MÊ TÔNG CHI QUỐC



Mọi người căn bản không thể hiểu đại đội trường Mục rốt cục muốn nói gì, chỉ suy đoán: có lẽ anh ấy đã phát hiện thấy phân đội khoan thăm dò Karamay, và hiển nhiên tất cả họ đều gặp phải điều bất trắc; nhưng bất luận là sống hay chết, làm sao họ lại biến thành bích họa dưới lòng đất được chứ?



Đại đội trưởng Mục thấy mọi người không hiểu, bèn nói: “Chuyện này đúng là chết tiệt! Tại tôi kém mồm kém miệng, nói cũng không biết nói cho ra hồn. Đội khảo co mọi người chắc đi nhiều hiểu rộng hơn lão binh thô thiển xuất thân từ quân ngũ như tôi, mọi người cứ tự vào huyệt động nhìn là rõ ngay thôi.”



Thông qua lần hành quân sa mạc đầy vất vả vừa rồi, giáo sư Nông địa cầu đã ít nhiều hiểu được năng lực và tính cách của đại đội trưởng Mục, biết anh là một trang hảo hán mình đồng da sắt, lúc nào cũng thận trọng chín chắn, lời nói ra không bao giờ vô căn cứ, tuyệt đối không có chuyện bia đặt tin tình báo. Thế là giáo sư bèn ra lệnh cho những người còn lại vác ba lô và máy điện đàm, chui vào địa cốc dưới lòng Đại Sa Bản để nhìn cho rõ sự tình.



Khu vực Đại Sa Bản toàn là dãy thổ sơn bị cát vàng che phủ, hàng ngàn năm nay cát lún không ngừng khuấy động dần dần lấp đầy các huyệt động khe cốc trong lòng núi. Nhưng tầng đất bị sa mạc hóa và phong thực nghiêm trọng lại phải chịu sự ảnh hưởng của lực giãn và sụt lở, nên khiến nó tồn tại rất nhiều khe hở dưới vùng cát lún. Gần ngôi cổ mộ của quốc vương Lâu Lan bị bọn trộm mộ khoắng sạch, có một dải khe cát sụt lở, lộ ra một huyệt động sâu thẳm nằm ngay dưới tầng đất cát, thuận theo lối đi đó sẽ tiến vào địa cốc với hai bờ vách cheo leo dựng đứng.



Địa cốc này nằm cách bề mặt cát lún tầm ba bốn trăm mét gì đó, nơi cao đã bị lớp vỏ đất đá cát sỏi che lấp,không gian phía dưới tối tăm, không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Nó là một khe sâu do thiên nhiên tạo thành, mặt đất cũng đều trải đầy cát bụi, hướng đi thoai thoải theo chiều Nam Bắc, bề rộng áng chừng gần chục mét. Huyệt tiên vương Lâu Lan cổ được phân bố men theo hai bờ địa cốc, cho đến bây giờ vẫn tạm nhìn thấy rõ những đường đứt gãy địa chất ngoằn ngoèo tồn tại trong lớp đá lồ lộ ra ngoài. Dải cát mịn chảy quanh co tựa dòng sơn khê, nó trải dài từ khe nứt trên vách đá lúc ẩn lúc hiện trên đoạn đường đi, cũng không biết rõ tất cả có bao nhiêu giếng cát, hố cát nữa.



Đoạn thông tin nhận được từ máy điện đàm không dây hai ngày trước cho thấy: phân đội khoan thăm do Karamay rõ ràng đã đến chỗ hẹn. Thế nhưng lúc giáo sư Nông địa cầu dẫn đội khảo cổ đuổi theo thì lại không thấy ai cả. Giáo sư suy đoán: có lẽ phân đội khoan thăm dò đã gặp phải nạn gió nóng và cát lún, rất có khả năng đã chui xuống hố cát nào đó gần đấy để lánh nạn.




Đại đội trưởng Mục lúc trước đi dò đường ở khu vực xung quanh cũng đã tìm kiếm tung tích phân đội khoan thăm dò, nhưng không ngờ ở nơi sâu trong địa cốc lại phát hiện cảnh tượng khiến anh không thể lý giải nổi. Cảnh tượng đó quái dị đến tột độ khiến anh rợn tóc gáy, cảm thấy tất cả những gì anh tin tưởng sâu sắc từ trước đến nay trong phút chốc bị gột rửa sạch trơn. Anh thậm chí còn không biết nên hình dung cảnh tượng kinh dị, mà mình nhìn thấy lúc đó như thế nào, đành dẫn giáo sư Nông địa cầu và cả đội đến nơi xảy ra sự việc, vì có lẽ chỉ những phần tử trí thức có văn hóa và hiểu khoa học mới lý giải được: rốt cục phân đội khoan thăm dò Karamay đã gặp phải cảnh ngộ gì.



Mọi người theo đại đội trưởng Mục tiến sâu vào địa cốc. Càng vào sâu, tàng đất mềm yếu trong lòng núi bắt đầu thay đổi thành kết cấu nửa đất nửa đá: vào sâu hơn nữa thì dường như chỉ toàn tầng đá rắn chắc, màu sắc trên vách đá đa phần đều có màu trắng xám.



Cuối cùng, mọi người đi đến trước một vách núi nhỏ hẹp, tiểu đội trưởng Mục đột nhiên dừng bước, không gian bên trong tối đen như mực. Nhờ chùm sáng tỏa ra từ đèn quặng, mọi người nhìn thấy mười mấy hình người mờ nhạt in trên vách đá, lại gần xem thì thấy hình người chìm trong vách, từ đầu tóc mặt mũi đến trang phục tay chân, thậm chí cả hàng chữ phân đội khoan thăm dò thêu trước ngực – đều rõ mồn một.



Mọi người nhìn cảnh tượng đó mà hãi hùng: “Vết tích hình người trên bức bích họa đúng là của phân đội khoan thăm dò đến từ Karamay rồi, nhưng những người này đi đâu vậy? Bây giờ họ còn sống hay đã chết?”.



Giáo sư Nông địa cầu có dự cảm không lành, ông nói: “Tôi thấy bức bích họa này không rõ ràng lắm, phần hình người bị co quắp méo mó không còn hình dạng, không biết ai đã vẽ ra thứ này nhỉ? Sao nó giống như vết tích màu sắc trên cơ thể con người, sau khi bất ngờ gặp nhiệt độ cao thì tan chảy và hút chặt vào tường thế nhỉ?



Tư Mã Khôi thử dùng dao găm khoét một một góc trên bức bích họa, đưa sát mắt nhìn thì thấy màu sắc giống dầu nhờn, đặt lên mũi ngửi thì thấy một mùi tanh tưởi sộc lên tận não, anh nhăn mặt nói: “Là cao người thật đấy”.



Đại đội trưởng Mục không thể tưởng tượng nổi nhiệt độ phải cao đến dường nào, mới có thể thiêu cháy con người đến mức chỉ để lại mỗi hình hài trên vách tường. Anh kinh ngạc hỏi: “Vết tích để lại trên vách núi quả nhiên đều của người chết, chẳng lẽ tất cả các đồng chí trong đội khoan thăm dò đều đã gặp nạn cả rồi ư?”



Giáo sư im lặng không đáp, ông dùng đèn quặng soi kỹ bốn phía xung quanh một hồi, rồi bốc một nhúm cát trên mặt đất lên chầm chậm xoa vào nhau, trầm ngâm hồi lâu mới nói với mọi người: “Xem tình hình này thì có lẽ không khác với dự đoán ban đầu của tôi là mấy: phân đội khoan thăm dò gặp phải đợt gió nóng nên lui xuống địa cốc tránh nạn, nhưng thổ sơn trong lòng Đại Sa bản lại tồn tại mạch quặng diêm tiêu, loại quặng này không chỉ có đặc tính dễ cháy, mà còn chứa một loại vật chất phóng xạ màu đen có tên là Radon. Nó bị cát hóa trầm tích dưới lòng đất hàng trăm ngàn năm, rồi dần suy biến phân rã thành dạng khí Plutonium-218 hoặc Osmium-214, những chất đó khi gặp tia lửa sẽ nhanh chóng phát nô mãnh liệt.



Loại cháy nổ này không đơn thuần như dạng cháy nổ theo ý nghĩa thông thường, mà là loại phóng thích nhiệt độ cao một cách toàn diện và nhanh chóng trong nháy mắt. Đồng thời cũng không sản sinh bất kỳ ngọn lửa nào, mà chỉ giải phóng nhiệt năng dạng quang sương, giống như khí bốc lên khi chưng cất vậy, nên nếu chạm phải luồng nhiệt năng này thì ngay cả gang thép cũng bị tan chảy triệt để trong thời gian cực ngắn. Các thành viên phân đội khoan thăm dò chắc chắn đã vô tình dẫn cháy thứ vật chất phân rã thành dạng khí dưới lòng đất, sau đó nhiệt năng cực lớn sản sinh ra từ vụ nổ đã khiến họ hoàn toàn bốc hơi.”



Mọi người đều biết rõ khả năng của giáo sư Tống Tuyển Nông, ông suy đoán tình hình như thể tận mắt chứng kiến cảnh tượng đó vậy, chắc chắn sẽ không sai lệch so với sự thật là mấy. Thế nhưng phân đội khoan thăm dò được điều từ mỏ dầu Karamay đến, chắc chắn không thiếu các chuyên gia kỹ thuật, những người quanh năm tác nghiệp dưới các giếng dầu, tất nhiên họ phải vô cùng thông thuộc các loại khí và vật chất quặng chôn giấu trong long đất, thế mà không hiểu vì sao lại có thể dễ dàng mắc lỗi đơn giản như vậy sau khi tiến vào địa cốc nhỉ?



Giáo sư thở dài một tiếng: “Nguy hiểm có mặt ở mọi nơi, không phải chỉ cần đề phòng là sẽ không xảy ngoài ý muốn. Các cô cậu xem, trong lòng địa cốc tuy tồn tại không khí nhưng lại không hề thấy bất kỳ dấu tích nào của sự sống, ngay cả bọ cạp hay rắn rết thường xuất hiện trên sa mạc cũng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng đâu cả, cũng không có dòng nước nữa. Những người có kinh nghiệm thăm dò hang động, hay những người thường xuyên làm việc dưới giếng dầu, đương nhiên phải biết tuyệt đối không thê dùng loại lửa tỏa nhiệt ở những chỗ như thế này, tôi tin các thành viên trong phân đội cũng rất rõ ràng điều đó.




Nhưng vật chất bị phân rã thành dạng khí như Osmium-214, đa số phân bố dưới dạng đám sương tập trung, nên với tình trạng mũi bịt kín và tiếp xúc trong khoảng thời gian ngắn, thì nó hầu như không gây hại gì cho cơ thể con người. Thế nhưng chỉ cần xảy ra một điểm tích điện nhỏ, cũng đủ dẫn cháy loại vật chất đã phân rã thành dạng khí. Tuy phân đội khoan thăm dò đêu vận trang phục tĩnh điện, nhưng chỉ cần vô tình đê xảy ra sự cọ sát nhẹ nhàng thì vẫn xuất hiện lượng tích điện nhỏ, nên điều kiện ở đây đúng là khiến người ta có phòng bị mà như không. Nếu phát hiện đám khí phân rã hôn độn tồn tại dưới lòng đất, mọi người phải chú ý quan sát, tránh tiếp xúc ở cự ly gần, vì chỉ làm như vậy mới là đối sách ổn thỏa duy nhất đối với chúng ta mà thôi”.



Mọi người nghe giáo sư phân tích đều hiểu ra, ngoài cảm giác đau buồn khi thấv phân đội khoan thăm dò Karamay lâm nạn ra. mọi người còn thấy thật sự kinh hãi khi nghĩ đến lý do khiến họ lâm nạn. Nếu không vì chuyến hành trình vượt sa mạc Gobi của cả đội bị chậm trễ mất hai ngày, thì bây giờ người chết trong địa cốc không chỉ riêng mình phân đội khoan thăm dò mà thôi.



Đại đội trưởng dẫn Hai ngọng và Lưu Giang Hà đi lục soát quanh khu vực phân đội khoan thăm dò gặp nạn, đinh tìm xem có người nào sống sót hay không, còn giáo sư Nông phân công Tư Mã Khôi và Thắng Hương Lân kiểm đếm lại trang thiết bị vật tư. Lương thực đội thám hiểm mang theo chỉ đủ duy trì thêm hai ba ngày nữa. Máy điện đàm lại hỏng nặng, khó có thể sửa chữa để sử dụng ngay được, cả đội hoàn toàn bị cắt đứt liên lạc với hậu phương, không có cách nào báo cáo tình hình với cấp trên.



Giáo sư Nông địa cầu nói thẳng hoàn cảnh trước mắt cho Tư Mã Khôi biết, đồng thời còn nhấn mạnh: “Cho dù không có sự hỗ trợ của phân đội khoan thăm dò, thì nhiệm vụ lần này vẫn không thể đứt gánh giữa đường. Bới vì nếu chúng ta ở lại đợi cứu viện hoặc vượt sa mạc



trở vê nông trường khai hoang, thì chí ít cũng phải mất mười ngày, hy vọng thành công vô cùng mờ mịt; nên chỉ có tiếp tục tiến sâu vào Hắc Môn, đi xuống kính viễn vọng Lopnor tìm kiếm thiết bị thông tin mà người Liên Xô để lại trước đây dưới lòng cực vực, thì mới có thể liên lạc với thế giới bên ngoài. Chính vì vậy mọi người nhất định phải khắc phục tâm lý sợ hãi. đừng quên một câu danh ngôn vô cùng chí lý ‘không có việc gì sợ lòng không bền’, cậu Khôi ạ!”



Tư Mã Khôi nói: “Bác Nông không cần làm công tác tư tưởng cho tôi làm gì, tôi hoàn toàn tin tưởng vào phán đoán của bác, bởi vì bác tuyệt đối không phải kiểu lãnh đạo giai cấp tiểu tư sản, chỉ quan tâm bản thân được ăn nó uống đủ mà để cấp dưới sống chết mặc bay, lại càng không phải hạng người lấy máu tươi của giai cấp vô sản bọn tôi để tô điểm cho vòng sáng tà ác đeo trên cái đầu phản động chứa đầy học thuật quyền uy của mình. Nhưng cũng đúng như lời bác vừa nói đấy, nguy hiểm có mặt ở mọi chỗ mọi nơi, ‘trời có lúc nổi gió bất thường, người có lúc họa phúc khó lường’, ai cũng có khi gặp vận rủi, không ai đoán trước được khi nào mình gặp phải cái ngưỡng không thể vượt qua của cuộc đời. Bởi vậy tốt nhât bác hãy nói cụ thể về tình hình kính viễn vọng Lopnor và tiết lộ trước những bí mật của nó cho bọn tôi biết, ngộ ngỡ bác có mệnh hệ gì mà lỡ đi theo cụ Các Mác, Lê Nin về suối vàng, thì bọn tôi còn biết đường thay bác hoàn thành nốt nhiệm vụ, trong khi tiếng thơm bất hủ muôn đời vẫn để cho bác hưởng.”



Thắng Hương Lân thấy Tư Mã Khôi nói khó nghe, bèn lên tiếng trách cứ: “Tư Mã Khôi, trên đời còn có người nào nói năng như anh nữa không hả?”



Giáo sư Nông địa cầu lại cho rằng Tư Mã Khôi nói có cái lý nhất định, nên ông dặn dò hai người: “Nếu lỡ tôi xảy ra sự cố gì thật, thì cậu Tư Mã Khôi sẽ thay tôi chỉ huy toàn đội, đến lúc đó Thắng Hương Lân sẽ trợ giúp cho cậu. Các cô cậu phải ghi nhớ lời tôi dặn, kính viễn vọng Lopnor là huyệt động cỡ lớn, do các chuyên gia kỹ thuât người Liên Xô và máy móc thiết bị do Liên Xô cung cấp khoan đào, nó trực tiếp ăn thông xuống lòng đất cách lớp vỏ hàng chục ngàn mét. Nhưng cùng với sự mất tích thần bí của phân đội khảo sát liên hợp Liên – Trung năm đó, thì huyệt động hoàn toàn sụp đổ, mẫu lõi đá trong cực vực, hàng loạt số liệu quý giá, các thiết bị khoan đào hạng nặng, cùng vô số bí mật kinh người đều bị niêm phong vĩnh viễn trong huyệt động không đáy đó.



Dã tâm của người Liên Xô rất lớn, họ không bao giờ tham gia thương vụ nào mà chịu lỗ vốn, vậy thì vì sao họ lại đổ sức người sức của lớn như thế để trợ giúp Trung Quốc chúng ta tiến hành kế hoạch kính viễn vọng địa cầu? Đoàn chuyên gia Liên Xô rốt cục muốn tìm kiếm vật gì dưới lòng đất? Nó có liên quan gì đến an nguy quốc gia hay không? Những nghi vấn này từ năm 1958 cho đến nay vẫn chưa một ai trả lời được, thậm chí ngay cả giáo sư Thắng Thiên Viễn năm đó phát hiện ra vị trí của cực vực cũng không hề biết. Là một chuyên gia làm việc lâu năm trong lĩnh vực khảo cổ và địa chất, vì tổ quốc, vì nhân dân, chúng ta phải có trách nhiệm giải đáp tất cả những ẩn số này.”



Giáo sư nói tiếp với Tư Mã Khôi: “Tôi biết cậu không hứng thú gì với bí mật trong vực sâu Lopnor, cậu chỉ muốn biết nội dung cuốn sổ công tác mà giáo sư Thắng Thiên Viễn để lại, bởi vì trong đó có ghi chép những sư việc liên quan đến Nấm mồ xanh, nhưng những nội dung đó đều bị ràng buộc bởi các điều lệ bảo mật, bất luận thế nào tôi cũng không thể tiết lộ cho cậu biết. Bây giờ điều duy nhất tôi có thể nói với cậu là: dưới cực vực kính viễn vọng Lopnor có tất cả đáp án mà cậu muốn kiếm tìm đấy.”



Tư Mã Khôi biết rõ thế thái phức tạp, nhân tình khó lường, tuy thời gian anh theo giáo sư chưa lâu, nhưng anh rất kính trọng kiến thức uyên bác và sự nhân hậu thâm trầm của giáo sư, đồng thời cũng rất khâm phục lòng dũng cảm không hề bấn loạn trước đại sự, không hề nề hà gian khổ và tính khí rất ít cáu giận của ông. Anh nghe nói dưới cực vực tồn tại mọi đáp án mà mình muốn tìm kiếm, thì trong lòng không tránh khỏi cảm giác hình như giáo sư nói hơi quá lời, nên cũng không dám tin toàn. Nhưng xem ra câu đố mà giáo sư Thăng Thiên Viễn dành cả đời vắt kiệt sức để tìm lời giải, thì chắc chắn liên quan đến bí mật của Nấm mồ xanh. Chỉ có điều, tất cả những điều này hiện giờ còn đang bị khóa kín trong bộ não giáo sư Tống Tuyển Nông, có hỏi cũng chẳng hỏi được gì, đành đợi khi xuống dưới kính viễn vọng Lopnor mới mong chạm tới chân tướng sự thực.




Đến lúc này đại đội trưởng Mục đi lục soát khắp nơi tìm kiếm xem liệu có ai sống sót hay không cũng đã về tới nơi. Anh bất lực lắc đầu với giáo sư biểu thị không phát hiện được gì.



Giáo sư Nông nhìn đồng hồ nói: “Chúng ta đã không tìm thấy gì thì cũng đừng nên chậm trễ thêm nữa”. Ông phân công mọi người xách súng và ba lô chuẩn bị đi xuyên qua địa cốc vào sâu bên trong để tìm di chỉ Hắc Môn của cố quốc Lâu Lan.



Đại đội trưởng Mục có nhiều năm kinh nghiệm trinh sát quân sự, nên luôn giữ vững tinh thần đề cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu sống mái với quân địch. Anh cho rằng thảm cảnh toàn bộ thành viên phân đội khoan thăm dò Karamay gặp nạn có nhiều điểm không hợp lý lắm, ví dụ như: trong địa cốc sâu thẳm ngoằn ngoèo, nằm sâu mấy dưới lòng Đại Sa Bản, ở đây chẳng qua chỉ tồn tại mỏ quặng diêm tiêu và vật chất thể khí nguy hiểm mà thôi, trong khi phân đội khoan thăm dò cũng không thể thiếu những chuyên gia kỹ thuật công trình chuyên nghiệp rất thông thạo các quặng khí dưới lòng đất. Họ trốn xuống địa cốc chủ yếu là để tránh bão gió nóng và khí hậu khắc nghiệt do cát lún mang đến, nhưng sao ho không tìm một nơi an toàn hơn mà lại trốn vào khu vực ven địa cốc hoang vắng đó, để đến nỗi đột ngột xảy ra dẫn cháy, vật chất dạng khí phân rã gây nên vụ nổ kinh hoàng, khiến không một người nào kịp thoát thân?.



Giáo sư nghe xong trong lòng bất giác kinh động, việc này đúng là có uẩn khúc, bởi vì thể khí phân rã dưới lòng đất không giống với khí mêtan hay cacbonic nồng độ cao có hại đến sức khỏe con người, đám khí này tuy rằng nguy hiểm nhưng có thể nhìn mà cũng có thể phòng. Trước khi phân đội khoan thăm dò tiếp xúc với nó, chắc chắn không thể không có ai phát hiện ra sự có mặt của nó.



Kế hoạch kính viễn vọng địa cầu, do người Liên Xô tiến hành vào thời kỳ chiến tranh lạnh, can hệ đến rât nhiều bí mật không thể công khai với thế giới bên ngoài, nên không ai có thể đoán được trong vực sâu dưới lòng đất rốt cục tồn tại vật gì. Vì chỉ riêng số thiết bị và kỹ thuật khoan thăm dò độ sâu cũng đã thuộc phạm trù cơ mật quân sự rồi, bởi thế không loại trừ trường hợp có đặc vụ quân địch mai phục ở trong nước đến tận bây giờ, dù không phải là đặc vụ Liên Xô thì cũng là thành viên của tổ chức tình báo ngầm Nấm mồ xanh cài cắm bên trong. Bọn chúng có ý đồ phá hoại mọi hành động thăm dò nội bộ kính viễn vọng Lopnor, không chừng nội gián đã trà trộn vào hàng ngũ của phân đội khoan thăm dò Karamay cũng nên. Vì chỉ như thế mới có thể dẫn dụ mọi người lâm vào đường cùng, rồi hạ độc thủ tàn bạo; và nếu sự thực quả đúng như phỏng đoán, thì sự việc này càng ngày càng trở nên phức tạp.



Có câu: “Cơ bất mật, họa tiên hành” – có nghĩa là không giữ được bí mật sẽ sớm rước họa vào thân. Tuy tạm thời vẫn chưa tìm ra được chứng cứ xác thực để chứng minh phỏng đoán này là thật, nhưng cũng không thể không phòng bị gì. Nếu phân đội khoan thăm dò quả thực bị nội gián địch ám sát dẫn đến tất cả thành viên trong đoàn đều tử nạn, thế thì đối phương bây giờ chắc chắn vẫn đang mai phục ở một góc tối nào đó, âm thầm theo dõi nhất cử nhảt động của đội thám hiểm.



Đại đội trưởng Mục cảm thấy tính nghiêm trọng của vấn đề, nhưng anh phải đi trước dò đường cho mọi người nên khó lòng kiêm nhiệm được công việc bảo vệ, vả lại anh thấy đội trưởng liên lạc Lưu Giang Hà thiếu kinh nghênh chiến với địch, thế là đại đội trưởng Mục bèn lấy súng lục K54 và ba băng đạn của mình đưa Tư Mã Khôi rồi dặn dò: “Nhiệm vụ số một của chúng ta phải bảo vệ sự an toàn cùa giáo sư. Trong mấy người chúng ta ai chết cũng không hề gì, chỉ duy giáo sư Tống Tuyển Nông là không được xảy ra bất kỳ sơ sẩy nào, vì ông là người quan trọng số một đấy, rõ chưa?”



Tư Mã Khôi thấy đại đội trưởng Mục tín nhiệm mình thì đương nhiên không thể chối từ. Anh đón lấy khẩu sún khoác lên người, nhanh nhẹn bám sát giáo sư rồi cùng cả đội bắt đầu khởi hành. Mới đi được khoảng ba bốn bước bất chợt anh nghe phía sau văng vẳng vọng lại những tiếng động rất nhỏ. Âm thanh đó soàm soạp như thể loài thú cỡ lớn nào đó đang uống nước, nó khiến Tư Mã Khôi gai lạnh tim gan.



Không gian tứ bề địa cốc yên ắng vô tịch, phần đáy chỉ toàn cát đá khô cằn, căn bản không thể có dòng nước nào chảy qua, vả lại phán đoán theo phương hướng thì âm thanh đó phát ra từ khu vực gần vách đá, dường như có một vật gì đó đang phủ phục trên vách thò cái lưỡi dài liếm láp chút cao người của phân đội khoan thăm đò Karamay lúc chết còn sót lại trên vách đá.


Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi