SIÊU THỊ CỦA TÔI THÔNG KIM CỔ

Người Dịch: Lan Thảo Hương.

Năm giờ sáng, đồng hồ báo thức của Vân Sơ đúng giờ vang lên. Cô vươn tay sờ soạng bên gối cầm điện thoại lên tắt đồng hồ báo thức, rồi ngồi ở trên giường vỗ nhẹ lên má lấy lại tỉnh táo. Sau mới xoay người đẩy Quý Hòa đang ngủ say bên cạnh.

Nhìn cô bé dụi mắt buồn ngủ, Vân Sơ ngáp một cái nói: "Đã đến giờ rồi, chúng ta phải chuyển lương thực và muối đường qua bên kia cửa gỗ nên mau dậy thôi".

Quý Hòa tuy tuổi nhỏ nhưng không nằm ỳ trên giường không chịu dậy. Nghe Vân Sơ nói thế, cô bé liền lập tức ngồi dậy bò xuống giường.

Gặp cô bé cứ thế muốn đi ra ngoài, Vân Sơ vội vàng gọi lại: "Đợi đã, để chị chải lại tóc cho em đã".

Tóc Quý Hòa vốn rất sơ, vừa rồi lại nằm ở trên giường ngủ một đêm nên toàn bộ mái tóc đều rối tung rối mù quấn lấy nhau. Vân Sơ phải mất vài phút mới chải xong đầu cho cô bé. Vốn dĩ cô muốn dùng dây chun buộc lại tóc cho cô bé, nhưng nghĩ lại cô thấy sợi dây chun này quá đặc biệt ở thời cổ đại. Vì vậy mà đổi thành chiếc kẹp tóc bằng đồng do Trạm Vân Tiêu mua lúc dạo trên đường cái ở Kinh thành.

Còn nhớ rõ lúc ấy chỉ vì Vân Sơ nhìn sạp hàng của người ta nhiều mấy cái mà Trạm Vân Tiêu trực tiếp vung tay lên, đem tất cả hàng trên sạp đó mua hết. Đồ bày bán ở các quầy hàng ven đường vốn không đắt tiền, chiếm phần lớn đều là trâm gỗ hay đồ trang sức bằng đồng. Và chỉ có hai, ba loại trang sức bằng bạc với chất lượng tốt hơn một chút.

Thấy tiểu cô nương nhìn chằm chằm đống đồ này không chớp mắt, Vân Sơ khẽ cười nói: "Nếu em thích mấy thứ này, vậy thì chọn một ít mang về nhà đi".

Trong túi này có năm sáu mươi món trang sức. Ngoại trừ một đôi bông tai bạc nhỏ mà Vân Sơ rất thích ra thì mấy thứ khác cô đều chưa từng đeo.

Quý Hòa hỏi với vẻ mặt không dám tin: "Thật ạ?".

Vân Sơ gật đầu cười: "Thật, xem như lễ vật nhỏ chị tặng em".

Quý Hòa cẩn thận nhặt một cây trâm kiểu dáng đuôi phượng bằng đồng lên, cầm trong tay nâng niu nói: "Vậy muội muốn cái này. Muội muốn đem về đưa cho mẫu thân đeo".

Nghe Quý Hòa nhắc tới mẹ mình, Vân Sơ mới nhớ tới trước đó cô bé nói mẹ mình bị nhiễm phong hàn. Cô lập tức xoay người lấy ra hộp thuốc từ trong tủ và lục tung tìm hộp thuốc Sài Hồ. Cô nhớ rõ thuốc này dùng để trị phong hàn cảm mạo.

Vốn cô định đưa thêm mấy loại  thuốc khác nữa, nhưng sau khi nghĩ lại thì không thấy cần thiết nên đưa nguyên hộp thuốc cảm mạo cho Quý Hòa: "Thuốc này cầm về pha với nước ấm cho mẹ em dùng. Sáng trưa tối mỗi lần dùng một gói. Thuốc này trị phong hàn".

Song, Vân Sơ lại cầm thêm hai cây trâm gỗ đưa cho cô bé, nói: "Còn có trâm gỗ này, em cầm hai chiếc này về cho cha và em trai em dùng buộc tóc".

Nhìn những thứ trong tay, Quý Hòa ngước mắt nhìn Vân Sơ đầy sùng bái: "Tỷ tỷ, ngươi là đại phu à?".

Quý Hòa cảm thấy Vân Sơ thực sự toàn năng. Không chỉ cho nàng lương thực, đường, muối, còn cho nàng cả quần áo. Bây giờ ngay cả thuốc trị phong hàn mà chỗ tỷ tỷ cũng có. Đây chẳng phải là tiên nhân không gì làm không được sao?

Vân Sơ buồn cười sờ đầu tiểu cô nương, nói: "Chị không phải đại phu, thuốc này là chị mua được từ hiệu thuốc......tiệm thuốc. Nên em cứ yên tâm đưa cho mẹ em uống đi".  

Quý Hòa siết chặt hộp thuốc trong tay, nói chắc chắn: "Em đã biết. Tỷ tỷ là người tốt, sẽ không làm hại A nương".

Đúng lúc này, Trạm Vân Tiêu ở bên ngoài gõ cửa. Vân Sơ cuối cùng nhớ ra còn có việc phải làm, sau khi đáp lại anh một tiếng, cô quay người nhìn Quý Hòa, nói: "Được rồi, chúng ta nên xuống lầu thôi. Nếu không sẽ không kịp chuyển lương thực qua bên kia cửa gỗ mất".

Quý Hòa nâng niu bỏ cây trâm trân quý vào trong ngực, sau đó đi theo sau Vân Sơ ra ngoài. Thấy họ đi ra, Trạm Vân Tiêu gật đầu với Vân Sơ rồi cũng muốn xuống lầu.

Vân Sơ vội vàng gọi lại anh: "Chờ chút, em có mua nho cho anh. Tiện đường anh cũng chuyển xuống dưới đi".

Hai giỏ nho cô mua trước đó đều được để trong bóng râm, mặc dù đã qua mấy ngày nhưng nhìn vẫn còn rất tươi.

Nghĩ đến việc Vân Sơ vẫn luôn nghĩ đến mình khi ở đây, nỗi bất an trong lòng Trạm Vân Tiêu liền biến mất. Hắn hấp tấp đi đến chỗ nàng đặt nho, cúi người xếp hai giỏ nho lại với nhau. Hai tay cầm lấy vành rổ, cánh tay hơi dùng lực liền dễ dàng ôm được hai giỏ nho lên.

Trước khi đi xuống lầu, Trạm Vân Tiêu lề mà lề mề một hồi lâu mới nhỏ giọng nói với Vân Sơ: "Ta thấy quả chuối ta ăn trước đó rất ngon, vừa ngọt lại mềm. Tổ mẫu ta khẳng định sẽ thích nó".

Nghe vậy, Vân Sơ vội vàng đi tới tủ lạnh lấy ra bảy tám quả chuối còn lại. Sau cô nói với vẻ mặt thật có lỗi: "Đúng rồi, số mỹ phẩm lần trước đều chỉ có phần của mẹ anh và hai chị dâu anh. Bà nội anh không tức giận đấy chứ?".

Trạm Vân Tiêu tùy tiện lắc đầu: "Không có, bà đã lớn tuổi rồi nên không còn trang điểm nữa nên sao có thể sinh khí".

Nói là nói như vậy, nhưng Vương thị dù sao cũng là trưởng bối, lúc Vân Sơ đưa đồ lại quên phần của bà nói sao đều thấy không đúng. Cô không có thần kinh thô như Trạm Vân Tiêu, thật sự cảm thấy đây không phải là một vấn đề lớn.

Trên thực tế, từ lần trước trở về cô đã lên mạng đặt mua rất nhiều đồ lót giữ nhiệt, chăn lông vũ, áo khoác dạ và những thứ khác cho Vương thị. Cô nhớ rằng Vương thị sợ lạnh, mà thấy thời tiết cũng đang sắp chuyển lạnh rồi nên đưa những vật này cho Vương thị là rất phù hợp.

Hầu hết những món đồ này đều đã được giao đến, trùng hợp hôm nay Trạm Vân Tiêu đến vậy thì lát để anh mang về luôn.

Nghe Vân Sơ nói nàng đã chuẩn bị rất nhiều thứ cho tổ mẫu, trong lòng Trạm Vân Tiêu liền thấy ấm áp. Từ điều này có thể thấy rõ phân lượng của chính mình ở trong lòng nàng. Nếu Vân Sơ không đối với hắn lưu tâm, thì sao lại phí lòng để chuẩn bị lễ vật cho tổ mẫu hắn chứ.

Nhìn hai đứa nhỏ Quý Hòa và Trọng Hòa nắm tay nhau đi xuống lầu phía trước, hắn cong lên một chân để giữ trọng lượng giỏ nho rồi vươn tay nhéo lấy má nàng như Vân Sơ đã làm trước đó. Hắn vừa nhéo vừa nói: "Nàng sao lại nghĩ chu toàn đến như thế.....Hử?".

Hắn nhéo thì nhéo nhưng không quá dùng sức như Vân Sơ, chỉ hờ hờ đụng một cái. Bởi vậy Vân Sơ dễ dàng tránh được tay hắn.

Vân Sơ nhặt ra hai chuỗi nho từ trong giỏ ra, ước chừng phải nặng khoảng ba cân. Cô dùng túi gói nho lại sau đó nhét nó vào túi đựng quần áo. Từ Quý Hòa duỗi tay ra mở cửa, qua cánh cửa gỗ, rất rõ trông thấy mực nước bên kia đã hạ xuống. Bọn họ thế mới yên tâm chuyển lương thực và những thứ khác ném qua cửa.

Sợ lương thực sẽ bị ẩm khi qua biển, Vân Sơ còn tìm ra một chiếc túi chân không lớn đựng mền ở nhà và đưa nó cho Quý Hòa.

Nhìn nước biển gầm thét đập vào trên đá ngầm trên đảo nhỏ qua cánh cửa gỗ, Vân Sơ không yên lòng căn dặn thêm: "Trở về nhớ phải cẩn thận và chú ý an toàn. Tốt nhất hai đứa nên nhờ người lớn trong nhà qua giúp chuyển đồ thì hơn".

Quý Hòa và Trọng Hòa đứng ở trước cửa gỗ, ngoan ngoãn gật đầu.

Hai chị em lại nói lời cảm tạ với Vân Sơ lần nữa rồi mới nắm tay bước vào cửa gỗ.

Đợi hai người Quý Hòa rời đi, Vân Sơ không dừng lại bất cứ lúc nào, mà giúp Trạm Vân Tiêu chuyển đồ vào cửa gỗ.

Trước giờ hai người chỉ là quan hệ giữa khách và chủ cửa hàng, mặc dù Vân Sơ có phàn nàn về thói quen ăn vặt không tốt của Trạm Vân Tiêu nhưng chưa từng có tư cách can thiệp vào chuyện của anh. Bây giờ đã trở thành bạn gái của anh, cuối cùng cô cũng có thể đứng ra quản thúc anh khi anh muốn chuyển Cocacola cùng mì tôm không chút lưu tình.

Ngay cả khi bắt gặp đôi mắt nai ngây thơ của anh, Vân Sơ cũng cố khắc chế xuống sự dao động trong lòng mà quả quyết lắc đầu nói: "Không thể, em sẽ không đồng ý cho anh lấy hai thùng mì ăn liền và hai thùng Cocacola trở về".

Đương nhiên Vân Sơ không nhẫn tâm đến mức không để anh lấy tí gì về. Cô vẫn cầm hai chai Coca và hai gói mì tôm đưa cho anh.

Khi nhét Coca và mì gói vào tay Trạm Vân Tiêu, cô vẫn tận tình khuyên: "Những thứ này không bổ dưỡng, ăn nhiều còn sẽ bị béo phì. Em không cho anh ăn cũng là vì tốt cho anh".

Thật ra Trạm Vân Tiêu không còn là tiểu hài tử nên căn bản hắn sẽ không vì một hai ngụm ăn ngụm uống mà cảm thấy khó chịu. Hắn chỉ là thấy dáng vẻ tận tình khuyên bảo của Vân Sơ cảm thấy thú vị thôi. Và điều làm hắn không nghĩ tới chính là, Vân Sơ nhìn dáng vẻ (giả bộ) phiền muộn của anh và nghĩ tới lát nữa hai người sẽ lại phải xa cách một thời gian. Vì an ủi anh, cô nhón chân nhẹ nhàng đặt một cái hôn lên mặt anh.

Hôn xong, Vân Sơ thấy anh sờ mặt mình đứng sững người tại chỗ, trong lòng khó nén được ngượng ngùng. Cô nhanh tay nhân lúc anh chưa kịp phản ứng đã vươn tay đẩy người vào trong cửa gỗ.

Nếu là trước đây, hắn không có khả năng sẽ bị một chút lực của Vân Sơ đẩy được. Nhưng hiện tại bị hành vi đột ngột vừa rồi của nàng làm cho chấn động, nên cả người không phòng bị mới để cho nàng thuận lợi đắc thủ.

Sau khi bị Vân Sơ đẩy vào cánh cửa gỗ, Trạm Vân Tiêu đứng ở trong sân Kình Thương viện sờ mặt sửng sốt một hồi lâu mới định thần lại. Nhìn cánh cửa đóng chặt trước mặt, phản ứng đầu tiên của hắn là muốn gặp lại  nàng. Nhưng hắn lại nghĩ chắc hẳn Vân Sơ cũng thấy xấu hổ, nếu hắn đi mà quay lại có thể khiến nàng càng không được tự nhiên hơn. Suy đi tính lại, bàn tay đang dán trên cửa gỗ của hắn buông xuống.

Trạm Vân Tiêu ngây ngốc đứng trong sân một lúc. Trong lòng luôn cảm thấy quá trống trải, hồi lâu cũng không nghĩ ra mình nên làm gì tiếp theo. Đúng lúc này, con cua biển có mai hình thoi từ trong túi bò ra, vô cùng phách lối giơ hai cái càng lên bò lên trên mu bàn chân của hắn nằm ngang.

Hắn không hoảng hốt hay bất mãn nhấc chân hất con cua trên giày ra, mà ngồi xổm xuống bắt lấy "phạm nhân" dám can đảm vượt ngục. Bỏ con cua trở về cái túi đang treo trên chạc cây Hải Đường ở trong viện, hắn mới nhớ tới cần phải chuyển đồ trở về phòng. Nếu không, chờ lát nữa bọn hạ nhân đi qua lại thấy mấy thứ này, vậy trong phủ ắt sẽ lại nổi lên rất nhiều suy đoán.

Quần áo ấm và chăn mà Vân Sơ mua cho Vương thị được để riêng. Đợi khi lột bỏ túi ngoài và nhãn mác trên đó mới có thể đưa tới trong viện bà. Hải sản phải đưa tới phòng bếp, vì được nuôi trong nước biển nên những con tôm cá biển này vẫn còn nhảy nhót tưng bừng. Vừa hay để phòng bếp nấu cho người một nhà nếm thử tươi mới.

Kinh thành cách hải vực rất xa, dù cho thỉnh thoảng có thương nhân không ngại cực khổ vận chuyển từ biển về một ít hải sản, thì nó rất nhanh sẽ bị quan lại quyền quý trong Kinh thành tranh mua không còn. Chỉ nói như Trạm phủ, quanh năm suốt tháng chưa chắc đã ăn được hai lần hải sản tươi sống như hôm nay. Đấy là Trấn Quốc tướng quân phủ còn vậy, thì càng đừng nói tới dân chúng bình thường ở Kinh thành, có người thậm chí cả đời chưa từng ăn hải sản.

Sau khi Trạm Vân Tiêu dọn hết mọi thứ vào phòng, hắn đổ đầy hải sản vào chậu và tự mình đưa tới phòng bếp. Được nguyên liệu trân quý như vậy, đại sư phó ở phòng bếp lập tức nổi lên ý chí chiến đấu. Nhìn hải sản quý hiếm còn chạy nhảy trong chậu, trong lòng hắn thầm nghĩ hôm nay nhất định phải xuất ra công phu áp đáy hòm, làm ra một bàn tiệc hải sản ngon lành cho chủ gia.

Sau, Trạm Vân Tiêu cầm những thứ Vân Sơ mua đi một chuyến tới viện Vương thị ở. Nghe nói đây đều là Vân Sơ cố ý chuẩn bị cho mình, Vương thị quả nhiên cực kỳ cao hứng. Bà vừa ăn chuối tiêu vừa lôi kéo tay hắn hỏi rất nhiều chuyện của Vân Sơ. Nhưng hắn chỉ chọn ra một vài điều có thể nói và nói đại khái.

Thật vất vả mới thoát thân rời khỏi viện Vương thị, Trạm Vân Tiêu học được thông minh bỏ đi ý nghĩ tự mình đưa nho tới chủ viện. Hắn tiện tay gọi gã sai vặt đang đứng ngoài cửa viện phân phó hắn ta ôm một giỏ nho đưa tới chủ viện. Giao phó xong hết thảy, hắn liền yên tâm khóa trái cửa rồi ngã lên giường ngủ bù.

Trạm Vân Tiêu có thể ngủ bù, nhưng hai tỷ đệ Quý Hòa lại không có đãi ngộ tốt như hắn.

Sau khi rời khỏi chỗ của Vân Sơ và quay trở lại hòn đảo, cả hai suốt một đêm câu nệ cuối cùng đã có thể nói chuyện thoải mái.

Tuổi Trọng Hòa còn nhỏ nên không giữ được bình tĩnh. Cậu vừa dùng hai chân giẫm lên tảng đá trên đảo nhỏ vừa vui sướng nhảy dựng lên: "Tỷ tỷ, chúng ta có thật nhiều lương thực!".

Nhìn lương thực chồng cao bên người, Quý Hòa cũng không áp chế được vui sướng trong lòng, liên tục gật đầu nói: "Đúng thế, còn có rất nhiều muối và đường nữa".

Nhà Quý Hòa thường ăn muối thô, đây là do A đa cầm cá khô trong nhà tới trong thành đổi về. Mười cân cá khô chỉ đổi được một cân muối thô. Do đó mỗi lần A nương nấu cơm đều không nỡ cho quá nhiều. Cũng may, bọn họ thường ăn tôm cá biển, mà trong chúng vốn có lượng muối nhất định nên mỗi bữa đều không cần dùng đến nhiều muối. Nhà Quý Hòa có bốn miệng ăn, mỗi lần đổi được muối từ trong thành về nhà họ có thể ăn hơn nửa năm.

Khi đang cao hứng, Quý Hòa không quên kéo lấy vai Trọng Hòa cảnh cáo: "A Hòa, ngươi nghe A tỷ nói, không được kể cho người khác nghe chuyện tối hôm qua sau khi trở về đã biết chưa?".

Trọng Hòa ngoan ngoãn gật đầu nói: "A tỷ, ta sẽ không nói cho bất cứ ai biết".

Đạt được A đệ cam đoan, Quý Hòa cuối cùng cũng cảm thấy yên lòng. Nhìn mặt trời mọc trên bờ biển, nàng xoay người cởi bỏ quần áo trên người xuống và bỏ nó vào cái túi đựng quần áo trân quý. Sau lại cầm lấy quần áo cũ của mình đã thay ra trước đó mặc lên.

Quần áo mềm và tốt như vậy không thể bị nước biển làm hỏng được.

Trọng Hòa thấy A tỷ thay đồ, liền không cần Quý Hòa nói đã tự giác đổi lại quần áo cũ.

Hai người Quý Hòa suốt một ngày chưa trở về nhà, không biết A đa A nương và người trong làng có đi ra ngoài tìm bọn hắn không. Ở dưới tình huống không biết rõ tình hình bên kia bờ, nàng lập tức mở thùng chứa muối ra và cẩn thận nhét ba, bốn túi muối vào trong ngực mình và Trọng Hòa.

Hộp thuốc mà Vân Sơ đưa để chữa cảm gió và trâm gài tóc bằng đồng cũng được Quý Hòa cẩn thận nhét vào trong ngực. Nàng cho rằng mấy thứ này không coi là nhiều, dù cho sau khi lên bờ đụng phải người trong thôn thì vẫn có thể lừa gạt qua được.

Nhìn số lương thực và quần áo lưu lại ở trên đảo, sau một lúc do dự, Quý Hòa vẫn là đưa tay gỡ xuống trâm gài tóc mà Vân Sơ mới cài lên không bao lâu xuống. Cầm cây trâm băng lãnh cứng rắn trong tay, nàng dẫn đầu lặn xuống nước bơi vào trong biển. Trọng Hòa chạm vào muối trong ngực, ổn định lại tâm thần cũng theo sau nhảy vào trong biển.

Hai người bơi gần hai mươi phút mới vào tới bờ. Sau khi vào bờ, Quý Hòa không thấy ai ngoài hai tỷ đệ bọn hắn. Thầm ở trong lòng kêu may mắn, nhưng cũng tránh không được lại có chút mất mác.

Nàng và A đệ biến mất lâu như thế, sao A đa A nương còn chưa đi tìm họ?

Quý Hòa quay đầu lại liếc nhìn qua đảo nhỏ, sau lại sờ lên túi muối trong ngực mình. Thở dài bất đắc dĩ: Trước đó, nàng đã đánh giá quá cao thể lực của mình. Cảm thấy với nhiều đồ như vậy, ít nhất phải bơi đi bơi về mười mấy lần mới có thể chuyển hết toàn bộ trở về. Nhưng giờ mới bơi có một chuyến mà nàng đã cảm thấy cố hết sức rồi.

Trong nội tâm nàng hiểu rõ, lấy thể lực của nàng đi thêm một chuyến nữa đã là cực hạn rồi.

Không thể chuyển đồ trở về, Quý Hòa lại không yên lòng khi cứ thế đặt đồ ở trên đảo nhỏ. Quanh khu vực này có rất nhiều làng chài, người dân trong làng họ thường không đi tới chỗ hòn đảo đó nhưng không có nghĩa những người thôn khác cũng không đi tới đảo nhỏ đó.

Cảm giác bất lực từ trong lòng tuôn ra khiến Quý Hòa cảm thấy thất bại không thôi. Cho đến khi chiếc trâm gài tóc cấn đau nhức bàn tay nàng do bị nàng siết chặt, Quý Hòa mới như nhớ ra chuyện gì mà vội vàng kéo lấy Trọng Hòa chạy về phía nhà mình.

Sau khi chạy đến khu vực mà những người dân trong làng bình thường thường đi biển, hai người Quý Hòa đã gặp được rất nhiều người quen trong làng.

Thấy hai tỷ đệ tay trong tay hoàn hảo không tổn hại gì trở về, người dân trong làng đều thấy lạ. Có một đại nương có quan hệ thân cận hơn với nhà Quý Hòa ngừng lại động tác trong tay, dắt cuống họng trách móc hai người: "A Quý, A Hòa, các ngươi mau về nhà đi. A đa A nương các ngươi tưởng rằng các ngươi bị sóng biển cuốn đi nên đang ở nhà khóc rất thương tâm đấy. Nhất là A nương ngươi, khóc đến ngất mấy lần".

Nhìn thấy hai tỷ đệ bình an trở về, người trong làng đều mừng thay cho bọn họ. Mọi người đời đời kiếp kiếp đều dựa vào vùng biển này để mưu sinh, đối với họ biển vừa nhân hậu lại vừa tàn nhẫn. Biển cả mang đến cho bọn hắn vô số tôm cá, để bọn hắn có thể ở lại khu vực này sinh sôi. Nhưng biển cả cũng nguy hiểm, bởi hàng năm sẽ có vô số người trầm thi biển cả chỉ vì tai nạn trên biển. Có thể như tỷ đệ A Quý từ trong biển khởi tử hoàn sinh trở về, là một trong số ít may mắn.

Nghe đại nương nói A nương khóc ngất mấy lần, Quý Hòa vội vàng kéo lấy Trọng Hòa chạy về nhà. Vừa chạy nàng vừa trách cứ chính mình ở trong lòng. A đa A nương bởi vì bọn hắn mà khóc thương tâm muốn chết, thế mà nàng ban nãy còn tưởng rằng họ......Nàng thật đáng chết.

Hai người mới chạy đến cửa nhà đã nghe thấy tiếng nghẹn ngào thương tâm của A nương Trang Cơ truyền ra. Hai tỷ đệ liếc nhìn nhau, rồi giống như hai viên đạn cùng vọt vào trong phòng, vừa chạy vừa gọi: "A nương".

Nghe thấy tiếng la hét của bọn trẻ, Trang Cơ đang nắm lấy cánh tay của trượng phu khóc liền quay ngoắt nhìn ra cửa, trên mặt tràn đầy khó có thể tin.

Tới khi thấy hai đứa trẻ lao vào nhà, Trang Cơ bấu chặt lấy cánh tay của trượng phu tựa như không thể kìm được nữa. Trong nháy mắt liền vui đến phát khóc: "Là A Quý và A Hòa, bọn hắn còn sống, còn sống!".

"Đã để A đa và A nương lo lắng rồi". Quý Hòa nhìn hai mắt mẫu thân sưng đỏ, trực tiếp khóc té quỵ trên đất.

Trang Cơ giãy dụa từ trên giường đứng lên. Tới khi đi đến trước mặt nữ nhi giống như đã rút sạch chút sức lực cuối cùng trong thân thể mà cũng trực tiếp ngã oặt ở trước mặt con gái.

Trang Cơ vừa trách cứ tát vào lưng Quý Hòa vừa khóc không thành tiếng oán trách: "Các ngươi đã đi đâu, tại sao một đêm không trở về nhà. Ta và A đa các ngươi còn tưởng rằng......".  

Nói đến đây, Trang Cơ không thể kiên trì được nữa ôm chặt lấy đôi nhi nữ đã mất mà tìm lại được, im ắng chảy nước mắt.

A đa của Quý Hòa, một đại nam nhân đã sắp ba mươi tuổi nhìn vợ con ôm thành một đoàn, hai mắt cũng đỏ hoe. Hắn yên lặng đi qua đem cả ba người đều ôm vào trong lồng ngực của mình. Vừa sờ Quý Hòa một chút, lại sờ Trọng Hòa một chút, không ngừng thì thào nói: "Trở về là tốt rồi, trở về là tốt rồi".

Sau một thời gian ngắn ngủi phát tiết cảm xúc, Quý Hòa cuối cùng cũng nhớ tới chính sự. Nàng vội vàng lấy hộp thuốc do Vân Sơ đưa từ trong ngực ra, kích động nói: "A nương, đây là thuốc trị phong hàn. Ngươi mau ăn đi, ăn vào là bệnh sẽ hết".

Trang Cơ nhìn thứ kỳ quái trên tay nữ nhi, bối rối hỏi: "Thuốc gì? Thứ này từ đâu ra?".

"Ta trước đi nấu nước cho ngươi uống thuốc đã. Còn lai lịch của thứ này lát ta sẽ nói cho các ngươi nghe".

Nghe Quý Hòa nói như vậy, Trọng Hòa ngốc ngốc hỏi một câu: "Nhưng lúc trước không phải A tỷ nói không thể nói cho người khác biết sao?".

Quý Hòa ghét bỏ nhìn đệ đệ mình một cái, tức giận nói: "Ta khi đó nói chính là người khác, A đa A nương chẳng lẽ là người khác à".

Quở trách Trọng Hòa xong, Quý Hòa không để ý tới dáng vẻ ủy khuất của hắn mà cầm lấy hộp thuốc đi ra ngoài nấu nước. Nhà Quý Hòa không có nhà bếp, chỉ đơn giản dựng một cái nhà lá ngay cạnh nhà để làm nơi nấu nướng.

Nàng múc một ít nước ngọt từ trong vạc ra, sau khi cọ rửa sạch cái nồi đất liền cẩn thận phủ một lớp cỏ khô lên vạc đá. Vạc đá này là nhà bọn hắn dùng đựng nước ngọt để cả nhà ăn, nước trong vại đều nhờ hứng nước mưa mà có. Nên nếu nước trong vại bị làm bẩn thì sẽ phải đi mất vài dặm để đến ngọn núi ở phía trước gánh nước tinh trong núi trở về ăn.

Nước nóng của Quý Hòa vẫn chưa sôi, đã nghe Trọng Hòa tự thuật xong sự việc ngày hôm qua. A đa bọn hắn sau khi nghe xong đã không thể ngồi yên.

Nghĩ đến có nhiều đồ như vậy cứ thế ném ở trên hòn đảo nhỏ, Trọng phụ liền đứng ngồi không yên, rất sợ sẽ có người nhặt được đồ khi nào không biết. Nhưng dù hắn có gấp cũng vô dụng, bởi người trong làng vẫn còn ở lại bờ cát. Do đó, hắn là không có biện pháp để lén lút dời những thứ đó trở về.

Nhà Quý Hòa có một chiếc thuyền nhỏ, đây là Trọng phụ mua bằng tất cả tiền tiết kiệm của gia đình vào năm ngoái. Ngày bình thường, hắn đều chèo chiếc thuyền nhỏ này để đánh cá ở những vùng nước sâu hơn. Trọng phụ đã ước tính sơ sơ trong đầu, chờ trời tối hắn sẽ vụng trộm chèo thuyền ra đảo. Vừa đi vừa về hai chuyến hẳn là có thể chuyển toàn bộ trở về mấy thứ nhi tử nói.

Hắn ngồi ở nhà mà như ngồi bàn chông đợi suốt hai khắc đồng hồ. Tới khi thấy thê tử uống hết chén thuốc nữ nhi pha xong liền quyết định muốn đi đến chỗ Quý Hòa nói để trông coi, tránh cho sẽ có những người khác lên đảo.

Khi Trọng phụ đi ra ngoài, Quý Hòa tựa ở trên khung cửa không yên lòng dặn dò: "A đa, ngươi nhớ phải cẩn thận. Nhớ đừng cùng người ta tranh chấp, mấy thứ kia mặc dù trân quý, nhưng nó không trọng yếu bằng tính mạng của ngươi".

Trọng phụ gật đầu, biểu thị trong lòng mình hiểu rõ. Sau khi trấn an vợ con, hắn đeo lấy cái gùi dùng để yểm hộ rồi rời đi.

Trang Cơ sau khi uống thuốc cảm giác thân thể đã tốt hơn rất nhiều. Nàng không quay lại giường nằm mà nắm lấy tay nhi nữ đứng ở cửa không yên lòng nhìn chằm chằm bóng lưng trượng phu.

Thấy mẫu thân lo lắng, Quý Hòa nhớ ra A nương vẫn đang bị bệnh nên không thể quá sầu lo. Nàng kéo tay mẫu thân trở lại trong phòng, sau từ trong ngực móc ra hai chiếc trâm gài tóc bằng đồng. Cầm trâm gài tóc đung đưa trước mặt Trang Cơ, nói: "A nương, ngươi nhìn xem đây là cái gì nè!".

Nhìn trâm gài tóc chói mắt trước mặt, Trang Cơ quả nhiên bị thu hút. Nàng nhìn trâm gài tóc khó có thể tin nói: "Đây là.......Đây là trâm gài tóc viền vàng hả? Vật trân quý như thế, ngươi từ đâu mà có được?".

Quý Hòa nhét cây trâm kiểu dáng đuôi phượng vào tay Trang Cơ, vô cùng đắc ý nói: "Trâm gài tóc này là Vân tỷ tỷ cho. Cái này là của ta, còn cái trong tay A nương là của ngươi. A nương thấy đẹp không? Cái của ngươi do chính ta chọn đấy".

Mặc dù trong lòng cũng có suy đoán, nhưng khi Trang Cơ nghe nữ nhi nói vẫn nhịn không được ở trong lòng âm thầm tặc lưỡi: Vị tiểu thư họ Vân này khẳng định trong nhà vô cùng phú quý. Một cây trâm viền vàng trân quý như vậy nói đưa là đưa. Còn có lương thực và muối đường mà nhi tử nói tới nữa, đây là thứ mà các lão gia quý tộc trong thành cũng không dám tùy tiện xuất ra để tặng người. E rằng chỉ có công tử, tiểu thư của Quân quốc mới có thể tiện tay xuất ra những thứ này để tặng người thôi.

Trang Cơ yêu thích không buông tay sờ lên trâm gài tóc xinh đẹp trong tay. Lát sau, nàng cầm lấy trâm gài tóc trong tay Quý Hòa, nhẹ giọng dỗ dành: "Trâm gài tóc này quá trân quý, không thể cứ thế tùy tiện mang ra cho người khác xem được. A nương trước sẽ giữ lại cho ngươi, chờ khi ngươi xuất giá thì sẽ trả lại cho ngươi sau nhé".

Quý Hòa cũng biết lo lắng của mẫu thân là rất có lý. Nhưng đến cùng vẫn là tâm tính tiểu hài tử, nàng quấn lấy Trang Cơ muốn tự tay giữ lấy trâm gài tóc.

Trang Cơ lắc đầu, rất lãnh khốc từ chối thỉnh cầu của nữ nhi: "Không được, trâm gài tóc đắt tiền như vậy, vạn nhất ngươi làm mất thì làm sao bây giờ".

Nhìn cây trâm bị mẫu thân thu mất, Quý Hòa không vui nhếch miệng nghĩ: Làm sao bây giờ? Trâm gài tóc này là lễ vật Vân Sơ cho nàng, nàng còn nghĩ thỉnh thoảng sẽ lấy ra nhìn một cái đấy.

- -- HẾT CHƯƠNG 77 ---

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi