VIỆT HÙNG DIỄN NGHĨA


“Sáng ra bờ suối tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời Cách Mạng thật là sang.”
- Tức cảnh Pác Bó, Hồ Chí Minh
Mùa hè thảo nguyên chỉ đi qua trong chóng vánh rồi nhanh chóng nhường chỗ cho thu đông.
Nói vậy cũng không đúng lắm, hẵn là mùa ấm áp đi mất rồi, hẹn qua mùa lạnh, mùa tuyết, đến xuân sang mới về.
“Càng hướng Bắc càng lạnh, người viết sách không lừa ta” Hoàng Hùng nhìn thân cây xương xẩu bạc trắng vì sương mai nay chỉ còn loe nghoe vài chiếc lá.
Bây giờ mới đầu tháng 8! (P/s: Âm Lịch)
“Hùng nhi! Tập xong thì vào nhà đi kẻo cảm lạnh” Giọng Thái Ung vang lên từ trong phòng kín cửa.
“Vâng thưa thầy.
Học sinh vào ngay đây.
Thầy cũng đừng lo quá, ta tập võ nóng người lắm, sẽ không dễ dàng cảm lạnh” Hoàng Hùng gân giọng nói oang oang để thể hiện mình vẫn rất khỏe.
Mặc dù giờ Thìn đã qua một nửa (8h sáng) nhưng trong phòng vẫn bịt kín các nơi phòng khi sương gió thổi vào làm sáo trộn, hư hao những vật quý giá bên trong, sách!
Đoàn người Thái Ung, Hoàng Hùng đã đến trị sở của Hà Sáo, Sóc Thành, được mười ngày, Đồng Uyên thì đã rời đi từ năm ngày trước bất chấp Hoàng Hùng níu kéo, còn Thái Ung thì mang thân đi đày nên cũng không tiện mở lời.
(P/s: tên Sóc Thành là bịa, khỏi google.

Hà Sáo là phần uốn cong của Hoàng Hà vào khu Tự Trị Nội Mông.

Địa điểm của Sóc Thành được thiết lập là khu vực thành phố Ô Hải)
Lúc mới đến Sóc Thành, quan địa phương Lương Chính đón tiếp bọn họ vô cùng nồng hậu tựa như khách quý, quan lớn đến thăm chư chẵng phải kẻ bị tội đày, nào là ra thành chờ nghênh, nào là dọn sẵn nhà ở, nào là lương tiền áo ấm, nào là than củi rơm rạ.
Chớ nhìn những thứ này không có gì nhiều, không đáng gì với trưởng quan một vùng, kỳ thật chốn biên thùy như Hà Sóc vốn chẵng được triều đình quan tâm bao nhiêu, lời nói và lợi ích lớn nhất đều thuộc về người Hung Nô, còn Lương Chính thì chỉ miễn cưỡng điều động được vài ngàn Hán hộ trong Sóc thành thôi.
Đối với đãi ngộ lúc mới đến, Thái Ung từng lâm vào nghi hoặc bởi trước đó ông luôn cho rằng thời gian đi đường với bọn Hoàng Hùng mới là quãng thời gian an ổn nhất trong chuyến đi đày này.
Lương Chính thì trả lời là vì ngưỡng mộ tài danh của Thái Ung song không ít lần khéo léo buông lời nói nâng nói đỡ cho Lưu Hoành, tuy vậy cũng chỉ đổi lại những lời qua loa không đau không ngứa, nói lãng nói tránh từ Thái Ung.
Lão này đã quyết chí bỏ nghiệp quan để hoàn toàn chuyên tâm vào nghiệp học vấn rồi, một khi người ta qua tuổi ‘bất hoặc’ (40 tuổi) thì tại một số nguyên tắc và suy nghĩ sẽ trở nên có phần cố chấp hơn hẵn, nhất là với Thái Ung, một người vốn chẵng mặn mà gì mấy với chuyện chính trị.
Về phần Hoàng Hùng thì đến giờ mới hiểu vì sao Thái Ung bị đày đi Hà Sóc mà không phải nơi khác, xem ra vây cánh của phái bảo hoàng cũng còn vươn tới địa phương biên thùy trọng trấn chứ không phải chỉ ru rú bảo đoàn trong triều đình.
“Như vậy cũng tốt, ít ra có thể đảm bảo an toàn ở mặt ngoài.
Sẽ không có người nói này nói nọ về thái độ ‘đi đày’ của thầy.

Đỡ rách việc!”
Phải biết Sóc thành trên danh nghĩa vẫn thuộc quận Sóc Phương.

Nhưng lúc đi ngang qua quận trị quận Sóc Phương, cả quá trình xử lý công văn đều không gặp được Thái Thú Vương Trí, khiến hai thầy trò Hoàng Hùng và Thái Ung đều lo lắng khó yên.
Cho nên Hoàng Hùng vô cùng nhiệt tình đáp lễ, thể hiện sự trân trọng đối với thái độ tiếp đãi nhiệt hậu của Lương Chính.
Về phần vật chất mà Lương Chính cung cấp thì Hoàng Hùng không có gì để mong đợi, vì dù cho không có Lương Chính thì hắn cũng sẵn sàng mua nhà thậm chí dựng luôn nhà mới nếu cần.

Cùng thời gian Thái Ung và Hoàng Hùng rời khỏi Lạc Dương thì cũng có một chi đội buôn lớn từ Kinh Châu lên Nam Dương, qua Vũ Quan, vào Quan Trung, hướng tới Hà Sóc.
Đó là đội tiếp ứng mà Hoàng Dung cử đi hổ trợ cho con trai trong thời gian ở Hà Sáo.
Ngoại trừ cơm áo gạo tiền và thư sách bút mực thì còn có một bất ngờ nho nhỏ là Nhã tỷ, người mang thân gái mỏng manh vượt ngàn dặm xa để trao cho Hoàng Hùng tin miệng rằng sang năm Hoàng Dung sẽ đóng tiền chuộc tội cho Thái Ung.
Đóng tiền chuộc tội mặc dù được ghi nhận công khai trong Hán luật, song chỉ cần là người hiểu biết thời cuộc đều biết rằng Thái Ung hiện giờ đang bị thế gia nhằm vào, nếu thật ngây thơ tin rằng bây giờ đóng tiền liền có thể an tâm xong việc vậy chỉ có kết cục là ‘tiền mất tật mang’.
Nhã tỷ đương nhiên không chỉ là người đáng tin cậy trong việc giữ miệng giữ mồm, mà nàng còn là cánh tay đắc lực được Hoàng Dung mang theo bên mình suốt mấy năm nay, chỉ dạy việc coi sóc nhà cửa.
Cho nên nhiệm vụ chính yếu của Nhã tỷ ngoài truyền tin ra thì còn có làm quản gia cho phủ đệ của đám người toàn lão nam và bé trai, đương nhiên là với sự trợ giúp của cả tá người hầu đi theo đoàn tiếp ứng.
Giờ Thìn đã qua (hơn 9 h), mặt trời cũng thôi lười biếng, bắt đầu vẫy vẫy chút nắng vàng xuống mặt đất làm không khí ấm hẵn lên, gió sương cũng thôi tất bật mà trầm tĩnh lui về sau tường viện.
Hoàng Hùng thuận đây hỏi ý Thái Ung:
“Thưa thầy!
Trời đã sáng ấm, gió cũng lặng rồi.
Học sinh đi mở cửa nhé”
“Uhm!
Để phòng tối đen mãi không có chút ánh sáng cũng không tốt cho thư sách.
Dễ sinh sâu bọ, rắn chuột.
Ta cũng nên đi lại một chút nếu không thì phải bị rục xương mất”
Thái Ung gật đầu, xoa xoa hai đầu gối, chống tay đứng dậy nghe rôm rốp tiếng khớp kêu.
Hoàng Hùng vừa mở cửa vừa cười nói:
“Sao thầy không thử vài động tác mà thầy Đồng Uyên chỉ ấy?”
Thái Úng nghe thế lại lắc đầu xem chừng muốn toát mồ hôi:
“Thôi thôi! Quá khó khăn.
Đồng lão hắn tập võ từ nhỏ, mặc dù chuyên nghiệp thì uyên thâm y như tên của hắn.
Nhưng mà những động tác hắn dạy thì ta xem chỉ hợp với thanh thiếu niên thôi.
Những ý tưởng về trường học tương lai của ngươi cũng nên cân nhắc kỹ một chút.
Chứ ta thấy phương pháp của Đồng lão không ổn lắm đâu, có chút hơi cao so với mức độ của người bình thường”
Hoàng Hùng quay lại nhìn Thái Ung gật đầu nói:
“Học sinh cũng còn phải chỉnh sửa cân nhắc nhiều.
Ta vừa nảy ra một số ý tưởng mới, đợi lát chiều chép sách mỏi tay thì sẽ thỉnh giáo thầy”
Thái Ung cười ha hả bước ra cửa:
“Uhm! Làm phiền Hùng nhi tiếp tục chép vậy!
Nói ra cũng ngộ, một kẻ bị đày cùng một đứa nhóc vắt mũi chưa sạch lại mãi bàn chuyện an bang tế thế, cải cách này nọ”
Bước ra tới cổng Thái Ung lại ngoái vào trong nói:
“Hùng nhi!
Nếu tiểu Nhã mang bữa sáng tới thì giúp ta giữ ấm.
Ta chưa có đói, hẵn là sẽ đi một lúc lâu”
“Vâng thưa thầy!” Tiếng Hoàng Hùng từ trong phòng vọng ra.

Tiểu tử này đã ngay lập tức ngồi vào bàn tiếp tục công việc chép sách, hay nói cho đúng là nặn chữ trong trí nhớ ra.
Số là từ sau khi rời Lạc Dương, Thái Ung vẫn luôn ủ dột vì không được nhìn những thư sách quý báu của mình lần cuối, Hoàng Hùng khuyên mãi mà Thái Ung cũng chỉ hơi nguôi ngoai một chút.
Thế là Hoàng Hùng mới nói với Thái Ung rằng những thư sách mà thầy cất giữ ta đều đã thuộc hết rồi, đợi đến Hà Sáo thì đoàn buôn của nhà họ Hoàng sẽ mang sách tre tới, đến lúc đó ta thay ngài chép lại.
Thái Ung khi ấy còn bán tín bán nghi, thế là mỗi đêm trước khi ngủ, Hoàng Hùng đều đọc một hai quyển cho thầy nghe, cũng nhờ vậy mà khi toán lính hộ tống nổi loạn tập kích thì cả hai thầy trò đều còn tỉnh táo.
Bây giờ đã đến Hà Sáo, sự nghiệp chép sách của Hoàng Hùng cũng đã vào khuôn khổ được một thời gian, cứ sáng luyện võ xong thì lại chuyên tâm viết sách.
Trong khoảng thời gian này thì Thái Ung sẽ tham gia kiểm duyệt các kinh sách mà Hoàng Hùng chép, rồi nghiền ngẫm viết tiếp tác phẩm Hậu Hán Ký của hắn.
Đến chiều khi hai thầy trò đã rã rời, kỳ thực chỉ mỗi Thái Ung chứ Hoàng Hùng thì còn khuya, bọn họ lại đem những ý tưởng thuộc dạng ‘khác người’, ‘dị loại’ của Hoàng Hùng ra nghiên cứu bàn luận.
Ví như giáo dục đại trà, vệ sinh công cộng, bưu tín truyền tin công cộng, tiền trang quốc hữu, xưởng thủ công quốc hữu, đồn điền nuôi dân, ngụ binh ư nông, vân vân.
Đương nhiên là ngoài những ý tưởng thuộc dạng ‘cao nhưng khó chạm’, thậm chí có phần viễn vông này, thì Hoàng Hùng còn nghiên cứu những thứ kỹ thuật căn cơ như làm giấy, chạm khắc, sao ấn, ủ phân chuồng, tăng đàn tái đàn gia súc, cải tiến giống lương thực, vân vân.
Có điều những vấn đề thuộc dạng kỹ thuật chuyên sâu này lại không phải lĩnh vực của Thái Ung nên có mấy lần nói ra cũng thường là đi vào ngõ cụt.
Thái Ung là một con người mâu thuẫn đến kỳ lạ, tâm phổi rộng lượng bao dung nhưng cũng mang trong lòng những thành kiến cứng nhắc.
Mặc dù cuộc đời ông thực tế chưa làm được việc gì ra hồn, cái gì cũng dở dở ương ương, nhưng đó chỉ là do thời cuộc khách quan cùng bản chất con người ông tạo nên mà thôi.
Hán triều đến hôm nay đã không còn chỗ cho những nghĩa sĩ liêm khiết, ngay thẳng, dám suy nghĩ cải biến cái củ, áp dụng cái mới.
Thái Ung sau bao nhiêu năm sống lặng không tranh, một hôm vớ được ‘minh quân’ Lưu Hoành thì ngỡ rằng vận mình, vận nước đổi thay, đâu dè Lưu Hoành cũng chỉ là một Lưu Chí thứ hai mà thôi.
Thái Ung dù chẵng để tâm đi báo thù Lưu Hoành hay thế gia, nhưng Hoàng Hùng để ý trong câu văn và lời nói của thầy đã mang hơi hướng bác bỏ thế gia, bác bỏ ‘thiên mệnh’, có lẽ sớm muộn thì Hậu Hán Ký cũng biến thành ‘cấm thư’.
Nhưng Hoàng Hùng cũng không đi uốn nắn suy nghĩ của thầy, một là vì hắn không có tư cách này, hai là vì hắn cảm thấy những biến chuyển của Thái Ung là do tuổi tác chứ chẵng phải ‘ác hóa’ hay ‘ma hóa’ gì.
Thái Ung không chỉ cứng nhắc với những kẻ đã bỏ rơi, hãm hại, thù địch mình, mà ông còn cứng nhắc với chính bản thân.
Hoàng Hùng phát hiện thầy đã không còn quá nhiều hứng thú với những kỹ thuật lạ hay học vấn hoàn toàn mới nữa, khác hẵn với một năm trước.
Mặc dù Thái Ung vẫn rất kiên trì nghe lấy ý kiến của Hoàng Hùng, thi thoảng sẽ đề ra một chút thắc mắc, chỉ ra những chổ có khuyết điểm, nhưng sẽ không chủ động thọc sâu vào tự suy tư nghiền ngẫm, đưa ra giải pháp góp ý như trước kia.
Đó là biểu hiện của tuổi già, tâm lực và trí lực không còn phồn thịnh như lúc xuân xanh thanh tráng muốn làm cái gì thì làm cái đó, yêu học cái gì thì học cái đó.
Có lẽ biến cố vừa rồi đã phóng đại tác dụng của thời gian lên thân thể và trí óc của con người này.
Điều Hoàng Hùng có thể làm và vẫn đang làm chính là chuyên tâm vào công việc chung của cả hai người để Thái Ung có nơi nương tựa tinh thần, đồng thời khuyến khích thầy làm việc nghỉ ngơi điều độ, thỉnh thoảng thư giãn một chút.
Bởi vậy, thời gian của Thái Ung ở Sóc Thành này chú định sẽ rất an bình, không tranh không đấu, không lo không nghĩ, chỉ việc chuyên tâm vào điều mình thích.
“Tiếc nuối duy nhất là không có Diễm nhi ở bên, không đủ ấm áp!
Có lẽ đợi sau khi Hoàng phu nhân giúp ta chuộc tội thì ta nên đến phương nam định cư.
Ấm áp, xum vầy, an bình!”
Ông lão Thái Ung vừa đi vừa ngẫm, hoàn toàn không đoái hoài gì tới việc đương kim thiên tử đang trồng chờ ông quay về Lạc Dương để trợ giúp hắn thu vén lực lượng công phạt thế gia.
“Đúng rồi! Sao ta không tìm xem có thứ gì đặc sắc để mua về sau này làm quà cho Diễm nhi và Nhị nhi!
Để xem nào, Nhị nhi thì thích …
Diễm nhi đến khi gặp lại chắc cũng đã 3-4 tuổi, hẵn là cần …”
Những ý nghĩ về vợ con nơi trời nam xa xôi đưa ông lão Thái Ung mon men đi vào khu chợ trong thành, nơi có đủ người Hán, người Khương, người Hung Nô, người Tiên Tỵ thậm chí cả người Tây Vậy.
Mặc dù không rộng lớn và sầm uất như khu thương nghiệp của kinh đô Lạc Dương, nhưng chợ mở ở Sóc Thành lại mang một màu sắc tươi tắn, nhộn nhịp bởi sự trộn lẫn của rất nhiều văn hóa, chủng tộc khác nhau, ai cũng sởi lởi và hiếu khách theo cách riêng của dân tộc mình, chứ chẳng khiêm nho một dạng như ở Lạc Dương.
Các thứ hàng hóa thì đa dạng vô cùng, nhất là đồ thủ công mĩ nghệ của người Hồ, tuy chỉ được làm từ da sừng súc vật hoặc sỏi đá cành cây.
Không lấp lánh trân quý như vàng ngọc lụa là, nhưng lại gần gũi với cuộc sống tự nhiên, thể hiện cho những ước mong chân phương như thái bình và ái tình!

Không tinh xảo cầu kỳ như do công tượng người Hán làm, nhưng cũng mang trong mình những ý nghĩa và câu chuyện riêng, đậm nét văn hóa địa phương!
Sáng hôm đó, đợi mãi mà không thấy Thái Ung trở về, Hoàng Hùng cùng mọi người đi tìm dáo dác cả buổi đến trưa quay lại phủ thì Thái Ung đã từ đâu lù lù hiện ra, đôi tay mân mê một chũi tràng hạc bằng sỏi nhiều màu, hai má ửng đỏ, miệng cười ngây ngốc như lão ngoan đồng.
Và đó là cuộc sống của đại học giả kiêm phạm nhân đi đày Thái Ung trong thời gian ở vùng biên thùy Hà Sáo.
Một cuộc sống bình bình an an theo một quy luận nhất định có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào bởi một lão già đang ngày càng trẻ hóa, hoặc lão hóa, rong chơi theo một cách khác người, hoặc làm việc theo một kiểu chẵng người thường nào có thể bắt chước.
Khung cảnh ấy nếu đem ra so sánh với tình hình ở Trung Nguyên và chủ yếu là Lạc Dương thì thật là khác nhau như trời cao và vực sâu.
Hơn một tháng trước, Hà Quý Nhân sinh hạ hoàng trưởng tử Lưu Biện!
(P/s: trưởng tử = con trai đầu tiên.

Như đã nói, các con trai trước của Lưu Hoành đều ra đi khi chừa đầy tháng)
Nhà họ Hà sớm đã cấu kết với thế gia, khi Lưu Biện vừa ra đời liền cùng nhau ủng hộ đứa trẻ sơ sinh lên làm thái tử.
Lưu Hoành cũng chẳng phải vừa, không chỉ phong Lưu Biện làm Thái Tử, cũng lấy tội ‘âm thầm khống chế hậu cung, cấu kết với họ ngoại có y mưu phản’ để phế đi Hoàng Hậu Tống Nhu đày vào lãnh cung.
Nhà họ Tống ở Phù Phong cũng bị ‘thập thường thị’ điều tra, không biết sẽ kéo bao nhiêu thế gia liên lụy vào.
Thế là ngoại thích họ Hà vốn còn phải nương nhờ vào thế gia nay lại nghiễm nhiên thành chủ hậu cung, quyền lực và dã tâm cũng ngày một lớn, có xu hướng thoát khỏi không chế, để cho đám gia chủ các thế gia một phen tức giận đập bàn.
Thế gia liền phản công bằng cách đưa con cháu vào đông cung lấy cớ bồi dưỡng tình nghĩa quân thần, hổ trợ dưỡng dục minh quân tương lai, kỳ thực là muốn không chế Lưu Biện, chờ ngày xử lý Lưu Hoành thì có thể dựng lên một ông vua bù nhìn dễ khống chế.
Thế gia quăng chiêu nho nhã, Lưu Hoành liền tung chiêu huyền hoặc, lấy cớ các hoàng tử khác đều yểu mệnh không sống lâu, đem mời đạo sĩ tăng sư vào cầu phúc, sau đó thuận theo ‘lời khuyên chân thành’ của các vị đại sĩ đại hiền, đem Lưu Biện đi gửi nuôi ở tự miếu ngoài thành, vốn là trụ sở của Huyền Kính Ty cũng là nơi trú ngụ của ty trưởng ‘Tả’ đạo nhân.
Trong triều xoáy nước càng xoáy càng sâu, ngoài triều tiếng oán càng hô càng rộng.
Bởi triều đình mãi tranh qua đấu lại không thể khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời, đạo Thái Binh đã mượn cơ hội cứu tế để len lõi khắp các ngõ ngách Trung Nguyên, cũng bắt đầu có xu thế hướng về khu vực biên thùy khuếch trương ảnh hưởng.
Phương nam nổi ôn dịch!
Kinh Châu có nhà họ Hoàng và nhà họ Trương liên hợp giải quyết kịp thời, lấy Trương Cơ làm thủ lĩnh đàn y, tích cực cứu chữa cùng phòng chống đem mầm họa triệt tiêu từ trong trứng nước.
Nhưng các vùng khác đều không an ổn!
Ở Ngô Hội dịch làn rất nhanh, rất nhiều gia tộc cở nhỏ và cở trung chỉ có thể đóng cửa tự cứu, bốn đại gia tộc Cố-Lục-Trương-Chu liên hợp lại cũng không thể ngăn cản dịch bệnh lan tràn chỉ có thể hướng Kinh Châu cầu giúp đỡ.
Đúng lúc này xuất hiện Thái Bình lão tổ Vu Cát đạo nhân, chính là sư bá của Đại Hiền Lương Sư Trương Giác!
Vu Cát cho đệ tử nấu thảo dược lạ phát nước thuốc chữa bệnh giải cứu các nơi, khiến người đi theo rất đông.
Dân gian xưng là ‘Tiên sư nước phép’, chữa được bách bệnh, uống một bát bệnh nặng khỏi liền, uổng hai bát không tật về sau, uống ba bát thanh xuân còn mãi, nhưng có thể uống được bao nhiêu bát thì phải xem duyên số, nếu như khinh nhờn Vu Tiên Sư thì dù uống cả vại cũng chẵng có tác dụng gì.
Nhờ có thế gia và Vu Cát, tình hình ôn dịch ở trung du và hạ du Trường Giang xem như tạm ổn nhưng ở thượng du thì tanh bành té bẹ bởi cả triều đình, Thục Xuyên thế gia và các thế lực dân gian địa phương đều vô kế khả thi.
Giang hồ đồn rằng Long Hổ Sơn Trương Thiên Sư đã pháp giá Hà Bắc, cùng Đại Hiền Lương Sư bàn chuyện hợp tác của hai đạo Ngũ Đấu Mễ và Thái Bình.
Tây Xuyên chẵng mấy chốc sẽ có người đeo lên khăn vàng!
Ôn dịch tai họa khắp phương Nam, mở đường cho Thái Bình giáo, duy chỉ có Giao Châu, bởi vì cách trở Ngũ Lĩnh, ít người qua lại, nên ma bệnh chẵng qua được đây.
Song không phải vì vậy mà tình hình êm dịu an hòa.
Từ Lưu Chí đến Lưu Hoành, triều đình nhiều lần đem tù phạm đày đến Lĩnh Nam, trong đó đa số là những người bị oan uống giống Thái Ung hoặc những người nhà ba tộc, chín tộc bị liên lụy.
Những người này hầu hết đều là danh môn gia đình, tự nhiên không chịu cảnh hoang vu rừng rú, cũng không có sức lực đi khai thác đất mới.
Thế là có một bộ phận đem mục tiêu đánh vào cường hào và phiên vương bản địa, muốn chiếm đất đai của người Việt để dựng nhà mới cho mình.
Các tộc Bách Việt vốn đã bị quan lại người Hán áp bức đủ điều, nay lại còn phải dung dưỡng một bè lũ ăn không ngồi rồi thì đâu chịu.
Thế là mâu thuẫn, xung đột nổ ra bốn phía
Quan lại người Hán lại cực vui khi nhìn thấy hai thế lực ‘gây đau đầu’ là người Bách Việt và kẻ tội đày đánh chém lẫn nhau.
Không có sự can thiệp điều giải, ‘đóm lửa nhỏ’ dần dần cháy to, lan tỏa khắp 9 quận Giao Châu, sớm muộn cũng hóa thành binh tai.
Phương Nam lửa đã cháy lên, phương Bắc than đang ủ nhiệt.
Bởi con đường giao thương không thuận lợi, lượng thực lên thảo nguyên giảm nghiêm trọng, các phương bộ lạc đã bắt đầu tích xúc quân mã, sẵn sàng xuôi nam cướp bóc, cầu đường sống qua mùa đông này.
Ở Tây Bắc, dân Khương bắt đầu liên hợp với nhau muốn đề cử Khương Vương, rất nhiều cường hào Tây Lương như nhà họ Hàn, nhà họ Mã, cũng tham dự vào, ý phản đã rõ, chỉ thiếu thời cơ.
Ở Bắc Mạc, Tiên Ty Thiền Vu Đàn Thạch Hòe ngày càng già yếu như bóng xế tà, nội bộ Vương Đình phân làm ba phái.
Phái bảo thủ do Đàn Thạch Hòe nâng đỡ muốn trước tiên bầu chọn một người kế nhiệm, để an định bộ tộc qua cơn gian nan giao thời, tích xúc lực lượng, chờ khi nam triều có loạn rồi mới tiến binh.

Phái cấp tiến lại muốn ép Đàn Thạch Hòe lần nữa hiệu triệu các bộ lạc thảo nguyên cùng nhau công Hán, tái hiện uy phong của kẻ kiêu hùng từng thống nhất thảo nguyên, vì Tiên Ty bỏ ra giá trị cuối cùng.
Còn phái thứ ba cũng không phải phái trung lập mà là phái ba phải, tôn chỉ là hòa Hán đánh Hung Nô, nghe thì có lý bởi biết dung hợp hai bên kỳ thật ngu không ai bằng.
Bất kể thế nào thì cũng không phủ nhận được việc người Hung Nô cũng là người thảo nguyên, là thảo nguyên đại tộc, thảo nguyên ưng lang.
Nếu Tiên Ty một mực nhằm vào Hung Nô lại hòa đàm cùng Hán triều, thì các tộc thảo nguyên khác sẽ sinh ra lo ngại, cho rằng Tiên Ty muốn liên hợp Hán triều diệt các tộc khác, độc bá thảo nguyên.
Thảo nguyên hùng chủ Đàn Thạch Hòe cũng đã già, uy vọng giảm sút, nếu các tộc khác muốn rời xa thậm chí đối địch với Tiên Ty thì Tiên Ty sẽ trở thành cô lang.
Còn nữa, Hung Nô Thiền Vu sớm đã dâng sớ bày tỏ trung thành với Lưu Hoành, cũng nhận triều đình sắc phong, là một phần tử của triều Hán.
Nếu Tiên Ty đánh Hung Nô thì triều Hán không giúp binh cũng sẽ giúp lương thảo giúp khí giới, thậm chí lấy tính cách của Lưu Hoành, người vẫn luôn hướng Hán Vũ Đế Lưu Triệt học tập, thì triều Hán có thể sẽ xuất binh lên Bắc, lấy giết ngoại địch để bình nội loạn.
Mặc dù nội bộ Tiên Ty Vương Đình phân chia, nhưng phương án của các phái lại có chung một điểm.
Đó là xuôi nam công Hán!
Chỉ khác biệt về trình tự thời gian sớm muộn mà thôi.
So với Tây Bắc và chính Bắc thì Đông Bắc xem như an ổn nhất nhưng đồng thời cũng tiềm tàng nguy cơ lớn nhất.
Ô Hoàn từ lâu đã là lực lương được các Hán Đế ưa chuộng, thậm chí xem như cánh tay đắc lực thuần túy, không bị các thế lực phản động như thế gia, ngoại thích lây nhiễm.
Các đời Ô Hoàn thủ lĩnh đều nhậm chức Hộ Ô Hoàn giáo úy, là thanh đao đáng tin của triều Hán cắm vào thảo nguyên.
Thêm nữa, bởi vì người Ô Hoàn từ trăm năm trước đã được nhập quan, sống chung với người Hán, dung nhập văn hóa Hán, nên nếu bàn về trình độ thân Hán thì còn hơn xa Hung Nô, vốn bây giờ vẫn giữ lại Vương Đình và Thiền Vu.
Nhưng đó cũng là lý do mà Đông Bắc mới là nơi nguy hiểm nhất phương Bắc!
Người Khương muốn công Hán cần vượt qua một Đồng Quan hùng dũng, một dãi Quan Trung, rồi thì Tần Lĩnh hiểm trở mới đến được Tư châu.
Người Tiên Ty muốn công Hán cần vượt qua Nhạn Môn anh hùng, núi non Tịnh Châu, rồi thì Hung Nô quấy phá ngăn cản mới đến được Tư Châu.
Thế nhưng Ô Hoàn lại khác, người Ô Hoàn sống đầy khắp hai mặt Đông Tây của Liêu Hà, nếu như Ô Hoàn phản loạn bất ngờ mà không có tinh nhuệ ngăn cản kịp thì họ có thể nhanh chóng xuyên qua bình nguyên Hà Bắc, cướp đoạt Quan Độ, vượt Hoàng Hà, lao thẳng tới Lạc Dương!
Mà cũng bởi vì Đông Bắc một mực an bình, Ô Hoàn một mực nghe lời, Cao Câu Ly cũng rất lâu chưa đông tiến, cho nên bố trí binh lực của triều đình ở U Châu gần như đạt đến trình độ ‘có cũng như không’.
Ngoại trừ trị sở Kế Huyền xem như có năng lực tự thủ, những thành trấn còn lại chỉ sợ đều không thể ngăn được bước tiến của đám ‘ngựa thảo nguyên đeo cung giáp Hán’.
Về phần trông chờ vào Ký Châu cản địch thì càng là hảo huyền bởi không chỉ địa hình Ký Châu không có nơi hiểm yếu có thể thủ lại thêm các lực lượng quân sự ở Ký Châu cũng không đoàn kết.
Bởi vì sự việc Thái Ung mới đây, Lưu Hoành bị thế gia chặt một cánh tay thế là hắn liền nghĩ cách mọc ra một cánh tay khác.
Không thể thông qua Thái Ung chiêu tụ Hàn môn học sĩ, vậy thì thông qua tôn giáo quy tụ lực lượng bần nông.
Đúng vậy, Lưu Hoành đã bắt đầu trong bóng tối liên hợp với Trương Giác!
Bởi vì sự kiện Thái Ung bị ám sát khiến Huyền Kính Ty liên lụy truy tra, lại thêm việc Lưu Biện được đem gửi nuôi mới đây, cho nên ‘Tả’ đạo nhân vừa phải làm công sự vừa phải chăm em bé, bận bịu túi bụi.
Thế là người được Lưu Hoành cử đi Hà Bắc chính là Hà Miêu, anh em cùng mẹ khác cha với Hà Quý Nhân, xem như ‘nửa cái cậu’ của Thái Tử Lưu Biện.
Mặc dù nói ngoại thích vừa mới đảo chiều sang thế gia rồi qua một phen thao tác mới trở về, lập trường rất không vững chắc.
Thế nhưng so với đám tham tiền ‘thập thường thị’, và cái sàng rách Huyền Kính Ty thì ngoại thích xem như miễn cưỡng dùng được.
Huống hồ Hà Miêu khác với kẻ ngông cuồng ngu ngốc Hà Tiến.
Cha của Hà Miêu là đệ tử tục gia của đạo giáo chứ không phải phường bán thịt.
Ở trong mắt Lưu Hoành thì đây không phải sự khác biệt giữa tôn giáo và dân hèn, mà chính là sự khác biệt giữa binh khí và chó săn!
Một bên chỉ cần cầm chắc liền sẽ dùng thuận tay, còn một bên thì bất cứ lúc nào cũng có thể sủa bậy cắn bừa.
Hà Miêu được cha ảnh hưởng, cũng rất ham mê đạo huyền hoặc, trong phủ nuôi không ít đạo sư tăng ni, lại thường lập đàn mời vu sư lên đồng làm phép.
Lối sống của Hà Miêu theo quan điểm nho giáo là làm chuyện nhố nhăng tà mà, nên hắn không được thế gia chào đón chiêu dụ như người anh Hà Tiến.
Bản thân Hà Miêu cũng rất ghét thế gia mà chỉ đi lại với tầng lớp phú hộ nhà giàu mới nổi, vốn cũng là một lực lượng mà đạo Thái Bình hướng tới.
Thông qua Hà Miêu thì Lưu Hoành và Trương Giác đã đi đến thỏa thuận đem binh lực triều đình rút vào thành trấn, không can dự vào chuyện địa phương, để cho đạo Thái Bình có thể tích xúc lực lượng thuận lợi hơn, chờ thời cơ công chiếm ổ bảo trạch viện của thế gia.
Bởi vì sự tình sơ định cho nên chỉ mới có Hà Bắc trở thành thí điểm.
Ký Châu bây giờ đã hình thành cục thế ba bên: quân chính quy của triều đình án binh bất động, thế gia cùng Thái Bình tranh giành nông nô nhân khẩu, thường xuyên xảy ra xung đột.
Với tình hình như vậy thì một khi vó ngựa thảo nguyên đạp vào Hà Bắc sẽ như thế nào, có cản được chăng?!.


Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi