THIẾU GIA BỊ BỎ RƠI

Vẫn còn chưa đánh, từng đợt xin giúp đỡ như những mảnh tuyết bay tới, làm cho Tunrner cảm thấy không biết làm thế nào, Indonesia có vẻ như là vực cũng không dậy nổi rồi. Cho dù là Lạc Nguyệt tuyên chiến, chỉ cần bọn họ có thể giữ chân Lạc Nguyệt được hai ngày, vậy thì Lạc Nguyệt sẽ nắm chắc phần thua.

Lạc Nguyệt không có bất kì nội tình và thực lực nào để có thể tiến hành chiến tranh trường kì, một khi bọn chúng đã bị cầm chân, sự chú ý của cả thế giới và liên quân rất nhanh sẽ lại một lần nữa tiến vào Ấn Độ Dương. Điều đáng tiếc là, xem những lời cầu xin giúp đỡ này, Tunrner liền biết rằng, ý nghĩ của y có phần không thực tế. Hơn nữa Lạc Nguyệt dường như cũng biết điều này, cho nên thời điểm vừa mới tuyên chiến đã bắt đầu khai chiến.

Không cần Diệp Mặc động thủ, hạm đội Lạc Nguyệt đã trải qua vài lần hải chiến, dưới sự chỉ huy của Hoàng Ức Niên đã đi vào Ấn Độ Dương như đi vào nơi không người.

Nước Mĩ rất muốn lập tức tham chiến, thế nhưng bọn họ không thể, bọn họ muốn tham chiến thì cũng phải thông qua Liên Hợp Quốc. Lạc Nguyệt tuyên chiến, mặc dù không phù hợp với quan niệm hòa bình của Liên Hợp Quốc, thế nhưng bọn họ lại có một cái cớ, mặc dù cái cớ đó có hơi gượng ép, nhưng cũng vẫn là một cái cớ.

Nước Mĩ có cớ gì để lập tức xuất binh? Bọn họ muốn tìm được một cái cớ cũng phải cần thời gian mấy ngày, sau thời gian mấy ngày đó, đảo Bali đã bị Lạc Nguyệt chiếm đến một hạt bụi cũng không còn rồi.

Cho nên Lạc Nguyệt khai chiến trong nháy mắt, nước Mĩ cũng tăng cường thúc giục Liên Hợp Quốc. Turner biết, bất kể là nguyên nhân nào, thì nước Mĩ cũng nhất định phải tham chiến.

Bởi vì một khi Lạc Nguyệt đã chiếm được đảo Bali, như vậy thì đại bộ phận các quốc gia Đông Nam Á đều sẽ nằm dưới họng súng của Lạc Nguyệt. Mà liên minh Đông Nam Á kia, nước Mĩ cũng không để ý, đối với nước Mĩ mà nói, cái liên minh đó cứ như là trò trẻ con tập làm người lớn.

Nếu như những đảo quốc Đông Nam Á đều nằm dưới tay Lạc Nguyệt, dựa vào sự kiêu ngạo và điêm khùng của Lạc Nguyệt, nói không chừng bọn họ sẽ dần dần chiếm hết Đông Nam Á như tằm ăn dần, thậm chí còn có thể dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ ba. Hoặc là cứ cho là không có hậu quả nghiêm trọng đến thế, một khi Lạc Nguyệt đã nếm được quả ngọt, ai biết rằng bọn họ có đi khống chế Ấn Độ Dương hay không?

Nếu liên minh Đông Nam Á nhúng tay vào việc này, nói không chừng cái bọn điên Lạc Nguyệt kia sẽ còn nhúng tay đến tận eo biển Malacca.

Nơi đó là đường bay quốc tế giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là nơi mà nước Mĩ có lợi ích. Indonesia đã động tới Lạc Nguyệt rồi, Lạc Nguyệt lập tức liền tấn công đảo Bali, nếu như các quốc gia Đông Nam Á bắt tay với Lạc Nguyệt, ai biết rằng bọn chúng có động đến Malacca hay không?

Không thể trách Turner nghĩ quá xa, eo biển Malacca là nơi mà nước Mĩ nhất định phải khống chế cho được, là nơi cần thiết cho sự phát triển lâu dài của nước Mĩ. Y không thể để eo biển Malacca giống như Senna được, bởi vì nếu chậm một bước, lại một lần nữa sẽ bị Lạc Nguyệt chiếm lấy. Lạc Nguyệt là một nước không thèm để ý qui tắc, hơn nữa lại có một chút thực lực nguy hiểm còn tồn tại.

Eo biển Malacca nằm trong tay các quốc gia Đông Nam Á, nước Mĩ còn có thể khống chế được, cũng có thể tính kế lâu dài. Một khi nơi này rơi vào tay Lạc Nguyệt, nếu nước Mĩ muốn khống chế một lần nữa, đúng là khó như lên trời.

Đó là một ống dẫn dầu của nước Mĩ, y tuyệt đối không thể tha thứ cho Lạc Nguyệt nếu động thủ. Một khi Lạc Nguyệt đã thật sự chiếm được Indonesia, thực lực của Lạc Nguyệt chắc chắn sẽ bành trướng, sự khống chế của nước Mĩ sẽ giảm đi, làm sao có thể có chuyện này được.

Cho dù là mặc kệ cái đường ống dẫn dầu kia, nơi đó có ý nghĩa quan trọng với ý đồ chiến lược của nước Mĩ, nếu nước Mĩ có được Malacca trong tay, vậy thì: thứ nhất là, có thể làm triệt tiêu ý tưởng của hải quân Nga đánh vào vùng biển phía bắc; thứ hai là, Malacca là eo biển tiếp giáp Hoa Hạ, là "cánh cửa chính phía Nam" của Hoa Hạ và là tuyến đường quan trọng cung cấp nguyên liệu, có thể nắm được khu vực này, là có thể bất cứ lúc nào cản trở sự lớn mạnh từng ngày của Hoa Hạ; thứ ba là, nước Mĩ đem quân vào chiếm eo biển Malacca sẽ khiến cho hải quân của Lạc Nguyệt, thậm chí hải quân của những nước như Ấn Độ cũng khó có thể phát triển về hướng Thái Bình Dương.

Turner sợ nhất là một khi Lạc Nguyệt đã chiếm được Malacca, bọn họ thậm chí sẽ đem nơi này giao cho Hoa Hạ, bởi vì Lạc Nguyệt cũng là từ Hoa Hạ mà ra. Hoa Hạ một khi đã có được Malacca, vậy thì kết quả là...

Turner không dám nghĩ tiếp nữa, Lạc Nguyệt này không thể lấy lí lẽ bình thường mà nói được, nếu như cũng giống như Iran năm đó thì lần trước nước Mĩ đã giáo huấn bọn họ rồi. Đáng tiếc là bọn họ không những không giống Iran, mà không biết còn mạnh hơn Iran rất nhiều

Trong lúc Liên Hợp Quốc triệu tập cuộc họp khẩn cấp, hạm đội của Lạc Nguyệt dưới sự chỉ huy của Hoàng Ức Niên, gần như không tốn chút công sức nào đã chiếm được đảo Bali. Hạm đội tiến đến ngăn cản Lạc Nguyệt của Indonesia, dưới sự hùng mạnh của đạn pháo của Lạc Nguyệt, thậm chí đến gần cũng không dám.

Hoàng Ức Niên được sinh ra tại Hoa Hạ, là một người Hoa Hạ điển hình, hận thấu xương bọn khỉ Indonesia, cho nên về căn bản y sẽ không nể nang, trước khi bọn chúng đầu hàng, liền cho hủy diệt hết.

Trên không trung khắp nơi đều là máy bay đang tàn sát bừa bãi của Lạc Nguyệt, Indonesia lại không có cách nào cản được làn đạn từ trên máy bay ném thẳng xuống, gần như là mỗi lần có hai làn đạn bay xuống thì có một con thuyền quân hạm chìm xuống.

Nhìn quân hạm đã cũ kĩ của Indonesia từng chiếc từng chiếc một rơi xuống biển rộng, Hoàng Ức Niên thực sự là rất sung sướng. Y thật sự chướng mắt với những quân hạm cũ nát này, so sánh với những quân hạm lần trước thu được của liên quân thì thực sự là kém xa. Hoặc cũng có thể nói là Indonesia chỉ có một vài chiến hạm cao cấp, ngay từ lần đầu tiên xâm lấn Lạc Nguyệt đã bị Lạc Nguyệt tịch thu rồi. Đây đúng là một cuộc chiến không cân sức, quân hạm của Indonesia bất kể là về số lượng hay về chất lượng đều thua xa Lạc Nguyệt, hơn nữa Lạc Nguyệt không những được trang bị những thiết bị tiên tiến mà cũng đã có kinh nghiệm hai lần hải chiến. Đương nhiên điều quan trọng nhất là trình độ khoa học kĩ thuật của bọn họ không bằng nhau, những thiết bị điện tử chiến đấu của Indonesia, trước hệ thống gây nhiễu của Lạc Nguyệt, cũng chỉ như là vật trang trí mà thôi.

Huống hồ dưới hai tàu sân bay Lạc Nguyệt, lực lượng không quân của Indonesia dường như có thể không được tính đến, cho dù là có nhìn thấy máy bay của Lạc Nguyệt từ quân hạm bay xẹt qua, Indonesia cũng không có cách nào bắn ra một quả đạn pháo.

Chỉ có đã từng trải qua hải chiến, đã từng phục dịch cho hạm đội hùng mạnh của Mĩ như Hoàng Ức Niên mới biết được, Diệp Tinh nghịch thiên tới cỡ nào. Nếu đúng như lời Diệp Tinh nói, một khi Diệp Tinh luôn phục vụ cho Bắc Sa thì chắc chắn rằng chiến tranh thế giới thứ ba sẽ nhanh chóng xảy ra.

Nước Mĩ lo lắng Lạc Nguyệt sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba, nhưng Hoàng Ức Niên lại biết, Lạc Nguyệt sẽ không thể nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba, thứ thực sự khiến cho chiến tranh thế giới thứ ba bùng nổ là Bắc Sa, cũng may là, thứ vũ khí hùng mạnh nhất của Bắc Sa - Diệp Tinh bây giờ đang trong tay Lạc Nguyệt, không thì hậu quả thật khó có thể tưởng tượng nổi.

Tuy rằng hạm đội của Indonesia tới hùng hổ, nhưng Hoàng Ức Niên lại cảm thấy bọn họ đến tấn công hùng hổ như vậy cũng không có, so với hạm đội của liên quân thì còn kém xa, làm sao có thể chống lại Lạc Nguyệt được. Đương nhiên là Hoàng Ức Niên cũng biết, sở dĩ có thể đánh một cách nhẹ nhàng như vậy, chín mươi phần trăm công lao là của hệ thống gây nhiễu trên tàu sân bay.

Chiến tranh phát sinh rất nhanh, kết thúc cũng rất nhanh, hạm đội của Lạc Nguyệt dưới sự chỉ huy của Hoàng Ức Niên, đã đánh chìm một tàu bảo vệ, một tàu ngầm, một tàu ngầm nhỏ, một tàu bảo vệ, và các loại lục thuyền bảo vệ hạng nhẹ khác.

Tù binh tổng cộng là hơn năm nghìn binh lính, toàn bộ áp giải về Lạc Nguyệt tham gia xây thành

Đây là một cuộc chiến trong chớp mắt, từ khi bắt đầu chiến đấu đến lúc kết thúc cũng không đến một giờ, trong đó phần lớn thời gian là tiếp nhận đầu hàng. Chỉ cần đầu hàng muộn một chút, cũng sẽ bị đạn đạo của Lạc Nguyệt đánh chìm, cho nên những hạm đội đầu hàng cũng không phải là quá nhiều.

Hạm đội Indonesia hùng mạnh nhất Đông Nam Á, đối diện với sự tấn công của Lạc Nguyệt, ngay cả lực lượng đánh trả cũng không có. Ngoài một quả ngư lôi may mắn đánh trúng vào một chiếc thuyền bảo vệ của Lạc Nguyệt ra thì Lạc Nguyệt không có bất kì tổn thất nào. Mà hạm đội của Indonesia trong lần chiến đấu này tổn thất nghiêm trọng, bất kể là liên quân có đến hay không, hải quân Indonesia có trải qua vài chục năm cũng khó có thể phục hồi lại được thực lực như ngày hôm nay.

Điều châm biếm nhất chính là chiến hạm đổ bộ hai bờ của đối phương ngay cả cơ hội cập bờ cũng không có, đã bị Lạc Nguyệt bắt làm tù binh. Trong đó, ngoại trừ thiết bị gây nhiễu của Lạc Nguyệt ra, thì Hoàng Ức Niên dũng mãnh, kinh nghiệm hải chiến phong phú cũng là một nguyên nhân quan trọng nhất.

Không còn sự cầm cự của hạm đội của Indonesia, hạm đội của Lạc Nguyệt rất nhanh liền phá hủy tất cả các phương tiện quân sự của đảo Bali, đổ bộ đảo Bali.

Đúng như lời đề nghị của Úc Diệu Đồng, sau khi Hoàng Ức Niên đổ bộ lên đảo Bali, lập tức chiếm lĩnh sân bay, trả về tất cả các khách du lịch của các nước. Đối với những phần tử phá hoại của Indonesia, bắt được thì trực tiếp giết, không có cách thứ hai để xử lí.

Sự cứng rắn và thái độ rõ ràng của Lạc Nguyệt không những làm rung động Indonesia, mà toàn bộ Đông Nam Á đều bối rối. Đến lực lượng hải quân của Indonesia cũng không có năng lực phản kháng lại Lạc Nguyệt, những quốc gia của Đông Nam Á căn bản không có nước nào tình nguyện trợ giúp Indonesia.

Đắc tội với Lạc Nguyệt, cho dù là có quân đội của Liên Hợp Quốc tới trợ giúp thì đã sao? Tạm thời bất luận là quân đội của Liên Hợp Quốc có giành được thắng lợi hay không, trước đó Lạc Nguyệt cũng đã tiến hành các cuộc tấn công mang tính hủy diệt rồi, Lạc Nguyệt căn bản là một chính quyền không thích đàm phán.

Trong thời khắc Lạc Nguyệt tuyên chiến, Liên Hợp Quốc lập tức liền phát biểu bài khiển trách, và tức khắc triệu tập một cuộc họp lớn.

Nhưng cuộc họp mới diễn ra được một nửa thì đã truyền đến tin Lạc Nguyệt trong nháy mắt đã diệt được hải quân của Indonesia, chiếm được đảo Bali. Hơn nữa Lạc Nguyệt vừa sơ tán những người du lịch ở Indonesia, vừa tiếp tục làm bộ dạng tấn công đảo Java

Indonesia thực sự hoảng loạn rồi, đảo Bali là một thắng cảnh du lịch thì cũng cho qua, nhưng đảo Java thì khác. Nơi này có thủ đô Jakarta, hơn nữa Jakarta đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Indonesia, là nơi then chốt giao lưu giữa lục địa và đại dương, là nút giao thông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cũng là chiếc cầu trọng yếu nối liền giữa châu Á và châu Đại Dương.

Một khi Jakarta bị chiếm, vậy thì cũng có thể nói rằng Indonesia đã bị đánh vào cổ họng.

Đáng tiếc là bây giờ lực lượng trên biển đều là của Lạc Nguyệt, các nước Đông Nam Á vô tình cũng đã thu hồi lại hạm đội của mình, căn bản cũng không dám nhúng tay vào chuyện này.

Lần này không những nước Mĩ đã phẫn nộ, rất nhiều thành viên của Liên Hợp Quốc cũng đã đứng về phía Mĩ. Lạc Nguyệt làm hơi quá đáng rồi, nếu nói là bọn họ đã chiếm được đảo Bali, đây còn có thể xếp vào hạng có nguyên nhân là trong lúc tức giận đã mất đi lí trí, nhưng chuyện xâm lược đảo Java, thì đã phá vỡ đi hòa bình thế giới.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi