THIÊN TỐNG

Hai bên tranh luận hoàn tất, bắt đầu bỏ phiếu. Lần bỏ phiếu này khá tiên tiến, thẻ đen - trắng để biểu quyết. Phía đồng tình sẽ cầm thẻ trắng bỏ vào trong ang, phía phản đối thì cầm thẻ đen. Sau cùng sẽ dựa vào số lượng thẻ đen, thẻ trắng có ở trong ang mà đưa ra câu trả lời.

Triệu Ngọc thể hiện một thái độ dường như rất khách quan, nhưng đã có thể nói rõ vấn đề, nên lần bỏ phiếu này nàng không có hồi hộp, hay lo lắng gì, thẻ đen có ưu thế tuyệt đối, không sắc lập Trữ Quân.

Bãi triều, Triệu Ngọc rời đi. Một Vương Gia rất bất mãn, nói:

"Đây là ý gì chứ?"

Một đại thần đi sau nói:

"Tuy bản triều không lấy lời để trị tội, nhưng thái độ của Vương Gia với Hoàng Thượng hình như quá bất kính rồi."

"Ngươi là ai?"

"Thanh Nghị Đại Phu Trần Đông."

Trần Đông nói:

"Vương Gia không cần nổi giận, lời hạ quan nói đều là sự thật."

Trần Đông căn bản không úy kỵ, các Vương Gia xung quanh nhìn hắn một cái, mọi người đều không can thiệp vào màn tranh cãi nhỏ này, sôi nổi bãi triều. Một tên lão Vương Gia nói:

"Lão Thập Lục, ngươi còn không nhìn ra sao? Hoàng Thượng muốn hạn chế quyền hạn của chúng ta, nghe lời của ca ca, dù sao chúng ta cũng không chịu bất kỳ sự thiệt thòi nào, nên đừng có quản chuyện của triều đình nữa."

"Tuyệt tình như thế thật sao?" Vương Gia không tin, nhờ có được sự ủng hộ của các Vương Gia mà công cuộc soán ngôi của Triệu Ngọc mới thuận lợi như vậy.

"Hoàng Thượng bắt đầu trọng chức, không trọng quan rồi. Người hi vọng có thân phận tôn quý giống như chúng ta, nhưng người không có thực quyền thì tốt nhất là nên ít lời một chút. Muốn nói gì cũng phải nói theo quy tắc."

Lão Vương Gia nói:

"Nếu ngươi có tài cán, thì hãy sinh ra mấy đứa con trai có đủ tư cách đi."

Quan chức Đại Tống chia làm quan, chức, sai phái. Quan là người nhận bổng lộc tiêu chuẩn, vốn dĩ quan khá được xem trọng. Còn chức và sai phái thì phải đi làm việc thực tế, nhưng hai người này cũng có sự khác biệt. Chức là người phụ trách công việc XX trong thời gian dài. Sai phái, ví dụ như huyện lệnh Dương Bình, thuộc sai phái tạm thời, ba năm một nhiệm kỳ, bình thường phải sáu năm, hoặc chín năm mới đổi một lần. Phần lớn đều là thuyên chuyển đến huyện khác nhậm chức. Sai phái mà làm tốt, nhiều vận may thì có thể thăng làm đương chức huyện lị, đương nhiên cũng có hồi kinh, hết sức phong phú, đa dạng. Chỉ có quan, không có chức và sai phái, là kẻ ăn không ngồi rồi. Người có quan mà không có chức, một là vì sau khi hồi kinh vẫn chưa được sắp xếp công việc, hai là vì họ là nhân vật hoàng gia giống như các Vương Gia, hoặc là già rồi nên lú lẫn, cũng có thể là vì những người có quan chức phạm phải các sai lầm với đủ các nguyên nhân khác nhau nên bị cách chức, và những người như vậy không được bố trí vào chức vụ mới.

Lão Vương Gia hiểu rất rõ, Triệu Ngọc không chỉ muốn hạn chế quyền lợi của quan địa phương và các triều thần, mà còn muốn hạn chế quyền lợi của hoàng tộc. Cùng với đó là quyền lợi của các bộ phận khác như Hộ Bộ Thượng Thư sẽ tăng lên, đối với việc không có quan hệ trực tiếp thì không cần phải báo lên cấp trên, cho dù là quan lớn hơn, cũng không thể quan tâm. Đương nhiên, Lý Cương tổng lĩnh ba tỉnh, là tổng thượng ty của tất cả quan viên. Phó tướng thì kém hơn nhiều. Như bộ trưởng và phó bộ trưởng vậy. Cái gì bộ trưởng cũng có thể quản, phó bộ trưởng đa phần chỉ đảm trách một lĩnh vực, vệ sinh, giáo dục, vv.

.......

Lúc Âu Dương đến thì mười sáu châu Yến Vân đã được lấy về, nên hắn cảm nhận được bầu không khí chiến trận. Âu Dương là lần thứ n, còn Triển Minh là lần đầu tiên đến những nơi này, nên có chút chấn động. Vật tư, hàng hóa được xếp ngay hàng, thẳng lối, có thứ tự, chỉ thấy đầu chứ không thấy cuối, sương quân tuy lẫn lộn nhưng không loạn. Nhiều trạm kiểm soát được thiết lập, kiểm soát vật tư và người đi đường.

Ra sau Yến Vân thì có thể nhìn thấy quân doanh trú đóng ở khắp nơi. Âu Dương kiên trì giải thích:

"Hậu phương này là nơi các binh sĩ được chỉnh đốn và nghỉ ngơi. Ví dụ như thủ thành ba tháng, thì lui về nghỉ ngơi, chỉnh đốn. Còn nữa, đây chính là nơi huấn luyện tân binh, duy trì ổn định nhất định cho khu vực. Một khi có đại chiến, họ sẽ trở thành binh sĩ trong tổ chức, dưới sự dẫn dắt của chủ tướng mình, theo mệnh lệnh mà xuất chinh. Vị trí của họ đều được biểu thị rõ ràng ở trong lều chính của đại quân. Có trinh sát chuyên môn do chủ soái cử đi tuần tra, xem các binh sĩ này có phải đều có trên bảng biểu hay không. Đây chính là trù tính chung cho chiến tranh."

"Thân là một Đại Soái, không chỉ cần biết các bộ của mình đang ở nơi nào, mà còn phải thông thuộc đêịa thế và sự phối hợp binh mã hậu cần trong quân đội, phải phỏng đoán xem sau mấy ngày thì binh sĩ của mình mới có thể nhận được quân lệnh, sau mấy ngày thì có thể dự định địa điểm xuất hiện."

Âu Dương nói:

"Mỗi một đơn vị đều có một lệnh bài chuyên biệt của riêng mình, lệnh bài mà Hoàng Thượng và Đại Nguyên Soái dùng là bằng bạc, của Xu Mật Viện dùng là bằng đồng, của chủ tướng các tuyến đường dùng là bằng gỗ. Còn có quy định về từ ngữ để nghiệm xét, quy định trước chiến tranh là dùng ám hiệu, tránh việc quân lệnh rơi vào tay kẻ địch và bị chúng lợi dụng."

"Hậu cần chủ yếu cung cấp chiến mã, lương thảo và binh khí. Lương thảo thì lấy kho làm đơn vị..."

Dọc đường, Âu Dương không ngừng giới thiệu, Triển Minh mới hiểu khó khăn lắm mới có thể chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh và phải tùy thuộc vào bao nhiêu ngạch. Vật tư thì không sao tưởng tượng tới được. Mà yêu cầu về năng lực đối với một người làm Nguyên Soái cũng vô cùng cao. Yêu cầu đối với một Nguyên Soái thường xuyên thắng trận đã đạt tới tình trạng khắc nghiệt. Triển Minh cảm thấy mình đã nghĩ quá đơn giản về chiến tranh rồi. Từ chiến địa mà Hàn Thế Trung bố trí thì có thể thấy, cho dù tiền phương bại trận thì quân Tống vẫn có tổ chức hai lần phản công với nhân số không ít hơn năm vạn. Nếu cần thiết, có thể điều động binh sĩ với sức chiến đấu là bốn phần trong năm ngày. Trong nửa tháng, có thể tổ chức binh sĩ với sức chiến đấu là chín phần.

Việc bãi bỏ tướng lĩnh cũng có lúc xảy ra. Triển Minh và Âu Dương nhìn một tên tướng lĩnh bị quân lệnh bãi bỏ chức vụ. Nguyên nhân là vì người này không đến được vị trí xác định trong thời gian ba ngày được gia hạn thêm. Chủ soái không quan tâm đến việc ngươi vì lý do gì mà không tới được liền bãi bỏ chức vị của ngươi, thăng phó tướng lên làm chủ tướng chỉ huy. Nếu ngươi thấy không cam lòng, có thể gửi yêu cầu điều tra lên Xu Mật Viện, nhưng ít nhất là hiện giờ, ngươi không có cách nào xóa bỏ oan ức cho mình được.

Cuối cùng cũng đến được Trường Thành. Âu Dương cũng không cần phải trình lộ dẫn, vì hắn đã gặp được người quen: Ngô Gia Lượng. Ngô Gia Lượng phụ trách việc điều động một lô vật tư đến sông Địch, nghe nói Âu Dương muốn tới Lai Châu, liền vỗ ngực cảm đoan sẽ đưa Âu Dương và Triển Minh qua sống Địch một cách nhanh nhất.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi