THIÊN MỆNH KHẢ BIẾN

- Từ từ... Từ từ đã... Não anh thiếu oxi quá...

Quang cảm thấy nhức đầu. Càng ngày, hắn càng tìm hiểu được những thông tin nhức não. Rốt cuộc hắn đang tìm kiếm cái gì đây. Thánh Nữ, Tỳ Bà Cầm, Hắc Y Hội, Đại Thư viện, và Ám Hành Sứ Giả.

Ám Hành Sứ Giả.

Càng ngày, hắn càng cảm thấy thứ danh hiệu được trao cho mình này, không chỉ đơn thuần là một danh hiệu.

Suốt 3000 năm qua, Ám Hành Sứ Giả luôn được biết tới như một trợ thủ đắc lực nhất của Nam Đế, âm thầm hỗ trợ Đại Nam vượt qua những giai đoạn khó khăn.

Nhưng chỉ khi Đại Thư viện thứ 7 chuẩn bị tái xuất, khi tất cả những Chí tôn đều điên cuồng chuẩn bị cho cơn đại chiến sắp đến, thì cái danh xưng Ám Hành Sứ Giả này bỗng trở nên có sức nặng vô cùng.

Đốt cháy Đại Thư viện Visshala, đánh chìm Đại Thư viện thứ 7, là do Vương Thái Tổ.

Lấy đi Tỳ Bà Cầm, cũng là Vương Thái Tổ.

Sáng lập nên Đại Nam Đế Quốc, cũng là Vương Thái Tổ.

Nhấn chìm Tân Lục Địa xuống biển, cũng là Vương Thái Tổ.

Truyền thừa lại huyết mạch Vương tộc, cũng là Vương Thái Tổ.

Xoay quanh con người này, có quá nhiều giai thoại. Ông ta xuất hiện sáng loà như một vì tân tinh, và để lại những dấu ấn quá đậm nét lên lịch sử. Nhiều lúc, Quang nghi ngờ rằng một tổ tiên sáng chói như vậy sao lại đẻ ra một thằng hậu duệ mờ nhạt như mình.

Nhưng song song với những giai thoại, lại là những nghịch lý.

Dòng máu Vương tộc suốt 3000 năm qua đều phong quang vô hạn, được cả thế giới chú trọng nghiên cứu, theo dõi, ngưỡng mộ, bái phục. Điểm mạnh và điểm yếu của nó đã trở thành giấy mực để phân tích và tranh cãi hàng nghìn năm bởi các nhà khoa học.

Liệu huyết mạch của rồng là có thực? Liệu tài năng bẩm sinh trong Khoa học và Thể chất là có thực? Liệu sự yếu kém đến mức thảm hại về Văn học Nghệ thuật không phải chuyện bịa? Liệu thứ huyết mạch này có thể truyền qua hàng ngàn năm mà vẫn bảo tồn được những đặc tính của nó?

Ít ra thì mọi người đều nhất trí một điều, rằng tộc nhân Vương tộc sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu ấy, đều là di truyền từ Vương Thái Tổ.

Một vị anh hùng trong Sử sách, tay trái bắt lấy bầu trời, tay phải nắm lấy mặt đất, giẫm một cái làm rung chuyển một lục địa, giương đôi tay là bắn cháy cả bầu trời. Một con người quyết đoán, tàn nhẫn, lạnh lùng, tỉ mỉ, và thông minh tuyệt trần, lại là một Nghệ nhân? Lại biết chơi đàn? Lại biết cùng ngắm tranh và đàm thi hoạ với giai nhân bên dòng Mẫu Hà?

Và vì sao trong mọi giai thoại về ông ta, cũng như lịch sử của thế giới này, đều chỉ thấy ánh sáng của Vương Nhất Quan, mà không hề có hình bóng của Ám Hành Sứ Giả đời đầu tiên? Cũng chính là người em song sinh của ông ta?

Hoàng Bích Như là hậu duệ của họ Hoàng, một dòng họ có địa vị đặc thù tại Bắc Hà. Câu chuyện của cô ta, là câu chuyện truyền lại qua các thế hệ, nếu không phải vì Quang, có lẽ Bích Như sẽ không kể. Nhưng đến chính Bích Như còn không hề nhắc tới Ám Hành Sứ Giả, chứng tỏ câu chuyện về con người này còn khó để tìm hiểu hơn Quang vẫn nghĩ.

Người duy nhất nhắc tới Ám Hành Sứ Giả, chỉ có cô ta. Thánh Nữ. Và điều này hé lộ cho hắn rất nhiều mối liên hệ khác.

- Tỳ Bà Cầm, phải chăng không chỉ đơn giản là một món Thần Khí? - Hắn chợt hỏi.

- Hả??? - Bích Như giật mình.

- Bắc Hoàng dù có là người nặng tình, cũng không đến mức bắt cả đời con cháu mình phải tận tuỵ chỉ vì mối tình của riêng hắn. Rồi Hà Chí Thương tận tâm tận lực chạy tới Hải Thành, chẳng lẽ chỉ vì một món Thần Khí đòi lại giùm tổ tiên? Một món Thần Khí có thể bảo vệ được một Đế quốc, nhưng không đến mức “thay đổi hoàn toàn cách cục thế giới” như vậy. Và đột nhiên sau 3 ngàn năm, người ta mới phát điên vì nó như vậy. Có lẽ, nó mang một bí mật sâu xa hơn, một bí mật mà đến tận bây giờ, Chí Tôn Cường giả Hà Chí Thương mới phát sốt vì nó.

- Ý anh nói, là tên đó đã dùng cái chuyện “đòi lại Bảo vật cho tổ tiên” để dụ em tới đây?

- Đúng rồi đó cô bé ngây thơ ạ. Thứ hắn ta nhắm tới, chẳng phải là Tỳ Bà Cầm đâu, mà là bí mật để chiếm hữu Đại Thư viện mà Vương Thái Tổ 3000 năm trước đã nghĩ ra!
Chuyện trên đời, không có thật, cũng không có ảo. Nhìn theo từng góc nhìn, lại thấy được một sự thật mà ta chưa từng nghĩ tới.

Kính Hoa Thuỷ Nguyệt, là câu ngạn ngữ ra đời từ câu chuyện của người dân Thuỷ Liên trấn, về một ca kĩ si tình chờ đợi một kẻ phụ bạc, cuối cùng héo mòn mà chết.

- Nhiều người nghĩ, Kính Hoa Thuỷ Nguyệt là nói về huyễn mộng ngu khờ, giống như Hoàng Bích Liên ngày ấy. Nhưng chị lại nghĩ, câu đó là nói về hi vọng. Một thứ hi vọng mong manh trong đêm tối. Hoàng Bích Liên có thể đợi chờ lâu đến thế, là nhờ mỗi đêm đều ngắm ánh trăng dưới mặt nước, để tự lấy thêm động lực mà tiếp tục chờ đợi. Khi sự chờ đợi vượt quá sức chịu đựng của thể xác, bà ấy thà hoá thành bông sen, hoá thành cây đàn để còn cất lên câu ca, chứ nhất định không thôi chờ đợi.

- Em chưa hiểu lắm. - Văn nghe xong câu chuyện, chợt có ý kiến.

- Sao vậy?

- Câu chuyện này, thì liên quan gì tới kĩ thuật chiến đấu mà thầy Châu muốn em học?

- Đinh Kiến Châu? - Cầm Dạ Nguyệt hỏi với giọng hoài nghi. - Lão ta có liên quan gì tới mày mà lại muốn dạy mày học?

Văn lắc đầu.

- Em chả biết nữa. Nhưng Kính Hoa Thuỷ Nguyệt, liệu có phải một loại ảo giác không? Mê hoặc đối thủ, để hắn không phân biệt được thật giả, sau đó ra đòn?

- Mày đừng có hỏi chị! Chị không rành mấy trò đánh đấm bạo lực ấy đâu!

- Ủa chứ sao chị được xưng tụng là Tứ Đại Thiên Vương của Kình Ngư vậy?

Nguyệt phì cười.

- Nếu có cơ hội sẽ cho nhóc thấy.
- Ta có mua cho cháu 2 con gấu bông, với lại ít kẹo mút. Con gái tuổi cháu chắc thích mấy thứ này?

Ra ngoài khoảng 3 tiếng đồng hồ, hắn ta trở lại với mấy món đồ này. Hắn quơ quơ trước mặt Linh như đang dỗ trẻ con.

- Đồ điên! Tôi đang đói muốn chết đây! Ăn mấy cái kẹo mút này sao đầy bụng được? Ông có kinh nghiệm đi bắt cóc không vậy? Bắt được đối tượng thì phải chăm sóc cho tử tế chứ? Lỡ mất giá thì sao? Chưa kể tới khách hàng, nếu là người nhà muốn đòi tiền chuộc, thì người ta cũng cần biết tình hình con em mình ra sao chứ?

Hắn nghệt mặt ra.

- Cô bé sao có nhiều kinh nghiệm như vậy?

- Ông ngoại dạy tôi đấy! - Linh vênh mặt lên tự hào.

- Ông ngoại cô bé là ai?

- Trời ạ! Là Phạm Viết Phương. Tôi đã nói hồi nãy rồi còn gì? Chú bị đãng trí à?

- Ta không ấn tượng lắm nên quên rồi. Tên Đại Nam khó nhớ bỏ xừ!

- Đến Phạm Viết Phương mà chú còn không ấn tượng?! Chú có máu mủ gì với Vương Thành Văn không vậy? Cả hai đều từ trên trời rơi xuống à?

- Vương Thành Văn thì ta nhớ. Bạn của Itou Takezawa.

- Vậy chú còn nhớ được tên ai nữa?

- Fujiwara Tadatoshi.

- Ủa? Là ai vậy?

- Chẳng biết nữa. Cái tên ấy in hằn trong đầu ta từ quá lâu rồi.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi