TÔI Ở THẬP NIÊN 70 SỬA MÁY KÉO


Editor: HannahBởi vì cách xa nên họ không nhìn thấy biểu tình nhe răng nhếch miệng của Lâm Ái Thanh bên dưới mũ rơm, cũng không còn cách nào, các cơ trên người vẫn còn nhức mỏi, lái xe cả buổi sáng cô liền cảm giác đôi tay không còn là của mình nữa.

Muốn nói vất vả thì quả thật công việc lái máy kéo cũng không nhẹ nhàng hơn bao nhiêu so với xuống đất nhưng người ngoài nhìn vào lại thấy lái máy kéo là công việc vừa hãnh diện vừa nhẹ nhàng.

Đối với Lâm Ái Thanh mà nói, hãnh diện xếp sau, chủ yếu là công điểm cao, còn có thêm một phần trợ cấp, thời gian cũng tương đối tự do.

Nếu xuống đất Lâm Ái Thanh lo lắng công điểm mình kiếm được căn bản không đủ nuôi sống được bản thân.

Vì để giữ công việc có được không dễ dàng này, Lâm Ái Thanh cảm thấy mình cần phải gia tăng rèn luyện.


Hôm nay kéo đá cuội, có máy móc trực tiếp đổ lên xe không cần bê từng cái lên nhưng qua mấy ngày nữa là phải kéo gạch, đến lúc đó cô cũng không thể chỉ ngồi ở trên xe, ít nhiều cũng phải hỗ trợ một chút.

Kỳ thật sức lực thì Lâm Ái Thanh có nhưng rèn luyện quá ít, thân thể sợ là ăn không tiêu.

“Cá ở đâu vậy?” đội trưởng Tiểu Lưu nhìn canh cá trên bàn hỏi, cá trích lớn bằng bàn tay ở trong tô đang tỏa khói nghi ngút.

Bọn họ ở nơi này tựa núi gần sông, chẳng qua là dòng suối nhỏ nước cạn, thật ra thì hồ nước cũng nhưng không phải còn chưa tới lúc làm đường à.

Mãn Nữu bưng dưa chuột xào ra đắc ý nói: “Ái Thanh cho, cô ấy đổi với thuyền đánh cá.

”Bây giờ không cho phép lén lút mua bán nhưng chỉ cần không rêu rao cho mọi người đều biết thì vật đổi vật vẫn được, con cá này chính là Lâm Ái Thanh dùng khăn tay đổi với người ta.

Nếu có thể làm mà không bị ai phát hiện, không bị người tố cáo thì lén lút mua bán cũng không có gì.

Dù sao trong thành còn có chợ đen mà, quản có nghiêm đến đâu thì cũng có người không làm theo, cái này kêu là trên có chính sách dưới có đối sách.

Cá trên sông tuy rằng cũng thuộc sở hữu của tập thể, không cho phép cá nhân bắt nhưng người đào cát trên thuyền có thể tùy ý bắt ăn.

Cái nghề đặc thù này của bọn họ ăn uống tiêu khiển phần lớn đều ở trên thuyền, ít lên đất liền, chỉ là không cho phép lén lút mua bán mà thôi, một khi bị phát hiện thì toang luôn.


Vốn dĩ Lâm Ái Thanh muốn lấy phiếu đổi nhưng phiếu được gói bằng khăn tay, con gái của người trên thuyền kia thích khăn tay, năn nỉ mẹ cô không lấy phiếu, đổi thành khăn tay.

Lúc ấy thím kia tức giận muốn đánh người nhưng con gái tình nguyện bị đánh cũng muốn có khăn tay, thím ấy không còn cách nào, dù sao cũng đau lòng con gái nên đổi.

Mãn Nữu còn thấy tiếc, cung tiêu xã chỗ các cô cũng chỉ có khăn tay trơn thôi, hơn nữa mua khăn tay cũng cần phiếu vải, người nhà quê có ai nỡ dùng khăn tay.

Huống chi khăn tay này của Lâm Ái Thanh là hàng cao cấp ở Thượng Hải, là lụa! Chỉ đổi được mấy con cá, quá đáng tiếc, cá này người ta bắt ở dưới sông, không tốn tiền.

Lúc này Lâm Ái Thanh cũng đang ở chỗ của thanh niên trí thức hầm canh cá, cô muốn chiên, ướp muối để một lúc rồi chiên là ngon nhất nhưng mà cô thiếu mỡ, chỉ có thể dùng chút xíu mỡ chiên sơ rồi nấu canh uống.

Chờ nhóm thanh niên trí thức tan tầm trở về, canh cá Lâm Ái Thanh hầm vừa mềm vừa trắng cũng ra khỏi nồi, mùi cá không thơm nồng như thịt nhưng thịt cá cũng là thịt.


Trần Ái Đảng ngửi mùi hương, miệng theo bản năng bài tiết nước bọt.

Đi theo ăn cơm chung với thanh niên trí thức cũ quả thật nhẹ nhàng hơn so với tự mình nấu, ít nhất mệt đến chết trở về sẽ có sẵn cơm ăn, đến phiên nấu cơm thì hôm đó cũng có thể từ trong đất trở về sớm.

Chỉ là ăn không no!Chỉ hai ngày đầu mang lương thực qua ăn có bữa cơm hàng thật, khi đó Trần Ái Đảng còn đắc ý lắm, kết quả không đến hai ngày đã bị hung hăng vả mặt, cơm biến thành cháo, bên trong cháo còn là nửa nồi khoai lang đỏ chính.

Mỗi người ăn bao nhiêu cơm cũng không có quy định, trên cơ bản một nồi cơm vừa đủ phân chia, ăn xong đi đến cái nồi trên bếp thì nhìn thấy đáy nồi sạch bóng.

.


Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi