TRÙNG SINH CHI NHA NỘI

Kiến Quân, đúng là đã lâu không nhắc đến.

Vào năm bảy tám, Nghiêm Ngọc Thành và cha vì bài luận “bàn về sự thật”, đã trở thành nhân vật có tiếng như cồn trong khắp toàn tỉnh, dẫn đến một làn sóng tranh luận mạnh mẽ.

Vì vấn đề “tuyến đường” này, chủ nhiệm hội cách mạng huyện Hướng Dương lúc đó Vương Bổn Thanh đã quyết định mở cửa cho cha và Nghiêm Ngọc Thành. Kết quả trong ngày hôm đó, bị triệu tập đến phòng làm việc của chủ nhiệm ủy ban cách mạng Long Thiết Quân, sau đó sự việc thay đổi 180 độ, Vương Bổn Thanh bị điều chỉnh công tác, Nghiêm Ngọc Thành và cha đều lên chức, đảm nhận người đứng đầu và đứng thứ hai của huyện Hướng Dương.

Khi tuyên bố nhậm chức, Tiền Kiến Quân đã ở đó rồi. Thân phận của ông ta lúc đó là phó tổ trưởng tổ động thái bộ tuyên truyền trung ương. Nhận được chỉ thị của bộ trưởng bộ tuyên truyền, đích thân đến nghe điều chỉnh công tác.

Nói là điều chỉnh công tác, thực ra là tỏ rõ thái độ, ủng hộ cho Nghiêm Ngọc Thành và cha.

Chính vì có sự can thiệp của thủ trưởng trung ương, nên Nghiêm Liễu mới có cơ hội được trở mình, trở thành những nhân vật người ta không thể nào tưởng tượng được.

Về sau này, Nghiêm Ngọc Thành và cha vẫn giữ liên lạc qua lại với Tiền Kiến Quân. Mặc dù không gặp mặt nhau thêm lần nữa, nhưng hai bên cũng được coi là có chút giao tình nhất định. Thứ tình cảm bằng hữu này, cũng thật là kỳ lạ. Chẳng gặp nhau lấy được vài lần, mà cũng có tình cảm sâu sắc. Thường thì những người bạn gặp nhau ít thôi lại càng có tình bạn lâu bền.

Cha nghe tôi nhắc đến tên Tiền Kiến Quân, hai mắt bỗng nhiên sáng rực lên.

Tiền Kiến Quân giờ đây là phó bí thư tỉnh ủy của bộ trung ương một tỉnh nào đó, nhiều tuổi hơn Nghiêm Ngọc Thành một chút, và thời gian công tác cũng dài hơn Nghiêm Ngọc Thành một chút. Ông ấy đã từng đảm nhận cục trưởng cục giáo dục tuyên truyền bộ tuyên truyền trung ương, cục trưởng cục cán bộ, phó tổng biên tập tờ tạp chí nổi danh nào đó, năm ngoái được điều về làm phó bí thư tỉnh ủy.

Chức vụ của Tiền Kiến Quân thì cũng chẳng là gì, quan trọng là vị trí của ông ấy rất đặc biệt. Hệ mà ông ấy theo, đều có quan hệ không tồi với hệ của Lê lão và Liêu Khánh Khai. Thế lực không lớn lắm, nhưng rất ổn định. Tiến Kiến Quân là một đại biểu của phái Thiếu Xã mấy năm gần đây, rất có quyền lên tiếng trong phái đó.

Mặc dù Tiền Kiến Quân giữ chức vụ bộ phận tuyên truyền, nhưng thực ra chỉ là về chính trị mà thôi. Khá gần với Nghiêm Ngọc Thành và cha. Vì thế đây cũng là một nguyên nhân có thể giữ được liên lạc giữa họ. Nếu không thì, có lẽ càng lúc càng xa.

Lúc này, có lẽ ông ấy có thể lên tiếng.

Cha nghĩ ngợi một lúc, rồi cuối cùng cũng nhấc điện thoại lên. Tôi nghĩ có lẽ ông không đang nghĩ về chuyện có nên gọi cuộc điện thoại này cho Tiền Kiến Quân hay không, mà là nghĩ về vấn đề mình nên nói điều gì.

“A lô, tôi là Tiền Kiến Quân, ai ở đầu dây thế ạ?”

Âm thanh trầm ấm của Tiền Kiến Quân truyền từ trong điện thoại ra.

“Chào anh, bí thư Tiền, tôi là Liễu Tấn Tài!”

Cha nói cũng rất trầm ấm.

“À, đồng chí Tấn Tài, chào anh!”

“Bí thư Tiền, chào anh. Gần đây công việc rất bận phải không...”

“Vẫn bình thường thôi...”

Hai người hàn huyên mấy câu trong điện thoại.

“Đồng chí Tấn Tài, nghe nói Lê lão đến thị sát thành phố Bảo Châu rồi phải không?”

Sau khi nói chuyện phiếm xong, Tiền Kiến Quân bắt đầu nhắc đến chuyện chính.

“Đúng vậy, Lê lão đến từ hôm qua.”

“Ha ha, tốt rồi mà, đồng chí Tấn Tài, Lê lão đích thân đến thị sát, chứng minh rằng công việc ở thành phố Bảo Châu đã được trung ương quan tâm đến, đây là một việc tốt đấy!”

Tiền Kiến Quân cười nói.

Cha ngơ người, nghĩ xem câu này của Tiền Kiến Quân rốt cuộc là có ý gì. Với thân phận của Tiền Kiến Quân, khi đề cập đến những vấn đề như Lê lão, nhất định sẽ không nói linh tinh.

“Bí thư Tiền, công tác kiến thiết kinh tế mấy năm nay của thành phố Bảo Châu, thật sự là đã có ít thành tích, nhưng không hề đủ...Tôi nghe nói Lê lão đã làm công tác kiểm tra nhiều năm nay, có cần phải chú trọng đến vấn đề này hơn nữa không?”

Cha hỏi từng câu rất thận trọng.

Tiền Kiến Quân bình thường nói: “Vậy chẳng phải càng tốt hơn hay sao? Đúng lúc có cơ hội này, học tập những kinh nghiệm của Lê lão về phương diện công tác đảng vụ mà. Nghe nói Lê lão cũng quê ở thành phố Bảo Châu, lúc cần thiết, còn có thể mời Lê lão đến ủng hộ công tác kiến thiết quê hương nữa đó chứ. Đồng chí Tấn Tài, cái gọi là ủng hộ kiến thiết quê hương, không chỉ là về ngân sách tài chính, kiến thiết đội ngũ Đảng viên mới là một việc quan trọng! Giờ đây anh là bí thư thị ủy, con mắt nhìn sự việc cũng phải thay đổi đi một chút mới được, phải nhìn vào đại cục, phải nhìn xa nhìn rộng ra....”

Cha đột nhiên có cảm giác “bàng hoàng tỉnh ngộ”, một bên nghe những lời cảm thán ngưỡng mộ của bổn thiếu gia.

Điều đó cũng có nghĩa là trình độ của Liêu Khánh Khai, Nghiêm Ngọc Thành đều thấp hơn Tiền Kiến Quân, vì xuất phát điểm nhìn nhận vấn đề của mọi người không giống nhau. Liêu Khánh Khai và Nghiêm Ngọc Thành, bao gồm cả cha nữa, đều bước chân từ tầng lớp dưới đi lên, nên có hạn chế về vấn đề “đôi mắt”, còn Tiền Kiến Quân đã phụ trách công tác trung ương lâu năm, thói quen nhìn vấn đề toàn diện hơn. Nếu nói về quản những vấn đề mang tính chất địa phương, có lẽ không có kinh nghiệm phong phú như Nghiêm Ngọc Thành, Liêu Khánh Khai, nhưng nếu luận về sự nắm vững thời cục, thì chắc chắn là ở thế độc tôn.

Những lời này vừa nói ra, quả nhiên làm cho người ta sáng mắt.

“Cảm ơn chỉ điểm của bí thư Tiền!”

Cha chân thành cảm ơn ông.

“Không dám được xem là chỉ đạo gì, chỉ là vài kiến nghị mà thôi, tôi là loại bàng quan đứng ngoài mà....Ha ha....!”

Thấy cha cụp điện thoại, tôi hỏi: “Cha, hành trình ngày mai của Lê lão thế nào?”

“Thị sát tình hình phát triển của nuôi trồng huyện Thanh An, tiện đường về quê thăm thú.”

Tôi gật đầu: “Bí thư huyện ủy Thanh An vẫn là Phạm Thư Hồng nhỉ? Người này thế nào?”

“Cũng tạm được đó, do bác Nghiêm của con đề bạt lên, trước đó là phó chủ nhiệm thị ủy”.

Nói như vậy, cũng là một tướng giỏi của hệ Nghiêm Liễu, lúc cần thiết, nhất định sẽ không bán độ. Nhưng tôi điều cả tôi và cha không ngờ được là, cái ông Phạm Thư Hồng này đúng là gây chuyện.

..............

Thôn Bách Lý của huyện Thanh An là quê của Lê lão, cách huyện thành mười mấy dặm, thâm sơn cùng cốc, núi nhiều ruộng ít, nằm ở một bên, được coi là một nơi hoang vu hẻo lánh.

Hèn chi lúc còn nhỏ Lê lão phải chạy nạn đói, năm sáu năm trước, ở đây cũng nghèo thành tiếng, rất nhiều đàn ông có tuổi rồi mà không tìm được vợ. Đừng nói là không tìm được mấy người phụ nữ trẻ, ngay cả những người đã có con li dị chồng cũng chẳng dễ kiếm.

Hàng năm Lê lão đều đón tiếp một đám người thân ở Tứ Hợp Viện bên thủ đô.

Các cụ vẫn nói “Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”, quả đúng vậy thật, mặc dù Lê lão đã trải qua biết bao trận đánh, đường đường ngồi ở trên cao, nhưng vừa đặt chân lên mảnh đất chôn rau cắt rốn này, cũng có một niềm xúc động không nói nên lời, ông mở cửa xe, nói với Long Thiết Quân những chuyện về quê mình một cách thao thao bất tuyệt. Vừa nói, đột nhiên lại nói đến những năm tháng oai hùng tham gia trên trận tuyến.

Chiếc xe đã lái đến đại viện của huyện ủy Thanh An, vì đã có kinh nghiệm của hôm qua, nên tất cả mọi nơi trên huyện Thanh An đều không có màn chào đón nhiệt liệt.

Tất cả những người phụ trách và cả thành viên của thường ủy huyện ủy đều đến để đón Lê lão.

Với quan phụ mẫu của quê mình, Lê lão khách khí hơn một chút, bắt tay với từng người một.

Cha nói nhỏ: “Lê lão, có cần phải nghe báo cáo công tác của chính phủ huyện ủy một chút không?”

Lê lão vẫn chưa đáp lời, Phạm Thư Hồng đã xen miệng vào.

“Xin lỗi, Lê lão, có thể mời ông đi đến thôn Bách Lý trước, còn báo cáo công tác để đến sau được không ạ?”

Lời này của Phạm Thư Hồng vừa thốt ra, tất cả mọi người đều thất thần thất sắc.

Sao, lá gan của Phạm Thư Hồng ông cũng lớn quá nhỉ? Chỉ là một bí thư huyện ủy cỏn con thôi, mà lại dám quyết định cho Lê lão ư? Thật là hay ho nhỉ?

Mặt Long Thiết Quân sầm xuống, quay sang lườm cha, ý của ông ấy rất rõ: Nhìn quân của anh ấy! Chẳng biết lề lối phép tắc trên dưới gì hết!

Cha vô cùng lo lắng.

Lê lão không tức giận, mà lại mỉm cười nói: “Bí thư Tiểu Phạm, thôn Bách Lý có việc gì gấp gáp sao?”

“Lê lão, là việc vui đấy ạ. Lê Hữu Đức của nhà ông hôm nay lấy vợ cho cháu trai, nghe nói ông đến thị sát, dù thế nào cũng phải đợi ông đến uống cốc rượu mừng....Nói rằng nếu ông không đến, thì nhất định không cưới hỏi gì hết....Ông xem đấy, nếu như ông không đi, thì người trong cả một thôn đều bụng rỗng đấy ạ.”

Phạm Thư Hồng cũng chẳng sợ, cười hi hi ha ha nói.

“Lê Hữu Đức lấy vợ cho cháu à? Ôi chà, đúng là việc hỉ việc hỉ.....mấy năm trước anh Hữu Đức còn đến thủ đô thăm tôi kìa....Đi đi đi nào, nếu mà không đi, thì để cả một thôn đói bụng vì tôi mất!”

Lê lão đột nhiên mặt mày rạng rõ, quay người đi.

Cha bèn mỉm cười với Phạm Thư Hồng, nói: “Đồng chí Thư Hồng và đòng chí Vĩ Tùng cùng về thôn Bách Lý, những đồng chí khác làm việc như bình thường đi.” Sau đó cũng đi theo Lê lão.

Đồng chí Vĩ Tùng chính là huyện trưởng huyện Thanh An Vương Vĩ Tùng.

Phạm Thư Hồng lúc này mới quay đầu lại, lau mồ hôi toát ra trên trán. Vương Vĩ Tùng ở bên cạnh vội vàng đưa khăn tay cho anh ta. Thực ra mặc dù Vương Vĩ Tùng không nói chuyện với Lê lão, nhưng cũng chảy đầy mồ hôi trán.

Ai mà biết Lê lão đã lên xe rồi còn gọi với lại một câu: “Mọi người cùng đi đi, cho vui!”

Lê lão đã ra mệnh lệnh, đương nhiên phải chấp hành, thế là đám người phụ trách và cả thường ủy huyện ủy Thanh An đều lục đục kéo nhau lên xe, rầm rộ đi về hướng thôn Tân Đường hương Bách Lý

Để chào đón Lê lão và những lãnh đạo trong huyện và trên thành phố, thôn Tân Đường đã làm cỗ rất lớn, bí thư đảng ủy của hương Bách Lý đều đến thôn Tân Đường, tự mình đón tiếp Lê lão.

Ở cổng thôn thôn Tân Đường, một đám người dân mặc quần áo mới, mặt mày rạng rõ, vui vẻ nhìn về hướng đường lớn. Chỗ đó khoảng tầm hai trăm người, hai chiếc đèn lồng lớn, hai con sư tử và hai chiếc trống to được những người thanh niên khỏe mạnh trong thôn giữ, giống như đang ra quân đánh trận vậy.

“Đến rồi!”

Thấy đầu đường có vật gì đang nhô lên, rồi sau đó một đoàn xe hiện ra, đám người nhao nhao xúc động, hô hào dội vang.

Đây là một con đường đổ bê tông mới sửa, không rộng, nhưng với một thôn nhỏ như Tân Đường, có được đường bê tông, đã là một việc lớn trước kia đến nằm mơ cũng không dám nghĩ đến rồi.

Đây là kết quả của chính sách sửa đường của chính phủ thành phố Bảo Châu.

Từ khi Nghiêm Liễu nắm quyền ở thành phố Bảo Châu, đã nắm trong tay toàn bộ công tác kiến thiết kinh tế và đường xa. “Muốn giàu thì phải sửa đường trước” là một biểu ngữ có thể thấy ở bất cứ đâu trên đường.

Những con đường mới thế này, đã mở ra quỹ đạo lưu thông hàng hóa, đúng là góp phần lớn lao vào việc phát triển kinh tế của thành phố và cả nông thôn, khắp nơi đều được hưởng lợi ích từ việc đó.

Chiếc xe cảnh sát đi đầu vừa lái đến gần, người chỉ huy hạ lệnh, tất cả kèn trống đều vang lên rộn ràng, đèn lồng và đầu sư tử bắt đầu múa ở bên đường, người dân nhiệt liệt đốt pháo, vô cùng vui vẻ.

“Chào mừng chào mừng, nhiệt liệt chào mừng!”

Một đám trẻ con đứng ở hai bên đường vẫy những bó hoa tương, nói đồng thanh những lời chào đón.

Lê lão hơi chau mày, không vui nói: “Làm cái trò gì thế này?”

“Lê lão, đã mấy năm ông không về thôn Tân Đường rồi phải không? Đây là biểu hiện của tấm chân tình người dân đó!”

Long Thiết Quân nói.

Lê lão nghĩ một lúc, rồi hơi ngước đầu lên, sau đó đôi lông mày dãn ra, nói: “Dừng xe!”

Ngay lập tức, lái xe dừng xe lại.

“Lão Long à, dừng xe lại đi bộ đi. Người dân đến đón mừng, nếu chúng ta cứ ngồi xe, thì thật là không phải phép!”

Long Thiết Quân gật đầu.

Lê lão xuống xe trước, đám cán bộ cũng không dám ngồi trên xe nữa, ai nấy xuống xe theo Lê lão, bước lên đằng trước.

“Chào Lê lão, chào Lê lão....”

“Đón mừng Lê lão về quê thị sát....”

Những người dân bắt đầu hoan hô, vỗ tay rất nhiệt liệt.

“Xin chào mọi người, xin chào các anh em....”

Tròng mắt của Lê lão đột nhiên ươn ướt, giơ tay chào lại người dân.

Lúc này, một ông cụ đầu tóc bạc phơ được mọi người đỡ bước lên giữa đường. Lê lão vội vàng bước vào bước lên trước, nắm chạt lấy tay ông cụ, mắc qua lắc lại: “Anh Hữu Đạo, xin chúc mừng anh!”

Hai hàng lệ của Lê Hữu Đạo chảy xuống, nắm chặt tay Lê lão không buông.

Sau đó gần hai trăm người cùng đưa Lê lão và Long Thiết Quân đến nhà Lê Hữu Đức. Nhà Lê Hữu Đức là căn nhà ngói hai tầng, diện tích rất rộng, ở giữa phòng đặt một chiếc bàn. Cô dâu chú rể đều đứng ở ngoài phòng đòn chào Lê lão.

Lê Hữu Đức vốn định bảo hai người quỳ xuống chào Lê lão, nhưng bị Lê lão ngăn lại.

“Anh Hữu Đạo à, giờ là xã hội mới rồi, không cần làm những thứ đó nữa đâu.”

Vì huyện Thanh An và hương Bách Lý đều đã có sự chuẩn bị, nên bàn rượu tiệc rất đầy đủ, tất cả cán bộ từ huyện và thành phố về đây, đều được sắp xếp chỗ ngồi đầy đủ. Phạm Thư Hồng làm việc rất chu đáo, trên bàn tiệc không có những thứ thức ăn quá đắt tiền và hiếm có, chỉ là những món dân dã hết sức thôn quê, nhưng mang đậm tình người, Lê lão đã nhiều năm không về quê, lần này ăn được những món vô cùng thuần chất thế này, khen không ngớt miệng.

Trong bữa tiệc, cũng không có ai đến chúc rượu tán loạn, chỉ có Lê Hữu Đạo dẫn đôi vợ chồng mới cưới đến mời Lê lão một chén rượu, Lê lão vui mừng uống.

“Anh Hữu Đức, mấy năm gần đây, cuộc sống của anh vẫn tốt chứ?”

Khó khăn lắm mới được về đây uống cốc rượu mừng, Lê lão và Lê Hữu Đức bắt đầu nói chuyện thường nhật.

“Vẫn tốt cả...Mấy năm gần đây, chính phủ trợ giúp chúng tôi chăn nuôi trồng trọt, trong nhà tôi, đã nuôi được 10 mấy con bò, mỗi năm đều có thu nhập mấy nghìn tệ đó...Cảm ơn chính phủ nhiều lắm....”

Lê Hữu Đức tán dương không ngớt.

“Ồ? Mười mấy con bò? Đưa tôi đi xem một chút, bò là thứ tốt đó...”

Lê lão càng vui vẻ hơn, ngay lập tức được các cán bộ thôn đưa đi thăm mấy chuồng bò, con nào con nấy đều béo tốt khỏe mạnh, màu lông vàng óng, Lê lão rất vui, gật đầu không ngớt.

“Đồng chí Liễu Tấn Tài, làm việc tốt lắm, làm cán bộ lãnh đạo, là phải quan tâm đến cuộc sống của nhân dân từng giây từng phút.”

Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi