Trùng Dương trong lòng hết sức nghi hoặc, thầm nghĩ:
- "Ồ"! Ta hiểu rõ rồi, đúng ra ta phải đi theo Kỳ Môn Bát Trận mới được! Y không bố trí theo các Bát Trận của Phục Hy là tám tám sáu mười bốn quẻ, lúc mà y sắp đặt lại một cách phức tạp hơn nhiềụ Cho nên mình đi vòng như thế Thí Kiếm Đình đã đổi sang phương hướng khác. Lúc nãy ở góc Đông Nam hiện giờ lại chếch về phía Tây Bắc! Hay lắm! Còn lại thời gian hai cây nhang nữa, ta nhất định là phải đến nơi Thí Kiếm Đình trước khi hai cây nhang cháy hết!
Trùng Dương đầy lòng tự tin, chàng nhẩm tính theo phương vị của Võ Hầu Bát Trận thì chỗ chàng đứng ở vị trí "Kinh môn" và từ "Kinh môn" đến "Hưu môn", tất phải rẽ sang hướng Đông mười tám lần, đi sang Tây hai mươi hai quanh, quẹo sang Nam hai mươi bảy lượt, tổng cộng là phải vượt qua sáu mươi bảy từng cửa trận, mới có thể đến Thí Kiếm Đình được.
Trùng Dương tay cầm dây nhang, miệng lẩm bẩm đếm từng khúc quanh:
"Rẽ hướng Đông, quẹo hướng Tây này, vòng hướng Nam này"!
Đi như vậy hơn thời gian một buổi cơm, cây nhang trên tay đã cháy mất khúc thứ hai và cho đến khúc thứ nhất còn lại lúc nãy cũng cháy nốt, thì vừa vặn được sáu mươi bảy từng cửa trận theo sự suy tính của chàng. Nhưng khi ngẩng đầu nhìn lên, chàng buột miệng:
"Ủa"! lên một tiếng kinh ngạc, vì kỳ lạ thay Thí Kiếm Đình vẫn không thấy đâu là đâu!
Trùng Dương ruột nóng như lửa đốt, chàng ngờ sự suy tính của mình lần này lại sai nữạ Trên tay bây giờ chỉ còn lại một nén nhang, thời gian cấp bách mà vẫn chưa đến được Thí Kiếm Đình, xem lại lần so tài cuối cùng này chàng đành chịu thua rồị
Nhưng mỗi người đều có sẵn một tâm lý háo thắng. Trùng Dương tuy là một đạo sĩ đã xuất gia cũng không sao tránh khỏi được. Chàng không thể tin là Hoàng Dược Sư ngoài Phục Hy Bát Quái và Võ Hầu Bát Trận ra, y lại còn tự sáng chế ra một phương thức kỳ lạ khác được. Và mọi sự biến hóa của kiếm Kỳ Môn Hoa trận này, nhất định là phải thoát thai từ trong quẻ của Phục Hy mà rạ
Trùng Dương suy nghĩ xong liền tung mình nhảy lên một ngọn cây để quan sát lại vị trí của mái Thí Kiếm Đình.
Chàng nhìn thấy mái đình lại trở về hướng Đông Nam nhưng vị trí có phần hơn, khoảng cách chỉ còn độ hai dặm nữa thôị
Trùng Dương liền tỉnh ngộ ngay, chàng lấy tay vỗ vào đầu một cái rồi tự mắng mình:
- Ta thật là một ngốc tử, cho đến một điểm cỏn con như vậy mà nghĩ cũng chẳng ra, để đến mắc phải quỷ kế của Hoàng Dược Sư! Ngu thật!
Thì ra Trùng Dương đã phát hiện được sự bí mật của Bát Trận do Hoàng Dược Sư sắp đặt. Tuy môn hộ trong trận rất phức tạp nhưng nếu đã triệt thấu được thật đơn giản vô cùng. Hoàng Dược Sư đã khôn khéo, trên hai chữ Bát Trận ông đã sắp thêm một chữ "Phản" nôm na gọi là Phản Bát Trận.
Như vậy trận đồ và môn hộ trong trận, vị trí đều tương phản lại với Kỳ Môn Bát Trận của Gia Cát Võ Hầu, tỉ dụ như từ cửa trận này đến cửa trận kia phải từ Tây sang Đông còn Phản Bát Trận thì phải ngược lại từ ĐSng Tây đối chọi nhau từng vị trí một.
Trong võ học cũng có Phản Thủ Quyền và Tả Thủ Kiếm, những bộ quyền ấy đều là phản thế và khi luyện xong sẽ gây cho địch thủ bối rối cả chân tay không biết tránh đâu đỡ đâu, Hoàng Dược Sư cũng theo cách thức trên, nghĩ ngẫm suy luận và chế biến Kỳ Môn Bát Trận thành Phản Bát Trận, nếu Trùng Dương không biết được chỗ kỳ diệu ấy, cứ y theo phương vị Bát Trận chánh thức xông vào thay vì mục tiêu ở hướng Nam, mà lại đi ngược trở lên hứng Bắc có phải càng lúc càng xa chăng?
Trùng Dương sau khi hiểu rõ được then chốt bí mật của trận đồ ấy, trong lòng rất dỗi cao hứng, từ trên ngọn cây vỗ đùi nhảy vọt xuống đất vẫn theo lộ tuyến của tám quẻ Phục Hy mà tiến bước nhưng lộ trình lần này đều là phản lộ, thay vì ứng theo Bát Quái phải đi về hướng Đông lại ngược đường sang phía Tây, cần phải quặc sang Nam chàng lại rẽ trở sang Bắc, đi liên tiếp như thế, vượt qua mấy mươi từng cửa trận quả nhiên đến chỗ nền đá trắng, quẹo thêm hai khúc quanh nữa thì Thí Kiếm Đình đã lồ lộ trước tầm mắt.
Trùng Dương nhìn lại nén nhang cuối cùng trên tay cũng vừa cháy đến đoạn cuối, sự cách biệt giữa hai cái thắng và bại, chỉ nhích có đường tơ kẽ tóc!
Trong Thí Kiếm Đình, Hoàng Dược Sư đang ngồi sẵn để đợi chờ, nén nhang của Hoàng Dược Sư vì đốt sau của Trùng Dương một chút nên nén sau cùng vẫn còn lại một đốt tay chưa cháy hết, mà Trùng Dương đã xuất hiện trước mặt y rồi, quả là một sự vô cùng bất ngờ, vượt hẳn ra ngoài ý liệu của Hoàng Dược Sư.
Qua giây phút thoáng kinh ngạc, Hoàng Dược Sư bèn ngẩng đầu lên trời cười ha hả và nói:
- Vương Chân Nhân quả không hổ là một danh tài xuất sắc nhất của Toàn Chân phái từ lúc truyền giáo đến giờ! "Thiên hạ anh hùng chỉ có Ngài và Tháo thôi"! Ha ha!
Trùng Dương nghe y nói thế, trong bụng cũng vui thầm. Lần này đến đảo Đào Hoa cùng Hoàng Dược Sư so tài nhau ba lượt và đều thắng cả ba, tuy cuộc đầu hòa nhau nhưng lấy công lý mà phán đoán thì Trùng Dương chiếm phần thắng vậỵ
Vừa rồi Hoàng Dược Sư thoát ra câu nói:
"Thiên hạ anh hùng chỉ có Ngài và Tháo thôi". Đây là lời nói bất hủ của Tào Tháo nói với Lưu Bị lúc đang hâm rượu luận hai tiếng anh hùng trích trong chuyện Tam Quốc thời xưạ Hoàng Dược Sư thốt ra khẩu khí ấy là y chỉ thừa nhận Vương Trùng Dương khả dĩ xứng đáng đứng ngang hàng với y xứng danh anh hùng thiên hạ, còn chuyện so tài nhau, đủ thấy con người Hoàng Dược Sư tự cao, tự đại đến bực nào!
Trùng Dương khẽ cười và đáp:
- Ba lần so tài nhau đã xong, tệ sư đệ Ở đâu xin cho bần đạo được giáp mặt!
Nếu y có điều gì không phải với Hoàng huynh, bần đạo sẽ thay y mà thỉnh tội với Hoàng huynh vậy!
Hoàng Dượt Sư cười to lên rồi vụt đứng dậy nắm lấy tay Trùng Dương và nói:
- Chúng ta cùng đến thăm lịnh sư đệ, thật chẳng dám giấu gì tôn huynh, lịnh sư đệ tuy lớn mà tánh nết như một đứa trẻ, y giận Hoàng mỗ nên đã tuyệt thực mấy ngày trời rồị
Nói đến đây Hoàng Dược Sư cười nhẹ rồi tiếp lời:
- Lúc nãy Hoàng mỗ đã mạn phép đưa lịnh sư đệ trở lại thư xá nghỉ ngơi cho lại sức!
Vương Trùng Dương kinh hãi hỏi:
- Y mệt saỏ Có hề gì không?
Hoàng Dược Sư ôn tồn đáp:
- Chân Nhân yên trí, lịnh sư đệ không sao đâụ Nếu có bề gì Hoàng mỗ này xin lãnh tất cả trách nhiệm chọ
Nói đoạn, y đi trước dẫn đường, Vương Trùng Dương chú tâm ghi nhớ tất cả những vị trí đã qua, cùng phương hướng mà Hoàng Dược Sư đi quả đúng là Phản Bát Trận, rẻ qua, quật lại độ mười mấy lần thì đến chỗ giam lỏng Châu Bá Thông.
Hoàng Dược Sư bước vào nhà trước tiên, Châu Bá Thông vừa thấy mặt y đã tru tréo lên:
- Thằng giặc mặt vàng chết bầm kiạ Sư huynh ta đâu rồỉ Mi định đến đây để đánh lộn phải không? Dẹp giấc mơ thúi của mi lại, ta không thèm đánh đâu mi có giết ta, cứ giết rồi mi sẽ biết tay sư huynh ta!
Hoàng Dược Sư tươi cười đáp:
- Thôi, nói gì lắm thế! Sư huynh của ngươi đã đến tìm ngươi kìạ
Vừa nói dứt lời thì Trùng Dương đã bước vào cửạ Châu Bá Thông mừng rỡ nhảy tưng lên, nhưng vì mấy ngày nhịn đói, sức lực đã tiêu ma đâu mất, thân hình vừa tưng bổng lên thì hai chân đã mềm nhũn, nhào rớt xuống đất nghe một tiếng "Ạch".
Châu Bá Thông cả giận hét lên:
- Sư huynh, chính y đã gạt tiểu đệ đến đây và giam cầm tiểu đệ đã tám chín ngày nay. Châu Bá Thông này trên ba mươi mấy tuổi đầu, đây là lần thứ nhất bị người hiếp đáp như thế này! Hu, hùa sư huynh hãy vì tiểu đệ mà dần y một trận cho mát ruột tiểu đệ! Hu hu...
Vừa nói Châu Bá Thông vừa méo xệch cái miệng, bệu bạo khóc lên như một đứa con nít.
Vương Trùng Dương vừa giận vừa buồn cười, bèn quát lên:
- Sư đệ đừng nói nhảm! Có nín không? Thật chẳng ra thể thống gì cả!
Hoàng Dược Sư vội phân trần:
- Có lẽ Châu huynh mệt vì đói, để tiểu đệ sai gia nhân đem chút đồ ăn đến cho Châu huynh lót bụng.
Y lập tức chạy ra khỏi nhà đi mất. Châu Bá Thông nằm ngửa dưới đất, vừa thở vừa thuật lại tỉ mỉ những chuyện đã xảy ra cho Trùng Dương nghẹ
Một lát sau Hoàng Dược Sư từ lên ngoái bước vào, theo sau có hai lên gia bộc câm, một tên bưng một bồn cháo nếp khói bay nghi ngút, một tên bưng một chiếc hộp to lớn. Gã gia bộc trịnh trọng mở nắp hộp ra thì bên trong là bốn món điểm tâm rất tươm tất. Một món gà chưng dồn yến, một món vịt ướp ngũ vị hương, một món măng tơ vi cá, thêm một dĩa bát bửu long tu, món nào cũng béo ngậy, thơm ngon. Châu Bá Thông không chút khách sáo, ngồi bật dậy như chiếc lò so, so đũa bưng chén nuốt rào rào như tầm ăn dâụ
Trùng Dương thấy cách ăn ngấu nghiến của Châu Bá Thông, hồ hào ừng ực tựa như hổ đói nuốt dê non, trong lòng cũng lấy làm nhột nhạt. Chàng chau mày lắc đầụ
Châu Bá Thông sau khi tém sạch cả mâm chén, lấy tay áo lau sơ mỡ dầu trên miệng, rồi bất thần nhảy vụt dậy, đấm mạnh một chưởng vào ngực Hoàng Dược Sư.
Trùng Dương giật nẩy mình kêu lên:
- Sư đệ! Không được loạn động!
Hoàng Dược Sư vẫn đứng yên không thèm tránh né, tay chưởng của Châu Bá Thông vừa đánh trúng vào ngực đối phương liền cảm thấy lòng ngực của đối phương thót vào trong và thân hình của Hoàng Dược Sư dường như có thoa lên một lớp dầu, khiến cho chưởng lực của chàng rơi vào khoảng không và vì thế chàng mất đà bổ nhào ra trước.
Hoàng Dược Sư liền phình mạnh lồng ngực trở ra, Châu Bá Thông bị sức đẩy của đối phương, chàng mất đi tự chủ loạng choạng té bật ngửa trở ra saụ
Trùng Dương bèn dùng hai ngón trỏ và giữa của bàn tay trái đỡ lấy chéo áo của Châu Bá Thông, kêu lớn:
- Đứng lại!
Hai ngón tay chàng chỉ khẽ kéo nhẹ một cái, đã hóa giải được tiềm lực của Hoàng Dược Sư, chàng ra tay vừa vội vừa nhanh, lại vừa đúng lúc, bản lĩnh của chàng thật có một không hai trên võ lâm vậy!
Hoàng Dược Sư thấy vậy hết sức khiếp phục thầm nhủ:
- Thảo nào uy danh của Toàn Chân Phái trấn áp cả Trung Châu, cứ xem cách ứng biến của Trùng Dương cũng đáng gọi là thiên hạ vô song rồi!
Châu Bá Thông như lửa cháy thêm dầu, múa quyền bổ nhào tới tấn công Hoàng Dược Sư.
Trùng Dương bực tức bèn quát lên:
- Sư đệ! Ngươi chẳng biết điều chút nào cả, ta đã cùng Hoành huynh giải hòa, ngươi cứ một mực muốn đánh nhaụ Được rồi! Người ở lại đây mà đánh, ta trở về Yên Hà động bây giờ!
Châu Bá Thông hốt hoảng vội xuôi tay xuống, la lên:
- Sư huynh, anh đừng bỏ tôi chứ! Tôi không đánh nữa đâu!
Trùng Dương nghiêm sắc mặt nói:
- Hoàng huynh, đại nhân đại nghĩa, cứu được tánh nạng của ngươi, bất quá chỉ vì một chút ngộ nhận nhau, mới giữ ngươi ở lại đây, chuyện nhỏ mọn ấy nên bỏ qua mới phảị Mau tạ lỗi với Hoàng huynh đị
Châu Bá Thông tuy trong lòng không phục, nhưng vì nể sợ sư huynh đành phải nén lòng vái nhưng trong bụng lại chửi thầm:
- Thằng mọi mặt vàng. Ta về đến Tung Sơn cố luyện thêm vài năm, đợi lúc võ công tiến đạt, lúc ấy ta sẽ trở lại Đào Hoa Đảo cùng mi đấu suốt bảy ngày đêm cho mi biết tay Châu Bá Thông nàỵ
Trùng Dương cảm thấy Hoàng Dược Sư tuy tài nghệ và cử chỉ khác tục, nhưng tâm tính cổ quái kiêu ngạo, không hợp với bản tính chàng nên liền day sang Hoàng Dược Sư cáo thốị
Hoàng Dược Sư ân cần cầm lại:
- Vương chân nhân chẳng mấy thưở đến tệ đảo sao chẳng nán thêm vài ngày rồi hãy đỉ
Trùng Dương mỉm cười đáp:
- Cám ơn hậu tình của Hoàng huynh, bần đạo còn lắm chuyện ở nhà xin bái biệt ngay bây giờ!
Hoàng Dược Sư liền đưa hai người ra tận bờ biển, lúc ấy trên bãi biển đã đậu sẵn một chiếc thuyền sơn vàng óng ánh.
Thì ra lúc Hoàng Dược Sư bước ra ngoài cắt đặt gia bộc câm dâng cơm nước cho Châu Bá Thông, y đã chu đáo sắp đặt mọi việc rồị
Trùng Dương và Châu Bá Thông nói vài câu tạ Ơn nhọc nhằn của Hoàng Dược Sư xong, hai bên liền vái chào phân tay nhaụ Vương Trùng Dương dắt sư đệ lên chiếc lầu thuyền, trương buồm nhổ neo, rời khỏi Đào Hoa Đảo, trực chỉ về hướng Tây Bắc.
Ngồi trong chiếc lầu thuyền Châu Bá Thông vẫn hầm hầm chưa nguôi, chàng cật vấn sư huynh Trùng Dương về tình hình giao đấu với Hoàng Dược Sư trên đảo thế nàỏ Sau khi nghe Trùng Dương thuật lại việc đã xảy ra, Châu Bá Thông vỗ đùi đánh đét một cái và kêu lên:
- Sư huynh, rõ ràng là bản lĩnh của anh trội hơn y rất nhiều, sao anh không giúp tiểu đệ dần y một trận để trả đũả
Trùng Dương nghiêm sắc mặt đáp:
- Sư đệ lại muốn lộn xộn rồi, oan gia nên giải không nên kết, hơn nữa y đối với chúng ta có chuốc oán gì đâủ Sư đệ lần này ngộ hiểm trên Lục Hoành Đảo, cũng nhờ y ra ân cứu mạng! Từ nay sư đệ nên trầm bớt tính nết một chút, ráng nghe lời ngu huynh khuyên nhủ, đừng láu táu mang họa vào thân!
Châu Bá Thông gục đầu im lặng chẳng thốt một lời, ngồi cú rũ như khỉ đột lìa cây!
Thuyền chạy ròng ba ngày trên biển cả, mới nhìn thấy lục địa, thủy thủ đưa hai anh em Trùng Dương lèn bờ xong, liền quay mũi trở lại hướng cũ, lầm lì chẳng nói năng một tiếng!
Sau khi lên bờ, Trùng Dương tìm người hỏi thăm mới hay đây là địa phận huyện Lam Thành thuộc ranh giới tỉnh Giang Tô, ở lưu vực phía Bắc của sông Trường Giang.
Trùng Dương bèn cùng sư đệ Châu Bá Thông đi bộ đến huyện Đông Đài mướn thuyền đáp đường thủy về tỉnh Sơn Đông, rồi từ Sơn Đông về Hà Nam.
Nào ngờ khúc hành trình trên sông này, chàng lại thâu nhận được một đệ tử, đủ số thất tử trong Thiên Cương Bắc Đẩu trận của Toàn Chân pháị
Ngọn sông ấy chỉ là một con kinh đào từ thời Tùy Dương Đế, một vua hoang dâm vô đạo của nhà Tùỵ Tùy Dương Đế vì hâm mộ phong cảnh ở Giang Nam muốn ngự giá tuần hành phương Nam. Ông cảm thấy con đường bộ đến Giang Nam, mình rồng sẽ mệt mỏi, mà đường xá lại sơn khê nên ra lịnh cho nhân dân đào con kinh ấy trực thông từ đế đô đến tận đất Giang Nam chạy ngót hai ngàn dặm.
Vương Trùng Dương khi đến Đông Đài huyện liền thuê thuyền trực chỉ về hướng Bắc, ghe thuyền trên kinh ấy phân ra hai loại, một loại gọi là khách thuyền, chỉ cần khách có tiền là có thể bao trọn chiếc thuyền theo ý mình, còn một loại thuyền thứ hai gọi là táo thuyền, là loại thuyền chuyên vận hàng hóa trên kinh và thuận tiện cho khách quá giang tám người, mười người cũng được. Tuy đồng là thứ thuyền nhưng giá cả bên táo thuyền chở rẻ hơn khách thuyền một trời một vực.
Tất nhiên con người đạo gia như Trùng Dương phải đáp táo thuyền cho đỡ tốn kém.
Chiếc táo thuyền này chuyên chở gạo, trên thuyền có tất cả tám người quá giang, trừ huynh đệ của Trùng Dương ra, còn sáu người kia đều là khách thương ngược Bắc để mua bán hàng hóạ
Châu Bá Thông tính nết lất khất như con nít, hết chạy ra mũi thuyền tán hươu tán nai với thủy thủ, chàng ta lại chun tọt vào khoang cùng khách thương trong thuyền nói trời nói đất. Đây là bản tánh khó thể sửa được của Châu Bá Thông, Trùng Dương cũng chả biết làm sao hơn đành một mình trong thuyền nhắm mắt dưỡng thần.
Thuyền đến Thanh Giang Phổ, đây là giới cảnh của huyện Hoài Âm, nơi quê hương của vị danh tướng Hàn Tín đời nhà Hán, Trùng Dương chạnh nghĩ đến hai vị vua của nhà Tống bị giặc bắt, thế nước điêu linh đến nông nổi này mà đáng hận thay! Không có được một người như Hoài Âm hầu Hàn Tín, tài ba xuất chúng, mưu chước quảng thông, để đẩy lui ngoại địch. Nghĩ đến đây Trùng Dương thấy trăm ngàn ý nghĩ ngổn ngang, cảm khái cho cảnh gia vong quốc phá.
Thuyền ghé Thanh Giang Phổ, đây là một bến sông khá lớn, chủ thuyền lên bờ chở thêm gạo muối, chỉ còn lại vài tên thuyền công, ngồi xổm sau lái thuyền gầy sòng đánh bạc. Khách thương quá giang cũng có vài người rủ nhau lên bờ dạo chơi ăn uống.
Châu Bá Thông thấy các bạn ghe ăn thua nhau rất vui vẻ, chàng cũng ngồi xổm vào tham gia một tụ, Trùng Dương trông thấy nổi giận quát lớn:
- Sư đệ! Em làm gì đó?
Châu Bá Thông chối leo lẻo:
- Sư huynh có gì đâu, tôi buồn quá đặt bậy một hai cây chơi cho vui vậy thôị
Vương Trùng Dương biến sắc mặt mắng rằng:
- Quy điều của phái chúng ta là cấm rượu chè, đổ bác em quên rồi saỏ
Chung chạ với hạng người ấy để cờ bạc còn ra cái thể thống gì?
Châu Bá Thông phụng phịu ngồi cú rũ một xó. Trùng Dương định khuyên răn thêm vài lời, chợt từ trên bờ có người chạy đến như bay và kêu lớn lên:
- Chủ thuyền ơi, chủ thuyền! Thuyền này còn chở khách hay không?
Tiếng nói của người này sang sảng như tiếng chuông đồng.
Trùng Dương và Châu Bá Thông không ai bảo ai đồng tự nhiên quay đầu lại nhìn, thấy trên tấm đòn dài của thuyền có một người đàn ông đứng sững ở đấỵ
Gã này mặt như thoa mực, râu rồng tua tủa bó hàm, lưng hùm vai gấu, vận y phục chẽn màu tro, mang đôi giày da cá mũi nhọn, sau lưng đeo một chiếc túi vải ruột ngựa, lại dắt thêm một thanh bảo đao, khí tế cường hăng lộ đầy trên đôi chân mày rậm.
Mấy bạn ghe đang lúc ăn thua đậm với nhau, thấy gã râu rồng thơ tháo chạy sầm sập lên chiếc đòn dài còn rộng họng gọi lên như tiếng lệnh vỡ nên trong lòng bọn chúng có mấy phần bất mãn không vuị
Một tên bạn ghe liền ứng tiếng trả lời:
- Chủ thuyền đã lên bờ mua hàng rồị Thuyền này cũng đầy khách, anh nên tìm thuyền khác quá giang vậỵ
Gã râu rồng ấy mồ hôi mồ hám đầy đầu, ông ống kêu lên lia lịa:
- Như vậy phải làm sao đây, làm sao đâỷ Nếu trễ thêm nửa ngày thì không kịp nữa rồị
Y vừa dậm chân than lên như thế, tay thì rút khăn lau bớt mồ hôi trên đầu, bọn thuyền phu tiếp tục cuộc ăn thua nhau, mặc y đứng đó chẳng bận ngó ngàng đến.
Gã râu rồng cả giận quát to:
- Láo khoét! Các người không phải là chủ thuyền, tại sao các người biết rõ đã chở đủ khách? Chiếc thuyền lớn như thế này dù có chở ta thêm một người đó cũng không đến nỗi khẳm lắm, bọn ngươi đâu có lý như vậy được.
Trong đám bạn ghe có một gã tên Tạp Nhị Mao, vừa mới thua cay mấy ván trút gần sạch túi, thấy gã râu rồng bước lên thuyền, hắn đã không được vui rồi, thấy gã ấy cứ đứng đấy bô bô mãi, Tạp Nhị Mao không còn dằn được nữa, bèn đáp:
- Chở đủ người là chở đủ người, còn gì mà ở đó nói nhay như đàn bà vậy!
Muốn đi cho kịp chịu tang phải không? Lấy tiền bao một chiếc khách thuyền mà đi cho mau tới!
Lời nói ấy Tạp Nhị Mao nói thật nhỏ, trừ phi những đồng bạn ngồi đánh bạc là nghe được thôị
Nào ngờ lỗ tai của gã râu rồng rất thính, y đã nghe rõ đầu đuôi, nư giận xông lên đỉnh đầu, gót chân y điểm nhẹ lên đòn dài, thân hình như pháo thăng thiên rơi nhẹ lên thuyền, giơ tay chộp Tạp Nhị Mao lôi ra khỏi sòng bạc, vả mạnh vào má y một bạt tay đích đáng, "Bốp" một tiếng khiến cho hàm răng Tạp Nhị Mao như muốn rớt ra, máu me đầy miệng.
Gã râu rồng vừa động thủ là mấy tên bạn ghe liền la hét lên như vỡ chợ.
Phàm những kẻ làm nghề nặng nhọc trên loại thuyền này người nào tánh cũng hung hăng nóng nảy, lỗ mãng khác thường.
Thấy gã râu rồng đánh đồng bọn của mình bị thương như thế, chúng bèn rầm rầm đứng dậy múa quyền tiến lên đánh kẻ lạ mặt kiạ
Gã râu rồng không chút sợ hãi quát lên:
- Ta Xích Đạo Thông bình sanh rất ghét người nào có đôi mắt chó mọc trên đỉnh đầụ Bọn ngươi hạng người ra sao mà dám rủa Xích Đạo Gia đi chịu tang? Đỡ nàỵ
Mồm thì mắng chửi, hai tay đã vung lên loang loáng chẳng chút nương tình, một tên bạn ghe vừa phi thân nhảy bổ đến bị y lật nhanh bàn tay dùng thuật cầm nã thủ, bắt lấy cánh tay và nách, giơ hỏng lên cao, ném mạnh trở rạ
Gã thuyền phu bị cái ném lăng lốc dưới sàn thuyền, thiếu chút nữa là đụng vào người Châu Bá Thông rồi, tiếp theo đấy gã râu rồng dùng một ngọn "Đàm thố", đá một tên bạn ghe từ bên chụp đến, rớt tọt xuống sông.
Quyền cước của gã râu rồng sử dụng tựa như rồng thiêng cọp dữ, đánh đám bạn ghe kêu khổ liên miên.