TÂM LÝ HỌC

Agoraphobia - Chứng Sợ Không Gian Rộng


Rời khỏi căn nhà mình đang ở là một điều đáng sợ với một số người. Chứng sợ không gian rộng là nỗi sợ tất những nơi nào mà một người khó trốn khỏi đó, bao gồm những không gian mở rộng lớn hoặc các đám đông, không gian trên các phương tiện đi lại.

Leaving home can be a reason to panic for some. Agoraphobia refers to a fear of any place where escape may be difficult, including large open spaces or crowds, as well as various means of travel.

9a16c7dc44a273fb3fcfb3c51d814e73
Nguồn: Hypnosis On Demand

Định nghĩa. Definition

Chứng sợ không gian rộng – agoraphobia, dịch từ tiếng Hy Lạp là "nỗi sợ nơi họp chợ", là một nỗi sợ và lo âu sâu sắc đối với một nơi chốn hoặc tình huống có thật hay giả định với khả năng trốn chạy khỏi đó khó khăn. Những người mắc chứng sợ này có thể né tránh những tình huống họ phải ở một mình khi ra khỏi nhà, hay di chuyển bằng xe hơi, xe buýt, máy bay, ở khu vực đông người, ở nơi không gian khép kín như rạp chiếu phim hoặc các cửa hàng, di chuyển trên các cây cầu hoặc trong thang máy.

Translated from Greek as "fear of the marketplace," agoraphobia involves intense fear and anxiety to a real or anticipated place or situation where escape might be difficult. People with agoraphobia may avoid situations such as being alone outside of the home, traveling in a car, bus, or airplane, being in a crowded area, being in enclosed spaces such as shops and cinemas, or being on a bridge or in an elevator.

Người bệnh sợ hãi những tình tình huống này vì họ nghĩ rằng rất khó thoát ra khỏi những nơi đó, đặc biệt khi có sự cố khẩn cấp xảy ra, hoặc nghĩ rằng mình sẽ bị hạn chế giúp đỡ nếu có bị các triệu chứng hoảng loạn hoặc bối rối ngượng ngùng. Sự bất an và căng thẳng dang cao có thể buộc họ phải có ai đó cùng đồng hành trong những lúc như vậy. Để được chẩn đoán mắc chứng sợ không gian rộng, tình huống gây sợ ở đây phải luôn gây ra sợ hãi và lo âu ở mức bất hợp lý so với nguy cơ thực sự có thể xảy ra, và những dấu hiệu lo lắng căng thẳng thường phải kéo dài ít nhất 6 tháng. Trường hợp nghiêm trong nhất, người bệnh hoàn toàn không thể ra khỏi nhà.

An individual with agoraphobia fears these situations because of thoughts that escape might be difficult in the event of an emergency, or that help might not be available if the person develops panic-like symptoms or other embarrassing symptoms. Such high discomfort and stress may require another persons company in such situations. For agoraphobia to be considered as a diagnosis, the agoraphobic situations must almost always create fear and anxiety that are out of proportion to the actual danger posed, and these signs of distress typically last for a minimum of six months. In its most severe form, people with agoraphobia are completely unable to leave their home.

Sad woman looking through the window
Nguồn: HealthCentral
Có khoảng 1.7% thanh thiếu niên và người trưởng thành bị chẩn đoán mắc chứng sợ không gian rộng. Phụ nữ có khả năng mắc cao gấp 2 lần nam giới. Lần khởi phát bệnh đầu tiên thường xuất hiện vào cuối giai đoạn thanh thiếu niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành, mặc dù căn bệnh này cũng có thể xuất hiện từ thời thơ ấu. Nhứng kiểu suy nghĩ thường gây sợ hãi và lo âu có xu hướng thay đổi theo độ tuổi: Trẻ thường sợ bị lạc, người lớn sợ gặp các triệu chứng hoảng sợ, và người cao tuổi hay sợ bị ngã. Chứng sợ không gian rộng thường đi kèm với các rối loạn lo âu khác (như rối loạn hoảng sợ hoặc một chứng sợ hãi cụ thể nào khác) và các rối loạn trầm cảm.

Approximately 1.7 percent of adolescents and adults are diagnosed with agoraphobia. Women are twice as likely as men to experience agoraphobia. Initial onset is typically in late adolescence or early adulthood, although agoraphobia can occur in childhood as well. The thoughts that usually cause fear and anxiety tend to change with age: Children often fear becoming lost, adults may fear experiencing panic-like symptoms, and older adults may fear falling. Agoraphobia often accompanies another anxiety disorder (such as panic disorder or a specific phobia) and depressive disorders.

Ở rối loạn hoảng sợ, cơn hoảng sợ tái diễn nhiều lần và người bệnh xuất hiện một nỗi sợ sâu sắc với việc bị hoảng loạn lần tiếp. Nỗi sợ này – được gọi là lo âu tự nguyện hoặc Sợ nỗi sợ – có thể hiện diện hầu như mọi lúc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh ngay cả khi cơn hoảng sợ không tiếp diễn. Đa phần mọi người bị rối loạn hoảng sợ đều cho thấy các dấu hiệu của chứng sợ không gian rộng và lo âu trước khi tiến đến rối loạn hoảng sợ.

In panic disorder, panic attacks recur and the person develops an intense fear of having another attack. This fear—called anticipatory anxiety or fear of fear—can be present most of the time and seriously interfere with the persons life even when a panic attack is not in progress. The majority of people with panic disorder show signs of agoraphobia and anxiety before developing panic disorder.

Thông thường, người bị chứng sợ không gian rộng thường "giới hạn" bản thân trong "vùng an toàn" bó hẹp ở nhà hoặc khu dân cư lân cận. Bất kỳ sự chuyển dịch nào ra khỏi lằn ranh của vùng an toàn này đều gây lo âu leo thang.


Typically, people with agoraphobia restrict themselves to a "zone of safety" that may include only the home or the immediate neighborhood. Any movement beyond the edges of this zone creates mounting anxiety.

Người bị chứng sợ không gian rộng có thể gặp khiếm khuyết nghiêm trọng vì bệnh lý này. Một số không thể đi làm, và họ có thể dựa dẫm nhiều vào các thành viên khác trong gia đình, những người này vừa phải làm các công việc mua sắm, chăm lo việc nhà cũng như hộ tống người bệnh trong những chuyến du hành hiếm hoi ra khỏi vùng an toàn của họ. Những người bị rối loạn này có thể không ra khỏi nhà được trong nhiều năm trời, kết quả là nhiều mối quan hệ tương tác xã hội bị hủy hoại. Theo ước tính, hơn một phần ba người bị chứng sợ không gian rộng không ra khỏi nhà và không thể đi làm.

People with agoraphobia can be seriously disabled by their condition. Some are unable to work, and they may need to rely heavily on other family members, who must do shopping and household errands as well as accompany the affected person on rare excursions outside the "safety zone." People with this disorder may become housebound for years, with resulting impairment of relationships. It has been estimated that more than one-third of people with agoraphobia do not leave their home and are unable to work.

Triệu chứng. Symptoms

Bệnh nhân xuất hiện nỗi sợ hoặc lo âu về: Fear or anxiety about:

– ra khỏi nhà một mình. being outside of the home alone

– sử dụng phương tiện giao thông công cộng. using public transportation

– ở một nơi khép kín (cửa hàng, rạp chiếu phim). being in enclosed places (stores, movie theaters)

– đứng xếp hàng hoặc ở trong một đám đông. standing in line or being in a crowd

– ở trong một không gian mở (chợ, bãi đậu xe) being in open spaces (markets, parking lots)

– ở những nơi khó trốn thoát. being in places where escape might be difficult

– chủ động tránh né tất cả các tình huống gây sợ hãi và lo âu. Active avoidance of all situations that provoke fear and anxiety

– Dần không thể ra khỏi nhà trong những khoảng thời gian kéo dài. Becoming housebound for prolonged periods

– Cảm thấy bị người khác tách biệt và ghẻ lạnh. Feelings of detachment or estrangement from others

– Cảm thấy bất lực. Feelings of helplessness


– Lệ thuộc vào người khác. Dependence upon others

– Lo âu hoặc bị hoảng sợ (lo âu ở mức cấp tính nghiêm trọng). Anxiety or panic attack (acute severe anxiety)

Một người có thể mắc chứng sợ không gian rộng nếu các triệu chứng xuất hiện không phải do những rối loạn và bệnh lý tâm thần khác. Thêm vào đó, thường thì những người bệnh cũng lạm dụng chất có cồn và các thuốc giảm đau, coi đó là một cách đối phó với những vấn đề đang gặp phải.

A person may be described as having agoraphobia if other mental disorders or medical conditions do not provide a better explanation for the persons symptoms. Additionally, it is common for people with agoraphobia to also abuse alcohol and sedative medication as a way of coping with their distress.

Nguyên nhân. Causes

Mặc dù vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ nhưng căn nguyên của hầu hết các rối loạn lo âu được đã được tập trung đào sâu hơn trong vòng một thập kỷ qua. Nói rộng hơn, khả năng xuất hiện bệnh lý lo âu có liên quan đến sự kết hợp giữa một loạt các yếu tố như trải nghiệm sống, các đặc tính tâm lý, và/hoặc yếu tố di truyền. Đặc tính di truyền trong chứng sợ không gian rộng được báo cáo là 61%, khiến người ta tin rằng căn bệnh có mối liên hệ lớn nhất với yếu tố di truyền quyết định khả năng mắc bệnh. Một số các yếu tố môi trường cũng được coi là có liên quan đến sự phát triển của chứng bệnh này, đó là việc một người có trải nghiệm sự kiện đau buồn (cha mẹ mất, bị tấn công hoặc hành hung) và lớn lên trong một gia đình thiếu sự ấm áp và mức bảo bọc con cái quá cao.

The etiology of most anxiety disorders, although not fully understood, has come into sharper focus in the last decade. In broad terms, the likelihood of developing anxiety involves a combination of life experiences, psychological traits, and/or genetic factors. Heritability for agoraphobia is reported to be 61 percent, making it the phobia most strongly linked to the genetic factor that represents predisposition to phobias. Some of the environmental factors that are known to be associated with the development of agoraphobia are experiencing stressful events (the death of a parent, being attacked or mugged) and being raised in a household characterized by little warmth and high levels of overprotection.

Điều trị. Treatments

Mục tiêu của điều trị là giúp người bệnh vận hành cuộc sống hiệu quả hơn. Sự thành công của điều trị thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh. Phương pháp giải cảm ứng có hệ thống, hay còn gọi là "liệu pháp tiếp xúc", là một kỹ thuật can thiệp hành vi dùng để điều trị các chứng sợ. Trong liệu pháp này, trị liệu viên sẽ yêu cầu người bệnh thư giãn, sau đó tưởng tượng ra những thứ tạo nên chứng sợ của mình, cùng đương đầu với cái ít đáng sợ nhất đến cái gây sợ hãi nhất. Trải nghiệm tiếp xúc thực tế theo cấp độ cũng được áp dụng giúp người bệnh vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Ở kỹ thuật này, người ta sẽ cho người bệnh trực tiếp tiếp xúc với các tình huống khó khăn ngoài đời thực, theo cấp độ từ ít đến cực kỳ nghiêm trọng. Ví dụ, một người bệnh được cho tiếp xúc với một vài người trước khi dành thời gian ở trong một nhóm lớn nhiều người để tập vượt qua nỗi sợ đám đông. Người bệnh sẽ làm việc với chuyên gia trị liệu để xây dựng những kỹ thuật đối phó với nỗi sợ như liệu pháp thư giãn và kỹ thuật thở. Mặc dù lý tưởng vẫn là cho tiếp xúc thực tế hay thực hành "ngoài phòng thí nghiệm", nhưng tiếp xúc dựa trên tưởng tượng cũng là một liệu pháp thay thế tạm chấp nhận được trong nhóm liệu pháp tiếp xúc nói chung. Điều trị chứng sợ không gian rộng bằng liệu pháp tiếp xúc sẽ giúp giảm lo âu và cải thiện tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống trên 75% tổng số ca bệnh.

The goal of treatment is to help the agoraphobic person function effectively. The success of treatment usually depends upon the severity of the phobia. Systematic desensitization, also called "exposure therapy," is a behavioral technique used to treat phobias. It is based on having the person relax, then imagine the components of the phobia, working from the least fearful to the most fearful. Graded real-life exposure has also been used with success to help people overcome their fears. This technique involves exposure to real aversive situations, progressing from less to more extreme situations. For example, a person might be in contact with a few people before they progressively spend time with large groups of people in order to overcome a fear of crowds. The individual will work with a therapist to develop coping strategies such as relaxation and breathing techniques. While "in-vivo" or real-life exposure is ideal, imagined exposure is an acceptable alternative in desensitization exercises. Treating agoraphobia with exposure therapy reduces anxiety and improves morale and quality of life within 75 percent of cases.

Các dạng trị liệu khác như liệu pháp can thiệp nhận thức, liệu pháp phản hồi sinh học, thôi miên, thiền, thư giãn hoặc liệu pháp cặp đôi cũng khá hữu ích cho một số bệnh nhân. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) là một phương pháp kết hợp liệu pháp nhận thức – liệu pháp giúp điều chỉnh hoặc chấm dứt các dạng thức suy nghĩ góp phần gây ra triệu chứng ở bệnh nhân, và liệu pháp can thiệp hình vi, hướng đến giúp bệnh nhân thay đổi hành vi của bản thân.

Other types of therapy, such as cognitive therapy, assertiveness training, biofeedback, hypnosis, meditation, relaxation, or couples therapy were found to be helpful for some patients. Cognitive behavioral therapy (CBT) is a combination of cognitive therapy, which can modify or eliminate thought patterns contributing to the patients symptoms, and behavioral therapy, which aims to help the patient change his or her behavior.

CBT nói chung cần thực hiện trong vòng ít nhất 8 đến 12 tuần. Một số người có thể phải cần nhiều thời gian điều trị hơn để học và thực hiện những kỹ năng mới học được. Loại trị liệu này, với tỷ lệ tái phát thấp, có hiệu quả trong việc loại trừ những cơn hoảng sợ hoặc giảm thiểu tần suất của chúng. Nó cũng làm giảm hiện tượng lo âu tự nguyện và thái độ tránh né các tình huống gây sợ hãi.

CBT generally requires at least 8 to 12 weeks. Some people may need more time in treatment to learn and implement their newly acquired skills. This kind of therapy, which is reported to have a low relapse rate, is effective in eliminating panic attacks or reducing their frequency. It also reduces anticipatory anxiety and the avoidance of feared situations.

Điều trị có thể khá phức tạp bởi một thực tế là bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc hẹn gặp bác sĩ do nỗi sợ hãi tồn tại trong họ. Để giải quyết vấn đề này, một vài trị liệu viên đã phải đến nhà của người bệnh để thực hiện các phiên can thiệp ban đầu. Thường trị liệu viên sẽ dẫn bệnh nhân đến các trung tâm mua sắm và những những nơi mà bình thường bệnh nhân vẫn tránh né để hỗ trợ, giúp bệnh nhân đối phó với nỗi sợ của mình.


Treatment may be complicated by the fact that patients have difficulty getting to appointments because of their fears. To address this issue, some therapists will go to an agoraphobic patients home to conduct the initial sessions. Often therapists take their patients on excursions to shopping malls and other places the patients have been avoiding, in order to provide support and help the patient cope with their fear.

Bệnh nhân sẽ được dần dần tiếp cận với tình huống gây sợ hãi, họ sẽ nỗ lực ở lại, không bỏ trốn dù lo âu trong họ tăng cao. Theo đó, bệnh nhân sẽ thấy rằng mặc dù cảm xúc này có thể cực kỳ đáng sợ nhưng chúng không nguy hiểm, và chúng sẽ qua đi. Mỗi lần cố gắng, bệnh nhân sẽ đối mặt với nỗi sợ trong phạm vi nhiều nhất họ có thể chịu đựng được. Người bệnh sẽ phát hiện ra rằng, với biện pháp tiếp cận từng chút một, cộng với sự động viên và tư vấn chuyên nghiệp của trị liệu viên, họ có thể dần làm chủ được nỗi sợ hãi và có thể đương đầu được với những hoàn tình hay tình huống mà trước đây dường như không thể đối với họ.

The patient approaches a feared situation gradually, attempting to stay in spite of rising levels of anxiety. In this way, the patient sees that as frightening as the feelings are, they are not dangerous, and they do pass. In each attempt, the patient faces as much fear as he or she can stand. Patients find that with this step-by-step approach, aided by the encouragement and skilled advice of therapist, they can gradually master their fears and enter situations that had previously seemed unapproachable.

exposure_therapy_by_erikrogers-d68fq63
Nguồn: Erik Rogers – DeviantArt
Nhiều trị liệu viên thậm chí còn giao "bài tập" cho bệnh nhân vào giữa các phiên can thiệp. Đôi khi bệnh nhân chỉ thực hiện một vài phiên tiếp xúc một-một với trị liệu viên, còn lại họ sẽ tự thực hiện có tham khảo sổ tay hướng dẫn.

Many therapists assign their patients "homework" to do between sessions. Sometimes patients spend only a few sessions in one-on-one contact with a therapist and continue to work on their own with the aid of a printed manual.

Thường thì bệnh nhân sẽ tham gia trị liệu nhóm với những người cũng đang cố gắng vượt qua chứng sợ không gian rộng giống họ, họ gặp nhau hàng tuần để thảo luận quá trình tiến bộ, động viên nhau và tiếp nhận hướng dẫn từ trị liệu viên.

Often the patient will join a therapy group with others striving to overcome agoraphobia, meeting with them weekly to discuss progress, exchange encouragement, and receive guidance from the therapist.

Điều trị bằng thuốc. Treatment with Medications

Bệnh nhân có xuất hiện các cơn hoảng sợ, là một trong các triệu chứng của chứng sợ không gian rộng có thể được kê toa thuốc để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tần suất và độ nghiêm trọng của những cơn hoảng sợ, và cũng để hạn chế tình trạng lo âu tự nguyện có liên quan. Khi bệnh nhân thấy mình gặp hoảng loạn với tần suất và độ nghiêm trọng thấp hơn, họ sẽ ngày càng dám thử thách bản thân hơn trong những tình huống gây căng thẳng trước đây.

Patients who experience panic attacks as part of their agoraphobia may benefit from a prescription medication to prevent panic attacks or reduce their frequency and severity, and to decrease the associated anticipatory anxiety. When patients find that their panic attacks are less frequent and severe, they are increasingly able to venture into situations that had previously been anxiety-provoking.

Các nhóm thuốc thường được sử dụng phổ biến nhất là thuôc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRIs), benzodiazepines liều công dụng cao, và Thuốc ức chế oxid monoamine (MAOIs). Chọn loại thuốc nào để sử dụng sẽ dựa trên việc cân nhắc các yếu tố an toàn, tính hiệu quả, và nhu cầu đặc thù của bệnh nhân.

The groups of medications most commonly used are tricyclic antidepressants, selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs), the high-potency benzodiazepines, and the monoamine oxidase inhibitors (MAOIs). Determination of which drug to use is based on considerations of safety, efficacy, and the personal needs of the patient.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng xuất hiện trước SSRIs và có tác dụng tương đương SSRIs trong điều trị các rối loạn lo âu trừ Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Imipramine là thuốc chống trầm cảm ba vòng được sử dụng phổ biến nhất để điều trị chứng bệnh này. Khi Imipramine được kê cho bệnh nhân, họ thường bắt đầu bằng liều thấp mỗi ngày, rồi tăng dần từ từ cho đến khi đạt đến liều hiệu quả. Khởi liều Imipramine chậm giúp giảm thiểu những tác dụng phụ như khô miệng, táo bón và tầm nhìn suy giảm.

Tricyclics are older than SSRIs and work as well as SSRIs for anxiety disorders other than OCD. Imipramine is the tricyclic most commonly used for this condition. When Imipramine is prescribed, the patient usually starts with small daily doses that are increased every few days until an effective dosage is reached. The slow introduction of Imipramine helps minimize side effects such as dry mouth, constipation, and blurred vision.

SSRIs thay đổi mức độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong não, chất này cũng tương tự như các chất dẫn truyền thần kinh khác, giúp các tế bào não giao tiếp với nhau.

SSRIs alter the levels of the neurotransmitter serotonin in the brain, which, like other neurotransmitters, helps brain cells communicate with one another.

Fluoxetine (Prozac), sertraline (Zoloft), escitalopram (Lexapro), paroxetine (Paxil), and citalopram (Celexa) là một số các thuốc SSRIs được kê toa phổ biến trong điều trị rối loạn hoảng sợ, Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và chứng ám ảnh sợ xã hội. SSRIs cũng được sử dụng để điều trị rối loạn hoảng sợ khi bệnh lý này xuất hiện kết hợp với rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Những loại thuốc này được khởi liều thấp và dần tăng lên cho đến khi tạo được hiệu quả điều trị.


Fluoxetine (Prozac), sertraline (Zoloft), escitalopram (Lexapro), paroxetine (Paxil), and citalopram (Celexa) are some of the SSRIs commonly prescribed for panic disorder, OCD, PTSD, and social phobia. SSRIs are also used to treat panic disorder when it occurs in combination with OCD, social phobia, or depression. These medications are started at low doses and gradually increased until they have a beneficial effect.

SSRIs có ít tác dụng phụ hơn các thuốc chống trầm cảm cũ (Thuốc chống trầm cảm ba vòng), nhưng đôi khi chúng cũng gây buồn nôn nhẹ hoặc bồn chồn trong lần đầu uống. Những triệu chứng này sẽ mất dần theo thời gian. Một số người cũng gặp một số vấn đề rối loạn chức năng tình dục khi uống SSRIs, điều này có thể được cải thiện bằng cách điều chỉnh liều hoặc đổi sang loại SSRI khác.

SSRIs have fewer side effects than older antidepressants (tricyclics), but they sometimes produce slight nausea or jitters when people first start to take them. These symptoms fade with time. Some people also experience sexual dysfunction with SSRIs, which may be helped by adjusting the dosage or switching to another SSRI.

Benzidiazepines liều công dụng cao là một nhóm thuốc được sử dụng hiệu quả trong điều trị lo âu. Alprazolam, clonazepam và loaepam là những thuốc thuộc nhóm này. Thuốc có tác dụng nhanh, có một vài tác dụng phụ khó chịu và được hầu hết người bệnh dung nạp tốt. Tuy nhiên, một số bệnh nhân, đặc biệt là những người có vấn đề lệ thuộc rượu bia và ma túy có thể trở nên lệ thuộc vào benzodiazepine.

The high-potency benzodiazepines are a class of medications that effectively reduce anxiety. Alprazolam, clonazepam, and lorazepam are medications that belong to this class. They take effect rapidly, have few bothersome side effects, and are well-tolerated by the majority of patients. However, some patients, especially those who have had problems with alcohol or drug dependency, may become dependent on benzodiazepines.

Điều trị bằng benzodiazepine công dụng cao thường kéo dài liên tục từ 6 tháng đến 1 năm. Một điểm trừ của thuốc này là bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng cai – khó chịu, yếu sức và những tác dụng không mong muốn khác – khi chấm dứt điều trị. Giảm liều từ từ nói chung có thể hạn chế những vấn đề này. Cơn hoảng sợ cũng có thể tái diễn sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Treatment with high-potency benzodiazepines is usually continued for six months to a year. One drawback of these medications is that patients may experience withdrawal symptoms—malaise, weakness, and other unpleasant effects—when the treatment is discontinued. Reducing the dose gradually generally minimizes these problems. There may also be a recurrence of panic attacks after the medication is withdrawn.

Trong các loại huốc ức chế oxid monoamine, một nhóm thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị rối loạn hoảng sợ, phenenelzine là loại sử dụng phổ biến nhất. Điều trị bằng phenelzine thường bắt đầu với một liều nhỏ mỗi ngày, liều sẽ tăng dần dần cho đến khi cơn hoảng sợ biến mất hoặc bệnh nhân đạt đến ngưỡng liều tối đa, khoảng 100mg/ngày.

Of the MAOIs, a class of antidepressants that have been shown to be effective against panic disorder, phenelzine is the most commonly used. Treatment with phenelzine usually starts with a relatively low daily dosage that is increased gradually until panic attacks cease or the patient reaches a maximum dosage of about 100 milligrams a day.

Sử dụng phenelzine hay bất cứ Thuốc ức chế oxid monoamine nào khác đều yêu cầu bệnh nhân phải tuân thủ chế độ ăn uống kiêng nghiêm ngặt vì có một số thức ăn, thuốc kê toa và một số chất bị lạm dụng có thể tương tác với loại thuốc này, gây tăng huyết áp đột ngột cực kỳ nguy hiểm. Tất cả bệnh nhân uống Thuốc ức chế oxid monoamine nên tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ liên quan đến chế độ ăn kiêng và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc kê toa hoặc không kê toa nào.

Use of phenelzine or any other MAOI requires the patient to observe exacting dietary restrictions, because there are foods and prescription drugs and certain substances of abuse that can interact with the MAOI to cause a sudden, dangerous rise in blood pressure. All patients who are taking MAOIs should obtain their physicians guidance concerning dietary restrictions and should consult with their physician before using any over-the-counter or prescription medications.

Điều trị kết hợp. Combination Treatments

Một vài bệnh nhân mắc các rối loạn lo âu cũng có thể được điều trị hiệu quả bằng cách kết hợp hoặc sử dụng liên tiếp cả liệu pháp điều trị tâm lý và dùng thuốc. Điều trị kết hợp được cho là nhanh chóng khiến bệnh nhân cảm thấy thoải mái, hiệu quả cao và tỷ lệ tái phát thấp.

Some patients with anxiety disorders may benefit from the combination or sequential use of psychotherapy and pharmacotherapy treatment modalities. The combined approach is said to offer rapid relief, high effectiveness, and a low relapse rate.

Tối ưu hóa kết quả điều trị. Ways to Make Treatment More Effective

Nhiều người mắc rối loạn lo âu cũng có thể cải thiện tình hình bằng cách tham gia các nhóm tự lực hoặc nhóm hỗ trợ, nơi đó họ chia sẻ vấn đề của mình và những thành tích đạt được trong quá trình điều trị với người khác. Trao đổi với một người bạn đáng tin cậy hoặc bạn thân có thể hỗ trợ bệnh nhân, nhưng cách này không thay thế được sự can thiệp và chăm sóc từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Many people with anxiety disorders benefit from joining a self-help or support group and sharing their problems and achievements with others. Talking with a trusted friend or confidante can also provide support, but it is not a substitute for care from a mental-health professional.

Kỹ thuật quản lý căng thẳng và phương pháp thiền có thể giúp người bệnh rối loạn lo âu bình tâm hơn và có thể giúp cải thiện hiệu quả điều trị. Tập thể dục nhịp điệu cũng có thể giúp bệnh nhân cảm thấy bình tâm. Caffeine, một số ma túy bất hợp pháp và thậm chí một số loại thuốc cảm không kê toa có thể làm trầm trọng các triệu chứng của rối loạn lo âu nên bệnh nhân cần tránh các thuốc này. Kiểm tra lại với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc phụ kèm nào.


Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi