VIỆT HÙNG DIỄN NGHĨA


- 1000 là quote và kem đánh răng
“In spite of this imperative demand to live differently,
We are producing a generation of the mass mind.

We have moved from the extreme of rugged individualism
To the even greater extreme of rugged collectivism.

Instead of making history we are made by history…”
- From the speech ‘Transformed Nonconformist’ by Martin Luther King in November, 1954 at Dexter Avenue Baptist Church.

“Mặc dù ai cũng muốn tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống,
Nhưng chúng ta vẫn cứ đặt trí óc của mình vào ‘dây chuyền công nghiệp’.

Tư tưởng đại chúng đã chuyển từ chủ nghĩa cực đoan cá nhân
Sang một chủ nghĩa đồng bộ hóa còn quá mức cực đoan hơn nữa.

Thay vì tạo nên lịch sử, chúng ta đang để mặc cho lịch sử nhào nặn mình…”
- Từ bài diễn thuyết ‘Transformed Nonconformist’ của Martin Luther King, tháng 11, 1954 tại nhà thờ Dexter Avenue Baptist, thành phố Montgomery, bang Alabana, Mỹ.

(P/s: Đoạn sau nói về việc người da màu không nên tiếp tục chấp nhận để bị đối sử bất công, mà hoàn toàn có thể đứng lên và tạo nên lịch sử)
- ------------
Lư thành không hổ là một trong những thành phố lớn nhất của Dương Châu,
Ngựa xe như nước, áo quần chan canh????
Cũng giống như biết bao phố thị phương Nam khác, hoạt động thương mại trãi khắp thành, mỗi một con phố đều có đặc sắc riêng, nơi này có món chiên ngon, chỗ nọ có tiệm may đẹp, …
Trong khi Hoàng Hùng đang tiếp chuyện với Lư Giang Thái Thú Lục Khang ở nhà riêng của ông Thái Thú thì Ô Vũ được phóng thích đi dạo chơi khắp phố phường, đương nhiên là có người đi cùng, vì dù sao thì nhóc này mới ‘8 tuổi’ thôi, Hoàng Hùng không hy vọng nhân tài kỹ thuật đột nhiên bị ‘cuốn theo chiều gió đi mất hút’.

Không biết do kiếp trước và đầu kiếp này sống quá lam khổ thiếu thốn, hay là do mấy ngày trước ở huyện Thư bị trấn áp bức bách, Ô Vũ vừa được thả rông liền càn quét hết con phố này tới con phố khác, dường như bật chế độ ‘tiêu tiền Biền tử không cần tiếc’.

Thực ra thì lúc đầu hắn cũng ngần ngại giữ kẻ, bày ra một bộ ‘thanh niên’ nghiêm túc để giữ thể diện trước mặt đám gia tướng nhà họ Hoàng đi phía sau,
Thế nhưng cầm tiền trong tay thì sao chống nổi cám dỗ của việc sài tiền, nhất là khi những tiền của này được đến quá dễ dàng, không trãi qua gian khó hiểm nguy, chưa ngữa tay xin đã bị ném vào mặt bảo sài đi.

Ô Vũ hớn hở ngông nghênh bước đi tiêu sái trên đường tựa như một tên ‘chó nhà giàu’ đích thực, mặc dù trong tâm khảm thì hắn đang hóa trang làm thánh tử của Thiên Hạ Vô Địch Quyền Chưởng Kiếm Cước Hàng Long Phục Hổ Vô Địch Phi Tiên Thần Tông xuống núi lịch luyện giang hồ.

Không sai, hai chữ Vô Địch luôn, trước vô địch ở hạ giới, sau đó phi tiên lên trời cũng vô địch.

Đầu đội vòng hoa đủ các sắc màu tên là Quỳ Hoa Đào Hoa Tuyệt Tình Hoa Thiên Hoa Luân,
Lưng quấn áo choàng màu nâm sậm tên là Bang Chủ Cái Bang Tiêu Phong Truyền Thừa Phi Phong,
Hai tay là lục mạch thần kiếm, bao gồm kẹo đường kiếm, đùi gà kiếm, đậu hủ chiên kiếm, heo quay kiếm, sủi cảo kiếm, tôm nướng kiếm:
“Ai za, thiệt là thơm ngon, không thua hiện đại
Quaaaa, giang hồ ảo thuật, thuốc cao gia truyền.


Haizz! Thật không thể hoãn cái sự sung sướng ấy được
Được rồi, đợi sau này tích cực sáng chế trả nợ cho hắn chứ biết sao giờ”
Hai mắt Ô Vũ tỏa sáng mỗi khi một hương vị thơm ngon nào đó theo gió đung đưa quyện vào khứu giác, hoặc khi bắt gặp biểu diễn võ thuật, lôi đài tỉ võ, hiệp nghĩa phong lưu, có tiền trong tay, mặc sức vung sài.

Mặc dù mỗi lần đều tự dặn lòng phải kiềm chế ham muốn nhưng chớp mắt sau đó liền nới lòng phá quy, lấy câu ‘sau này cố gắng làm công’ để làm động lực.

Đây chính là điều Hoàng Hùng muốn nhìn thấy, không chỉ với Ô Vũ mà với tất cả mọi người, từ dân lao động bình thường đến những nhân tài đặc biệt.

Ngoại trừ những lý do cơ bản dễ thấy như tăng cường tiền tệ lưu thông, tạo động lực học tập lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển, vân vân,
Thì yếu tố quan trọng hơn nữa chính là đảo chiều cuộc ‘chiến tranh văn hóa’, khiến cho phương Nam trở thành nơi mọi người mong ước hướng đến, thay vì Trung Nguyên.

Là một người đã từng du lịch qua Giang Nam, Trung Nguyên, thảo nguyên, và Ngũ Lĩnh, Âu Lạc,
Hoàng Hùng phát hiện ra một điều rằng mặc dù triều Hán đã xuy, mạt thế đã đến gần, nhưng xu hướng văn hóa vẫn cứ hướng về Trung Nguyên.

Người Trung Nguyên vẫn cảm thấy nơi mình sinh sống là văn minh hơn, giàu có hơn, mạnh mẽ hơn các nơi khác, ngạo nghễ gọi các vùng đất bên ngoài Trung Nguyên là Đông Di, Tây Nhung, Nam Man, Bắc Địch.


Thế nhưng bất chấp người Trung Nguyên khoác lác ngạo mạn thì trào lưu hướng về Trung Nguyên vẫn cứ nổi trội trong các cộng đồng dân tộc bên ngoài Trung Nguyên, người ta vẫn cứ bởi rơi văn hóa của tộc mình để cố chấp với giáo điều ‘cổ hủ, rập khuôn’ của Nho gia hiện tại.

Rõ ràng là công cuộc trị chính và đồng hóa của Lạc Dương ở các xứ thuộc địa cực kỳ kém cõi, không những không thi ân rãi nghĩa, thúc đẩy kinh tế giáo dục phát triễn, mà còn chèn ép bóc lột không ngừng nghỉ, động một chút là cử binh nhấc đao.

Thế nhưng vẫn cứ có những trí giả người Hồ, người Thục, người Bách Việt cho rằng văn hóa Trung Nguyên là văn minh cao cả, muốn hướng tới học tập, hy vọng có thể dùng những tri thức lệch lạc của Trung Nguyên để xây dựng quê hương, cứu rỗi dân tộc.

Điều này thật sự là đáng nguy!
Những ngày còn theo Thái Ung học tập ở Lạc Dương thì Hoàng Hùng cảm thấy đường lối chính trị của Hán triều cực kỳ yếu kém, sơ hở trăm ngàn chỗ, thứ gọi là chính sách đồng hóa có thể nói là ngu không ai bằng,
Nhưng chỉ đến khi tiếp xúc với những người dân du mục thảo nguyên thân Hán mặc dù giá trâu bò dê ngựa bị ép đến sát sao, và những học sinh Bách Việt lao đầu vào nho học mặc dù cái ‘đạo nho’ ấy đang cổ vũ sự thuần phục vô điều kiện đối với Lạc Dương ‘thiên tử’,
Khí ấy Hoàng Hùng mới nhận ra nguyên lý tiềm ẩn của chính sách ‘đồng hóa’ mà các triều Hán đế chăm chú theo đuổi:
— QUẢNG CÁO —
Ngu dân!!!
Chính sách đối ngoại của triều Hán cũng giống như đối nội, đem bản chất của nhà nước che giấu bằng tấm màn ‘ngu trung thiên mệnh’, lại ngăn cấm, tiêu diệt truyền thống văn hóa của các dân tộc thuộc địa, khiến cho dân chúng tầng chót từ nông dân, nô lệ đến học sinh, phú hộ dần dần bị luộc ngu, tựa như còn ếch trong nồi nước sôi.

Đến khi có người nhận ra thiếu khuyết về văn hóa, văn minh của dân tộc mình, muốn ‘khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh’, thì lại không thể tìm được những truyền thống và học thức đã thất truyền của tổ tiên, chỉ có thể hướng về ‘nho giáo Trung Nguyên’, nào biết đâu ở bên ngoài nồi luộc là một lò củi không người canh quản, sớm đã cháy lan ra cả căn nhà, thiêu tới giường tên đầu bếp lười biếng.

Lưu thị không chăm lo huệ dân trị nước, phát triển xã hội, mà chỉ chăm chăm vào việc bảo vệ địa vị của mình, nhiều lần cưỡng ép biến đổi nho gia, từ cổ vũ thuyết ‘thiên mệnh’ của Đổng Trọng Thư, đến biến tấu thuyết ‘vô vi’ của đạo Lão, không chỉ tự đào hố chôn mình, mà cũng đặt bẫy cho các dân tộc xung quanh.

Học thuyết Nho gia nguyên thủy đã tiêu biến cùng việc trục xuất bách gia, chỉ còn lại những lễ nghi khuôn sáo, những niềm tin cổ hủ, và tư tưởng cố chấp tự cho là đúng, không biết nhận sai sửa sai.

(P/s: Các cuộc khởi nghĩa của nước ta ban đầu đều lấy việc ‘dựng lại nghiệp xưa họ Hùng’ làm cờ hiệu, nhưng rồi dần dần chúng cũng chuyển sang chiêu bài ‘thuận lòng trời’.

Phong kiến không phải là một nấc thang phải trãi qua trong quá trình tiến hóa của văn minh, nó hoàn toàn có thể được nhảy qua, ví dụ tiêu biểu như Hy Lạp và La Mã, đều bước vào chế độ Cộng Hòa trước khi bị thoái hóa trở lại thành Phong Kiến, vì lý do quân sự chiến tranh.

Bản thân tác cho rằng hình thái tổ chức trung ương thời Văn Lang-Âu Lạc hoàn toàn có thể nhảy qua Phong Kiến chế, tiến tới Cộng Hòa, thậm chí chủ nghĩa Xã Hội.

Lý do mà Việt Nam bị úm vào chế độ Phong kiến thì như tác giải thích, không phải do Trung Quốc đồng hóa chúng ta, mà là do Trung Quốc chơi ngu dân, diệt văn hóa Văn Lang, các anh hùng dân tộc ta chỉ có thể dùng tư tưởng Nho giáo để cứu dân, sau này may mắn có thêm Phật giáo nhưng Phật giáo lại không thiên về mảng tranh đấu, nếu quanh đi quẫn lại cũng bị lậm vào thuyết ‘Thiên mệnh’)
Nhận ra sự thật đáng sợ này, Hoàng Hùng mới càng quyết tâm cải biến tư tưởng của đồng hương và dân tộc mình, để cho họ nhận ra rằng nền văn hóa đồng bào đoàn kết của tổ tiên ngày xưa truyền lại mới là mục tiêu mà người phương Nam nên hướng tới, bao gồm cả Sở, Ngô, Thục và Bách Việt.

Muốn làm được điều đó, trước hết phải cải biến từ hiện thực, thay đổi cảm quan về sự trù phú, giàu có của hai bên.

Người phương Nam hướng tới Trung Nguyên là bởi vì còn chưa thực sự đi qua Trung Nguyên, cảm nhận được sự mục nát, bất công và đói kém nơi đây.

Nhưng Hoàng Hùng không có khả năng tổ chức những chuyến ‘dã ngoại’ ngàn dặm cho hàng trăm ngàn đồng bào mình đi thăm thú Trung Nguyên được.

Cho nên cách mà Hoàng Hùng lựa chọn chính là đẩy mạnh phát triển sự giàu có của phương Nam, cả về kinh tế lẫn văn hóa, từ thực nghiệp cho đến học vấn, bao quát võ phong hào sảng của giang hồ và đức nghĩa chân thiện mỹ của các tôn giáo.

Giang Nam 3 minh hội chỉ là khởi đầu, là cơ sở, là đá nền, sau đó sẽ còn có hội đồng muôn nhân, hội đồng tôn giáo, và vô vàn các hiệp hội, minh hội văn hóa khác, bao quát cả những thứ phổ thông như quần áo thời trang, món ăn ẩm thực.

Thậm chí không chỉ đồng bào mình, Hoàng Hùng hy vọng cả những vị khách đường xa như Marco Polo cũng sẽ bị thu hút bởi nền văn minh nơi này, để truyền bá cho hàng trăm ngàn khách đường xa khác, từ đó thu hút càng nhiều máu mới, càng nhiều trí tuệ, ý tưởng khác biệt và đặc sắc đến thúc đẩy văn hóa vùng đất phương Nam này phát triển.

Không!
Tới lúc đó thì sẽ không còn gọi là phương Nam nữa, bởi vì còn tự gọi là phương Nam là còn cho rằng Trung Nguyên là Bắc Đẩu đế tinh, là thiên triều thượng quốc.

Phải gọi là Đại Việt!
Đại trong đại đoàn kết, vĩ đại bao dung.

Việt thì đương nhiên là tư tâm của Hoàng Hùng, huống hồ nếu hắn thành công thì hội đồng quốc dân của Đại Việt ban đầu hẵn là do người Việt chiếm số đông.

Nhưng điều đó không có nghĩa là hắn hy vọng những dân tộc khác trong quốc gia Đại Việt ấy sẽ bị chữ Việt đồng hóa, để rồi tự gọi mình là người Việt bất kể tổ tiên là dân tộc nào, tựa như Xuân Thu trăm quốc bây giờ ngoại trừ người Yến và người Tần thì đều tự xưng mình là người Hán, để rồi lụy Hán, nệ Hán, cuồng Hán.

Hoàng Hùng hy vọng mỗi một người Đại Việt đều tự xưng mình là người Đại Việt, là một phần của quốc gia này, để xây dựng ý thức chủ động tích đóng góp cống hiến văn minh của dân tộc mình cho sự phát triển phồn thịnh của quốc gia.

Cho nên hắn sẽ không chèn ép bất kỳ một nền văn hóa hay trường phái học thuyết tôn giáo nào, chỉ cần không phải tà ma trái đạo đức là được.

Cũng như vùng đất Hoài Nam này, kỳ thật lấy sức mạnh kinh tế và năng lực ảnh hưởng của Giang Nam 3 minh hội hiện giờ, hoàn toàn có thể chèn ép chết dân bản địa rồi độc chiếm thành thị trường của riêng hàng hóa Kinh Châu, Dương Châu, Ích Nam và Âu Lạc.


Nếu Giang Nam 3 minh hội tiến hành một cuộc chiến tranh kinh tế như vậy thì bộ dạng của Ô Vũ lúc này cũng sẽ hoàn toàn khác, sẽ càng giống với một tên ‘công tử nhà giàu’ ở Kinh Châu, một bản sao của Cố Ung bên ngoài Dương Châu, một vị tiểu phiên vương Thục địa, hoặc một Lê Tý, Cả Mẹo, Dần Béo hay Ẻo Ẹo nào đó từ miền Âu Lạc, thay vì giống một tay lãng tử phong lưu của xứ Giang Hoài.

Hoàng Hùng không cho phép điều đó,
Ngay từ đầu thì trong cương lĩnh của Đông Hải Thương Minh đã ngăn cấm việc cạnh tranh không lành mạnh này, việc mở rộng địa bàn đều tránh gây hưởng hủy diệt đến kinh tế-văn hóa bản địa,
Ví dụ như một trong 6 cây kiếm trên tay Ô Vũ hiện giờ, sủi cảo kiếm, được mua từ một tiệm ăn cấp dưới của Đông Hải Thương Minh, trong ấy ngoài trừ trưởng quán và kế toán thì còn lại đều là người Giang Hoài, bao gồm cả vị đầu bếp tài hoa lỡ vận phải san quán lại cho thương minh để lo liệu việc nhà, tưởng rằng cuộc sống sau này sẽ là dựng rạp bán ngoài đường cho qua ngày nhưng lại được tổng phụ trách của Đông Hải thương minh ở Lư thành đích thân tới thăm hỏi, mời quay trở lại.

Trên tấm biển khắc 10 điều thiết luật của Phu Văn Lâu treo tại sảnh lớn của tổng bộ và mỗi phân bộ cũng có một điều là ‘bất kể một câu, một chữ, một nét văn hóa nào đều đáng quý và không được phép phá hoại’,
Cho đến giờ thì các phân bộ của Phu Văn Lâu ở Lư Giang vẫn đang tích cực thu thập sách vở và ghi chép về văn hóa địa phương cửa ngõ Giang Hoài này, từ phong tục tập quán đến lịch sử địa lý, bảo gồm cả những quyển tạp văn như ‘Lư thành phố phường đặc sắc’ mà một bản sao của nó đang nằm trong tay vị gia tướng nhà họ Hoàng đi ngay sau lưng Ô Vũ.

Hồng Nghĩa đường thì đương nhiên sẽ không ác ý lấn sân vào địa bàn khác bởi nó hoạt động theo hình thức giang hồ, mà giang hồ tối kỵ nhất là vô cớ xâm lấn, gây sự bất nghĩa, bởi vì chỉ có ma giáo, tà đạo mới làm thế.

Huống hồ bản thân hình thức hoạt động của Hồng Nghĩa đường vốn là bao dung nhất trong Giang Nam 3 minh hội, đến cả Huyền Kính Ty và Ô Giang hội còn xẹt qua xẹt lại thường xuyên nữa là.

Ngay trong đám nhân sĩ võ lâm mà Chu Thượng dẫn tiến cho Hoàng Hùng cũng có một bộ phận lớn là khách quen của Hồng Nghĩa đường, có thể nói Hồng Nghĩa đường là bộ phận đầu tiên trong Giang Nam 3 minh hội tiếp thu máu mới từ Hoài Nam.

Cho nên lần này đến gặp Lục Khang thì Hoàng Hùng đội lốt là ‘hy vọng Lục Khang có thể hổ trợ việc bắc cầu thúc đẩy Giang Hoài hợp tác’.

Vì sao là đội lốt?
Bởi vì cách đây mấy ngày thì Hoàng Hùng đã bàn xong với các gia tộc cỡ vừa và nhỏ rồi còn đâu, không cần Lục Khang thì cộng cuộc dung nhập của Hoài Nam vào khối đồng minh phương Nam cũng có thể được thực hiện.

Về phần các gia tộc lớn ở Hoài Nam thì Hoàng Hùng không trông mong mấy vì hầu hết đều là quan lại thế gia hoặc nho học thế gia, thay vì tới nhà quỳ cầu kết giao còn không bằng tập trung làm phong phú cường mạnh chính mình, chờ ngày nào Trung Nguyên đại loạn tan hoang thì bọn cổ hủ kia tự khắc biết nơi nào mới là tiên quốc.

Ông lão Lục Khang này đúng như Hoàng Thừa Ngạn nói, quả nhiên là tay già đời lão luyện, lời nói rất ít có sơ hở, một bộ hiền hòa từ tâm, cực kỳ cổ vũ Hoàng Hùng gia nhập vào phái bảo hoàng.

Thế nhưng rất ít có sơ hở tức là Hoàng Hùng vẫn phát hiện sơ hở.

— QUẢNG CÁO —
Đầu tiên là trong việc quãng cáo cho phái bảo hoàng, tâng bốc Lưu Hoành,
Tại những lúc mấu chốt, khi một nhà du thuyết tài ba sẽ đem mọi điều tiêu cực về món hàng của mình ném đi, biến nó trở thành thứ hoàn mỹ trong mắt khách hàng, thì Lục Khang lại đá sang chuyện Thái Ung, khuyên Hoàng Hùng đi khuyên bảo Thái Ung.

Nếu như Lục Khang thật sự là phái bảo hoàng thì hẵn là một thằng ngu bởi vì suốt mấy năm nay, Lưu Hoành đã viết chiếu vời Thái Ung hồi triều nhiều lần, mặt ngoài nhìn như cầu hiền như khát nước, nhưng người sáng suốt đều rõ ràng, mối quan hệ này đã chết.

Lưu Hoành cũng có tính tình, hắn là hoàng đế, thậm chí hạch tâm của phái bảo hoàng hẵn phải hiểu rằng Lưu Hoành luôn luôn hướng về Lưu Triệt phấn đấu, mà Lưu Triệt là ai, bá đạo, độc đoán, hùng chủ, Doanh Chính thứ hai.

Thái Ung về Lạc Dương từ đầu còn tốt, nhưng từ lá thư thứ 2 thì quan hệ đã rạn nứt, từ lá thư thứ 3 thì án tử đã treo trên đầu.

Đến bây giờ, Lưu Hoành còn tiếp tục gửi thư cho Thái Ung là vì muốn giữ ấn tượng tốt trong lòng đám học sĩ hàn môn thôi, nếu Thái Ung tiếp tục làm cao thì Lưu Hoành sẽ càng giả bộ hạ mình.

Nhưng nếu Thái Ung cuối đầu đi đến Lạc Dương thì chính Lưu Hoành sẽ tìm cách khích bác, mở đường cho thế gia làm thịt Thái Ung luôn cho bỏ tức, nhân tiện có thể giả vờ cứu giúp hoặc khóc lóc kêu than một phen để Hàn môn quy tâm.

Cho nên Lục Khang hoặc là bị ngu, hoặc là cố tình muốn châm ngòi ly gián Hoàng Hùng và Lưu Hoành, tức thân phận phái bảo hoàng của hắn có vấn đề.

Đó cũng không phải sơ hở duy nhất của Lục Khang.

Sau màn dạo đầu do Lục Khang chủ đạo thì đến phiên Hoàng Hùng mở đường tiến công.

Từ việc nhờ vả Lục Khang hổ trợ giúp đỡ làm cầu nối cho Giang Nam 3 minh hội ở đất Hoài Nam thì Hoàng Hùng đá sang sự phát triển phồn thịnh của Dương Châu hiện giờ, bảo rằng có thể tập trung hổ trợ cho Lục gia phát triễn để trả ơn Lục Khang.

Đến đây Lục Khang bắt đầu lòi, có lẽ ví hắn không biết rằng Hoàng Hùng đã tra rõ hoạt động kinh tế mũi nhọn và phạm vi ảnh hưởng của Lục gia trước đó.

Những vấn đề mà Lục Khang quan tâm trong mối quan hệ hợp tác này hầu như không có liên quan bao nhiêu tới Lục gia, những đề xuất yêu cầu hổ trợ cũng không mấy có lợi cho Lục gia, và càng quan trọng là có phần động chạm pháp luật.

Phải biết rằng Lục Khang là gia chủ Ngô Hội Lục gia, một trong 10 thành viên chủ chốt của Giang Nam 3 minh hội, hắn đương nhiên hiểu được sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng của Giang Nam 3 minh hội lớn đến mức nào, hiểu hơn bất kỳ ai trong phái bảo hoàng.


Đứng tại lập trường của gia chủ Lục gia thì Lục Khang nên vui mừng hoan hỷ bàn những việc trọng yếu, hy vọng nhà họ Lục có thể quật khởi thành số 3 thậm chí số 2 trong Giang Nam 3 minh hội, gần với nhà họ Hoàng của Hoàng Hùng.

Đứng tại lập trường của phái bảo hoàng thì Lục Khang nên hướng dẫn Hoàng Hùng đến hợp tác cùng phe bảo hoàng, cùng Lưu Hoành, hoặc trực tiếp cự tuyệt Hoàng Hùng giúp đỡ Lục gia để tránh hiềm nghi kéo bè kết phái.

Cho nên Hoàng Hùng cảm thấy
Một là Lục Khang tài năng kém cõi, tầm nhìn hạn hẹp, bảo thủ cố chấp, không xứng làm Thái Thú.

Hai là Lục Khang ngay từ đầu liền không đứng ở lập trường của riêng Lục gia hay phái bảo hoàng.

Vậy thì hắn đứng ở lập trường của phe nào đây?
Ngô hội chỉ có 4 siêu cấp gia tộc Cố-Lục-Trương-Chu, và Hoàng Hùng có thể khẳng định rằng mấy đề xuất của Lục Khang không những không có bao nhiêu ích lợi cho nhà họ Lục mà cả 3 nhà khác cũng chẵng sơ muối được gì.

Vậy thì khôi hài, chẵng lẽ siêu cấp gia tộc còn phải đi bợ đỡ một vài gia tộc yếu hơn, trừ khi …
Những gia tộc nho nhỏ kia chỉ vỏ bọc bên ngoài, ẩn sau chúng là một thế lực cực lớn, giống như Hồng Nghĩa đường chỉ là 1/3 của Giang Nam 3 minh hội, Giang Nam 3 minh hội chỉ là mặt ngoài của khối đồng minh phương Nam, khối đồng minh phương Nam lại là tấm chắn cho Bách Việt, là cơ sở cho nhà nước đại đoàn kết Đại Việt sau này.

Vậy thế lực cực lớn mà Lục Khang muốn bợ đỡ là ai?
Ô Giang hội.

Sự suy đoán này được khẳng định vào buổi cơm tối, khi Hoàng Hùng mời Lục Khang đến chi nhánh Hoàng Lạc lâu tại Lư thành.

Trong bữa ăn, thể theo truyền thống không nói chính sự, Hoàng Hùng bắt đầu bạn luận lên những anh hùng nhân kiệt đương thời.

Trước tiên là tâng bấc đám ‘bô lão’ như Lục Khang, Lư Thực, Thái Ung một phen.

Sau đó là đến đám thanh tráng trung niên, ví dụ như Tôn Kiên.

“Ngày trước tiểu tử từng nghe thế nhân đồn đại rằng Tôn tướng quân có võ dũng của hổ thần thời cổ,
Gần đây mới thấy lời ấy quả không sai.

Tôn tướng quân vừa nhập cuộc liền tung hoành sa trường Lĩnh Đông, khiến cho Hứa Chiêu phải chuyên sang phòng thủ, thế suy đã hiện,
Nghe đồn rằng hắn còn từng mấy lần đơn thương độc mã chống cự cùng lúc một đám thủ lĩnh phiên Mân, cứu nguy cho trận chiến.

Binh pháp mưu lược càng khỏi phải nói, chỉ dùng số quân ít ỏi mà vây khốn được Hứa Chiêu, uy chấn Ngô hội, toàn bộ phương Nam không ai không biết,
Tiểu tử từng nghe nói Tôn tướng quân từng tự nhận là con cháu binh thánh, khi ấy còn không tin, nhưng bây giờ thì sự thật thắng hùng biện, không thể không cân nhắc nha.

Càng đáng quý là Tôn tướng quân bỏ gian tà theo chính nghĩa, đầu nhập vào bệ hạ.

Quả nhiên là tài đức vẹn toàn, xứng danh anh kiệt đương thế!
Không biết Lục Thái Thú cảm thấy ngu kiến của tiểu tử thế nào?”
Lục Khang che giấu rất giỏi nhưng đáng tiếc hắn gặp Hoàng Hùng, người sở hữu thiên phú lục giác thông tuệ, hơn nữa còn lại đại sư trong lĩnh vực giao tiếp, nhìn mặt đoán ý.

Mỗi một ánh mắt âm hiểm, một đường cong khinh bỉ, hay một hơi thở gấp của Lục Khang dù chỉ xuất hiện trong không đầy nửa chớp mắt đều không thoát khỏi lưu ý của tiểu tử này.

Lục Khang nở một nụ cười đăng đắng, gật đầu:
— QUẢNG CÁO —
“Hoàng nhi nói không sai!
Quả nhiên là cháu ngoan của Tử Diễm, ánh mắt thật là sáng suốt.

Có điều ngươi cũng phải cẩn thận đề phòng loại người như Tôn Kiên.

Ta không nói bỏ gian tà theo chính nghĩa là sai.

Nhưng đối với những kẻ từng có lịch sử đầu hàng thì không nên tin hoàn toàn.

Đầu hàng chính là bất nghĩa vậy.

Kẻ bất nghĩa khó mà bảo toàn không tiếp tục bỏ quên đức”
Hoàng Hùng gật đầu cười trừ cảm ơn, cố tình để cho Lục Khang cảm thấy hắn đang qua loa lấy lệ, sau đó lại tiếp tục tâng bốc phái bảo hoàng, có đến mấy lần trực tiếp biểu lộ hy vọng Lục Khang giúp hắn dẫn tiến.

- -----------
Lư thành là quận trị của cả quận Lư Giang, tự nhiên cũng có phủ đệ của nhà họ Hoàng bởi vì tất cả thành trì lớn ở phương Nam đều có, ấy là từ thời Hoàng Dung kia, Hoàng Hùng chỉ kế thừa thôi.

Tối đó, Ô Vũ còn lang thang bên ngoài, theo như lời của quản gia thì nhóc này có về nhà vào trước bữa tối, không thấy Hoàng Hùng thì lại bay biến đi mất, còn càu nhàu là tìm mãi không thấy thanh lâu.

Hoàng Hùng cảm thấy tên này đúng là kỳ khôi,

Mặc kệ kiếp trước hắn bao nhiêu tuổi nhưng hiện tại thì Ô Vũ chỉ là một tên nhóc 8-9 tuổi.

Thanh lâu là sản phẩm phụ của nho giáo, là nơi đám học sĩ phong lưu tụ tập xem múa, nghe hát, làm thơ đối ẩm, gọi là học tập Chu lễ.

Thứ này là đặc sản của Trung Nguyên, ở Giang Nam cũng có một ít nhưng rất hiếm, từ thời Hoàng Dung thì chiêu bài Hoàng Lạc lâu đã đánh bật thanh lâu rồi, người có tiền và học sĩ đều ưa thích cung cách sang trọng và danh tiếng ‘Ngự dung tửu lâu’ hơn nơi mãi nghệ phố phường như thanh lâu.

Đừng nói là Giang Nam, ngay ở Lạc Dương, đám người anh em họ Viên và Tào Tháo vốn là khách quen của thanh lâu nhưng từ khi Hoàng Lạc lâu nổi danh thì họ đã chuyển thành khách quen của nhà họ Hoàng.

Ngoài ra thì với sự phát triển của Giang Nam 3 minh hội, người phương Nam càng có nhiều công việc và thú vui lành mạnh hơn, muốn lôi kéo quan hệ, bàn việc làm ăn đã có chi nhánh của Đông Hải thương minh, muốn đàm luận sự học, tán phét văn thơ đã có chi nhánh của Phu Văn Lâu.

Mà cho dù Ô Vũ đi Trung Nguyên thì cũng không dễ vào chơi thanh lâu bởi vì hầu hết thành thị Trung Nguyên đều có giờ giới nghiêm, mặt trời vừa tắt mà còn lãng vãng ngoài đường thì không bị đạo tặc hốt xác cũng sẽ bị tuần bộ của phủ nha gô cổ.

Hoàng Hùng không tin tên nhóc kia dám ngang nhiên bước vào thanh lâu giữa ban ngày ban mặt, hắn mà dám thì tuyệt đối sẽ có một lô một lốc các ‘bậc trưởng giả lão nho’ thấy việc bất bình chẵng tha, đứng ra khuyên răn hắn không nên làm như vậy.

(P/s: Nãy giờ nói bâng quơ vui thôi, kỳ thực thì theo tác tìm hiểu, thanh lâu bắt đầu kỹ viện hóa là vào thời Đường-Tống, trước đó thì thanh lâu thiên về bán nghệ hơn, nho sinh đời đầu rất ưa thích đi thanh lâu để bốc phét văn thơ, giống kiểu người ta đi bar đi vũ trường bây giờ thôi.

Mặc dù thời Hán bắt đầu trọng nam khinh nữ nhưng phần lớn con gia nhà nghèo đều làm việc đồng án hoặc làm nô tỳ trong nhà quan, chứ chưa đến mức bán buôn tràn lan, bán mình chôn cha như trong Thủy Hử và kiếm hiệp Tống võ.

Lý do thanh lâu bị kỹ viện hóa không phải vì phong tục tập quán hay văn hóa, mà là vì chiến tranh.

Nam chết nhiều thì thừa nữ, các gia đình nghèo khó cùng quẫn đem con gái bán buôn khi còn rất nhỏ, những cô gái này không những chẵng được học tập chữ nghĩa, mà việc đồng áng thêu thùa cũng không biết thì rất khó tự lực cánh sinh nên cuối cùng hoặc là may mắn làm tỳ thiếp hoặc là vào nhà chứa.

Ngoài ra thì việc đánh bắt nô lệ tù binh ở thời Đường cũng rất phổ biến, có thể nói là triều đại suy đồi đạo đức nhất trong lịch sử Trung Quốc, từ hoàng tộc thường xuyên loạn luân đến phiến quân ăn thịt người, mặc dù khoa học kỹ thuật và văn hóa thương nghiệp phát triển mạnh, nhưng chế độ xã hội lại quay lại thời chiếm hữu nô lệ, nam nô thì vào cảm tử doanh hoặc đi làm phu việc nặng, còn nô lệ nữ thì đen tối theo một kiểu khác, và thường kết thúc số phận trong một nhà chứa.

Không biết có ai nhận ra câu ‘ngựa xe như nước, áo quân như nêm’ ở đầu chương không.

Vương Thúy Kiều là một danh kỹ ở Tần Hoài, chính là tên gọi của vùng đất Hoài Nam vào thời Minh, thời đại mà kỹ viện đạt đến đỉnh của nó cho mãi đến khi nhà Thanh thất bại trong chiến tranh Nha Phiến, và một thứ độc hại khác đã soán ngôi kỹ viện)
“Coi bộ phải chấn chỉnh thái độ tên này một chút, tránh cho hắn bữa nào giở chứng, bỏ đi Trung Nguyên làm phong lưu đại hiệp”
Hoàng Hùng đánh một cái ghi chú vào lòng rồi chuẫn bị thức đêm viết thư cho Hoàng Thừa Ngạn xác định thân phận của Lục Khang và dặn dò một vài lưu ý mới như:
- Ô Giang hội có khả năng lớn sẽ mạo danh nhà họ Hoàng, rãi lời đồn bêu xấu thân thế của Tôn Kiên hoặc gièm pha Lưu Hoành, đặc biệt trong vấn đề Thái Ung.

- Đối với vấn đề Tôn Kiên thì không cần phải quản, coi như hỗ trợ Lang Thiên, đồng thời cũng thể hiện rằng nhà họ Hoàng không biết trước việc này, bởi vì nếu bao tiêu quá rộng, ứng phó quá hoàn mỹ thì sẽ khiến người khác sinh nghi, Lưu Hoành hẵn là cũng không thích cấp dưới của hắn ăn rơ với nhau, nhất là Tôn Kiên còn từng sống ở TS hơn 10 năm.

- Đối với vấn đề Lưu Hoành thì không thể chỉ dùng chiêu bác bỏ lời đồn mà còn phải vận dụng cả Phu Văn lâu nữa, Hoàng Hùng cũng nhắc lại rằng cần chú ý trong việc sử dụng ngôn từ, là ‘tin vào đương kim thánh thượng, là đương kim thánh thượng anh minh’, mà không phải ‘triều đình’ hay ‘Lưu thị’.

- Ngoài ra, tiến triễn ban đầu tuyệt đối phải khống chế ở mức độ yếu hơn Ô Giang hội bởi vì kẻ dập tắt lời đồn bêu rếu Lưu Hoành phải là Huyền Kính Ty, để tránh Lưu Hoành cảm thấy sức ảnh hưởng của Giang Nam 3 minh hội quá mạnh mẽ.

Bức thư này được xử lý cẩn thận, dùng kỹ thuật mực tàng hình mà hắn học được ở Âu Lạc, nơi tổ tiên hắn đã phát hiện ra rằng trái chanh trong vườn nhà có thể giúp họ trao đổi việc khởi nghĩa mà không sợ những tay quan sai người Hán biết được.

Qua lời kể của vị quản đền ở đền Ngọc Lâm thì Tô Định có lẽ là tên Huyền Kính Ty duy nhất phát hiện ra rằng hơ lửa sẽ khiến chữ tàng hình hiện lên, bởi vì từ sau thời Tô Định đến tận thời Chu Phù, việc vận dụng mực tàng hình vẫn diễn ra thường xuyên mà không có cải tiến kỹ thuật rõ rệt nhưng chưa từng bị phát hiện, thời kỳ đầu khi Bạch Vân tiên sinh liên lạc các gia tộc trong cộng đồng Hán Việt thì mực tàng hình góp công rất lớn.

Có lẽ Tô Định có một phương pháp khác để xác định những vị thủ lĩnh của quân khởi nghĩa, cũng có lẽ là hắn vì một lý do nào đó mà không đem bí mật này bàn giao cho tổ chức.

Nhưng bất kể thế nào thì cho đến khi trái chanh còn là đặc sản của riêng Âu Lạc, những bức mật thư viết bằng nước chanh này sẽ rất khó có khả năng bị phát hiện bởi đám Huyền Kính Ty xuất thân từ phương Bắc này.

(P/s: Chanh ta hay chanh xanh có nguồn gốc từ Đông Nam Á.

Chanh tây hay chanh vàng thì cũng chỉ mọc ở vùng phía Nam Trường Giang thôi.

Chanh là cây cận nhiệt và nhiệt đới.

Mãi đến khi Ngũ Hồ Loạn Hoa, Đông Tấn xuôi Nam thì việc sử dụng chanh trong đời sống văn hóa của người Hán mới bắt đầu khởi sắc.

Đến chừng thời Đường thì chanh theo con đường tơ lụa đi đến Trung Đông rồi phương Tây.

Nhưng Tây thì trồng chanh xanh không lên, bởi vì công nghệ sinh học và kỹ thuật nông nghiệp thời xưa còn yếu kém.

Thế cho nên hiện giờ chúng ta gọi chanh vàng là chanh tây mặc dù rất có thể là Lạc Long Quân đã thường ăn chanh vàng từ 4000 năm trước)
Đương nhiên, nếu gửi một bức thư rỗng thì lộ liễu quá, cho dù không biết là gì những tuyệt đối sẽ để người khác sinh nghi.

Cho nên Hoàng Hùng dùng bức thư chính làm bì thư.

Còn bên trong thì là bức thư phụ, nói về việc gửi gắm Đào Khiêm với Trương gia và những đề xuất hợp tác của Lục Khang trong vấn đề Hoài Nam và Lục gia.

.


Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi