KIM SƠN HỒ ĐIỆP

Tại phiên đấu giá cuối cùng của buổi triển lãm, có hai thương nhân đã nâng giá của cây đàn violin lên rất cao, gần như cao ngang giá tấm bình phong thêu gấm gia truyền của Nhật Bản ở bên cạnh. Có vẻ như người trung niên bên cạnh chưa bao giờ tìm hiểu về bản sao của những nhạc cụ bậc thầy trong xưởng châu Âu, cho nên rất ngạc nhiên trước cái giá đấu giá của cây đàn hàng nhái, không tài nào hiểu nổi: vì sao một món hàng giả cũ nát lại có thể sánh bằng hàng độc nhất được. Thế là chủ động uyển chuyển hỏi Ceasar vì sao lại chọn trúng nhạc cụ trong xưởng, vì rất ít có người hiểu được cơ hội làm ăn trong đó.

Lúc nói tiếng Anh, khẩu âm của ông ta khá nặng, không giống khẩu âm của hậu duệ người Nhật tại Mỹ, có lẽ mới từ Nhật đến không lâu.

Cô trả lời, “Một nền văn minh tốt đẹp luôn phải trải qua quá trình phục chế, đặc biệt là sách vở nhạc cụ, không thể sinh sôi nảy nở tự nhiên thì cũng sẽ không có được cuộc sống mới.”

Người Nhật Bản ngạc nhiên.

Ceasar mỉm cười, trong giọng nói thận trọng lại cất chứa sự đắc ý, để ý kỹ là có thể nghe ra: “Vợ tôi hiểu rất rõ về chuyện này.”

Cô mất một lúc mới nhận ra “vợ” mà anh nói chính là mình, đột nhiên nghe anh giới thiệu mình như thế, suýt nữa cô còn tưởng anh đang hình dung người nào khác.

Ceasar không nhìn cũng biết cô phải mất rất lâu mới hoàn hồn, nụ cười trên mặt mãi không biến mất. Anh thấp giọng nói nhỏ, lại đầy vẻ xấu xa: “Em tập làm quen đi.”

Cô nói, “Em chưa bao giờ nghĩ sẽ kết hôn sớm như vậy.”

Anh hỏi, “Cảm thấy nhanh quá sao?”

Tính ra phải thêm mấy ngày nữa mới tròn một tháng sống chung với nhau, thế mà mới đó đã kết hôn rồi, quả thật rất nhanh.

Nhưng tính từ lần gặp đầu tiên sau khi tỉnh lại thì cũng đã được một năm, thời gian trôi nhanh thật.

Thật kỳ lạ, vậy nhưng mọi thứ đều rất vừa khớp, tất cả đều đáng giá.

Cái giá cuối cùng của đàn violin là 190 đô la, trừ đi tiền hoa hồng thì còn 170 đô la – dù không nhận đề nghị 200 đô la, nhưng số tiền này cũng đã vượt xa mong đợi của họ. Vì đã quyết định không tham dự hôn lễ, nên Hoài Chân đang suy nghĩ xem nên tặng quà gì để tỏ rõ tâm ý và áy náy, sau đó cô mới chợt nhớ ra chiếc dây chuyền nhiều loại đá ở buổi đấu giá, cuối cùng quyết định dùng số tiền kiếm được này, đến Paul Follot ở Georgetown để làm một sợi dây chuyền cùng một chiếc kẹp cà vạt, khảm đá Tanzania và thủy tinh vàng chúc phúc cho cuộc hôn nhân dài lâu, tổng cộng tiêu hết 100 đô la.

Đến thứ tư thì nhận được hộp quà của Paul Follot, cả hai vốn định giao cho bưu cục gửi đến tòa thị chính tặng Andre, nhưng chiều thứ tư bưu cục không làm việc, không thể kịp thời gửi đến tay cô dâu chú rể trước hôn lễ, cuối cùng Hoài Chân bảo Ceasar đi gặp Andre lúc năm giờ, xét về tình về lý thì đều nên đi một lần.

Sẽ không đến mức ban ngày ban mặt lại bắt cóc người ta ngay trước cổng lớn tòa thị chính ở đặc khu được.

Ceasar đồng ý. Anh cũng cần phải gặp Andre một lần.

Vì đã quyết định sẽ không tham gia hôn lễ, nên hai người định ngày 29 đi xe buýt Greyhound đến thành phố Atlantic, vào sòng bài chơi hai hôm, sau đó sẽ đi tàu của công ty đường sắt Union Pacific quay về thành phố San Francisco. Vì trước đây đã bàn bạc xong rồi, sau khi rời khỏi bờ Đông, cuối tuần Philip sẽ đến Washington lái xe về New York bán lại giúp anh, cho nên trước buổi chiều đi mua vé xe buýt Greyhound, Ceasar lái xe Plymouth đến bên ngoài căn hộ Philip ở đường 3rd, sau đó cả hai mới đi bộ tới tòa thị chính. Ở quán cà phê trên đường 3rd gần ngã tư của Trung tâm hành chính có một gian điện thoại nhỏ, Hoài Chân đứng đó đợi anh, thuận tiện gọi điện về nhà.

A Phúc vừa nghe máy đã thở dài, “Chị con đã nói với chú rồi.”

Hoài Chân cẩn thận nói, “Cuối tuần sau là có thể về nhà ạ.”

A Phúc vừa giận vừa cười, “Muốn về nhà ăn mắng đúng không?”

Hoài Chân cười hì hì.

A Phúc lại hỏi, “Người nhà cậu ta nghĩ thế nào, con đi theo tiến sĩ Hằng Mộ Nghĩa học, không ở Massachusetts thì cũng phải về viễn Đông ở học viện Yên Kinh, sau này định thế nào?”

Hoài Chân nói, “Không thể sống ở Massachusetts được. Anh ấy muốn làm gì, có thể đợi về San Francisco rồi quyết định sau. Thời gian đi học cũng không lâu, cứ chờ tốt nghiệp xong rồi tính tiếp cũng chưa muộn ạ.”

A Phúc nói cũng phải, “Người tuổi trẻ, chỉ cần không bị lười thì sẽ không thiếu cơm ăn.” Nói rồi lại tức giận, bảo, “Nhà có hai cô con gái, đứa nào cũng lợi hại. Đứa lớn đó, người Nhật đến cử nói chuyện kết hôn, nhưng con bé không chịu; bảo nó chia tay với người Nhật đi, lại khăng khăng không buông. Thậm chí còn thề thốt, nói không trả Mãn Châu thì tuyệt đối đời này sẽ không lấy cậu ta, còn bảo chú dì đừng lo lắng cho nó.”

Hoài Chân kêu ây da, đầu nghĩ Vân Hà đúng là bướng bỉnh. Còn ba tỉnh Giao Châu nữa, không phải định chờ thêm mười bốn năm, đợi người Nhật đi ra khỏi trại tập trung của Mỹ đấy hả? Có điều ngẫm nghĩ thì như vậy cũng tốt.

A Phúc còn nói, “Còn đứa khác, lại trở thành người tiên phong phản đối đạo luật bài trừ người Hoa… Hai đứa tụi con, may mà là ở Mỹ đấy, nếu ở trong nước, e là chú và dì Quý của con bị hàng xóm láng giềng chỉ trỏ làm cho tức chết rồi.”

Vừa dứt lời, từ xa đã nghe La Văn la lên hỏi, “Bao giờ thì đứa út sẽ cửa hành hôn lễ đấy? Tôi phải đến quán cơm Thượng Hải hay Quảng Đông đặt mâm cơm mới được ——”

A Phúc trách bà: “Mâm với chả cơm!”

Hoài Chân cười nói, “Về Canada vẫn còn phạm pháp mà, đừng khoe khoang như thế, ít nhất cũng phải đợi tốt nghiệp đã ạ.”

Hôm nay Vân Hà đi học nên không thể nói chuyện với cô ấy được, cô cố ý hỏi trong nhà có cần mua gì không, La Văn đứng ở xa nói, muốn mua một bó hương, nước giặt quần áo với dầu gội đầu, mẹ Trần nói mua ở Washington rất rẻ, đỡ tiền đến tiệm người da trắng làm tóc; nếu có thuốc dán hay dầu bôi tóc mà rẻ thì cũng có thể mua cho A Phúc một chai, gần đây ông ấy hay ra ngoài làm ăn với người da trắng, không thể để người ta đánh giá là luộm thuộm được. Hoài Chân ghi nhớ từng thứ một, lúc đến thành phố Atlantic sẽ vào cửa hàng tìm một lúc.

Đúng lúc này Catherine xuất hiện, thấy cô gọi điện thoại thì mỉm cười tươi rói với cô, tìm một bàn tròn sát cửa sổ trong quán cà phê ngồi xuống. Hoài Chân không tiện bảo cô ấy chờ lâu nên nhanh chóng cúp máy, lấy tiền dư rơi ra khe xu, xé giấy ghi chú ở cạnh máy điện thoại rồi đi tới chỗ cô ấy.

Catherine cười nói, “Quả nhiên là cô ở đây.”

Hoài Chân hỏi, “Ceasar nói với cô sao?”

Cô ấy đáp không phải. Nhưng lại không nói rõ, chỉ nói mình thường xuyên đợi Andre tan làm ở tiệm cà phê này, nói không chừng Hoài Chân cũng ở đây.

Catherine học theo phong cách ăn mặc của con gái Washington, váy đầm màu trắng, tất trắng cùng ủng trắng, đội chiếc mũ tròn nhỏ màu trắng, điểm xuyết trên sắc trắng toàn thân là mái tóc dài màu vàng kim, đôi mắt màu xanh da trời và cánh môi đỏ thẫm. Ngoài việc hơi gầy ra thì đúng là một cô dâu xinh đẹp, hơn nữa còn rất thân thiết với Hoài Chân. So với sự thân thiết xuất phát từ lễ phép xã giao trong lần trước, thì lần này thật sự phát ra từ nội tâm, thậm chí còn có cả sự lấy lòng.

Bản tính của Catherine không xấu, thỉnh thoảng còn toát lên vẻ lơ mơ ngây ngô. Hoài Chân đoán có lẽ cô ấy thừa kế tướng mạo và tính tốt của cha, và nhiều hơn đó là sự hồn nhiên đáng yêu mà Ceasar không có – hẳn là di truyền từ mẹ và được bà dạy dỗ.

Dĩ nhiên Hoài Chân biết vì sao cô ấy đến tìm mình, cô ấy không hy vọng anh trai vắng mặt trong hôn lễ.

Cô chỉ khen sắc mặt Catherine rất tốt.

Catherine vui vẻ bảo, hai tuần trước khi biết sẽ đến Washington tổ chức hôn lễ, cô ấy đã bắt đầu ăn uống điều độ và bổ sung vitamin theo sự hướng dẫn của bác sĩ gia đình.

Hoài Chân nhìn cô ấy múc một miếng bánh ngọt hoa anh đào.

Catherine lúng túng cười, đưa tay đẩy nó ra, nói, “Tôi chỉ nếm một thìa thôi.”

Hoài Chân nói, “Không sao, nhất định cô sẽ là cô dâu đẹp nhất địa khu Đại Tây Dương.”

Cô ấy rất vui, thao thao bất tuyệt kể cho Hoài Chân nghe về thiết kế và mấy bộ lễ phục dùng trong hôn lễ. Nhưng khi cô ấy thấy Hoài Chân không hề biết bất cứ một cái tên của nhà thiết kế nổi tiếng nào, thì nhiệt tình nhanh chóng giảm đi.

Cô ấy nói khoảng nửa tiếng, đến gần sáu giờ mới sực nhớ đến ý đồ của mình, lấy hai tấm thiệp mời trong túi xách da dê ra, đặt trên bàn đẩy đến trước mặt Hoài Chân.

“Anh ấy là anh trai duy nhất của tôi, là bạn thân nhất của An. Ông nội thương anh ấy nhất, sao có thể chịu nổi khi anh ấy vắng mặt được? Anh ấy rời nhà lâu thế rồi, hẳn cơn giận của ông cũng đã nguôi ngoai. Huống hồ, tôi có hỏi ông là có được mời bạn gái của anh – cô vợ người Hoa đến cùng không, hình như ông ấy cũng không phản bác. Ông nội không tức giận, Cea không cần phải giằng co với ông nữa.” Catherine tự nhiên nói ra lời này, hệt như nữ chính trong bi kịch, “Nếu như thế mà anh ấy còn không thể đến, thì điều này sẽ trở thành tiếc nuối lớn nhất của chúng tôi.”

Nhưng Hoài Chân cho rằng, thật ra điều Catherine muốn nói là: nếu không tôi sẽ trở thành trò cười trong vòng một năm tới với đám bạn của mình mất.

Catherine nói tiếp, cô cũng biết nhà chúng tôi có lập trường bài Hoa rồi đấy, nhưng vì Ceasar nên mới đặt ra đặc biệt cho cô, rất nhiều người đều thật lòng hy vọng cô có thể đến tham dự… Nhưng nếu như điều đó khiến cô cảm thấy không vui, thì cô có thể âm thầm đến và âm thầm rời đi, tôi đảm bảo sẽ không có nhiều người chú ý đến sự hiện diện của cô, nhưng cô và Ceasar đến, đối với tôi và cả Andre là điều không thể thiếu.

Cô ấy vận dụng giọng điệu chân thành nhiệt tình có một không hai của người Mỹ để mời cô, cảm xúc dạt dào như vậy, ai mà từ chối nổi?

Hoài Chân thành khẩn nói với cô ấy: cô và Ceasar sẽ suy nghĩ thật kỹ chuyện này.

Tài xế chờ ở ngoài quán cà phê, trước khi đi, Catherine trao cho cô một chiếc ôm, đồng thời cũng bày tỏ, nếu như thiếu đi sự chúc phúc của Ceasar và cô, thì chắc chắn cô không thể trở thành cô dâu hạnh phúc được, hy vọng bọn họ đừng keo kiệt như vậy.

Nghe như thể cả nhà đều sợ Hoài Chân bá chiếm Ceasar, sợ có người đến cướp đi, không chịu về nói với anh vậy.

Mà dĩ nhiên người đó không phải là Hoài Chân. Đó là người thân của anh, cô không thể đưa ra bất cứ quyết định gì thay anh được.

Chỉ cần vẫn còn ở trên đất Mỹ, né tránh bây giờ cũng chưa chắc đến nỗi phải sống trong bóng tối cả đời.

Dĩ nhiên Catherine không thể đợi Andre được, bởi vì công việc của chú rể vẫn bị kéo dài đến đêm trước hôn lễ. Cho nên khi Hoài Chân báo cho Ceasar biết Catherine có tới tìm cô, ngay tức khắc anh mượn điện thoại của khách sạn Timber xác nhận lại với Andre.

Andre cũng không biết hôn thê đến tìm Hoài Chân, lập tức nói anh sẽ gọi điện hỏi Harold, năm phút sau điện về nói, nhưng chỉ cần Andre nói với Catherine là ngày mai bọn họ sẽ không tham dự hôn lễ, thì sẽ không một ai biết hai người có tới. Có điều rốt cuộc có đến hôn lễ hay không thì vẫn do Ceasar tự quyết định, nhưng Harold hy vọng bọn họ có thể tham dự.

Đương nhiên Hoài Chân cũng hy vọng tham dự.

Ceasar cũng cảm thấy, nếu sáng hôn lễ tổ chức ở tòa thị chính, lại ở đặc khu Columbia thì chắc chắn sẽ có rất nhiều phóng viên và cảnh sát đến, Arthur không làm gì được anh cả.

Hoài Chân hỏi anh, có khi nào nghĩ cách tính kế với em không?

Ceasar cười hỏi cô, em có điểm yếu gì bị ông ấy nắm sao?

Cô đáp, ví dụ như sự thật là em vượt biên.

Anh nói, mỗi một tài liệu đều tự tay anh giám định, tuyệt đối không có bất cứ sai sót nào, trừ khi ông ấy tìm được người lén đưa em vượt biên đến Mỹ tới xác nhận.

Cô thoáng trầm ngâm: Khương Tố sẽ không làm thế, đối với phố người Hoa và tính mạng của mình, bà ấy vẫn biết nặng nhẹ.

Diệp Thùy Hồng cũng sẽ không làm vậy, cô ấy đang trên đà phất lên, trừ phi không muốn tiếp tục ở lại Mỹ nữa.

Còn Ôn tiên sinh ở Canada?

Cô cảm thấy không thể như vậy được. Không đuổi theo ở Kansas, bắt kịp ở Mississippi mà vẫn không đuổi theo, thì làm gì có chuyện lúc này đứng ra giúp Arthur? Cô thật sự không nghĩ ra nổi lý do nào.

Có điều cô vẫn nói với Ceasar, “Khả năng xấu nhất em có thể nghĩ tới, đó là…”

Anh không nghe thấy lời sau, đợi một lúc, thấy cô khó khăn suy nghĩ thì cũng không hỏi, kiên nhẫn chờ cô.

Cô nói, “Con gái Trung Quốc cũng sẽ bị ép buộc phải chấp nhận hôn sự do cha mẹ và bà mai sắp đặt, bình thường trước mười lăm tuổi đã bị ép gả vào nhà trai.”

Anh cười nói, “Em cũng như vậy à?”

Cô gật đầu, “Bây giờ nói ra là sợ có người lấy đó nắm thóp, làm anh cảm thấy tức giận. Em không cố ý giấu giếm, mà cảm thấy chuyện này thật sự không quan trọng với em.”

Ceasar nói, “Lúc anh thấy em ở phố người Hoa, suýt nữa em cũng đã bị chỉ định gả cho một gã khác.”

Lúc nói lời này anh rất bình tĩnh, nhưng lại cố ý dùng từ  “allocate” để trêu chọc cô.

Cô biết mình lại rối loạn sử dụng từ, nhưng cũng biết anh không giận.

Anh nói tiếp, “Đây là nguyên nhân em đến Mỹ sao?”

Cô đáp, “Là nguyên nhân lớn thì đúng hơn. Bị ép, cũng không thể không tiếp nhận. Bởi vì không có một người đàn ông nào trong gia đình Trung Quốc truyền thống sẽ chấp nhận một cô gái từng bị bán, mất hết thanh danh. Nếu khi đó em không thể ở lại Mỹ mà về Trung Quốc, hoặc đến chỗ của đối tượng cha mẹ chỉ định kết hôn, thì rất có thể sẽ là kiếp số xấu nhất của em.”

May quá là may.

Nói xong, Hoài Chân nhìn thẳng vào Ceasar cũng đang nằm sấp trên giường với mình, cảm động tới mức suýt bật khóc, chính mình cũng không biết bị thứ gì chạm thấu.

Anh yên lặng nghe xong, hỏi, “That’s all?”

Cô mỉm cười đáp, “That’s all.”

“Don’t worry.” Anh nhỏm người dậy, hôn lên trán cô, nói khẽ, “I love you.”

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi