TRUYỆN KINH DỊ NGẮN

HIỆU ỨNG MANDELA

Hiệu ứng Mandela (Lỗ hổng ký ức) đơn giản có nghĩa là khi tất cả mọi người đều nhớ về chính xác một điều gì đó và chắc chắn rằng nó đã xảy ra, nhưng khi nhìn lại thì hoàn toàn không phải. Ví dụ, bạn từng nhớ trong logo của một nhãn hiệu nào đó có những chi tiết như thế này, nhưng đến khi nhìn lại thì những chi tiết đó biến mất, như chưa từng tồn tại. Và đó chính là hiệu ứng Mandela.

Lí do nó được gọi là hiệu ứng Mandela là bởi vì nhiều người nhớ rất rõ ràng rằng Nelson Mandela - tổng thống Nam Phi đã chết trong ngục nhưng đến ngày 5 tháng 12 năm 2013, Nelson Mandela mất và điều đó làm hoang mang rất nhiều người vì họ nghĩ rằng ông đã chết nhiều năm về trước. Đó cũng là lí do hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng Mandela. 

Trong một cuốn sách English Alive được phát hành vào ngày 1 tháng 10 năm 1991, bên trong nó có ghi rằng "...Nelson Mandela đã chết vào ngày 23 tháng 7 năm 1991...". Nó ở trong một cuốn sách, được phát hành từ rất lâu, và chúng ta không thể bịa đặt những chuyện như vậy trong một cuốn sách, nếu không ta sẽ bị người khác làm đơn thưa kiện. Nó cũng đồng nghĩa với việc đây là một bằng chứng cho thấy rằng ông đã chết từ rất lâu nhưng có lẽ là ở một thế giới khác.

Từ đó, người ta suy luận rằng rất có thể chúng ta đã dịch chuyển qua lại giữa thế giới bình thường này và một thế giới song song khác. Hoặc cũng có thể là do một người nào đó đã quay ngược về thời gian, thay đổi một thứ rất nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những điều khác.

Để các bạn có thể thấy rõ hơn, sau đây chúng ta hãy đi vào một số ví dụ điển hình của hiệu ứng Mandela.


1. Tuổi thơ của đa số chúng ta chắc hẳn là đã xem qua bộ phim Snow White của hãng hoạt hình Disney. Các bạn hãy thử nhớ lại xem mụ phù thủy đã nói câu gì với gương thần khi hỏi về nhan sắc của bà ta. Có phải câu nói đó là "Mirror mirror on the wall" hay không?

Hoàn toàn không, nó đã luôn luôn là "Magic mirror on the wall".

2. Có phải chúng ta đã luôn nhớ rằng nhân vật Pikachu trong phim hoạt hình Pokemon có một vết đen ở đuôi không? 

Nhưng thực sự thì Pikachu chưa bao giờ có vệt đen nào ở đuôi cả.

3. Hình ảnh cô bé Alice ở xứ sở Wonderland với đôi vớ sọc đen và trắng đã được nhiều người ghi nhớ, thậm chí người ta còn mặc đồ cosplay giống hệt như vậy.

Nhưng đôi vớ đó không hề có sọc đen, nó chỉ có đúng một màu là màu trắng mà thôi.


4. Bộ phim Ted, một chú gấu hài hước được đạo diễn bởi Seth McFarlane. Các chương trình TV cũng như Internet đều viết tên của anh Seth McFarlane.

Nhưng một lần nữa, tên thật sự của anh là Seth MacFarlane chứ không phải McFarlane.

5. Và có lẽ bằng chứng sau đây sẽ là một cú shock với các fan của Disney, nhất là của chú chuột Mickey Mouse. Bây giờ hãy tưởng tượng lại hình ảnh của Mickey, một chú chuột mặc chiếc quần đỏ, có hai sợi dây nhỏ vắt qua vai và cả hai cái nút to màu vàng đằng trước cái quần. Nhưng khi nhìn lại, quần của Mickey chưa bao giờ cái hai sợi dây nào gắn vào và vắt qua vai cả.

Vậy vì lí do gì mà chúng ta luôn nhớ hình ảnh chú chuột Mickey chưa từng xuất hiện?

Còn rất nhiều các bằng chứng khác nữa, ví dụ như logo của hãng thức ăn Chick-fil-a được ghi nhớ bởi nhiều người là "Chic-fil-a", không có chữ "k". Thông tin này tràn lan khắp mạng xã hội, buộc công ty đó phải lên tiếng. Họ nói rằng từ trước đến giờ nó đã luôn là "Chick-fil-a" và bảo chúng ta hãy ngưng nói về một điều chưa hề xảy ra đi.

Là một sự hiểu lầm, hay họ đang muốn che dấu đi một sự thật nào đó?

Nguồn: Internet


Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi