TỌA HOÀI BẤT LOẠN

Mạnh Thanh nghe anh nói thế thì bảo: “Sao tam gia không ở lại Thượng Hải? Tôi nghĩ chuyện làm ăn của tam gia e là cũng bận rộn lắm, ngài không thể rời đi lâu như vậy chứ.”

Phó Ngọc Thanh không ngờ hắn lại nói thế, trong lòng không khỏi thấy kỳ lạ, bèn bảo, “Việc công ty thì đúng là rất bận, nhưng Nam Kinh cũng có rất nhiều chuyện riêng cần giải quyết, không chậm trễ được, không thì tôi đã chẳng cần tốn sức bôn ba ở cả hai nơi như thế rồi.”

Chú Cảnh mới qua đời có mấy hôm, còn chưa mời người bốc quẻ, đến cả ngày liệm cũng còn chưa định. Mặc dù Phó Ngọc Thanh là người tân phái, nhưng việc đưa tang hạ táng chú Cảnh, anh vẫn muốn làm theo nghi thức cũ. Anh đã phái người đưa tin cho Đỗ Hâm, song Đỗ Hâm còn trẻ, chi tiêu ma chay tốn kém, lại còn gặp biến cố như vậy, e là không tổ chức nổi. Anh cũng không muốn chú Cảnh chôn cất qua loa, cho nên vẫn phải về một chuyến mới yên tâm.

Nhỡ mà công ty có chuyện gì gấp, anh lại về là được.

Mạnh Thanh lộ vẻ khó xử, mãi một hồi mới nói: “Tam gia, cho tôi nhiều mồm một chút. Giờ Lục công tử đã đi nước ngoài, quan hệ giữa ngài với Lục gia lại sâu, tôi nghe nói cuối năm chính phủ sẽ tổ chức vài hội nghị, chỉ e là sẽ bất lợi với Lục gia, không bằng ngài ở lại Thượng Hải đi, dễ dàng để ý lẫn nhau hơn.”

Phó Ngọc Thanh cả kinh. Anh hiểu Mạnh Thanh đã nói thế thì ắt phải có lý do. Nhưng anh nghĩ, chính phủ quốc dân định đô ở Tân Kinh, Bắc phạt lại mới thắng lợi chưa được bao lâu, chưa kể, Lục Chính Hãn vẫn luôn ủng hộ Tưởng (Tưởng Giới Thạch), “Chén rượu giải quân quyền*” cũng không nhất thiết phải nhanh đến vậy chứ?

(*Dựa vào câu chuyện thời nhà Tống, Tống thái tổ Triệu Khuông Dận để tăng tập trung quyền lực vào tay mình đã tổ chức tiệc rượu để cưỡng ép tước đi binh quyền của các tướng lĩnh. Sau này câu này trở thành câu nói để chỉ việc tháo giải binh quyền của tướng lĩnh một cách dễ dàng.)

Huống chi bây giờ phải chôn tạm, năm sau thì phải bốc mộ, chuyện cứ đến dồn dập, không thể chậm trễ dù chỉ một khắc, làm sao anh về Thượng Hải được đây?

Nhưng lời thuyết phục này thực sự chấn động lòng người. Phó Ngọc Thanh trầm mặc chốc lát, rồi mới nói: “Ông chủ Mạnh, lòng tốt mà ngài dành cho tôi, trong lòng tôi hiểu rất rõ, ngài nói những lời này cũng đều là vì nghĩ cho tôi mà tôi. Nhưng tôi không có quan hệ gì với cả hai giới quân chính (quân đội và chính phủ), chẳng qua chỉ là một thương nhân mà thôi, nếu thật sự có chuyện thì cũng không liên lụy đến tôi được đâu.”

Mạnh Thanh thấy không khuyên được anh, lại càng rầu rĩ, nhưng không nói gì thêm nữa.

Sau khi nói lời từ biệt hôm đó, Phó Ngọc Thanh về Nam Kinh.

Anh vốn định báo cho Mạnh Thanh khi bốc mộ năm sau, nhưng chẳng biết Mạnh Thanh nghe được tin từ đâu, vội vã trở về Nam Kinh, lúc chia buồn cũng đưa lễ trọng. Phó Ngọc Thanh không gặp được hắn mà chỉ nghe Đỗ Hâm kể lại, trong lòng tức thì có chút hối tiếc.

Đến năm sau, khi tang sự của chú Cảnh xong xuôi thì đã là tháng Ba. Anh vốn còn định về Thượng Hải, nhưng không ngờ Lục Chính Hãn đột nhiên bị giam lỏng ở Thang Sơn*, không chỉ bị tước quyền lực, mà còn bị khai trừ khỏi Đảng.

(*Một khu vực suối nước nóng nghỉ dưỡng ở Nam Kinh.)

Chính phủ quốc dân phát lệnh cho đảng Quế hệ (1), mắng bọn họ là phản đồ theo chủ nghĩa Tam Dân (2), là định mượn danh nghĩa Cách mạng để tiêu diệt Cách mạng. Tình hình biến chuyển nhanh chóng như sớm nắng chiều mưa. Các thiên kim của Lục gia đều phỉa chốn đến Hương Đảo, Phó Ngọc Thanh cũng vội vã chạy về Thượng Hải, trốn ở tô giới Pháp.

(1. Đảng Quế hệ chỉ chính phủ Quảng Tây, Quế là một cách gọi khác cho Quảng Tây, ra đời sau Cách mạng Tân Hợi 1911. Mặc dù đảng Quế hệ tuyên bố là theo Cách mạng, trên thực tế lại bài xích người của Hội Đồng minh – tiền thân của Đảng Quốc dân, dần dần đi theo hướng tập đoàn quân chính.

2. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc – ba tư tưởng được mang đến bởi lãnh đạo Tôn Trung Sơn. Đây là những tư tưởng nền tảng cho Trung Hoa Dân quốc sau này. “Chính phủ quốc dân” đang nói đến trong truyện không phải là chính phủ của Tôn Trung Sơn, mà là chính phủ quân phiệt của Viên Thế Khải – Đại Tổng thống lâm thời của Trung Quốc sau Cách mạng Tân hợi, mặc dù ngoài mặt treo chiêu bài “Trung Hoa Dân quốc,” bên trong thực ra lại ngầm cấu kết với đế quốc để chống Cách mạng.)

Có lẽ là bởi quan hệ giữa anh với Lục gia không quá sâu, lại không có vốn liếng chính trị gì, cho nên tạm thời không có ai đến bắt anh.

Phó Ngọc Thanh nghe nói cấp dưới của Lục Chính Hãn từng có ý đồ cướp ngục, tiếc là chuyện bại lộ, đã bị giết, nghe xong không khỏi sợ hãi.

Phó Ngọc Thanh hiểu nay Lục Thiếu Du ở Liên Xô, e là không liên lạc được. Tính Lục Thiếu Kỳ thì hung hăng, nếu hay được tin dữ như thế thì làm gì có chuyện sẽ bình tĩnh đây? Chỉ sợ giữa đêm lại chạy một mạch về nước không chừng. Anh biết tình hình trong nước đã biến chuyển rất lớn, bèn đến cục điện tín ở tô giới Pháp đánh mấy bức điện tín cho Lục Thiếu Kỳ, bảo gã tạm thời hãy kiên nhẫn, đừng làm loạn.

Bởi vì bị dính líu nên anh rất ít khi lộ mặt ở Thượng Hải, gần như là đóng cửa không ra ngoài, rất sợ rước họa vào thân.

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi