THỢ SỬA GIÀY


Câu chuyện của chị Văn bắt đầu từ bốn chàng trai ở chung một phòng ký túc.
Ở một phố huyện cách phía Nam Dung Thành không xa, có một trường dạy nghề, bốn chàng trai này là học sinh tại trường dạy nghề ấy.

Mới vào trường chưa bao lâu, họ đã nổi đình nổi đám.

Nguyên nhân thì không có gì cả, đám học sinh mới là họ xô xát với hội đầu gấu máu mặt trong trường nghề, đánh nhau thắng, đánh bóng cũng thắng, nên đã được rất nhiều bạn nữ trong trường để ý.
Học không giỏi, nhưng lại đẹp trai với ngầu, đây quả là hình tượng cơ bản của trai trong tiểu thuyết.

Mấy cậu thanh niên hừng hực khí phách suốt ngày đi chung với nhau, rất nổi bật ở trường.
Nhưng điểm khác biệt với tiểu thuyết là, họ không chấn chỉnh lại bản thân vì tình yêu, thi đậu một trường đại học tốt, cũng không có thân phận ẩn là cậu ấm nhà giàu, gây sóng gió trong trường lớp gì cả.

Mấy cậu con trai không thích học chỉ châu đầu với nhau để bàn xem làm sao kiếm được nhiều tiền thôi.
Nguyên nhân là người thân nhà chú Tư trong ký túc xá đổ bệnh.
Gia cảnh của ba cậu còn lại trong phòng ký túc cũng không khá giả lắm, họ đều là dân ở làng hoặc huyện thị xung quanh, chỉ gom góp được mấy ngàn tệ.

Nhưng cuối cùng người thân của chú Tư vẫn qua đời.

Từ đấy chú Tư trầm lặng đi nhiều, không khí trong phòng ký túc cũng ngày một nặng nề.

Rốt cuộc một ngày nọ, chú Hai không chịu nổi, hỏi mọi người có muốn cùng đi kiếm tiền với nhau không.
Anh Cả ngẩng mặt lên từ cuốn sách, chú Ba gãi đầu không ý kiến, chú Tư hai mắt tỏa sáng ngời.
Tuy phố huyện này không lớn lắm, nhưng dân rất đông, cuộc sống của mọi người cũng khấm khá.

Nguyên nhân là vì hầu hết mọi người trong thị trấn đều đi làm trong xưởng giày.
Nghe nói ở thời nhà Thanh, thị trấn này có một xưởng thủ công làm giày rơm, bán giày dép đan từ rơm rạ.

Thị trấn kế bên thì làm nghề giặt quần áo, tạo đồ da.

Lâu dần, tay nghề được lưu truyền, cho tới ngày nay, đã có hàng trăm hàng ngàn xưởng sản xuất giày trải khắp phố huyện.

Có tiệm nhỏ đóng giày thủ công, cũng có xưởng lớn làm dây chuyền, xuất giày đi khắp thế giới.
Hồi họ còn đi học, thương mại điện tử trong nước đang chập chững những bước đầu tiên.

Lúc ấy, anh Cả có một cô bạn gái học lớp 10.


Nhà cô bạn đó làm ăn buôn bán với nước ngoài, cũng hay ôm mấy đơn hàng hằm bà lằng trong nước.

Vì thi thoảng đỡ đần gia đình, nên cô bạn gái là người đầu tiên phát hiện ra sự mới mẻ và khả năng sinh lời từ bán hàng qua mạng.
Một hai năm gần đây, càng lúc càng có nhiều đơn hàng trên mạng, lượng đặt cũng ngày một tăng thêm.

Khi đi ăn cùng bạn trai và mấy anh em, cô bạn gái cảm thán bâng quơ mấy câu, bảo đấy đúng là cái mỏ hốt vàng.
Những người khác không để ý, nhưng chú Hai lại ngắm trúng câu này.
Chú Hai là người khôn khéo nhất trong bộ tứ, anh luôn cảm thấy mình không phải là người có thiên phú học tập, nên muốn làm gì khác để chứng minh giá trị bản thân.

Nghe chị dâu nói vậy, anh còn chủ động hỏi thăm nhiều điều về nghề bán giày, dần nảy ra suy tính trong lòng.
Sau chuyện của chú Tư, mấy cậu trai trẻ cũng học được một bài học nhớ đời.

Không có tiền, thì sẽ không làm được nhiều việc.

Chú Hai ôm suy nghĩ muốn lập lên nghiệp lớn, quyết định đề xuất ý kiến của mình cho các anh em.
Anh tươi sáng như ánh dương, còn có tiếng tăm, ai cũng thích chơi với anh.

Trong bốn người, anh có thể coi là kẻ được tin cậy nhất.

Sau khi nghe lời đề xuất của anh, mấy anh em đều thấy rung rinh.

Nói cho rốt, ai mà lại không muốn có tiền cơ chứ?
Ban đầu, họ chỉ làm chơi chơi thôi.
Tiện nhờ gia đình bạn gái của anh Cả, họ chọn một lô hàng theo đơn đặt từ nước ngoài của khách, mua về với giá gần bằng giá gốc, sau đấy bán sang tay cho những khách hàng ở ngàn dặm xa xôi.
Nếm được trái ngọt, họ cũng phát hiện mình còn có thể mở rộng quy mô kinh doanh hơn nữa.

Một đầu là nguồn hàng từ cả nghìn xưởng sản xuất trong thị trấn, đầu kia là nhu cầu buôn bán cả nước, thậm chí là toàn thế giới.

Họ chỉ cần bắc một nhịp cầu ở giữa, là có thể kiếm đầy bát cơm.
Vì thế, sau hai ba năm buôn đi bán lại, họ đã có một gia tài nho nhỏ.
Nhưng lòng tham của con người là không đáy.

Họ không hài lòng với việc chỉ bán trung gian, họ cũng muốn nắm bắt cả nguồn hàng để kiếm thêm tiền trong chuỗi cung ứng.

Vì thế các anh em lại hùn gần hết số tiền của mình vào, bắt đầu chuẩn bị cho việc xây dựng xưởng giày riêng, bộ máy sản xuất riêng, bán hàng hóa riêng của chính mình.
Chú Hai đa tài lắm nghệ đưa chú Ba khờ ngạo tồ tẹt đi khai thác thị trường và tìm kiếm khách hàng.


Chú Tư giỏi tính toán tỉ mỉ quản tài chính công ty.

Anh Cả không ham giao tiếp với người khác lắm thì chịu trách nhiệm phần an toàn lao động trong công xưởng.

Bạn gái của anh Cả trở thành người hỗ trợ bên ngoài, cung cấp nguyên vật liệu và nhà cung ứng cho họ nhờ tài nguyên gia đình.
Nhà máy xây xong rất nhanh, những đơn đặt hàng mà công ty họ nhận được cũng cuồn cuộn đổ về.

Thương mại điện tử ngày một nở rộ, thì cuộc sống của mọi người cũng ngày một lên hương, đến cả chú Tư lặng lẽ ít nói nhất cũng tươi cười nhiều hơn.

Họ tính toán lượng đơn đặt hàng của mình, lại bắt đầu lên kế hoạch thuê thêm nhân viên, xây thêm xưởng mới.
Đám thanh nhiên chỉ mới ngoài 20, ngày xưa từng bị người đời khinh lờn, giờ đã nghiễm nhiên trở thành những người có tiền đồ nhất trong trấn.
Có người khen, có người hâm mộ, đương nhiên cũng có kẻ ganh ghét.
Một buổi chiều tà bình thường nọ, nhà xưởng của họ bốc cháy.
Lửa bắt đầu từ phân xưởng vải vóc, nhanh chóng bùng lên, lan ra toàn bộ nhà máy.
Hôm đó chú Hai và chú Ba vừa kí được một đơn hàng lớn quay về, đang hớn ha hớn hở, không ngờ về đến thị trấn thì lại thấy ánh lửa liếm trời.

Họ vừa báo cảnh sát, vừa chạy về nhà máy.

Dọc đường, họ liên tục gọi cho cả anh Cả và chú Tư, nhưng không ai bắt máy cho đến tận khi xe đâm vào cổng nhà xưởng.
Dù hầu hết công nhân đã tan làm, nhưng một phân xưởng gần đó còn đang tăng ca thêm giờ để đẩy nhanh tiến độ cho một khách hàng lớn.

Lửa lan dữ dội, một số chạy ra ngoài, còn số khác thì sợ quá, hít phải khói hôn mê bất tỉnh.

Anh Cả điểm danh công nhân phát hiện còn thiếu mấy người thì lập tức xông vào từ lối công nhân chưa bị lửa lan tới, cứu mọi người ra ngoài.
Người đàn ông luôn hào hoa phong nhã thích sạch sẽ, nay người ngợm đen thui.

Anh lau mặt, lấy khăn ướt che đầu rồi lại vọt vào đám cháy.

Chú Hai chú Ba thấy thế, thì cũng không rầy rà, chuẩn bị một chút rồi lao theo anh Cả.
May mà lửa không bùng lên từ phân xưởng có công nhân, nên họ có thời gian để cứu người.

Chỉ còn một vài công nhân bị mắc kẹt trong đấy, họ lần lượt đưa những người mắc kẹt ra ngoài, chú Hai lại là người ở lại sau cùng.

Lửa cháy dữ dội, xà nhà bỗng nhiên sụp xuống, chỉ còn một ô cửa sổ để chú Hai chạy trốn
“Chân của Lão Nhiếp bị què vì nhảy xuống lúc đó đấy.”
Văn Nguyệt lấy điếu thuốc ra, hỏi Lâm Tri có ngại không.

Sau khi nhận được câu trả lời là cái lắc đầu, thì chị châm lửa rít một hơi dài.
“Cánh tay và lưng của Đại Hải bị lửa liếm một mảng lớn,” Văn Nguyệt hất cằm ra hiệu cho Lâm Tri nhìn cánh tay của anh chàng đầu trọc đang dọn hàng, “Nhưng may thay anh ấy không sao, hẵng còn… sống.”
“Anh Cả, và chú Tư thì sao ạ?” Lâm Tri nghe kể cuốn quá nên ngừng cả động tác dở tay.

Lúc này cậu đang căng thẳng cầm một củ lạc, suýt bóp bẹp nó đến nơi.
“À.” Văn Nguyệt phun ra một chữ, kèm theo cảm xúc phức tạp mà Lâm Tri khó lòng lý giải nổi.

Đoạn, chị lại rít một hơi thuốc, rồi mới kể tiếp nửa sau câu chuyện.
Mất nhà xưởng, chú Hai chú Ba bị thương nằm viện, mọi thứ bỗng loạn hết cả lên.
Hôm đấy chú Tư tan làm về sớm, sau đấy nghe tiếng còi hú của cảnh sát thì mới chạy sang.

Còn anh Cả đã đến đồng công an khai báo trước, sau đấy bắt đầu xử lý một loạt vấn đề tiếp theo.
Kiểm kê vật tư nhà máy, trấn an công nhân, bàn bạc với bên cung ứng và khách hàng, v.v.

Anh xử lý từng chuyện một, tuy chẳng vừa lòng việc nào, nhưng cũng không mất tiền ở đâu.
Dù lúc ấy họ đã cứu hộ kịp thời, nhưng vẫn có công nhân thiệt mạng vì bị nhốt ở phòng thiết bị trong đám cháy.

Một số công nhân bị bỏng và kinh sợ, về lý thuyết thì bảo hiểm có thể bồi thường phần lớn được, nhưng cũng vì chuyện đấy, nên anh Cả và chú Tư mới cãi nhau một trận to.
Hóa ra từ trước tới giờ chú Tư quản lý tài chính và nhân lực lại chưa từng mua bảo hiểm cho công nhân.

Dường như cậu ta cảm thấy những người làm công ở đáy xã hội đó không đáng được có bảo hiểm.

Cậu ta cho rằng chỉ mấy anh em họ mới là người kiếm tiền chính thôi, những kẻ khác được chừng đó là đủ nhiều rồi.
Anh Cả hoàn toàn không hiểu nổi tư duy này, nhưng lúc đấy có quá nhiều chuyện phiền phức cần giải quyết, nên anh đành đè chuyện này xuống, xử lý những vấn đề rối rắm cấp thiết hơn trước.
Họ làm buôn bán, phải mất một thời gian thì tiền mới quay vòng được.

Giờ nhà máy cũ mất, nhà máy mới còn đang xây, đấy vốn là một khoản tiền rất lớn.

Hơn nữa đơn đang sản xuất không giao được đúng hẹn, đơn mới ký còn cần bồi thường.

Vốn liếng của công ty đang rất khó khăn.
Anh Cả tự ứng trước một phần bằng tiền riêng của mình, sau đó mới đến bệnh viện bàn bạc cách xử lý những chuyện khác với chú Hai và chú Ba.

Nhưng ba anh em họ không biết rằng, trong lúc họ đang suy tính làm sao để gồng gánh công ty, dùng cách nào để cứu vãn tổn thất, thì chú Tư mà họ luôn quan tâm chăm sóc, lại khoắng số tiền ít ỏi còn lại trong tài khoản chung, rồi bỏ chạy!
Đúng vậy, chẳng ai ngờ được là, chú Tư lại chạy biến như thế, bỏ lại tất cả mọi người, ra đi sạch sẽ.
Công ty này là do họ cùng gầy dựng, giờ thiếu mất một người, nhưng vẫn phải tính cách giải quyết những chuyện cần giải quyết.
Chú Ba gượng dậy trước, xắn tay cãi cọ với bên cung hàng và đám công nhân đang la ó đòi họ bồi thường tiền.


Còn chú Hai thì bắt đầu bán của cải nhà cửa xe cộ để lấy tiền, trám vào lỗ thủng của công ty.

Mọi người đều dùng hết sức lực của mình để giải quyết số nợ rối mù này, chẳng ai để ý thấy trạng thái của anh Cả ngày một tệ đi.
Cho đến một ngày nọ, anh nhảy xuống từ tầng thượng của công ty, qua đời.
“Anh ấy để lại một bức thư tuyệt mệnh, nói tất cả là tại mình không quản lý được nhà xưởng, không lập được quỹ dự phòng, nên mới ra cớ sự này.

Anh ấy nói anh ấy có lỗi với mọi người, có lỗi với công nhân gặp nạn, có lỗi với chú Hai, có lỗi với bạn gái… Mẹ kiếp, đồ khốn.”
Người phụ nữ thoạt trông trang nhã văng một câu chửi bậy, nhưng nghe chẳng có vẻ thù ghét gì, mà chỉ nhuốm màu buồn bã.
“Dù sao người chết đi rồi, gánh nặng phải để người sống lo thôi.” Văn Nguyệt thở dài, “Lão Nhiếp nhà em là người biết cáng đáng.

Chú ấy đã bồi thường hết những khoản cần bồi thường, trấn an đủ những người cần trấn an, rồi mới bỏ quai gánh được.
“Tên ngốc Đại Hải kia, lại còn muốn kéo anh mình thua keo này bày keo khác, nhưng chị có thể nhận ra, Lão Nhiếp đã không còn lòng dạ ấy nữa.”
Văn Nguyệt nghiền mẩu thuốc đã hút xong lên nền xi măng, “Nhưng vậy cũng tốt.

Cuộc sống bình thường giản dị như bây giờ cũng rất thoải mái.

Không có quá nhiều chuyện phải lắng lo, chị thấy…”
Chị ngẩng đầu liếc gương mặt tươi cười của Nhiếp Chấn Hoành khi nói chuyện với anh em của mình, lại quay đầu nhìn Lâm Tri, rồi mới thoải mái nói, “Chị thấy chú ấy bây giờ, còn trẻ trung hơn ngày xưa.”
Không phải dung mạo, mà là khí chất.
Không già cỗi rập khuôn như hồi còn là ông chủ đi làm ăn buôn bán, cũng không trầm lặng cúi đầu như khi trời vừa sập xuống.

Giờ hình như chú ấy lại giống… thời mới vào trường, là thiếu niên tươi tắn cởi mở như ánh dương, hừng hực khí thế trên sân bóng rổ.
Dù gương mặt thiếu niên đã in hằn những dấu vết trưởng thành theo năm tháng, nhưng giữa đường nét khóe mắt đuôi mày chưa từng thay đổi của Nhiếp Chấn Hoành, khát khao và chờ mong với tương lai lại bùng lên lần nữa.
Còn thứ châm ngòi ngọn lửa ấy —— ánh mắt Văn Nguyệt đậu lại ở đôi mắt đen láy của Lâm Tri, chị nghĩ thầm —— chắc chắn đang nằm chắc trong bàn tay cậu nhóc kiệm lời này đây.
“Tán dóc vụ gì thế?”
Ở đầu kia, hai ông chú dọn hàng xong cuối cùng cũng được nghỉ xả hơi, Nhiếp Chấn Hoành lập tức chuyển sự chú ý qua em người yêu của mình.
“Tán dóc về những năm tháng thanh xuân đấy.” Văn Nguyệt nhướng mày với Nhiếp Chấn Hoành, “Chị đang kể chuyện ngày xưa của chú cho Tiểu Lâm nghe, hồi xưa chú bá chủ sân bóng thế nào, khiến đông đảo các em gái phải hú hét ra sao.”
Mặt Nhiếp Chấn Hoành biến sắc ngay, quai hàm anh bắt đầu ê ẩm.
“Gái gú gì cơ, đâu có đâu có!”
Anh vội vàng phủ nhận, đi đến cạnh Lâm Tri che tai bé con lại, thì thào xin tha với Văn Nguyệt, “Chị, chị để mặt mũi cho em với, ông cố nội này em dỗ mãi mới tán được đấy.”
Văn Nguyệt cười khúc khích, “Được rồi, đùa chú thôi mà.”
Bấy giờ Nhiếp Chấn Hoành mới thở phào nhẹ nhõm, mời hai người cùng đi ăn một bữa giản dị tối nay.

Anh kéo Lâm Tri dậy, tính bảo cậu bỏ cái hốt đang ôm xuống, sửa soạn đi ra ngoài, thì bỗng nhiên lại bị hai viên lạc chặn miệng.
“Hử?”
Nhiếp Chấn Hoành há mồm nhai, chỉ cảm thấy sao hai hạt lạc này hơi bẹp vậy nhỉ? Chưa cắn đã nát rồi.
“Ăn nhiều lạc vào ạ.”
Lâm Tri lại vốc một ít, đút hết vào miệng người đàn ông, vừa nghiêm túc vừa bướng bỉnh bảo Nhiếp Chấn Hoành: “Cho mau mọc xương!”
[HẾT CHƯƠNG 90].


Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi