QUAN GIA

Chương 690: Lợi thế đàm phán

- Vấn đề thứ hai, Ủy ban nhân dân thị xã đang ở nghiên cứu phương án có liên quan đến việc khuyến khích phát triển các xí nghiệp của xã, thị trấn. Một là sẽ ủng hộ duy trì về mặt chính sách, hai là trợ cấp một khoản tài chính nhất định cho các xí nghiệp xã, thị trấn và các xí nghiệp tư nhân khó khăn.

Tào Chấn Khởi hai hàng lông mày hơi giương lên, hỏi:- Cung cấp tài chính hỗ trợ?

Trước kia vào thời điểm Tào Chấn Khởi đảm nhiệm chức Chủ tịch Địa khu, toàn bộ công tác kiến thiết kinh tế của Địa khu đều do ông ta chủ đạo. Hơn nữa mọi người đều công nhận năng lực của Tào Chấn Khởi ở phương diện kiến thiết kinh tế này không hề thua kém ai. Hiện tại nếu báo cáo liên quan đến vấn đề kiến thiết kinh tế thì ông ta nghe cũng nắm được. Cho dù thế nào, ông ta cũng là nhân vật số một của Địa khu Hạo Dương, cần phải suy xét toàn diện mọi mặt của vấn đề, không thể chỉ nhìn vào riêng một phương diện nào.

Hiện tại Tào Chấn Khởi cũng rất muốn nghe xem Ủy ban nhân dân thị xã Hạo Dương tính toán như thế nào để hỗ trợ các xí nghiệp của xã, thị trấn cùng các xí nghiệp tư nhân.

Lưu Vĩ Hồng nói:- Đúng vậy, Bí thư Tào. Phòng nghiên cứu kinh tế của Ủy ban nhân dân thị xã đã tiến hành điều tra toàn bộ thị xã. Trước mắt tất cả các xí nghiệp của xã, thị trấn và xí nghiệp tư nhân vẫn chưa được khởi sắc cho lắm. Chủng loại cũng khá đơn điệu, chủ yếu các xí nghiệp xã, thị trấn chung quy vẫn quay quanh mỏ than. Ví dụ như nhà máy luyện than cốc, nhà máy rửa than, vận chuyển than đá, máy móc thiết bị và đồ dùng bảo hiểm lao động, tất cả các phương diện này xí nghiệp đều bị động.Thông thường mà nói, một xí nghiệp nhỏ như vậy kỹ thuật sẽ không cao, giá trị đi kèm cũng không cao, đa số chỉ có thể nhận đơn hàng gia công, phát triển rất chậm. Các xí nghiệp này về phương diện tài chính thật ra khá dư dả. Mấu chốt ở chỗ chúng ta gần như dựa vào các xí nghiệp nhỏ này nên rất khó kéo toàn bộ các xí nghiệp trong thị xã phát triển theo. Một vài ngành sản xuất thường bị thiếu tài chính. Cho nên, khi giúp đỡ về tài chính, chúng tôi suy xét đến chia ra hai phương hướng.

Thứ nhất đương nhiên là vay từ ngân hàng, trợ giúp bọn họ tiến hành các thủ tục vay. Thứ hai là trực tiếp trợ giúp tài chính. Chúng tôi dự tính thành lập một quỹ hỗ trợ cho các xí nghiệp loại vừa và nhỏ của cả thị xã, Ủy ban nhân dân thị xã chi ra ba triệu tệ làm vốn ban đầu, sau đó sẽ tiến hành quyên góp thêm quỹ hỗ trợ từ tất cả các xí nghiệp trung tâm, gom tất cả các khoản tài chính không sử dụng của các xí nghiệp vừa và nhỏ tập trung lại một chỗ. Tất cả các xí nghiệp vừa và nhỏ nào trở thành hội viên của quỹ hỗ trợ sẽ được ưu tiên khi giải quyết cho vay. Ở thị xã sẽ cắt cử cán bộ quản lý quỹ này, lãi suất sẽ cao hơn lãi suất của ngân hàng một chút, toàn bộ sẽ vận hành theo phương thức đóng kín, chỉ nhằm vào các xí nghiệp là hội viên có gia nhập vào quỹ hỗ trợ mới được cho vay. Hy vọng khi sử dụng phương pháp này, có thể trợ giúp ột vài xí nghiệp vừa và nhỏ giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính.

Phương án này quả thật vẫn luôn được Lưu Vĩ Hồng ấp ủ.

Chính phủ tập trung tài lực đầu tư hạng mục lớn, tạo ra ngành công nghiệp trụ cột, kiến tạo động cơ phát triển kinh tế. Các ngành sản xuất khác thì cổ vũ tư nhân tham gia, trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng. Như vậy mới có thể hình thành một mắt xích đầy đủ, hình thành một nền kinh tế toàn diện, kéo theo toàn bộ các ngành nghề của thị xã phát triển nhanh chóng. Nếu gần như chỉ ỷ lại vào một phương diện nào đó hiển nhiên là sẽ không được toàn diện rồi.

Nhưng để cổ động mạnh mẽ các xí nghiệp vừa và nhỏ phát triển thì cần một lượng lớn tài chính rót vào. Nếu đơn thuần chỉ dựa vào khoản vay của ngân hàng thôi thì rõ ràng không thực tế. Phó thủ tướng Hồng trước mắt áp dụng chính sách vĩ mô khống chế điều tiết, chủ yếu là dựa vào ngân hàng tiến hành điều tiết. Nhưng thủ tục của phía ngân hàng thật sự không dễ dàng. Hơn nữa Địa khu Hạo Dương là Địa khu mới, vốn của ngân hàng cũng không hùng hậu, không thể cung cấp khoản lớn tài chính cấp bách mà Lưu Vĩ Hồng cần.

Trong tình huống như thế này, nghĩ biện pháp thu gom tài chính từ người dân trở thành biện pháp đáng để thử một lần.

Hai hàng lông mày của Tào Chấn Khởi hơi giãn ra, nói:- Chủ tịch thị xã Lưu có suy nghĩ rất tốt. Nhưng quỹ hỗ trợ này cũng sẽ ẩn chứa không ít nguy cơ. Thứ nhất nếu có vài xí nghiệp vay tiền của quỹ nhưng không có khả năng hoàn trả vậy phải làm sao? Lỗ thủng này ai bổ khuyết vào? Thứ hai quỹ sẽ đóng kín vận tác, nếu xuất hiện tình trạng thụt quỹ thì làm sao? Cán bộ quản lý quỹ không phải ai cũng đáng tin.

Lưu Vĩ Hồng lập tức thầm gật đầu.

Tào Chấn Khởi quả nhiên không hổ danh là Bí thư Địa ủy, rất có trình độ, ánh mắt rất tinh tế, chỉ vừa nghe qua thôi lập tức đã nhìn ra được lỗ hổng của dự án quỹ hỗ trợ.

Sự thật, theo như những gì Lưu Vĩ Hồng còn nhớ, ở kiếp sau quả thật có rất nhiều vấn đề xuất hiện từ hai lỗ hổng mà Tào Chấn Khởi đề cập, cuối cùng khiến ọi thứ rối tinh rối mù, rất nhiều xí nghiệp bị tổn thất, danh dự chính phủ đồng thời cũng bị hao tổn.

- Đúng vậy, Bí thư Tào, khi thành lập quỹ hỗ trợ quả thật sẽ tồn tại hai vấn đề nan giải như lời ngài nói. Nhưng, không có phương án nào thập toàn thập mỹ cả, bất kể là tiến hành loại phương án thử nghiệm nào thì cũng sẽ luôn tồn tại rủi ro. Mấu chốt là cần phải cân nhắc một chút, là lợi lớn hơn hại hay là hại nhiều hơn lợi. Còn về vấn đề nợ khó đòi, tôi cho rằng có thể dùng cách thế chấp và gắt gao quản lý về thủ tục cho vay để tiến hành khống chế. Ngân hàng nhà nước khi cho vay cũng tồn tại nợ khó đòi nhất định...

Cùng lắm là chỉ tồn tại vài khoản nợ khó đòi mà thôi. Ở đời sau việc ngân hàng gặp phải nợ khó đòi còn cao gấp bao nhiêu lần, con số có khi lên đến ngàn tỷ tệ, luôn trở thành vấn đề khiến chính phủ trung ương đau đầu nhất, làm cho rất nhiều vị thống đốc ngân hàng quyền cao chức trọng thất bại nặng nề và thê thảm chỉ biết nuốt hận sau song sắt. Nhưng ngành ngân hàng vẫn tiếp tục tồn tại bởi không thể vì có nợ khó đòi mà bắt tất cả các ngân hàng đều đóng cửa.

Tào Chấn Khởi lập tức cắt lời Lưu Vĩ Hồng, nói:- Ngân hàng quốc hữu đã có tài chính từ trung ương làm hậu thuẫn. Còn quỹ hỗ trợ này của các cậu lấy cái gì làm hậu thuẫn?

Lưu Vĩ Hồng thuận miệng đáp:- Lấy tất cả các hội viên của quỹ hỗ trợ làm hậu thuẫn.

- Hả? Lời này cũng nói được sao?

Trong lời của Tào Chấn Khởi hiển nhiên cho thấy ông đối với lời nói của Lưu Vĩ Hồng có hứng thú nhất định nên liền truy vấn thêm một câu.

Vấn đề này thì Lưu Vĩ Hồng đã suy nghĩ rất lâu rồi, cho rằng nếu muốn tránh để hai nguy cơ này phát sinh, biện pháp duy nhất chính là dùng thủ đoạn thương nghiệp hóa, chuyển sang hình thức đầu tư cổ phần.

- Bí thư Tào, quỹ hỗ trợ này theo suy nghĩ của tôi thì Ủy ban nhân dân thị xã chỉ lãnh đạo trên danh nghĩa, còn trên thực tế thì sẽ tiến hành theo hình thức đầu tư cổ phần. Toàn bộ hội viên của quỹ hỗ trợ sẽ là cổ đông, hàng năm sẽ mời họp đại hội cổ đông hai lần để tuyển cử ra đội ngũ quản lý quỹ hỗ trợ. Nửa năm một lần quỹ sẽ yêu cầu nhân viên quản lý báo cáo cho cổ đông về tình hình hoạt động của quỹ trong đại hội cổ đông. Hàng tháng phải có báo biểu của tài vụ, đại hội cổ đông kiểm toán không định kỳ. Mặt khác còn phải tuyển cử một Ủy ban giám sát, thành viên của Ủy ban giám sát này sẽ chọn ra từ hội viên và cổ đông, nếu số vay vượt quá kim ngạch nhất định thì phải thông qua hơn phân nửa thành viên của Ủy ban giám sát đồng ý mới có hiệu lực. Tôi nghĩ nếu tài chính của quỹ có được từ xí nghiệp của chính các hội viên thì họ đối với việc sử dụng đồng tiền này cũng sẽ đặc biệt chú ý, cũng sẽ không cho phép nhân viên quản lý quỹ muốn làm gì thì làm, vi phạm các quy định về khoản tiền cho vay. Cứ như vậy thì có thể cam đoan tài chính của quỹ sẽ được dùng đúng mục đích, không rơi vào tình trạng không kiểm soát được.

Lưu Vĩ Hồng thuận miệng trả lời, rất tự tin.

Tào Chấn Khởi nhìn hắn liếc mắt một cái, trong lòng cũng thầm kinh ngạc.

Người thanh niên này thật không đơn giản. Kỳ thật hình thức mà Lưu Vĩ Hồng nói gần như có thể áp dụng được cho tất cả các ngân hàng, cũng thích hợp ột vài xí nghiệp hợp tác. Chỉ có điều xét thấy tình hình thực trạng trước mắt của quốc nội không có khả năng mở rộng cho doanh nghiệp nhà nước, nhất là không có khả năng mở rộng cho xí nghiệp quốc hữu có tình trạng lũng đoạn.

- Ừ, nếu nói như vậy thì quả thật có thể thử. Tuy nhiên, Chủ tịch thị xã Lưu, vấn đề có liên quan đến phương diện kiến thiết kinh tế cậu vẫn cần phải báo cáo cho đồng chí Chu Kiến Quốc, nghe chỉ thị của ông ấy.

Lời của Tào Chấn Khởi nói rất đúng phân đúng lượng. Hơn nữa còn mịt mờ nhắc nhở Lưu Vĩ Hồng rằng cậu nên nói đến "Chính sự".

Lưu Vĩ Hồng khẽ mỉm cười, nói:- Đúng vậy, thưa Bí thư Tào, tôi nhất định sẽ báo cáo và xin chỉ thị của Chủ tịch Địa khu Chu. Kỳ thật, tất cả những điều này đều mới chỉ là phương pháp phương thức cụ thể, không phải gốc rễ của phát triển kinh tế địa phương.

Hai hàng lông mày của Tào Chấn Khởi nhẹ nhàng giương lên, Lưu Vĩ Hồng rốt cục cũng chuẩn bị nói vào vấn đề chính.

- Gốc rễ phát triển kinh tế địa phương là cần phải có một hoàn cảnh thi hành biện pháp chính trị tương đối ổn định, có một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực vượt qua thử thách. Nếu trong đội ngũ cán bộ của chúng ta xuất hiện quá nhiều sâu mọt, suốt ngày chỉ thầm nghĩ tới việc lục đục với nhau, như vậy thì đội ngũ này chắc chắn là không có sức chiến đấu, hoàn cảnh chính trị tương đối ổn định cũng sẽ không tồn tại. Tâm của mọi người không hướng vào cùng một chỗ, sức lực không dồn vào một nơi thì còn bàn luận gì tới phát triển kinh tế địa phương đây? Chỉ riêng lực hao tổn cho đấu đá nội bộ thôi cũng đã hết sạch tinh lực rồi.

Lưu Vĩ Hồng không vội vàng cũng không hấp tấp mà thản nhiên nói. Nhưng lời nói lại cực kỳ sắc bén, gần như là đang chỉ thẳng vào khiển trách Tào Chấn Khởi cố ý "Gây sự", gây trở ngại cho Chủ tịch thị xã Lưu hắn trong triển khai công tác kiến thiết kinh tế.

Tào Chấn Khởi hai hàng lông mày lại dựng lên, trong mắt hiện ra một tia giận dữ.

Tốt!

Đây là Lưu Vĩ Hồng trực tiếp khiêu chiến với ông ta!

Lưu Vĩ Hồng đối với sự phẫn nộ của Tào Chấn Khởi dường như một chút cũng không phát hiện ra, hoặc cho dù là có phát hiện ra hắn cũng lơ đi. Hôm nay hắn vốn không tới để "Cầu xin" Tào Chấn Khởi mà là đến để đàm phán. Mà nếu là đàm phán thì sẽ không tồn tại chuyện một bên tức giận, bên còn lại thì sợ hãi.

Trên thực tế, lợi thế trong tay của Lưu Vĩ Hồng như vậy đã đủ rồi, thậm chí còn vượt qua lợi thế trong tay của Tào Chấn Khởi. Theo lý, hẳn là Tào Chấn Khởi phải chủ động tìm hắn đàm phán mới đúng. Hiện giờ Lưu Vĩ Hồng lại chủ động đến nhà, còn mượn danh việc báo cáo chuyện kiến thiết kinh tế xem như đã nể mặt mũi của Tào Chấn Khởi rồi, và cũng biểu đạt thành ý muốn "Đàm phán" của chính mình.

Mặc kệ nói như thế nào thì Tào Chấn Khởi cũng là Bí thư Địa ủy, là lãnh đạo trực tiếp của hắn, tuổi đời cũng đáng bậc cha chú của Lưu Vĩ Hồng hắn, nên mặt mũi này đáng để nể.

Lợi thế của Tào Chấn Khởi chính là tai nạn mỏ than ngày 2 tháng 7, là việc Lưu Vĩ Hồng chủ động thỉnh cầu bị xử phạt. Còn lợi thế trong tay của Lưu Vĩ Hồng chính là Tôn Hoành, Đoàn Bảo Thành, Vương Ninh và một vài thân tín dòng chính của Tào Chấn Khởi, hơn nữa Tào Chấn Khởi "dã tâm bừng bừng". Nếu muốn thực hiện lý tưởng chính trị của chính mình, nâng ột bước trên con đường làm quan thì nhất định phải đàm phán với Lưu Vĩ Hồng, không thể tóm cá chết mà làm lưới rách.

Tào Chấn Khởi cũng không có lý do gì cùng Lưu Vĩ Hồng tóm cá chết làm lưới rách. Chỉ khi nào hoàn toàn nắm giữ quyền chủ động trong tay, Tào Chấn Khởi mới có thể chèn ép Lưu Vĩ Hồng, hiện giờ phát hiện ra việc chèn ép sẽ mang đến nguy cơ thật lớn thì Tào Chấn Khởi sao có thể ngoan cố đến cùng?

Thế không phải vờ ngớ ngẩn sao?

Lưu Vĩ Hồng có thể chủ động đến nhà, tỏ thành ý nhượng bộ, rõ ràng đây là chuyện tốt.

Suy nghĩ ra kịp lúc, Tào Chấn Khởi lập tức áp chế tức giận trong lòng, thản nhiên mỉm cười, nhìn qua như có chút thân thiết.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi