THẬP NIÊN 80: EM GÁI CỦA NAM CHỦ TRONG NIÊN ĐẠI VĂN ĐÃ TRỞ LẠI

Đó là những thợ thủ công có sẵn.

Giai đoạn đầu không cần tuyển công nhân nữa.

Triệu Kiến Đông cảm thấy Hoàng Long Nghị này có đầu óc rất thông minh, vô cùng linh hoạt.

“Bảo sao người ta có thể làm ông chủ được, còn anh chỉ có thể dựa vào em mà kiếm miếng ăn.” Triệu Kiến Đông không cười nhạo Hoàng Long Nghị nữa.

Hoàng Long Nghị dìu mẹ anh ấy, sau khi tham quan nhà máy xong, mới đến trước mặt Ôn Độ, nắm lấy tay cậu nói: “Anh thực sự không biết phải nói cảm ơn thế nào. Vẫn là câu đó, có việc gì em cứ tìm anh, chỉ cần là việc anh có thể làm được, chắc chắn sẽ giúp em hoàn thành.” 

Ôn Độ mỉm cười nói: “Vậy em ghi nhớ nhé.”

“Phải ghi nhớ đấy.”

Hoàng Long Nghị Muốn mời Ôn Độ ăn cơm, nhưng Ôn Độ từ chối.

“Cuối năm đến nơi rồi, nhà máy của anh chọn ngày lành để khởi công đi. Em cũng phải về sớm để đón Tết. Người nhà đang đợi em.” Ôn Độ lấy được số tiền cuối cùng từ Hoàng Long Nghị, rồi cùng Triệu Kiến Đông ra về.

Lúc đi còn giả vờ như không nhìn thấy Cảnh Duy Châu.

Khi ra khỏi nhà xưởng, Triệu Kiến Đông quay đầu nhìn không thấy ai theo sau mới hỏi Ôn Độ: “Chúng ta cứ đi như vậy sao?”

“Anh nhớ kỹ câu này, vội vàng kho" buôn bán.”

Ôn Độ làm kinh doanh, dựa vào uy tín, dựa vào khả năng thực sự, và cũng dựa vào thủ đoạn.

Ôn Độ chính là chỗ dựa của Triệu Kiến Đông, Ôn Độ bảo đi về hướng đông, anh ấy tuyệt đối không đi về hướng tây. Anh ấy theo sau Ôn Độ, bảo đi đâu là đi đó. Trên đường trở về, hai người còn mua rất nhiều rau tươi.

Những thứ này không phải để cho công nhân ăn, mà là cho bọn họ.

Ôn Độ cho công nhân nghỉ ba ngày.

Làm việc liên tục trong thời gian dài như vậy mà không được nghỉ ngơi. Dù đã quen với công việc, nhưng bọn họ cũng không chịu nổi.

Mấy ngày này, Triệu Hiểu Phi không cần phải nấu cơm cho nhiều người nữa, công nhân sẽ tự lo bữa ăn. Những ngày này đều có tiền công, chỉ là không bao cơm.

Lúc về đến nhà, Triệu Hiểu Phi đã nấu cơm từ lâu và đang rửa rau.

Thấy bọn họ xách về rất nhiều rau tươi, nên chị ấy quyết định nấu món mời từ những rau tươi này. Chị ấy biết Ôn Độ có một thói quen cứ mua đồ gì về là phải chế biến ngay lập tức.

Ôn Độ lên tầng, bắt đầu thu dọn đồ đạc.

Sau khi thu dọn xong, cậu xuống nhà. Xách theo một cái túi, frong tay còn cầm một cuốn sổ và một cây bút.

Triệu Kiến Đông thấy cậu ra ngoài, ngạc nhiên hỏi: “Em định đi đâu vậy?”

“Đi phát lương cho công nhân. Sắp đến Tết rồi, nên trả tiền cho bọn họ trước.” Trước đó Ôn Độ đã nói là hôm nay nghiệm thu công trình, đạt yêu cầu thì sẽ trả lương.

Rất nhiều người nhà ở khu vực gần đây đều chưa về quê.

Ngoại tỉnh thì càng không muốn đi, sợ rằng Ôn Độ sẽ trốn mất, phải thủ ở đây.

Cơm còn một lúc nữa mới xong, nên Ôn Độ đi phát tiền cho công nhân.

Triệu Kiến Đông mặc áo khoác ngắn vào rồi đi theo Ôn Độ.

Lúc hai người đến nơi, công nhân đều chưa ăn cơm, tất cả đều mệt mỏi ngồi trong sân, không kho" để nhận thấy sự lo lắng trên khuôn mặt họ.

Mọi người đều mong làm xong việc để nhận tiền. Nhưng một xu cũng chưa nhận được, trong lòng mọi người đều không yên tâm.

Bọn họ có mấy chục công nhân, mỗi người hơn trăm đồng, tổng cộng lại cũng không ít tiền.

Sắp đến Tết rồi, bọn họ còn mong mang tiền về nhà để có một cái Tết vui vẻ.

Nếu Ôn Độ cầm tiền chạy mất, bọn họ không biết đi đâu mà đòi.

Lúc này thấy Ôn Độ, tất cả mọi người đều mở to mắt nhìn, vì họ đều thấy chiếc túi mà Ôn Độ đang cầm trên tay.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi