KINH ĐỘ VONG

Edit: Trèo lên cây bưởi hái hoa, bước xuống vườn cà có Cá đẹp xinh

Quốc sư bỗng nổi giận khiến cô chẳng biết làm sao cho phải, nói lí nhí: “Tôi chỉ nóng lòng cứu bạn thôi mà. Hơn nữa mỗi lần chỉ cần một chén nhỏ, không lấy mạng người ta đâu.”

Chàng ta quay lại trợn mắt nhìn cô, đôi mắt sâu thẳm hơi đáng sợ. Chàng ta tiếp lời, giọng âm u: “Lượng máu không nhiều, quả thật không lấy mạng. Nhưng mỗi lần lấy máu đều phải dùng dao rạch da, cô có biết đau đến dường nào không?”

Nét mặt chàng như thể đồng cảm với người ấy, Liên Đăng ngây ra: “Chắc không đau lắm đâu, rạch xong tôi sẽ mua gà hầm canh cho người đó bồi bổ, chẳng mấy mà vết thương lành lại thôi. Lần trước quốc sư đưa máu tới, vậy chắc hẳn là biết người đó là nam hay nữ nhỉ?”

Chàng ta từ từ hít sâu một hơi: “Hỏi điều này làm gì?”

“Tôi sợ người ấy là con gái, để lại sẹo thì không hay.”

Quốc sư cau mày: “Theo ý cô tức là đàn ông có để lại sẹo cũng chẳng sao ư?”

Thì đúng thế mà?! Trong ấn tượng của Liên Đăng, đàn ông da dày thịt béo, thân thể cường tráng, cứ bảy ngày lại mất một chén máu thì vẫn thừa sức chịu được. Nhớ khi xưa Đàm Nô còn bị chém bao nhiêu vết đao mà chỉ nghỉ ngơi nửa tháng là đã khỏi hẳn rồi. Vậy thì đường đường là đấng mày râu, sao lại không thể chịu được vết thương vặt ấy chứ?

Cô không nói gì, nhưng vẻ mặt thì ngầm thừa nhận. Chàng ta dần lấy lại bình tĩnh, chắp tay nói: “Cô nói thản nhiên như thế khiến bổn tọa rất tò mò, dựa vào đâu mà người ta phải tự làm tổn thương mình vì bạn cô? Cho một lần là đã tận tình tận nghĩa rồi, cô lại còn muốn xin dài hạn, đây là đạo làm người của cô ư?”

Quả nhiên, Liên Đăng suy ngẫm rất lâu: “Quốc sư nói đúng, như thế quả thực không phải đạo.” Chàng ta còn đang nghĩ cô vẫn mất hẳn chưa lương tri thì cô lại nói thêm: “Nhưng tôi vốn là người không biết lí lẽ mà, nói đạo lí với tôi cũng uổng công. Tôi chỉ biết đối tốt với những người bên cạnh mình, không muốn họ phải ch3t mà không hiểu tại sao, vậy nên, tôi có thể làm bất cứ chuyện gì vì họ.”

Chàng ta bị câu trả lời của cô làm sững sờ: “Chẳng lẽ cô quên đã lập giao ước với bổn tọa ư? Bổn tọa niệm tình cô thù lớn chưa trả nên mới không bắt cô về thần cung. Còn cô thì lại ngang ngược tung hoành ở bên ngoài, cô đặt bổn tọa ở đâu?”

Đương nhiên, Liên Đăng không quên chuyện chàng ta đã hạ thuốc nhân lúc cô không đề phòng. Nhưng trung thành với chàng ta chẳng hề mâu thuẫn với chuyện cứu Đàm Nô, càng không làm tổn hại đến lợi ích của chàng ta. Cô nghiêng đầu nhìn chàng ta: “Chẳng phải thuốc ấy là để ngăn tôi lấy chồng hay sao? Đàm Nô là phận nữ, đến nữ cũng được gần gũi ư?”

Cô bỗng nghĩ thông suốt khiến chàng ta không kịp đề phòng. Chàng ta không hề nhớ là mình có nói rõ vấn đề tình yêu tình báo với cô, rõ ràng lúc ấy chàng ta nói rất chung chung, ai dè lại bị cô ngộ ra tinh túy trong đó.

Quốc sư thoáng nghẹn họng, rồi chợt nảy ra ý hay: “Bổn tọa từng nói cô phải nghe lời bổn tọa răm rắp. Nếu bổn tọa không cho cô xía vào chuyện của Đàm Nô nữa thì có phải là cô sẽ lật lọng vì cô ta hay không?”

Quả là không biết lí lẽ đến cùng cực! Liên Đăng đứng im, lòng đã quyết, cho dù thủng ruột nát bụng thì vẫn không thể trơ mắt nhìn Đàm Nô bị độc hành hạ đến ch3t.

Mặt cô tỏ rõ vẻ quật cường, khí khái anh hùng thà làm ngọc nát còn hơn ngói lành: “Tôi có thể vâng lời bất cứ yêu cầu gì của quốc sư, duy chỉ có chuyện này, thứ cho tôi không thể nghe mệnh. Tôi thà ch3t chứ nhất định không thể làm chuyện có lỗi với bạn hữu. Trước kia, Đàm Nô đang sống yên lành ở Đại Mạc, vì tôi nên cô ấy mới đến Trung Nguyên, cũng vì đi dò la về kẻ thù cho tôi nên mới rơi vào nước đường hiện nay. Tôi sẽ chẳng bao giờ trả hết ân tình của cô ấy, điều duy nhất tôi làm được chính là để cô ấy sống tiếp. Đừng nói là lấy máu người khác, dù có bắt tôi giết người thì tôi cũng chẳng chớp mắt.”

Chàng ta vô cùng tức giận, vết thương trên cánh tay cũng đau râm ran.

Cô cho rằng máu thuần dương dễ tìm lắm ư? Giống như mớ rau bên đường, thích là mang về ư? Hơn một trăm nay, thành Trường An chỉ có ba người, hai người kia đã xuống mồ lâu rồi, cô muốn nuôi nhốt người cho máu, vậy thì nói cho cô chàng ta chính là người đó, xem cô có dám không?! Thật ra nói ra thì cũng dễ, chỉ là lần cứu người này hơi mất tôn nghiêm mà thôi. Chàng ta cực kì quý trọng bản thân, rạch một vết trên cánh tay khiến chàng ta phải đấu tranh rất lâu. Vốn tưởng không còn lần sau, ai ngờ cô lại tìm tới tận nơi, bây giờ lại còn tính xin dài hạn, được đằng chân lân đằng đâu đấy phỏng?

Chàng ta muốn hùng hổ trách mắng cô nhưng lại sợ làm hỏng khí khái của bản thân nên cố nhịn, song cuối cùng vẫn không thể nhịn được, vừa định lên tiếng thì thấy nước mắt cô rơi tí tách từng giọt, còn mau nước hơn cả khe nước hỗn thiên nghi.

Chàng ta không kịp trở tay: “Cô làm gì đấy?”

Cô cứ đứng đó mà gào khóc khiến chàng ta càng hoảng sợ hơn: “Quốc sư không đồng ý thì hôm nay tôi sẽ khóc tới ch3t ở đây.”

Chàng ta vừa tức vừa buồn cười: “Bổn tọa sống lâu vậy rồi mà chưa thấy ai khóc đến ch3t cả, cô không ngại thì cứ thử xem sao.”

Chàng ta vừa nói xong thì lập tức hối hận. Sức cô rất lớn, chỉ đứng đó khóc to như mưa không dừng. Chàng ta chưa từng thấy ai khóc khỏe đến thế, đành cuốn tay áo, bó tay hết cách: “Cô muốn phá hoại thanh danh của bổn tọa đấy hả? Đừng khóc nữa.”

Cô chẳng ừ hử gì, chỉ cảm thấy sự khó chịu nghẹn ứ trong nguc, phải khóc hết những nỗi khổ cực mấy ngày nay ra mới thấy dễ chịu hơn một chút.

Quốc sư bị cô làm cho đâm lao phải theo lao, phất tay áo định mặc kệ cô. Nhưng cô lại khóc quá nhập tâm, đến mức chao đảo cả người. Chàng ta đau đầu, khi bị dồn vào thế bí, con gái luôn có một chiêu truyền đời mà hễ là đàn ông thì đều không chịu được, đó là khóc nức nở không ngừng nghỉ. Chàng ta bực bội, giậm chân khẽ quát cô im lặng, song lại làm địa động nghi bị chấn động, một viên kim châu rơi xuống cái miệng con ếch đang ngoác ra, kêu “choang”. Chàng ta tức tối nhặt lên, gắn lại vào miệng rồng, vừa quay đầu lại đã thấy người cô chao đảo, ngã nhào xuống đất.

Chàng ta ngạc nhiên nhìn cô: “Trên đời này thật sự có người khóc đến ch3t ư? Tôi còn tưởng là ít nhất cũng phải khóc nửa tháng chứ…”

Cô rằm rạp dưới đất, không nhúc nhích, trông như ch3t thật rồi. Chàng ta giật mình, vội vàng đi tới nhìn cô, Liên Đăng lồm cồm bò dậy như con rối bị hỏng, tiện đà ôm chân chàng ta: “Quốc sư, tôi không được ngủ ngon những bảy ngày rồi, đã mệt rồi còn khóc, không chừng lại ch3t thật.”

Mặt mày quốc sư biến sắc. Chàng ta bị cô ôm chân, không thể bước đi, liền trầm trọng quát: “Láo xược! Buông tay!”

“Tôi còn tưởng quốc sư sẽ đỡ được tôi.” Cô làm như không nghe thấy, khóc thút thít, giọng điệu ấm ức: “Ui da, đầu gối đau quá…”

Không biết cô lấy được linh cảm ở đâu mà suy nghĩ khác hẳn người thường, cứ ôm khư khư chàng ta là sẽ nhờ vả được chăng? Dù quốc sư đã quen nhìn cành tượng hùng tráng thì cũng không thể chống lại được. Chàng ta cố rút chân về nhưng không được.

“Buông ra!” Chàng ta nói, nhưng lạ thay lại không tức giận như ban nãy nữa: “Bạn cô mà trông thấy cô xin thuốc kiểu này thì sợ là cô ta muốn ch3t ngay cho rồi.”

“Chưa chắc đâu. A Bồ từng dạy tôi là đại trượng phu co được dãn được. Nếu đổi lại là quốc sư hi sinh đi xin thuốc cho A Bồ thì nhất định người sẽ không ch3t mà càng thêm kiên cường sống tiếp.”

Quốc sư nhớ tới ông bạn tồi thì lòng lập tức nguội lạnh, quả nhiên, học trò do anh ta dạy bảo cũng làm người ta đau đầu. Chàng ta cụp mắt nhìn cô: “Cô định duy trì tư thế này mãi sao, Người đến người đi, bị người ta nhìn thì còn ra thể thống gì nữa?”

Thế nhưng cô lại vô cùng phóng khoáng: “Tôi chẳng sao hết, so với lần trước thì lần này chẳng thấm vào đâu.”

Hai bên thái dương quốc sư giần giật, vội đỡ cô. Để tránh cho mình bị thất thố, chàng ta hít sâu mấy hơi cho xuôi rồi mới nói: “Cô đứng lên đã rồi chúng ta bàn kĩ hơn.”

Liên Đăng thật sự nghe lời đứng dậy, chỉ là mặt mày xanh xao, mũi đỏ ửng, trông nhếch nhác đến tội.

Chàng ta nhìn đi hướng khác, nói với vẻ nhã nhặn: “Cây châm đã đi vào kinh mạch, không thể cứu chữa. Cho dù có để cô ta uống thuốc thì cũng chỉ trị được phần ngọn mà không trị tận gốc. Độc trong người cô ta được sản sinh ở Tây Vực. Muốn tìm được thuốc giải thì e là phải tốn rất nhiều công sức. Bổn tọa sẽ lệnh cho các đệ tử của thần cung đi tìm kiếm. Nhưng người hạ độc đã ch3t, không dám hứa chắc là sẽ tìm được. Máu mà cô cần… tôi sẽ lấy cho cô thêm lần nữa, nhưng bởi vì người cho hào hoa phong nhã, không phải hạng tầm thường, bổn tọa cũng không tiện nhờ vả nhiều. Lần sau cho dù cô có khóc đến ch3t thì bổn tọa vẫn mặc kệ, nghe rõ chưa?”

Cô bàng hoàng trợn mắt: “Quốc sư… vậy nếu mười bốn ngày sau vẫn không có thuốc giải thì Đàm Nô biết phải làm sao?”

Chàng ta nhíu mày: “Thì có liên quan gì đến bổn tọa…”

Cô lại nghẹn ngào: “Quốc sư…”

Chàng ta giơ tay ngăn lại: “Nếu cô đồng ý thì bây giờ tôi sẽ đi lấy máu cho cô, nếu không đồng ý thì đến lần này cũng bị xóa bỏ luôn, cô tự chọn đi.”

Cô còn gì để chọn nữa, đương nhiên là kéo dài được ngày nào thì hay ngày ấy. Quốc sư thấy cô không phản đối thì xoay người đi về phía đại sảnh ở bên cạnh. Liên Đăng đuổi theo, hô lên: “Mỗi lần cần một chén, vậy thì lần này có thể xin năm chén được không? Bảo quản tốt có khi cũng giữ được một tháng đấy.”

Quốc sư bỗng quay phắt lại, hung dữ lườm cô. Liên Đăng co rúm người lại, bái tay nịnh nọt chàng ta.

Thế nào là được voi đòi tiên? Là đây chứ đâu. Quốc sư vừa đi vừa căm phẫn bất bình. Xiêm áo lụa quét đất khiến chàng ta suýt nữa vấp ngã. Chàng ta bực bội nhấc lên, sải bước đi qua bậc tam cấp đi đến noi thường nghỉ ngơi. Rèm trúc buông rủ bên dưới mái hiên lầu hóng mát, tất cả đều được cuộn lại một nửa, nắng xuân mang chút lạnh chiếu xiên vào trong, chiếu trên sàn nhà bóng loáng.

Quốc sư vào trong, lấy một lọ sứ ra đặt trên bàn. Chàng ta ước lượng, hình như nhỏ quá, không đựng nổi nhiều máu đến thế. Chàng ta lại mở chiếc hộp gốm ba màu, lấy hũ bạc ra, sau đó vén ống tay rộng lên, đặt cánh tay bên miệng hũ.

Chàng ta là người tao nhã, trước giờ không mang theo binh khí, chỉ cần nhấc ngón tay lên là đã có thể cắt ngang bầu trời. Chàng ta nhíu mày cắt một vệt lên cánh tay, máu ào ào chảy ra. Chàng ta quay đầu đi không dám nhìn. Quốc sư rất lợi hại nhưng lại hơi sợ máu.

Ở đầu bên kia hàng lang, một người bận áo sam tay rộng màu tím nhạt chậm rãi bước tới, dừng trước cửa: “Gần đây sư huynh không còn giống xưa nữa rồi. Chuyện tự làm mình đau mà cũng làm được. Rốt cuộc là vì sao?”

Chàng ta tỏ vẻ hờ hững, cảm thấy không cần thiết phải giải thích với cô, chỉ tiện mồm đáp: “Tôi tự có tính toán, muội đừng can dự vào.”

Thúy Vi lặng thinh nhìn chàng ta nhỏ đầy máu vào hũ bạc, biết chàng ta không chịu được máu nên rút khăn tay lụa ra băng bó cho chàng ta, nhỏ giọng nói: “Cô gái đó lại đến tìm huynh ư? Huynh định thu xếp kiểu gì?”

“Vương Lãng có lời nhờ gửi, thu xếp kiểu gì được đây? Chỉ là cố hết sức mà thôi, muội không cần lo lắng.”

Thúy Vi ngước mắt nhìn chàng ta: “Giúp đỡ cũng chỉ có chừng mực. Sư huynh giúp quá mức chưa chắc đã là chuyện tốt.” Đoạn, cô lại cụp mắt, quấn khăn tay thêm một vòng, thắt nút rồi nhỏ giọng nói: “Muội chỉ nói đến đó thôi, chớ vì một cô nhóc mà làm tổn hại cơ nghiệp cả trăm năm.”

Chàng ta rũ tay xuống, đưa tay đậy nắp hũ lại, xoay người dợm bước xuống bậc thềm, được vài bước lại chợt dừng, không quay đầu mà chỉ nói: “Cái đêm cô ấy chạy trốn, là muội đã thả cô ấy đi. Mấy năm nay, hai ta không hề có hiềm khích gì. Nếu chỉ vì chuyện nhỏ mà cãi vã không vui thì quả là làm tổn thương người khác.”

Chàng ta chẳng thèm quan tâm vẻ mặt Thúy Vi ra sao, sự lạnh nhạt giữa hai người đã ngấm vào tận xương tủy. Không phải là không có tình cảm mà là không thể nào tìm được cách bên nhau. Chàng ta có máu thuần dương, vật cực tất phản, thế nên quanh năm lạnh lẽo. Chưa nói đến việc con người luôn hướng về phía ánh sáng, nhưng ít ra thì không một ai cam lòng phải lẩn tránh mãi trong bóng tối. Chàng ta muốn thay đổi, bất kể là phương diện nào cũng muốn thay đổi.

Chàng ta quay lại sảnh trước, Liên Đăng vẫn còn ở đó. Cô đang khoanh tay đứng dựa vào trụ hàng lang, dàng vẻ ngẩn ngơ. Bỗng trông thấy chàng ta khiến mặt mày cô hớn tựa ánh nắng chiếu lọt qua mây đen, tiến lên đón: “Nhanh vậy sao? Chắc chắn là người cho máu hòa hoa phong nhã đó ở trong này phải không? Quốc sư có thể giới thiệu tôi với người đó để tôi cảm ơn cho tử tế hay không?”

Chàng ta tức tối lườm cô: “Cô cảm thấy bổn tọa là người dễ bề để cô xoay như chong chóng sao?” Chàng ta ném hũ bạc qua, nói với vẻ mất kiên nhẫn: “Lấy được thứ cô cần thì mau đi đi. Bổn tọa cũng không biết máu để lâu liệu có mất tác dụng hay không? Tóm lại là lần sau đừng tới tìm bổn tọa vì việc này nữa.” Chàng ta ngẫm nghĩ rồi nói thêm: “Nếu bắt buộc thì bổn tọa sẽ tìm cô. Còn chuyện ở phường Quảng Đức nữa, triều đình đã mệnh cho Đại Lý Tự đảm nhiệm điều tra, cảnh giới trong thành cũng vì thế mà thêm nghiêm ngặt, cô phải thu xếp cho ổn thỏa.”

Liên Đăng cầm hũ bạc, lòng hết sức biết ơn: “Chuyện đó tôi sẽ tự có chừng mực, đa tạ quốc sư đã nhắc nhở. Quốc sư nói là sẽ tới tìm tôi, quốc sư biết chúng tôi đang ở đâu ư?”

Vẻ khinh thường hiện rõ trong mắt chàng ta: “Bổn tọa biết rõ ngọn ngành chuyện Đàm Nô bị thương mà lại không biết bọn cô đang ở đâu ư?”

Cô đi qua khúc quanh, ồ lên: “Được… Vậy tôi về trước…” Vừa đi được một bước, cô lại quay lại, cười nói: “Không biết Xuân quan đã về chưa? Quốc sư có việc thì cứ bảo Xuân quan truyền lời là được.” Nói rồi, cô vẫy tay: “Quốc sư tiễn tới đây là được rồi.” Cô tự nói tự rằng rồi cất bước đi xa.

- -----oOo------

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi