XUYÊN ĐẾN NỮ TÔN QUỐC


Giao ước định xuống, ngày hôm sau phu lang của Cửu Chân cùng con trai lớn là Nhất Khang tới Phạm gia làm việc.

Người lớn phụ việc nhà, đứa nhỏ lo giữ trâu đi chăn.

Hiểu Linh ở một bên hóng chuyện của những nam nhân mới biết hóa ra Thập Định đã mười tám chứ không phải mười bốn như cô nghĩ.

Chỉ vì đời sống quá khó khăn nên ai cũng trong nhỏ hơn tuổi hoặc là do Hiểu Linh bị chuẩn mực trước đây ảnh hưởng nhiều đến phán đoán tuổi tác.

Phu lang Cửu Chân tên Tống Ngọc có phần vui vẻ nói:
- Năm nay thuê thêm được ruộng đất nhà Phạm tu văn, có khi sang năm Thập Định liền có thể kết hôn rồi.

Đứa nhỏ Nhất Khang nhà ta cũng đã mười ba, sang năm cũng xem xét làm mai được rồi.
Lưu thị nói thêm:
- Ta mà có con gái a..

kiểu gì cũng đến xin Nhất Khang về nhà.

Thằng bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, làm đâu ra đấy.

Cháu thật có phúc.
Tống Ngọc hớn hở khoe con:
- Vâng..

đứa nhỏ phụ cháu nhiều lắm.

Thằng bé cũng khổ, làm anh cả trong nhà, từ bé đã phải lo toan đủ thứ.
Vừa nói chuyện vừa làm việc, Hiểu Linh thấy mọi thứ đều suôn sẻ cũng không quá quan tâm nữa.

Ngày hôm qua trở về từ Nguyễn gia, cô đã dặn dò người trong nhà về chuyện trồng nấm không được hở ra ngoài.

Nên để bên Cửu Chân sang làm gì thì làm, nhà nấm kia chỉ có cô hoặc Tiểu Đông, Lập Hạ được phép ra vào còn bình thường đóng kín.


Lần trước Phúc lạc lâu mang gốc nấm xuống cùng với số bào tử thu được, Hiểu Linh đã làm thêm chừng tám chục bầu nấm.

Tính toán số nấm trong nhà cũng gần trăm bịch.

Vì không có túi nilon để dễ bề quan sát nên Hiểu Linh đành may hai màu túi để phân định số bịch làm giống từ gốc nấm và từ bào tử để xem hiệu quả đến đâu.

Cho dù chiều theo Tiểu Đông chuẩn bị trồng dâu nuôi tằm, nuôi thêm heo, vịt nhưng Hiểu Linh cảm thấy con đường trồng nấm này là hướng làm giàu tốt nhất cho Phạm gia.

Công việc không quá mệt nhọc lại đem lại hiệu quả cao.

Sau đợt này nếu trồng bằng bào tử cho hiệu quả tốt, cô sẽ bàn với gia chủ Hà gia chuyện chuyển giao kỹ thuật chăm bầu nấm rồi nhân nhanh số lượng bầu nấm bào tử.

Khi bầu đã đạt tiêu chuẩn, trong thời gian ủ tối một tháng kia có thể vận chuyển tới mọi nơi.

Phạm gia chỉ cần nắm chắc kỹ thuật nhân giống, tạo bầu là được.

Nguyên liệu luôn dồi dào, đầu ra không phải lo.
Hiểu Linh thời gian này cũng tranh thủ học chữ.

Đã lâu lắm rồi cô không ép mình vào khuôn khổ như vậy.

Một ngày không học thuộc ba trăm chữ thì không được phép nghỉ.

Loại chữ nơi này giống phong cách chữ Hán hoặc chữ Nôm.

Mỗi chữ là một cách viết và một ngữ nghĩa khác nhau nên bắt buộc phải học thuộc hơn ba ngàn chữ.

Hiểu Linh chưa từng học thứ ngôn ngữ này nhưng sau một thời gian cũng nhìn ra có những bộ cố định có thể ghép lại với nhau thành một chữ.

Nhớ như vậy cũng là một cách.

Ghi nhớ là một chuyện, tập viết lại là chuyện khác.

Cánh tay, cổ tay, ngón tay dường như muốn rụng khi cố gắng chỉnh nét.

Nhưng dù sao thì với một người trưởng thành như cô, chuyện này không thể làm khó Hiểu Linh được.
Tiểu Đông tắm rửa xong trở vào nhà vẫn thấy thê chủ đang luyện chữ dưới ánh đèn dầu.

Ngày nào nàng ấy cũng vậy, phải luyện đủ số chữ đã định trên hai mươi mặt giấy mới chịu dừng.

Nhiều hôm chữ khó, nhiều nét, nàng viết tới giờ hợi mới dừng.

Thê chủ không cho phép hắn thức chờ đợi.

Hướng chiếc bàn cũng được bố trí không để ánh sáng từ đèn chiếu vào giường ngủ làm hắn tỉnh giấc.

Rất nhiều lần, Tiểu Đông bất giác thức giấc, hướng ánh mắt về phía ánh sáng đó si mê nhìn một bóng hình.

Thật tốt khi được gả cho nàng.
Trời vẫn còn sớm, Tiểu Đông lấy chiếc quạt mo rồi ngồi sang bên cạnh Hiểu Linh phe phẩy chút gió cho nàng.

Thê chủ vừa học vừa dạy chữ cho cả mấy huynh đệ bọn hắn.

Nhưng chỉ có Lập Hạ là học nhanh nhất.

Tiểu Hàn vẫn còn ham chơi, một ngày đánh cá, hai ngày phơi lưới.


Chỉ có bản thân hắn có phần hổ thẹn vì lớn tuổi nhất nhưng lại học chậm nhất.

Thê chủ chỉ cười, nhẹ nhàng ai ủi hắn:
- Huynh phải suy nghĩ bao nhiêu việc nhà, không có đầu óc, thời gian trống để học là chuyện rất bình thường.

không sao hết..

không học theo được tiến độ của Lập Hạ thì ta dạy huynh nhiều lần là được.
Tiểu Đông nhìn vào những trang giấy đã phần nào khô mực của thê chủ.

Từ ngày đầu tiên Hiểu Linh tập viết, hắn vẫn giữ những trang giấy đó nên Tiểu Đông có thể khẳng định nàng ấy tiến bộ rất nhanh.

Chữ viết càng ngày càng đẹp rồi.

Hiểu Linh học tập khắc khổ như vậy liệu có phải muốn thi công danh không? Tiểu Đông có chút tò mò hỏi:
- Thê chủ, ngài định thi lấy công danh sao?
Hiểu Linh viết nốt nét bút cuối cùng trong con chữ thì dừng tay quay sang cười với Tiểu Đông hỏi ngược lại:
- Huynh muốn làm quan gia chính quân?
Tiểu Đông lắc đầu:
- Không phải..

là ta thấy ngài học hành chăm chỉ, khắc khổ như vậy là có ý định thi công danh sao nên tò mò hỏi một chút.

Nếu thê chủ muốn thi, chúng ta hết lòng ủng hộ.

Hoàn cảnh Phạm gia giờ cũng có của ăn của để, không cần lo lắng quá nhiều nữa.
Hiểu Linh chạm nhẹ vào mái tóc của Tiểu Đông đáp:
- Ta cũng chỉ trêu huynh một chút.

Ta không thi công danh.

Tiểu Đông, ta là người của thời đại khác, có rất rất nhiều điều ta được dạy dỗ từ nhỏ khác biệt với nơi này, nhân sinh quan, thế giới quan, giá trị quan đã hình thành thì khó lòng nào thay đổi được được.

Tham gia triều chính, có rất nhiều chuyện không thể tùy theo bản tâm mình.

Ta không muốn bản thân mệt mỏi như vậy mà cũng dễ đem đến nguy hiểm cho cả nhà.
Tiểu Đông cúi đầu đáp:
- Nhưng ta lại cảm thấy có chút đáng tiếc.


Thê chủ học rộng biết nhiều, nếu làm quan phụ mẫu chính là làm phúc cho bá tánh.

Chỉ với chiếc máy tuốt lúa kia thôi cũng đã giúp ích rất nhiều rồi.
Hiểu Linh bị mùi hương sạch sẽ trên người Tiểu Đông làm cho có chút phân tán… Cô chưa học xong, chưa thể đi ngủ..

nhưng tranh thủ ăn chút đậu hũ cũng không tồi.

Vừa nghĩ, cô vừa ôm lấy Tiểu Đông, gác đầu lên vai hắn hít thở hương thơm của riêng hắn.

Hiểu Linh đáp:
- Làm quan phụ mẫu đúng là giúp ích được cho dân chúng bá tánh..

Nhưng lại chỉ ở một vùng nhất định mà thôi.

Tiểu Đông, cái ta muốn làm đó là đào tạo lớp lớp những vị quan phụ mẫu hiểu được làm cách nào để vận dụng làm giàu cho dân cho nước.

Con đường ta chọn bước đi sẽ là giáo dục.

Có thể ta sẽ không thể đứng lớp mà dạy cho bọn họ tứ thư, ngũ kinh, quy chế sách biểu tấu hay bất cứ thứ gì liên quan đến chuyện thi cử.

Nhưng ta tự tin, với những kiến thức mình có kèm theo những điều ta biết về nơi này, ít nhất ta có thể hướng đạo cho bọn họ.
Tiểu Đông nghe những lời nói của Hiểu Linh mà rúng động.

Hắn ngước mắt nhìn thê chủ.

Nàng đã nghĩ cao xa như vậy, vạch ra đường hướng rõ ràng.

Tiểu Đông tin thê chủ sẽ làm được.

Hắn khẽ nói:
- Ta tin thê chủ sẽ làm được..


Bình luận

Truyện đang đọc

Báo lỗi