rõ người đàn ông bên cạnh đã nuôi nấng tôi từ nhỏ, cho dù ngủ hay thức, ông vẫn là người ba sẽ luôn bảo vệ tôi.

Ngày hôm sau, y tá lại đến để kiểm tra chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật, và vào sáng thứ ba, ba tôi được đẩy vào phòng mổ.

Bốn tiếng sau, bác sĩ bước ra và nói với tôi rằng ca phẫu thuật đã thành công, ba tôi sẽ tỉnh lại trong vòng 24 giờ nữa, ông ấy dặn dò tôi một số lưu ý sau phẫu thuật, đồng thời nói với bác sĩ mặc áo phẫu thuật bên cạnh: "Tôi nghe nói luận án gần đây của cậu khá chấn động..."

Người bác sĩ kia vẫn đeo khẩu trang, dáng người cao gầy, ánh mắt cực kỳ bình tĩnh thông tuệ, chất giọng cũng lạnh lùng, nhưng giọng điệu vẫn rất nhẹ nhàng: "Nào có, tôi cũng đã đọc qua luận án năm ngoái của anh, rất truyền cảm hứng... "

Họ trò chuyện trong lúc thay quần áo.

...

Lúc ba tôi tỉnh dậy, người còn rất yếu, vẫn chưa nói chuyện được, mẹ tôi lo lắng gọi bác sĩ, bác sĩ kiểm tra rồi nói đây là tình trạng bình thường, cứ để bệnh nhân nghỉ ngơi cho khỏe.

Sau khi nghe xong, mẹ tôi lại đuổi theo bác sĩ để xác nhận lại những điều cần lưu ý.

Ba tôi cũng nhìn thấy tôi, nhưng ông chỉ nhìn tôi một lúc rồi nhắm mắt lại.

Tôi không chắc ông có nhìn tôi không, nhưng tôi vẫn đi tới, nắm lấy bàn tay vẫn còn lạnh của ông, gọi một tiếng ba.

Những ngón tay của ông vẫn không cử động, tôi không nghĩ ông ấy có đủ sức để mắng tôi bây giờ.

Sau khi ba tôi tỉnh dậy, mẹ tôi như trút được hết những uất ức mấy ngày qua, ba tôi vẫn chưa nói được nên từ chuyện ba tôi trượt chân ngã trong công viên đến việc được đưa đến bệnh viện, sau đó bà gọi điện cho tôi, ngay cả những gì bác sĩ nói, bà cũng nói với ba tôi, có lúc ba tôi nghe đến phiền, đành nhắm mắt, mẹ cũng không nói thêm nữa: "Anh mệt mỏi rồi, mau ngủ đi, em luôn ở bên cạnh anh."

Thấy tôi đứng bên cạnh không nói gì, mẹ cũng bảo tôi về nhà nghỉ ngơi.

Rốt cuộc thì tôi không chắc liệu ba tôi có thực sự muốn gặp tôi hay không.

Tôi đi ra khỏi phòng bệnh, mẹ hỏi tôi có chìa khóa nhà không.

Tôi nói: "Con đi thuê khách sạn."

Bà vừa nghe xong, trên khuôn mặt đầy vẻ đau lòng, nói: "Nhà mình thoải mái sao không ở mà lại đi thuê khách sạn? Sao mà lãng phí tiền vậy con..."

"Con chỉ ở một đêm thôi, ngày mai con về rồi."

Lời này, không giống như những lời để an ủi. Mà nó là sự thật, tôi vẫn im lặng.

Bà nhất thời không biết nên nói gì, chỉ lo lắng nhìn tôi, sau đó có chút thận trọng hỏi tôi: "Con có muốn nói với ba con một tiếng không..."

Tôi nói: "Ngày mai trước khi con về con sẽ quay lại đây, đến lúc đó rồi con sẽ nói sau."

Bà gật đầu, lưu luyến không thôi mà nhìn tôi rời đi.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi