SOÁN ĐƯỜNG

Lý Ngôn Khánh hít sâu một hơi tiến về phía trước bảy bước:

Bất tri kim tịch thị hà tịch,

Thôi xúc dương thai cận kính thai.

Thùy đạo phù dong thủy trung chủng,

Thanh đồng kính lý nhất chi khai.

Dịch nghĩa:

Không biết tối hôm nay là tối nào,

Trong lòng lại thúc giục tới giá gương.

Ai nói phù dung (hoa sen) chỉ mọc trong nước

Từ thanh đồng kính cũng có một bông nở ra.

Tam dịch thơ:

Không biết tối nay sao khác lạ,

Trong lòng thúc giục tới giá gương.

Ai nói phù dung mọc trong nước,

Từ thanh đồng kính một nở ra.

Câu thơ này ca ngợi Bùi Thúy Vân như là bông sen trong nước, mang nàng so sánh với Vu Sơn thần nữ, mà Lý Ngôn Khánh chính là phong lưu Sở Tương Vương.

Lô Tổ biến sắc, bảy bước thành thơ, thật là tài giỏi.

Thơ hay quan trọng là có phần hợp với thực tế, Lý Ngôn Khánh lấy tam nữ cũng phong lưu giống như Sở Tương vương.

Tiết Thu ở phía sau vỗ tay kêu to:

- Thơ hay, nương tử mau mau đi ra.

Ở trên lầu, Bùi Nhân Cơ cũng không khỏi thở dài một hơi, gật đầu khen:

- Tên Lý gia tử này đúng là nhanh trí, Thúy Văn gả cho hắn cũng không oan.

- Ngươi mở miệng ra là gọi gia tử, người ta đường đường là Ngỗng công tử, ngươi xưng hô như vậy không phải không nhã nhặn sao?

- Tẩu tẩu nói đúng.

Bùi Nhân Cơ trong lòng thầm nói: Hảo hán không đấu khẩu với nữ tử.

Lý Ngôn Khánh tiến lên phía trước bỗng Trưởng Tôn Vô Kỵ lại đem một đám người ngăn lại.

- Ngôn Khánh khoan đã.

- Vô Kỵ ngươi cũng làm khó ta?

Trên khuôn mặt tròn trịa của Trưởng Tôn Vô Kỵ hiện ra vài phần vui vẻ.

- Ta không phải muốn làm khó ngươi nhưng mà Bùi nương tử có thúc trang thơ, Quan Âm tỳ nhà ta cũng cần phải có, như vậy đi nể tình chúng ta quen biết nhiều năm ta cũng không làm khó ngươi, ngươi đi bảy bước làm thơ cho Bùi nương tử vậy thì cũng phải đi bảy bước làm thơ cho Quan Âm tỳ nhà ta.

Lời này vừa ra khỏi miệng, nhất thời khiến mọi người xì xào.

Cái này cũng khó khăn quá.

Bảy bước làm thơ, Tào Tử Kiến cũng chỉ làm được một bài...

Sắc mặt của Cao phu nhân trở nên khó coi:

- Tên nghiệt tử này, sao hắn cũng hồ đồ như vậy.

Lý Ngôn Khánh lắc đầu cười khổ:

- Trưởng Tôn Vô Kỵ ngươi nhớ rõ hôm nay ngươi làm khó ta sau này chớ trách ta ác độc....

Hắn nhắm mắt lại, giả làm một bộ mặt ngưng trọng.

Trưởng Tôn Vô Kỵ lập tức hô lên:

- Không cho phép dừng bước không tiến lên.

Lý Ngôn Khánh từng bước đi tới, tới bước thứ bảy thì mở mắt ra:

- Truyện văn chú hạ điều hồng phấn,

minh kính thai tiền biệt tác xuân.

Bất tu mãn diện hồn trang khước,

lưu trứ song mi đãi họa nhân!

(Dịch nghĩa:

Nghe đồn dưới nến màu hồng phấn,

Trước đài gương soi đừng trang điểm

Không cần để mặt mày giả trang,

Để lại đôi mi đợi người đến vẽ.

Tạm dịch thơ:

Ánh nến màu hồng phấn,

Trước gương ngừng sắc xuân

Đâu cần phải trang điểm,

Nét mi đợi lang quân)

Bài thơ này kể lại điển cố Trương Sưởng vẽ mi.

Thơ văn bên trong ý tứ không bàn mà hợp nhau, nói tới tính tình ngây thơ của Trưởng Tôn Vô Cấu.

Trưởng Tôn Vô Kỵ mặt mũi choáng váng cảm thấy hơi khó xử, không ngờ Lý Ngôn Khánh bảy bước thành thơ, thật sự là lợi hại.

Mọi người ở đây cũng đồng loạt hoan hô.

Thậm chí ngay cả Lô Tổ trước kia đối địch với Lý Ngôn Khánh cũng không nhịn được mà hò reo với bọn Tiết Thu:

- Nương tử mau ra đây.

- Khoan đã.

Bỗng từ trong đám người đi ra một thanh niên.

Lý Ngôn Khánh nhìn người này liền cười khổ:

- Hoành nghị, ngươi cũng làm khó ta sao?

Trịnh Hoành Nghị từ Trường An tới đây, hắn mỉm cười chắp tay với Lý Ngôn Khánh:

- Ngôn Khánh đại cai, đệ cũng không phải muốn làm khó huynh nhưng mà hôm nay trong ba nương tử hai người đã có thơ huynh cũng không thể nặng bên này nhẹ bên kia, Cốt Lan Đóa công chúa cũng cần phải có một bài thơ, vậy huynh cũng phải trong vòng bảy bước làm một bài, mong huynh không chối từ.

Người sáng suốt có thể nhìn ra Trịnh Hoành Nghị đang khiêu khích.

Tuy nhiên Lý Ngôn Khánh đã có thể hai lần bảy bước làm một bài thơ vậy tại sao không thể làm ở lần thứ ba?

Nếu thật vậy thì câu chuyện hôm nay sẽ là đề tài để người ta ca tụng.

Ngôn Khánh trở nên trầm mặc.

Hắn từ từ bước từng bước, bước đầu tiên sau đó là bước thứ hai, bước thứ ba.

Đột nhiên hắn ngừng lại cao giọng ngâm xướng:

- Tích niên tương khứ Ngọc Kinh du,

đệ nhất tiên nhân hứa trạng đầu.

Kim nhật hạnh vi Tần Tấn hội.

Tảo giáo loạn phượng hạ trang lâu.

(Dịch nghĩa:

Năm xưa vui bước tới Ngọc Kinh.

Không ngờ gặp được đệ nhất tiên nhân.

Hôm nay may mắn nên duyên Tần Tấn.

Sớm vui loan phượng trong chốn khuê phòng)

Ngôn Khánh cùng với Đóa Đóa có rất nhiều chuyện không muốn cho người khác biết làm bài thơ này đúng là hợp lý.

Lần này không cần phải hô to nữa, bài thơ vừa dứt, ba cánh cửa đồng thời mở ra, hiện ra ba vị nương tử duyên dáng yêu kiều.

Các nàng nhìn Lý Ngôn Khánh, ánh mắt tràn ngập niềm vui.

Ba vị nương tử leo lên đại kiệu.

Lý Ngôn Khánh cưỡi Tượng Long đi vòng quay ba cỗ đại kiệu ba vòng, sau đó đám người Hùng Khoát Hải đều kêu to lên:

- Khởi kiệu.

Trong chốc lát chiếc kiệu đã rời khỏi mặt đất.

Tuy nhiên hôn lễ chưa chấm dứt, trên đường đi nương tử cũng gặp khó khăn trắc trở.

Trải qua một canh giờ, đội ngũ đón dâu đã tới bên ngoài cửa thành Củng huyện, đối với đám người Tiết Thu, dĩ nhiên là muốn đòi lại mặt mũi lúc nãy bị làm khó ở Hào Đồi. Tiết Thu hô to một tiếng, đám người Diêu Ý, Đỗ Như Hối cũng ùa lên, ngăn chặn đội ngũ đón dâu:

- Mong nương tử tặng văn.

Theo tập tục truyền thống, cái này gọi là chướng xa văn, là lời mà nương tử thổ lộ với lang quân.

Lúc trước Lý Ngôn Khánh ở Hào Đồi ổ đã ba lần bảy bước làm thơ khiến cho mọi người phải sợ hãi kính phục.

Đỗ Như Hối bọn họ dĩ nhiên là hối hận, tiếc nuối vì đã bỏ qua trò đặc sắc như thế, phải biết rằng Lý Ngôn Khánh gần đây rất ít làm thơ, mà lần này lại làm liên tục ba tác phẩm xuất sắc khiến cho người ta phải sợ hãi thầm than. Cũng chính bởi vậy mà Đỗ Như Hối quả quyết không bỏ qua cho tam nữ.

Hiện tại đến lượt nhà trai đứng ra làm khó nhà gái.

Tuy nhiên ở sau đại kiệu, đám người Bùi Nhân Cơ ai cũng lộ ra vẻ tươi cười không hề lo lắng.

Có lẽ họ đối với tràng cảnh này cũng quen thuộc rồi.

Nhìn thấy những điều này... ai cũng sinh lòng cảm xúc.

Tuy nhiên mưu đồ của đám người Đỗ Như Hối không làm được.

Tam nữ đã sớm có chuẩn bị, vài ngày trước Bùi Thúy Vân làm chủ bút, viết ra ba bài văn.

Trưởng Tôn Vô Cấu ngây thơ, Đóa Đóa tính tình quả quyết giỏi giang nhưng không biết làm văn làm thơ, dù sao cũng không sánh được với Bùi Thúy Vân.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi