THẬP NIÊN 70: XUYÊN THÀNH BẠN THÂN NỮ CHÍNH

Kỳ thật, ý của mẹ kế nguyên chủ là không muốn cho cô xuống nông thôn mà muốn tìm một người đàn ông rồi gả cô đi, như thế trong nhà sẽ thu được một khoản tiền sính lễ, về sau còn có thể giúp đỡ em trai nguyên chủ. Hơn nữa, bà cũng đã tìm xong đối tượng cho nguyên chủ rồi, là một người đàn ông đã có một đời vợ, là quản lý của nhà xưởng, lại còn chưa có con cái gì, điều kiện gia đình không tệ. Đương nhiên, mẹ kế tìm người đã qua một đời vợ là bởi vì đàn ông kết hôn lần hai mà cưới được hoàng hoa khuê nữ* sẽ đưa nhiều sính lễ hơn, hơn nữa, đối phương cũng là người có chức có quyên.

*Cô gái chưa chồng, còn trinh trắng

Lúc này là thập niên bảy mươi, người kia điều kiện tốt, nghe nói có thể đưa đến 500 đồng tiền sính lễ, mẹ kế lập tức động tâm.

Lúc mẹ kế bàn chuyện này với cha của nguyên chủ bị nguyên chủ nghe được, nguyên chủ hoảng sợ, chạy đi tìm mẹ ruột, mẹ ruột nguyên chủ bày cách cho cô, bảo cô xuống nông thôn, như thế thì Lâm gia cũng không quản được cô nữa. Bằng không, con gái còn ở Lâm gia, chồng trước muốn gả cô đi, bà làm mẹ nhưng đã tái giá với người khác cũng không can thiệp được.

Vì thế, nguyên chủ xuống nông thôn.

Cha nguyên chủ và mẹ kế biết chuyện này xong cực kì tức giận, 500 đồng sính lễ cứ thế không cánh mà bay, không tức chết mới là lạ. Cho nên, lúc nguyên chủ xuống nông thôn họ không chuẩn bị cái gì cho cô hết. May mà nguyên chủ có người mẹ tốt, tiền và tem phiếu đều chuẩn bị cho cô không ít. Mẹ ruột nguyên chủ không vì việc sinh nguyên chủ mới khiến bà không thể có con nữa mà ghét bỏ cô, tính cách bà vốn đã nhu hòa, đối xử với con gái không tệ, hơn nữa cô là đứa con duy nhất của bà nên càng yêu thương cô hơn.

Tuy rằng cuộc sống với chông mới cũng rất tốt nhưng bà luôn nghĩ, sau này già rồi vẫn phải nương tựa vào cô con gái này, vì thế, bà lại càng đối xử tốt với cô.

Hiện tại con gái xuống nông thôn, bà lo con sống không được tốt, mỗi hai tháng lại viết thư và gửi tiên xuống cho cô, số tiền không nhiều lắm, đều là tiên bà tiết kiệm mỗi ngày và làm thêm việc vặt kiếm được, hai tháng có thể gửi 5 đồng, thực ra thế này đã là tốt lắm rồi.

Nguyên chủ là người tiết kiệm, xuống nông thôn hai tháng, bao nhiêu tiền và tem phiếu mẹ ruột cho cô đều không nỡ dùng.

Mà lần này, Lâm Dư Dư tỉnh lại liền ở bên một dòng suối nhỏ, cô đang giặt quân áo giúp nữ chính Lâm Yến. Căn cứ theo ký ức của nguyên chủ, đây là lần đầu tiên Lâm Dư Dư giặt quần áo cho Lâm Yến, bởi vì dì cả của Lâm Yến tới, đau bụng, không thể xuống nước giặt quần áo. Nhưng quần áo là lần đầu tiên giặt, những việc khác để giúp Lâm Yến thì đã làm không ít lần. Đương nhiên, Lâm Yến là nữ chính, tác giả sẽ không viết ra nữ chính tam quan bất chính*, cho nên nguyên chủ giúp Lâm Yến làm việc, Lâm Yến sẽ dùng đồ ăn bồi thường cho nguyên chủ, kể cả như sữa bột cũng từng có.

*Tới kỳ sinh lý thường gọi là "dì cả tới".

** Tam quan là từ dùng trong triết học, gôm Thế giới quan, Nhân sinh quan, Giá trị quan. Tam quan bất chính có thể hiểu nôm na là tư tưởng không ngay thẳng, không theo chính nghĩa, mang ý xấu về cách làm người, suy nghĩ, tư tưởng, đối nhân xử thế.

Lâm Dư Dư cũng không có thành kiến với nữ chính Lâm Yến, dùng đồ của mình đổi sức lao động của người khác, kẻ muốn cho người muốn nhận, đây là một giao dịch hết sức công bằng.

Nếu Lâm Dư Dư là nguyên chủ, cô có thể dùng sức lao động để đổi lấy đồ vật, nhưng bảo cô đi giặt quần áo cho Lâm Yến giống như nguyên chủ thì cô không làm được. Đặc biệt là lần này dì cả của Lâm Yến tới, trên quần vẫn còn vết máu.

Sau khi Lâm Dư Dư đã sắp xếp suy nghĩ rành mạch, lòng bàn chân bị trượt một cái, ngã xuống nước. Cô biết bơi, muốn lăn lộn, giãy giụa trong nước một lúc rồi tự bò lên bờ. Cô không muốn dùng thân phận của nguyên chủ chậm rãi thay đổi chính mình, nguyên chủ tính cách hướng nội, thật thà, mà cô lại liều mạng giết tang thi mới sống sót, tính cách tương đối quyết đoán, mà cô lại không phải diễn viên, không bắt chước được nguyên chủ.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi