204. Về lại nhà Từ tiên sinh, bà ngoại anh là cụ bà đáng yêu, suốt ngày ôm máy tính bảng chơi anipop, cháu cố ngoại muốn giúp bà nên hai người chụm đầu vào nhau nhìn chăm chăm vào máy tính bảng. Em gái anh bất lực nói: “Nói ra không ai tin, bà ngoại dạy hư con gái em.”
Cả nhà cười ồ.
Dì Từ tiên sinh là một người thú vị, tài nấu nướng rất tuyệt. Con trai dì thường làm việc bên ngoài ít về nhà.
Mẹ Từ tiên sinh tính tình cứng rắn hơn em gái rất nhiều, phần lớn thời gian ngồi sắp xếp chỉ huy, có vẻ như bà không thường làm việc nhà. Tự dưng tôi nhớ đến chị mình, bà tổ cô đó đúng là làm người ta một lời khó nói hết…
Người mà mẹ Từ tiên sinh tái hôn là người tính cách rất tốt, ông cười tít mắt chào khi gặp tôi. Ông là giáo sư hóa học, là người thường xuyên ở trong phòng thí nghiệm.
Em gái anh làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, không bận rộn mấy.
Gia đình đông người rất náo nhiệt. Cả nhà đều gọi tôi bằng một danh xưng “vợ của Từ”.
Nghe quái quái.
Tôi lén nói với Từ tiên sinh: “Xưng hô vầy chỉ hời cho anh.”
Từ tiên sinh khó hiểu hỏi: “Xưng hô có hời thì ích lợi gì? Để cho anh chiếm hết lợi thì anh có thể cao hứng hơn.”
Người này thực sự bước vào tư tưởng “nhờn”* tuổi trung niên.
205. Kết quả của việc sếp quá chăm chỉ là tôi phải chăm chỉ theo anh ta.
Dự án bắt đầu có phần hơi khó, tôi không rành về lĩnh vực này nên vừa làm vừa đọc sách, nghiên cứu. Từ tiên sinh thấy tôi vất vả, hỏi: “Có muốn tìm thầy dạy riêng không?”
Tôi thuận miệng đáp: “Em cũng có ý này, nếu thầy có thể vừa trẻ tuổi vừa đẹp trai thì động lực học hành em càng lớn.”
Tôi nói xong thì Từ tiên sinh nhìn tôi chằm chằm, nửa ngày sau nói: “Bây giờ cái túi da anh đây không hấp dẫn được em sao?”
Nhu cầu sinh tồn mãnh liệt khiến tôi nhanh chóng sửa miệng: “Không không, cho dù đẹp trai nhiều đến đâu thì em cảm thấy anh vẫn là nhất!”
Anh lạnh lùng: “Hậu cung trong lòng em không chừng đã ném anh đến lãnh cung rồi hử?”
Phim truyền hình thật sự hại người, cung đấu mỗi ngày, đấu không yên nổi, đem Từ tiên sinh yên lành của tôi dạy hư.
206. Chị mang thai được 8 tháng rưỡi, mẹ tôi mạnh mẽ yêu cầu chị nghỉ thai sản, chị cảm thấy mọi thứ vẫn ổn, chờ đến trước khi sinh một tuần rồi tính sau. Anh rể đứng giữa, chọn cách dung hòa ý kiến của mẹ với chị.
Chị nói mình đi lại không mệt, ngủ bình thường, không cần quý báu như thế.
Mẹ cảm thấy bây giờ chị đi đứng hơi chông chênh, cảm thấy không ổn. Ba khuyên mẹ: “Nó đi đứng lúc nào chả vậy, đâu phải mang thai mới lắc lư vậy.”
Sao mọi người nói chuyện mà cứ cảm giác như đang kể chuyện cười.
207. Đáng tiếc dự đoán của chị không chính xác.
Nhóc con ra đời trước một tuần, buổi sáng chị còn chuẩn bị đi làm, sáng vào toilet thì nước ối vỡ bất ngờ. Nhưng chị không phải người bình thường. Bình tĩnh chỉ huy anh rể đưa chị đến bệnh viện, không thông báo cho mẹ. Xách hành lý đã chuẩn bị cho nhóc con để sẵn, thẳng tiến bệnh viện.
Đến lúc mẹ tôi biết thì em bé đã sinh rồi.
Tổng cộng không đến năm tiếng đồng hồ.
Mẹ tôi chạy đến bệnh viện làm thủ tục thanh toán hóa đơn, lên lầu nhìn con khỉ quậy mắng: “Con mà giống mẹ con thì phải làm sao đây? Bà thấy con giống mẹ con đấy.”
Anh rể rất đau lòng.
Tôi hỏi chị: “Đau tới mức nào?”
Chị miêu tả: “Đau lắm, anh rể hỏi có phải em bị mù không?”
Chị, miêu tả của chị trừu tượng quá, tôi thật sự không lĩnh hội được.
Liếc nhìn hình tôi chụp em bé bằng điện thoại, chị nhìn một lúc lâu rồi nói: “Tuy chị biết con nít mới sinh không đẹp, nhưng mà này thì quá xấu nhỉ? Anh rể em còn nhỏ cũng rất xấu, coi như là giống cha.”
Chị thật vô lý, chị mới sinh ra thì đẹp chỗ nào?
Em bé còn nhỏ nhưng tế bào vận động tốt, cả ngày lộn xộn, trong những đứa bé ở khoa nhi thì nó là đứa ngủ ít nhất.
Tuy tôi biết nó chưa nhìn rõ được nhưng vẫn không kiềm được trêu nó,
Từ tiên sinh rất khó hiểu với hành động của tôi: “Em trêu nó làm gì? Nó đâu có hiểu.”
Đồ trai thẳng, anh không hiểu thú vui mẫu tử.