THÀNH TIÊN - MỄ HOA

Ta và Văn Cảnh cứ thế đi bộ về nhà.

Sau khi đẩy cửa sân, ta thấy hắn bước lên trước một bước, ánh mắt lướt qua sân, rồi thần sắc bỗng thay đổi.

Đang không hiểu chuyện gì xảy ra, thì hắn đã nhanh chóng vào nhà, rồi lại đi ra.

"Nhà có trộm." Hắn trầm giọng nói.

Ta nhíu mày, nhìn quanh bốn phía, nhưng không thấy thiếu thứ gì: "Mất gì vậy?"

"...Yếm." Giọng hắn bỗng trở nên rất nhỏ, mím môi, vẻ mặt có chút không tự nhiên.

"Hả?"

"Tỷ tỷ vốn có ba chiếc yếm, một chiếc màu đỏ hải đường, một chiếc thêu hoa sen, còn có một chiếc thêu hình chim phượng xuyên mẫu đơn bằng chỉ vàng, chiếc mà đệ giặt sáng nay là chiếc phượng xuyên mẫu đơn, vốn phơi trên dây, giờ không thấy đâu nữa."

"Vừa rồi đệ xem xét khắp nhà, chỉ thiếu mỗi chiếc yếm đó."

Ta tức giận nói: "Tên trộm nào mà đến cả yếm cũng trộm, thật đáng ghét."

Văn Cảnh mím môi, ánh mắt nặng nề nhìn về phía nhà họ Tào cách một bức tường.

Ta lập tức hiểu ra, là Tào Nhị Ngưu.

Tính ra, Tào Đại Ngưu đã điên được tám năm rồi.

Ban đầu ta nghĩ, cứ để hắn ta điên một thời gian, nếu nhà bọn họ về sau an phận thủ thường, không còn ức h.i.ế.p dân làng nữa, thì chữa khỏi cho hắn cũng không sao.

Thực ra nhà bọn họ không hề an phận.

Tào thị vẫn là một người lòng dạ xấu xa, không thể nhìn nổi ai tốt hơn mình.

Tào Nhị Ngưu đúng là đã an phận được vài năm, sau đó lại bắt đầu lén lút trộm cắp vặt.

Nhà họ Tào có ba đứa con gái, đã gả đi hai đứa, còn lại một đứa nhỏ tuổi tên là Quế Hoa, suốt ngày ở nhà giặt giũ nấu cơm, nghe mẹ sai bảo.

Quế Hoa nhỏ hơn Văn Cảnh bốn tuổi.

Ta từng rất thương nàng ta, nhân lúc Tào thị không có nhà, bèn cho nàng ta hai cái bánh bao vừa hấp xong.

Kết quả tối hôm đó, Tào thị và Nhị Ngưu khiêng nàng ta đến, vừa khóc vừa làm ầm ĩ lên đòi công đạo.

Mụ ta còn gọi cả trưởng thôn đến phân xử, một vài người dân cũng đi theo xem náo nhiệt.

Tào thị nói, Quế Hoa ăn hai cái bánh bao của ta, rồi trợn trắng mắt, không cử động được, rõ ràng là trúng độc.

Mụ ta muốn tống tiền ta năm lượng bạc.

Ta bị sự vô liêm sỉ của mụ ta làm cho kinh ngạc, đang định nói cho mụ ta biết, ta và Văn Cảnh đều đã ăn bánh bao, không làm sao cả.

Bên này Văn Cảnh đã cười gằn một tiếng, cầm một con dao, ngồi xổm xuống trước mặt Quế Hoa.

Tào thị hét lớn: "Ngươi làm gì vậy?"

Hắn nói: "Ả ta đã trợn trắng mắt rồi, chắc chắn không sống nổi nữa. Chi bằng m.ổ b.ụ.n.g moi gan ả ra, tìm hai cái bánh bao kia xem thử có độc hay không."

Lời còn chưa dứt, hắn đã vung đao xuống.

Quế Hoa sợ quá, nhảy dựng lên, vừa chạy vừa kêu: "Mẹ ơi!"

Dân làng đứng xem cười ồ lên.

Trưởng thôn mắng Tào thị một trận rồi phạt mụ hai lạng bạc.

Một lạng bồi thường cho ta và Văn Cảnh, bởi vì Văn Cảnh giờ đã là tú tài trong huyện, được Trình cử nhân để mắt tới.

Một lạng còn lại là tiền công đi lại của trưởng thôn.

Đúng vậy, đường từ đầu thôn Tây sang đầu thôn Đông xa như vậy, ngài ấy không quản ngại khó nhọc, thuê hẳn hai người khiêng đến đây.

Tào thị khóc lóc kêu gào rằng mình không có tiền, hai lạng bạc chẳng khác nào lấy mạng mụ.

Trưởng thôn cười lạnh: "Vậy thì lấy hoa màu trong ruộng nhà ngươi mà trừ."

Mụ ta càng khóc dữ dội hơn.

Vở kịch ồn ào qua đi, mọi người cũng giải tán.

Văn Cảnh nhìn ta cười, nghiêm mặt nói: "A tỷ, người xưa có câu "Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh”. (*Đại ý rằng, nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ dư dả niềm vui) nhưng điều đó chỉ đúng khi người ta đối xử tốt với người tốt. Con gái nhà họ Tào, lớn lên trong cái gia đình như thế, tỷ nghĩ nàng ta là người lương thiện được sao?"

Phải thừa nhận là Văn Cảnh nói đúng.

Hắn nghi ngờ kẻ trộm yếm là Tào Nhị Ngưu cũng không phải không có lý.

Mấy năm nay, Văn Cảnh dần lớn lên, lại còn học được kiếm pháp, Tào Nhị Ngưu đã không còn dám trèo tường vào nhà ta ăn trộm nữa.

Nhưng quan hệ giữa nhà ta và nhà họ Tào chưa bao giờ tốt đẹp.

Năm ngoái, khi Văn Cảnh thi đậu tú tài, Tào thị vốn luôn ghen ghét nhà ta bỗng dưng thay đổi thái độ, dẫn theo bà mối đến cửa.

Bà ta cười nói ta mười sáu tuổi đến làng, một mình nuôi nấng Văn Cảnh khôn lớn, vất vả trăm bề.

Giờ Văn Cảnh đã thi đậu tú tài, coi như khổ tận cam lai, nhưng ta cũng đã hai mươi tư tuổi rồi, vẫn chưa lấy chồng, thành gái lỡ thì.

Con trai thứ hai của bà ta vừa lúc cũng chưa vợ, nhỏ hơn ta những ba tuổi, lại thông minh lanh lợi.

Nhị Ngưu nhìn trúng ta, nói không chê ta lớn tuổi, nguyện ý cưới ta.

Bà ta thấy ta cũng siêng năng cần cù nên đồng ý mối hôn sự này, bằng lòng cho ta gả qua.

Mụ Tào vừa mở miệng ra là lải nhải không ngớt, lời ra tiếng vào đều bảo ta ế chồng, Nhị Ngưu kia để mắt tới ta là phúc phận của ta rồi.

Văn Cảnh cười lạnh một tiếng, từ trong nhà bước ra, tay cầm thanh kiếm sáng loáng.

Hắn nói: "Ngươi là cái thứ gì, cóc ghẻ nơi nào đến, tỷ tỷ ta lấy ai, có đến lượt ngươi nhiều lời sao?”

"Chuột còn có da, người sao lại chẳng có lễ nghĩa, người mà không có lễ nghĩa, sống trên đời làm gì cho chật đất? Ngươi, mụ đàn bà lòng lang dạ sói, sống uổng phí cơm gạo, hôm nay ta phải cắt lưỡi ngươi, đem cho chó ăn."

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi