TRÚNG SỐ ĐỘC ĐẮC


Sáng thứ bảy, Trịnh Hạo đón tôi đến nông trại, tối qua tôi ngủ muộn nên mới leo lên xe đã ngủ thiếp đi luôn, đến lúc mở mắt ra thì trời đã gần trưa rồi.
Trịnh Hạo thấy tôi tỉnh dậy liền lập tức cằn nhằn: “Cô quá đáng lắm luôn á ây U ây U, tôi vất vả lái xe hơn ba tiếng đồng hồ, cô không nói chuyện với tôi cho đỡ chán đã đành, lại còn ngủ ngáy khò khò nữa chứ!”
“Tối qua tôi gặp ác mộng, mơ thấy mình tiêu hết tiền rổi, nhà cũng bán cho một cô gái xinh đẹp.” Tôi nhăn mặt nói: “Nửa đêm bừng tỉnh giấc, suýt nữa thì tuyệt vọng…”
Tôi vừa nói vừa nhìn ra cửa sổ, hơi ngạc nhiên và thích thú: “Trong thành phố H vẫn còn một nơi non xanh nước biếc như thế này ư?!”
Tôi chỉ biết Trịnh Hạo lái xe về hướng Tây Bắc, lộ trình đi khoảng ba tiếng, thật ra đã vượt xa khái niệm “ngoại thành” rồi.

Hôm nay thời tiết rất đẹp, những ngọn đồi nhấp nhô nối tiếp nhau, những bụi cây xanh tươi, um tùm, còn trên sườn đồi bằng phẳng thì lại có thể thấy được nhiều cây ăn quả rậm rạp.

Tuy khoảng cách hơi xa, nhìn không rõ nhưng tôi dường như đã cảm nhận được hạnh phúc khi vừa hái vừa ăn rồi.
Trịnh Hạo đắc ý lắc đầu: “Có phải tâm trạng tốt lên nhiều rồi không? Tôi biết ngay mà.”
Tôi gật đầu tán đồng, chỉ mải nghĩ xem lát nữa hái cherry thế nào.
Chúng tôi phải đi bộ hơn hai mươi phút nữa thì mới đến nơi.

Địa hình nơi đây bằng phẳng, nông trại rất rộng lớn, có thể thấy những cây anh đào được chắn quanh bằng hàng rào ở phía sau.
Trịnh Hạo từng tới đây nên rất thân thiết với cặp vợ chồng này, mới bước vào sân nhà người ta đã than đói, đòi ăn cá cơm với ruốc các kiểu.

Còn tôi thì chỉ muốn trèo qua hàng rào để đi hái một giỏ anh đào thôi.
Trịnh Hạo không hiểu nổi niềm vui tự hái anh đào, lúc tôi quay lại sân trước với một giỏ anh đào nhỏ, cậu ta đang nằm trên ghế tắm nắng, vừa ăn anh đào có sẵn, vừa nói chuyện điện thoại: “Tôi thật sự không muốn đưa mấy người đến đâu, sợ mùi tiền của mấy người làm banh chành phong thủy nhà người ta… Cứ đi theo vị trí tôi gửi ấy, dùng hệ thống dẫn đường là được rồi còn gì…”
Lúc cúp máy, Trịnh Hạo còn ho nhổ hột anh đào ra: “Ừm…Dung Tranh nói cậu ta muốn đến.”
Lúc nãy nghe đã thấy không ổn lắm, tôi nghi ngờ nhìn cậu ta: “Sao anh ta biết được cậu đến đây chơi?”
Hai mắt Trịnh Hạo hết đảo sang trái lại đảo sang phải, hồn nhiên nói: “Tôi đăng status lên cho bọn họ thèm thuồng thôi, ai ngờ.”
Tôi biết nói gì hơn, chỉ có thể chú ý vào trọng điểm: “Chỉ có mình anh ta đến à?”
Trịnh Hạo: “Không biết nữa, anh ta không nói có đến cùng ai không.”

Tôi thầm nghĩ, vậy thì vẫn còn hi vọng, Trịnh Dị và Trịnh Hạo bình thường gặp nhau đã không ưa ra mặt rồi, chắc sẽ không đến đâu.
Thế nhưng tôi đã đánh giá thấp chấp niệm ăn anh đào của Trịnh Dị.
Buổi chiều, khi tôi đang ở sân vừa chơi với chú cún của chủ nhà, vừa ăn anh đào, thì bên ngoài có tiếng động cơ vang lên, qua hàng rào quanh sân, tôi thấy Dung Tranh bước xuống khỏi chiếc Land Rover, theo sau là Trịnh Dị bước xuống khỏi ghế lái phụ, sau cùng là Thư Niệm.
Thư Niệm tươi cười bước vào, gọi tôi một tiếng, tôi nhất thời thấy hơi chột dạ, chẳng trách hôm nay tôi cho chị ta leo cây mà chị ta cũng không tìm tôi.
Dung Tranh đến chộp lấy mấy quả anh đào: “Đúng là ngọt ghê! Em gái U U à, em tệ quá đấy, chạy trốn đến đây nhận món quà từ mẹ thiên nhiên với Trịnh Hạo mà sao không đưa bọn anh đi cùng?”
Trịnh Dị nghe thấy thế liền liếc nhìn tôi, ánh mắt chúng tôi tình cờ bắt gặp, anh ta chậm rãi thăm dò một tôi lúc rồi lên tiếng: “Biết người khác là chạy trốn mà cậu còn chạy đến góp vui.”
Dung Tranh buồn bực thở dài: “Chẳng phải cậu nói muốn ăn anh đào sao?”
Trịnh Dị không nói gì nữa.
Tôi lên tiếng: “Muốn ăn anh đào thì ra phía sau mà hái, làm ơn ngậm mồm lại nhanh giùm, tôi muốn yên tĩnh.”
Đúng lúc Trịnh Hạo đi từ dòng sông nhỏ về, quần xắn đến gối, tay xách một giỏ cá vẫn còn nhỏ giọt, cất giọng khoe khoang: “Tôi bắt được một giỏ tôm đất này hahahaha!”
Dung Tranh ngạc nhiên chạy qua xem, Trịnh Dị lại liếc nhìn tôi, sau đó quay người đi theo chủ nông trại để đặt phòng.
Chỉ còn lại Thư Niệm, chị ta cũng lấy một quả anh đào ăn rồi thẳng thừng nói: “Em cho chị leo cây.”
Tôi nhất thời thấy hơi xấu hổ, chỉ biết cười ngại ngùng mấy tiếng rồi nói: “Em mải lo đi hái anh đào, dù sao thì ăn cũng quan trọng mà.”
“Ăn xong rồi thì sao? Giờ có thời gian rồi chứ? Chị đã đích thân đến tìm em rồi.” Thư Niệm không hề đếm xỉa đến nói khéo của tôi, chị ta nghiêm mặt: “U U, chị thực sự muốn nói chuyện với em.”
Tôi thở dài trong lòng, chỉ đành đứng dậy: “Vậy thì nói chuyện thôi.”
Hai chúng tôi đi dạo dọc bờ sông nơi Trịnh Hạo bắt cá, Thư Niệm kể chuyện cho tôi nghe.
Nhà họ Thư đã suy bại từ khi dì của Thư Niệm là Thư Vân còn trẻ, cho dù từng là danh môn vọng tộc cũng không đủ cho đời sau tiêu xài phung phí và kinh doanh thất bại.

Đến đời của Thư Vân và anh trai thì nhà họ Thư chỉ còn lại chút danh tiếng trước đây và một ít tài sản để sống qua ngày, nói khó nghe một chút thì là đã sa cơ thất thế rồi.
Biệt thự thì vẫn rất lớn nhưng trống trải, không có chút cảm giác quý phái nào, ở cùng khu biệt thự với nhà họ Hứa.
Sau đó thì Thư Vân rụt rè nhút nhát và Hứa Kính Đình nho nhã, quý phái đã yêu nhau.
Lúc đó nhà họ Hứa đang vô cùng hưng thịnh, có ông bố bản lĩnh của Hứa Kính Đình và người mẹ tài năng như bà Hứa, so về tài chính, quyền lực, nhà họ Thư đúng là thua xa một trời một vực.
Mà không may là nhà họ Hứa và nhà họ Thư từng là đối thủ cạnh tranh, sau đó nhà họ Hứa đã sáp nhập các sản nghiệp của nhà họ Thư khiến anh trai Thư Vân, bố Thư Niệm cũng vì vậy mà trở nên ốm yếu, bệnh tật.
Theo lý mà nói thì người phản đối Thư Vân và Hứa Kính Đình yêu nhau phải là anh của Thư Vân mới đúng.


Nhưng không ngờ, người phản đối chuyện của hai người họ nhất lại chính là bà Hứa.
Bà ấy nói, nhà họ Hứa đang ngày một phát triển, nếu cưới con gái của một gia đình đã sa cơ thất thế thì sẽ rất đen đủi, quan trọng hơn là lúc đó Hứa Kính Đình tài trí, nhanh nhẹn, Hứa gia đang chuẩn bị bồi dưỡng ông ta làm phó đương gia, nhà họ Thư nôn nóng muốn gả con đi như vậy, cũng không biết có ý đồ gì không.
Lúc Thư Vân cùng Hứa Kính Đình đến ra mắt người lớn, bị bà Hứa chế nhạo mỉa mai đến đỏ mặt, vừa thẹn vừa giận.
Thế nhưng cho dù có thẹn, có giận đến cách mấy thì cũng phải nhịn, vì bà ấy đã mang thai rồi.
Lúc đó thủ đoạn của mọi người đơn giản, thô bạo, kinh dị, lại hiệu quả.

Hứa Kính Đình bị tình cảm che mắt, nhất quyết muốn cưới Thư Vân khiến bà Hứa tức giận, cấm cửa Hứa Kính Đình, không phép cho hai người họ gặp nhau, nhắm mắt làm ngơ, không hề hỏi han đến đứa con trong bụng Thư Vân.
Sau đó bà mẹ kia của tôi xuất hiện.
Trước tiên bà ấy đi tìm Thư Vân, đưa một tờ khám cho Thư Vân, nói rằng mình đã mang thai con của Hứa Kính Đình.

Sau cuộc trò chuyện, Thư Vân thất thần về nhà trong tuyệt vọng, trên đường bị một chiếc xe đạp đâm phải, thế là mất đi đứa bé.
Chiếc xe đạp đó là do Hạ Thanh sắp xếp, Thư Vân cũng không biết, nhưng cho dù đứa bé vẫn còn thì khi bà ấy biết Hạ Thanh có con thì cũng không muốn dính líu gì đến Hứa Kính Đình nữa.
Mãi đến một năm sau, tin mừng Hứa Kính Đình cưới được thiên kim lan đến Bắc Âu, Thư Vân mới biết, những gì Hạ Thanh nói trong cuộc trò chuyện đó đều là giả.
Nhưng Hạ Thanh và Hứa Kính Đình kết hôn là thật.

Xem ra, bà Hứa nóng lòng muốn Hứa Kính Đình quên Thư Vân đi, lại thấy Hạ Thanh có vẻ cũng nhanh nhẹn nên đã mắt nhắm mắt mở đồng ý.

Đặc biệt là sau khi Thư Vân ra nước ngoài, Hứa Kính Đình trở nên suy sụp, không có ý tiến thủ.

Thế là một nhà lãnh đạo tương lai tài ba liền biến thành một quý công tử chơi bời lêu lổng.
Tôi kịp thời chỉ ra lỗ hổng trong câu chuyện này: “Thiếu gì những cô gái có chút tiền và thân phận, cho dù Hứa Kính Đình trở nên tồi tệ thì mẹ ông ta sao lại bụng đói vơ quàng mà đồng ý cho cưới Hạ Thanh chứ?
Thư Niệm nói: “Lúc cô chị quen Hạ Thanh thì thân phận của bà ta là chị em nuôi với Tạ Lam, mẹ Trịnh Hạo, mẹ của Tạ Lam là mẹ nuôi của Hạ Thanh, Hạ Thanh liền nói với bên ngoài là bố mẹ mình mất sớm, vì vậy nên sống cùng với mẹ nuôi.”

“Thì ra bà ấy quen mẹ Trịnh Hạo từ lúc đó rồi, chẳng trách bình thường hai người trông cứ như chị em ruột vậy.” Giờ tôi mới tỉnh ngộ, lúc trước còn tự hỏi không biết bà ta làm sao có thể tiến chân vào giới này, thì ra là vậy.
Thư Niệm nói đầy ẩn ý: “Nếu không phải Hạ Thanh có chút lợi ích cho nhà họ Tạ thì họ sao phải nhận bà ta làm con gái nuôi chứ? Nghe nói Tạ Lam ban đầu là người thứ ba, thành công đá được vợ cả, gả vào nhà họ Trịnh là vì khi đó bà ta chạy đến công ty làm thư kí cho Trịnh Triệu Hòa.

Nhưng Tạ Lam được nuông chiều từ bé, kế sách ‘nằm gai nếm mật’ này, hoàn toàn không phải phong cách của bà ta.”
Tôi kinh ngạc quay đầu lại nhìn Thư Niệm.
Tôi còn nhớ trong một đêm xuân se lạnh, Trịnh Dị khẽ mím môi, cười lạnh nói về việc bố anh ta ngoại tình, khiến mẹ anh ta tự tử như thế nào.
Mà tất cả những chuyện này, nhìn thì là tại Tạ Lam cứ bám dính lấy Trịnh Triệu Hòa nhưng thực chất đều là công lao của người mẹ đó của tôi.
Bươm bướm chỉ cần đập cánh, mọi chuyện sẽ đi theo một hướng hoàn toàn khác.

Mà Hạ Thanh, không chỉ đã đập cánh của mình, bà ta vì ham muốn của mình mà đã hại mất một mạng sống, hủy hoại một gia đình và làm tổn thương một chàng thiếu niên.

Thư Niệm nói: “Một người xuất thân từ nông thôn nghèo khổ như Hạ Thanh, có thể đi đến ngày hôm nay cũng không biết đã giẫm đạp lên bao nhiều người.

Có lẽ vì bà ta là người đã sinh ra em nên em không nỡ thấy bà ta thân bại danh liệt nhưng những chuyện mà bà ta làm, bất kể kết cục thế nào, đều là gieo gió gặt bão.”
Tôi nhìn chăm chăm vào một đám cỏ dại cao trên mặt đất, nhất thời không biết nên nói gì.
Hạ Thanh sinh ra đáng thương nhưng sống lại rất đáng hận.
Ba tôi từng nhắc đến, lúc ông ấy quen Hạ Thanh, bà ấy làm nhân viên thu ngân ở một siêu thị nhỏ trong trường.

Sau khi học sinh ăn xong bữa trưa, bà ấy đỏ mặt đến mặc cả với dì làm ở căn tin xem có thể bán lại thức ăn thừa với giá thấp để cho bà ấy ăn không.

Tiền lương của bà ấy ít ỏi, còn phải nuôi bố mẹ ở nhà.
Con người luôn thay đổi theo thời gian và ham muốn.

Một số người có thể quyết tâm cố gắng, từng bước vật lộn, nỗ lực đi lên phía trước, nhưng có những người lại không chịu nổi thử thách của cuộc sống, muốn một bước lên mây nên không từ thủ đoạn.
Lòng tự trọng cùng khuôn mặt thường xuyên ửng đỏ khi xưa kia, giờ đều bị bà ta giẫm dưới chân.
Thư Niệm nói: “Thật ra cho dù em không muốn thì chị cũng sẽ có thể lấy biểu mẫu từ trên người em, cho người đi làm xét nghiệm, chứ không cần thiết phí sức nói chuyện với em.”
Tôi liền tỉnh táo, quay đầu nhìn chị ta: “Chị đang uy hiếp tôi sao?”
Thư Niệm nhướn mày, mỉm cười: “Hi vọng mong em có thể đưa ra quyết định đúng đắn.”

Cách đó không xa, có người dạo quanh rừng anh đào, men dọc theo bờ sông, đi ngược ánh mặt trời, không thấy rõ mặt.
Thư Niệm nghe thấy tiếng động liền quay lại nhìn, rồi lại ngoảnh lại phía tôi, đợi nghe câu trả lời của.
Tôi thấp giọng nói: “Chị cho em thêm thời gian nghĩ, em cân nhắc thêm mấy ngày rồi sẽ quyết định.”
Thư Niệm gật đầu, quay người đi qua chào hỏi với Trịnh Dị: “Sắp đến giờ ăn rồi à?”
“Vẫn chưa.” Trịnh Dị dừng lại trước mặt Thư Niệm, nói với chị ta: “Anh mang đồ của em về phòng rồi đấy, nơi này có ít phòng, đều là hai người ngủ chung một phòng.”
Thư Niệm cười hờ hững: “Không sao, ở ngoài mà, còn là nông trại nữa, sao có thể đòi hỏi được.”
Hai người họ nói chuyện rất thoải mái, tôi đứng một bên như làm nền vậy, thế là tôi nhấc chân lên, chuẩn bị đi về.
“Cô ở lại.” Trịnh Dị liếc nhìn tôi: “Tôi có lời muốn nói với cô.”
Chân tôi dừng lại một lúc rồi lại bước về phía trước, hình như rõ là cố ý rồi.
Thư Niệm cũng sững người, đầu tiên là phản ứng với lời nói của Trịnh Dị, vẻ mặt trông có chút bối rối nhưng cũng mỉm cười nói: “Hai người nói chuyện đi, tôi về xem tôm đất của Trịnh Hạo nấu chín chưa.”
Thư Niệm men theo chút ánh sáng cuối cùng đi về, giờ tôi mới giật mình, không ngờ đã sẩm tối rồi.

Lúc này mấy ngôi nhà trong làng đang nấu nướng, khói bay lên, đến cả vịt, ngỗng dưới sông đều kêu cạp cạp bơi vào bờ, chuẩn bị về nhà.
Tôi đứng dựa vào một gốc cây gần đó, lặng lẽ cúi đầu, nghiêm ngặt tuân thủ nguyên tắc địch không nói thì ta cũng không nói.
Trịnh Dị đứng cách tôi mấy bước, một lúc sau mới chậm rãi nói: “Mấy ngày nay, trốn tránh tôi có vui không?”
Tôi vô tình móc ra một mảnh vỏ cây, cầm nó trong tay, lúng túng liếc nhìn khuôn mặt bình thản của anh ta, ho ho rồi nói: “Tôi không có trốn tránh anh.”
“Không có hả?” Trịnh Dị nhướn mày: “Tối qua là ai, gọi vào ăn mà không ăn?”
Tôi nhìn anh ta một cách không thể tin được: “Tối qua là ai gọi tôi vào ăn? Anh gọi tôi vào ăn à? Tôi chỉ biết Tiểu Diệp gọi tôi vào ăn thôi, nhưng người nấu không gọi tôi thì tôi vào ăn cái gì?”
Tôi còn nhớ như in hôm qua anh ta hất cằm bảo Tiểu Diệp hỏi tôi có ăn hay không đấy.
Trịnh Dị im lặng một lúc.
Tôi nói tiếp: “Hơn nữa, có bạn gái tương lai của anh ở đó, nếu người xinh đẹp tựa hoa như tôi đến thì chẳng phải thêm rắc rối cho anh sao?”
Trịnh Dị lại tìm thấy chú đề, thậm chí anh ta còn cười nhỏ: “Hôm qua đầu cô rối như ổ quạ mà cũng xinh đẹp tựa hoa?”
Tôi: “…”
Đó là vì tôi mới đi tập tennis về thôi! Tiểu Diệp có nói rồi-chủ tịch Trịnh thích chơi tennis nhất!
Tôi vô cảm nói: “Cũng đúng, tôi nhếch nhác quá mà, sao có thể lọt vào mắt xanh của chủ tịch Trịnh được, vậy nên, ngoan ngoãn từ chối lời mời hẹn hò của anh, âm thầm chịu thiệt bị cưỡng hôn, không đi làm anh thấy chướng mắt chẳng phải rất tự giác sao? Vậy mà giờ anh còn ở đây chất vấn tôi là sao hả?”
Trịnh Dị thu lại nụ cười, mím môi, không nói gì..


Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi